*

 





Thơ mỗi ngày


Thơ từ đâu tới?

Thơ ở đâu xa.

Thơ đi đâu ?

Ðây là câu thi sĩ thường bị hỏi. Câu trả lời mau lẹ, chẳng đi đâu. Thế rồi bạn nghĩ, chắc không phải như vậy. Bạn đọc đủ thứ thơ về thi si tản bộ trong rừng, xoay xoay  trong mớ cỏ khô, có khi còn làm một chuyến du ngoạn địa ngục. Ðúng quá đi chứ. Tuy nhiên, thi sĩ, ngay cả khi họ chiến đấu trong 1 cuộc chiến, ít khi tháo đôi dép ra khỏi chân của họ. Liệu cái sự mù lòa của Homer là 1 bằng chứng bảo đảm cho đề luận của tôi? Tôi đánh cược với mọi người, đã từng chứng kiến, tận mắt, những vụ làm thịt lẫn nhau giữa Hy Lạp và dân thành Troy, hay những cuộc phiêu lưu tuyệt vời của Odysseus băng qua Ðịa Trung Hải, là, họ đã bị Homer “thuốc”, trong lúc chờ bà xã dọn cơm trưa.
Rõ ràng rồi, rất nhiều thi sĩ sẽ chối bai bải, làm gì có chuyện đó!  Ở đây, tại nước Mẽo, chúng ta nói một cách kính cẩn về kinh nghiệm thực, rất thực, thực như đếm. Chúng ta làm những bài thơ về những ông bố dẫn chúng ta đi câu cá
và làm bể trái tim của chúng ta khi ra lịnh hãy ném chú cá lại, trả cho dòng sông. Chúng ta còn xì cho độc giả biết, cái xe đang chạy là xe gì, đời nào, để tạo cảm giác, cứ như thật, mà thật là thật nhe, thằng này chưa từng nói dối nhe!
Ấy là vì chúng ta nghĩ về mình, như là những đấng ký giả chưa từng phịa ra 1 cái tin nhảm nhí! Và cũng như họ, chúng ta đi thực tế, là để báo cáo, ghi chú, và có thể, đẻ ra một phóng sự!
Ðừng tin chuyện đó, dù mảy may!
Như bất cứ một thi sĩ có thể nói với bạn, một con người thì thường nhìn, bảnh, với cặp mắt nhắm tít, chứ không phải mở toang hoác!
Có thể bạn sẽ tự hỏi chính bạn, chẳng lẽ hầu hết sự vật xẩy ra trong thơ, là chẳng có tí thật, như thằng cha Gấu ba xạo?
Ðâu phải như thế! Làm gì có chuyện đó!
Chúng đều thực, lẽ dĩ nhiên. Ðó chính là điều mà thi sĩ hì hà hì hục suốt – hao phí cả 1 đời, để mong có được sự thực. Hãy coi trường hợp của tôi. Một ngày đẹp trời, dưng không trồi lên sự thực, và thế là hồi ức về ông nội của tôi đã chết từ thuở xưa rồi Diễm ơi, bỗng lừng lững trở về. Hai mắt tôi bèn cứ thế mà vãi linh hồn, khi nhìn thấy ông vào cái năm cuối cùng của mình, đang cà chọt cà chọt, với một chiếc cẳng bằng gỗ, vòng quanh cái sân, để quăng nắm hạt ngô cho bầy gà con.
Tôi nhớ ra cái vẻ cù lần của ông lúc đó và bệ ông vô 1 bài thơ. Trong sân còn có cả 1 cái xe tải cũ. Mặt trời lặn trong lúc bà tôi đang gắt gỏng nhặng xị với cái bếp lò còn ông tôi thì ngồi ở cái bàn bếp suy tư về cảnh tượng của đời ông, nay thế này mai thế khác, sự ngu đần của tay huấn luyện viên đội banh địa phương, và mùi xúp đậu bốc lên từ bếp lò. Tôi thích cái đoạn tôi viết ra được trên mặt giấy và cứ thế đi vô giấc ngủ trong đêm, yên trí lớn, mình làm được 1 bài thơ ra trò.
Ngày hôm sau, tôi đếch còn tin vào cái điều đó nữa. Mặt trời lặn xem ra thật thơ mộng, cách miêu tả ông tôi, nghe mùi quá, coi chừng độc giả, đọc, vãi linh hồn ra mất, mình đang mần thơ chứ đâu phải đang viết phê bình như Thầy Phúc, có quá nhiều điều phải vứt vô thùng rác!
Tôi căng hai tai, banh hai mắt, nhìn trân trân lên tờ giấy trắng, cho đến khi 1 từ, hay 1 hình ảnh xẹt tới. Ðừng ao ước 1 cái chi chân thực, ở trong 1 bài thơ, như tôi trần ai vỡ ra được bài học này. Chính vì vậy mà cái việc làm thơ coi bộ không chắc ăn 1 tí nào, mà còn làm bạn hụt hơi, chới với. Cùng lúc, làm thơ còn có nghĩa là chẳng làm chi hết, chẳng có gì để làm, đúng hơn, ngoài việc, chờ sung rụng! Emiy Dickinson nhìn ra bên ngoài cửa sổ, băng qua con phố tới cái nhà thờ, trong khi chờ sung rụng; tôi nhìn ra cái cửa sổ của tôi, nhìn cái bóng đêm, mới tinh khôi, vừa mới phủ xuống cánh đồng tuyết dầy.
"Thơ chúi mãi xuống, và, ngự trị, ở trong cái không tưởng thường hằng của chính nó”. William Hazlitt viết. Thi sĩ hy vọng, bài thơ sau cùng ló ra khỏi cái mớ bòng bong, và thế là chàng bước trở lại vào đời, thuyết phục một kẻ hoàn toàn xa lại điều mô tả, thì đã thực sự xẩy ra.
Nếu may mắn thì có thể còn đem chúng vô giường với mình, hay trong chuyến đi nghỉ hè, tại một hòn đảo nhiệt đới.
Một bài thơ thì cũng giống như 1 thiếu nữ, đi dự một bữa tiệc, và sẽ hôn mọi người.
Không, một bài thơ là một bí mật được chia sẻ bởi những người chưa từng gặp nhau.
So sánh với những nghệ thuật khác, thi sĩ là những kẻ sử dụng hầu hết thời gian của mình để vò đầu, bứt tai, ở trong bóng tối:

