*
 
Dịch
I



LA CHRONIQUE

DE CHRISTIAN MAKARIAN

Du danger de la prophétie

Huntington a eu tort de défendre une vision fondée sur les grandes peurs de l'Occident
Về nguy hiểm của cái sự tiên tri, bói mua rùa.
Huntington đã lầm khi đưa ra, chống đỡ, và bảo vệ nó: Một viễn ảnh dựa trên những nỗi lo sợ lớn lao của Tây phương về một Đông phương Hồi giáo 

Sans vouloir surinterpréter les symboles, la mort de Samuel Huntington, le 24 décembre 2008, dépasse largement le cadre de la rubrique nécrologique. Professeur à Harrvard pendant cinquante-huit ans, Hunntington est devenu, à la suite d'un simple article publié dans la revue Foreign Affairs, en août 1993, prolongé par un livre, l'un des politologues les plus controversés de la fin du XXe siècle, tant pour la véhémence de ses thèses que pour la vive dispute qu'elles ont provoquée. Non seulement sa théoorie du « choc des civilisations» (clash of civilizations) a conforté les néoconservateurs lors des attentats du 11 septembre 2001, mais elle a largement inspiré les raisonnements et l'action de la Maison-Blanche dans les années qui ont suivi. Bien que Huntington ait ensuite adouci son point de vue, il n'est pas anodin que son décès surrvienne alors que George W. Bush s'apprête à quitter le pouvoir.
Il reste que, dans le monde enntier, la thématique du « choc des civilisations» a fait florès au point de passer dans le langage politique courant, au grand désespoir des nombreux tenants de la théorie opposée. Le 27 août 2007, durant son discours aux ambassadeurs, Nicolas Sarkozy avait déclaré que nous aurions tort de « sous-estimer» la possibilité d'une « confrontation entre l'Islam et l'Occident ». Ce n'est qu'un exemple. Pourtant, l'objectif premier de Huntington était de contrer une autre thèse célèbre, celle de son élève Franncis Fukuyama, auteur de La Fin de l'Histoire et le dernier homme. Fukuyama pensait qu'après la chute du commmunisme, l'évolution de toute l'humanité vers l'écoonomie de marché et la démocratie libérale serait « inexorable ». Ce à quoi Huntington objectait: « L'essence de la culture occidentale, c'est le droit, pas le McDo. Le fait que les non-Occidentaux puissent opter pour le second n'implique pas qu'ils acceptent le premier.” Avait-til complètement tort sur ce point? Il a eu tort, en tout cas, de défendre une vision conflictuelle, essentiellement fondée sur les grandes peurs de l'Occident. C'est Edward Saïd, éminent intellectuel américain d'origine palestinienne, qui lui aura le mieux répliqué: « Peut-on diviser la réalité humaine [ ... ] en cultures, histoires, traditions, sociétés, races même, différant évidemment entre elles, et continuer à vivre en assumant humainement les conséquences de cette division?»
L'Express, 8/1/2009


Thế giới khốn khổ vì lời tiên tri của tay này.
Mít, vì Bác:
"Từ trận thắng hôm nay, ta xây lại bằng mười!"

Huntington a eu tort de défendre une vision fondée sur les grandes peurs de l'Occident

Về nguy hiểm của cái sự tiên tri, bói mua rùa.

Huntington đã lầm khi đưa ra, chống đỡ, và bảo vệ nó: Một viễn ảnh dựa trên những nỗi lo sợ lớn lao của Tây phương về một Đông phương Hồi giáo

Tuy không muốn bói mu rùa, nhưng cái chết của me-xừ Samuel Huntington, cha đẻ lý thuyết “cuộc va chạm giữa những nền văn minh”, clash of civilisations, vào ngày 24 Tháng Chạp vừa rồi, quả đã vượt khung “xe cán chó hay chó cán xe”: Giáo sư Harvard trong 52 năm, Huntington là một hiện tượng lạ thường cuối thế kỷ, một trong nhà chính trị học mà lý thuyết của ông đã đưa đến hai cuộc chiến, một cuộc đại suy thoái, và chưa biết hậu quả của nó sẽ còn khủng khiếp tới mức nào.

Thoạt kỳ thuỷ, chỉ là một bài báo trên tờ Foreign Affairs, tháng Tám 1993, sau kéo dài thành một cuốn sách, và đùng một cái xẩy ra cú 11 Tháng 9, và thế là cuốn sách lên hương, chẳng khác gì Hitler mượn chủ thuyết siêu nhân của Nietzsche, mấy tay tân bảo thủ Mẽo bèn muợn ngay lý thuyết của Huntington để biện minh cho thái độ của họ, và sau cùng là những hành động của Bạch Cung, những năm tiếp theo.

Cái sự ông ra đi trùng hợp với sự cáo chung của triều đại Bush phải chăng là một tiếng thở phào cho nhân loại? Sau điều đó, vậy là bởi điều đó?

Vậy là bởi điều đó? Điều gì?

Cái sự lên hương, nổi đình nổi đám của lý thuyết của ông, “sự va chạm giữa các nền văn minh”, không chỉ đi vào ngôn ngữ chính trị thường ngày, và còn gây lo ngại cho tất cả những ai không ngửi nổi nó. Vào ngày 27 Tháng Tám, 2008, tổng thống Pháp, trong bài diễn văn trước các nhà đại sứ, đã tuyên bố, chúng ta lầm, vì ‘coi thường’ cái sự có thể xẩy ra một cuộc đụng đầu giữa Hồi giáo và Tây phương. Đó chỉ là một thí dụ. Tuy nhiên, chủ tâm của Huntington, khi phịa ra lý thuyết trên, là để phạng lại một đệ tử của ông, và ông này có một lý thuyết cũng rất ư là bảnh, và cũng thật nổi cộm, đó là Francis Fukuyama, tác giả cuốn Sự cáo chung của lịch sử và người cuối cùng.