Kể lể toàn chuyện tình tuyệt vọng,
Với một mình cấu lấy tóc mình.

TTT

Ðó là lý do, cuộc du lịch mà nhà thơ thích, thì đó là, đi vô nhà bếp, coi có miếng thịt nướng, và 1 chai bia, ở trong tủ lạnh, hay là không.
*

Năm mươi năm "ăn nằm" với thơ, Charles Simic đã tạo ra một thể loại thơ, mới, dễ miêu tả hơn là đặt tên cho nó: u tối, thiếu sự tôn kính, thường xuyên tưng tửng, bí ẩn “chìm”, nếu không muốn nói, thần bí; dòng thơ bằng phẳng đánh lừa người đọc; lời phán, và đề tài thường giản dị, như con dao, cái thìa, hay như tít bản nháp bài thơ mà ông mang vô lớp cho London coi, vào năm 1955: “Một cuộc điều tra chính thức giữa những hạt cát”.

Sinh tại Belgrade 1938, đêm trước Đệ Nhị Chiến, Simic "đau đáu" nỗi đau bom đạn, đói khát, và 10 năm lưu vong của ông già và bà mẹ đi tù. “Hitler và Stalin, hai thằng khốn này đã âm mưu làm cho tôi thành 1 kẻ không nhà”, ông đã từng nói. Phải đến khi ông được 15, 16 tuổi thì gia đình mới được đoàn tụ, và tái định cư ở Mẽo.
Simic bắt đầu làm thơ khi học trung học ở vùng ngoại ô Chicago.

Thơ tôi nhắm tái lập lại cái “kỳ kỳ cho hầu hết những sắc thái quen thuộc của kinh nghiệm”. “Cơ bản của thơ dựa trên cơ may, tình cờ”, và bởi vì cơ may thường chạy tới bạo động, thành thử bạo lực thì cũng ngay mép bờ, "thơ chẳng đâu xa". Và mặc dù ông làm thơ từng dòng, từng dòng, khi được hỏi, liệu ông có 1 viễn ảnh lớn, bao trùm lên nó, nhà thơ lắc đầu. “No”, tớ chẳng bao giờ có một viễn ảnh. “Đôi khi, cái sự lớ ngớ thì không thể tránh được, và nó thì quan trọng” 

LONDON: You say it several times and in different places, "good poetry honors the here and the now." And yet-and yet-you do not name places, you do not name locations, you do not have dates. In your poetry of the period of Vietnam, Vietnam as such isn't. It's full of all the pain but as such it isn't.

SIMIC: Well, my subject is always contemporary history .... The reason I don't name names is because I think names mean nothing.

London:
Ông nói vài lần, và, ở vài nơi, “thơ hay vinh danh cái ở đây và cái lúc này”. Tuy nhiên, ông không nhắc tới nơi chốn, địa danh, ông không chua thêm ngày tháng. Trong thơ ông thời kỳ Việt Nam, Việt Nam đâu phải như thế. Ðầy đau thương nhưng như thế đâu phải.

Simic:
Vậy đó. Ðề tài của tôi thì luôn luôn là lịch sử đương thời… Lý do tôi không gọi tên là vì tôi nghĩ tên chẳng có nghĩa gì cả.

 

Where Is Poetry Going?
Charles Simic

*

A dog, a chicken, a rubber boot, Bachichida village, Venezuela

This is a question poets get asked often. The quick answer is nowhere. This can’t be right, you are thinking. You’ve read plenty of poems about poets walking in the woods, rolling in the hay and even taking a sightseeing trip through hell. True enough. Nevertheless, poets, even when they are fighting in a war, rarely take off their slippers. Doesn’t Homer’s blindness prove my thesis? I bet every one of those eyewitness accounts of Greeks and Trojan slaughtering each other, and the wonderful adventures Odysseus had cruising the Mediterranean, were dreamed up by Homer while waiting for his wife to serve lunch. 

Sure, many poets would deny this. Here in the United States, we speak with reverence of authentic experience. We write poems about our daddies taking us fishing and breaking our hearts by making us throw the little fish back into the river. We even tell the reader the kind of car we were driving, the year and the model, to give the impression that it’s all true. It’s because we think of ourselves as journalists of a kind. Like them, we’ll go anywhere for a story. Don’t believe a word of it. As any poet can tell you, one often sees better with eyes closed than with eyes wide open. 

Am I claiming, you are probably asking yourself, that most things that happen in poems are not true at all? Far from it. Of course they are true. It’s just that poets have to do a lot of time-wasting to get to the truth. Take my case. One day, out of the blue, the memory of my long dead grandfather comes to me. My eyes grow moist seeing him in the last year of his life limping around the yard on his wooden leg throwing some corn to the chickens. I recall the mutt he had then, and I put him in a poem. There’s even a rusty old truck in the yard. The sun is setting while my grandmother is fussing over the stove and my grandfather is sitting at the kitchen table thinking about the vagaries of his life, the stupidity of the coach of the local soccer team and the smell of bean soup on the stove. I like what I got down on paper so far and fall asleep that night convinced I have a poem in the making. 