Fukuyama cho rằng, sau khi chủ nghĩa CS ngỏm củ tỏi, sự tiến hóa của tất cả nhân loại về kinh tế thị trường, và dân chủ, là “tất yếu” [‘inexorable’]. Và sư phụ phản ứng lại: “Yếu tính của văn hóa Tây phương, là luật pháp, không phải bánh mì McDo. Cái sự đám không phải là Tây phương kia mê gậm McDo thì không có nghĩa là chúng cũng mê luật pháp”.

Liệu sư phụ lầm chăng?

Tay bỉnh bút của tờ L’Express, CHRISTIAN MAKARIAN, trong số báo 9.1. 2009  tự hỏi.

Và ông tự trả lời. Lầm quá đi chứ. Ông ta lầm, khi chống đối, bảo vệ một viễn ảnh mang tính mâu thuẫn chủ yếu dựa trên những nỗi lo sợ lớn lao của Tây phương. Và ông dẫn Edward Said, một trí thức lỗi lạc Mẽo, gốc Palestine. Ông này phán: “Liệu người ta có thể chia thực tại nhân sinh [….] về văn hóa, lịch sử, truyền thống, xã hội, và ngay cả sắc dân, hoàn toàn khác nhau giữa chúng, và tiếp tục sống, cũng đành chấp nhận một cách rất ư là con người, những hậu quả của sự chia cắt, phân biệt này?”

*

Questionnaire de Proust : Kenzaburô Ôé
Lần khóc mới nhất?
Đó là khi nghe Edward Said chết, tôi khóc suốt cả đêm.
*

Said gặp Sartre
Said trả lời phỏng vấn
Khi Conrad viết "Giữa Lòng Đen, Heart of Darkness", ông tin rằng - và điều này hiển nhiên sai, nhưng không thể chê trách ông được, bởi vì do lệch lạc thời gian (the bias of time) - không một người Phi-châu nào có thể đọc nó; rằng ông viết cho những người Anh. Sự kiện là, những người Phi Châu bây giờ đã đọc "Giữa Lòng Đen", và họ nhìn nó khác hẳn những người da trắng đồng thời với Conrad, vào thập niên 1900, và cái đọc của họ trở thành một yếu tố của cuốn tiểu thuyết. Như vậy là cuốn sách mở ra theo một đường hướng mà ngay cả những tác giả của nó như Jane Austen, Dickens hay Conrad, dù nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được. Điều này thật đáng đón nhận bởi vì nó chỉ ra cho bạn thấy một mặt mới của tác phẩm, và nó khiến cho bạn nhìn sự vật trước đó bạn không thể nào nhìn thấy.
Wachtel: Đó là lý do tại sao Conrad là một tác giả ruột của ông?
Said: Có một điều gì rất "cùng một lứa bên trời lận đận" (tương đồng, affinity) giữa ông ta và tôi. Bởi vì ông người Ba-lan, rời quê hương chừng 16 tuổi, sống một thời gian ở Thụy-sĩ, Pháp; học tiếng Pháp, và vào tuổi hai mươi, bắt đầu viết và học tiếng Anh, sống ở Anh, trở thành thành viên của Thương Thuyền Anh (British Merchant Navy), đi biển đâu chừng 15 năm, rồi định cư ở Anh. Khi là nhà văn, ông chừng 40 tuổi. Ông luôn là người Ba-lan, ở bên ngoài cái gọi là vòng tròn Anh, theo một nghĩa nào đó, nhưng ông lại viết ra những cuốn tiểu thuyết Anh tuyệt vời. Ông có một thứ tâm thức lưu vong kỳ cục. Ông luôn ở bên ngoài bất cứ một hoàn cảnh nào mà ông viết về nó, và tôi chia sẻ tâm trạng này với ông. Cách ông nhìn sự vật hoàn toàn không giống bất cứ một người nào trong thời kỳ đó. Ông rất thân thiện với những người như Henry James và John Galsworthy, họ cũng là những nhà văn tuyệt vời nhưng không cho bạn cảm quan kỳ cục, muôn mặt của đổi dời và trên tất cả, chủ nghĩa ngần ngại, hồ nghi, đặc biệt là hồ nghi về căn cước và về hiện hữu ổn định (settled existence) như Conrad. Conrad là một trong số ít tiểu thuyết gia viết bằng tiếng Anh, theo cách của bậc thầy (tuy trong vài trường hợp có thể phản bác), về những nơi chốn như Indonesia, Malaysia, Thailand, Phi Châu, và Nam Mỹ. Ông ta thực sự là một người theo chủ nghĩa quốc tế (internationalist), của thời kỳ đế quốc.
Ông là một khuôn mặt phức tạp, và tôi không có ý giả dụ, tôi quan tâm tới ông là do ông chia sẻ cùng một cái nền khá giống nhau. Hoàn toàn không phải như vậy. Ông là một tiểu thuyết gia vĩ đại, và có một điều chi thật phức tạp, thật xum xuê mầu mỡ, và cũng thật giầu có về ông khiến tôi phải trở đi trở lại. Không một người nào nhìn sự vật hoàn toàn giống như cách ông nhìn. Còn một tương đồng nữa là, ông viết tiếng Anh như một người nào đó không phải là người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ (native-born speaker). Tôi kinh ngạc hoài về điều này. Có vẻ như ông không thèm để ý tới cú pháp (syntax). Cách nhấn tính từ cũng thật kỳ quặc. Cách viết theo bản năng ở một số điều như vậy thật là quá thích thú đối với tôi.