The next day I’m not so sure. The sunset is too poetic, the depiction of my grandparents is too sentimental, and so much of it has to go. Weeks later—since I can’t stop tinkering with the poem—I arrive at the conclusion that the old dog lying in the yard surrounded by the pecking chickens and the rooster is what I like best. The sun is high in the sky, a cherry tree is in flower, and the grandfather is out of the poem entirely. Typically, I have no idea if there will ever be a poem. Only God knows, and I try not to butt into his business. I strain my ears and stare at the blank page until a word or an image comes to me. Nothing genuine in a poem, or so I have learned the hard way, can be willed. That makes writing poetry an uncertain and often exasperating undertaking. In the meantime, there’s nothing to do but wait. Emily Dickinson looked out her window at the church across the street while waiting; I look out of my window at the early darkness coming over the fields of deep snow. 

“Poetry dwells in a perpetual utopia of its own,” William Hazlitt wrote. One hopes that a poem will eventually arise out of all that hemming and hawing, then go out into the world and convince a complete stranger that what it describes truly happened. If one is fortunate, it may even get into bed with them or be taken on a vacation to a tropical island. A poem is like a girl at a party who gets to kiss everybody. No, a poem is a secret shared by people who have never met each other. Compared to the other arts, poets spend most of their time scratching their heads in the dark. That’s why the travel they prefer is going to the kitchen to see if there is any baked ham and cold beer left in the fridge. 

February 7, 2011 5:45 p.m.

Đinh Cường

TƯỞNG NIỆM 5 NĂM NGÀY MẤT THANH TÂM TUYỀN
22.3.2006 – 22.3. 2011

Năm ngoái, 2010, TV đã đi loạt bài tưởng niệm 5 năm ngày mất TTT!

*
**

Thơ Dịch của TTT

Note: Tks. NQT

I died for beauty, but was scarce
Adjusted in the tomb,
When one who died for truth was lain
In an adjoining room. 

He questioned softly why I failed?
"For beauty," I replied.
"And I for truth, -the two are one;
We brethren are," he said. 

And so, as kinsmen met a night,
We talked between the rooms,
Until the moss had reached our lips,
And covered up our names.

Tôi chết vì cái đẹp, nhưng thật khốn khổ

Tôi chết vì cái đẹp, nhưng thật khốn khổ
phải xoay sở sao cho vừa trong nấm mồ của mình
Khi một kẻ nào đó chết vì sự thực,
được đặt xuống phòng kế bên 

Anh ta nhẹ nhàng hỏi, tại sao tôi thất bại?
“Vì cái đẹp”, tôi trả lời.
“ Còn tôi thì vì sự thực - cả hai thì là một;
Như vậy hai đứa mình là anh em, đồng đạo, anh ta nói.

Và như thế đó, như hai bà con gặp nhau trong một đêm
Hai chúng trò chuyện giữa hai căn phòng
Cho tới khi rêu mọc tới môi
Và phủ lấp tên của chúng tôi

Note: Bài thơ G tưởng dễ nhá, nhưng, khi đọc 1 trang net cãi nhau búa xua về nó, mới tá hỏa!

Tuy nhiên, cái từ "chìa khoá" của bài thơ, là từ "thất bại", fail:

The ending is subtly prepared for with the question "why I failed?" The crucial word is "failed," rather than "died." Their deaths and any hopes of succeeding in their goals are futile. The moss covers their lips and their names on the grave marker; death has ended all communication and effectiveness. With this image Dickinson shows the powerlessness of the human condition and the relentless indifference of nature to human beings, who are obliterated at death. The speakers are never named; they are anonymous. Is it ironic that the only life in the poem is the moss? 

| Posted on 2005-12-12 | by Approved Guest

Bài thơ trên, thiển nghĩ, TTT chọn dịch vì nó có gì tương tự với bài thơ của Shakespeare, mà ông cũng đã từng dịch, ở đầu cuốn Một Chủ Nhật Khác.
Cái người nằm xuống vì cái đẹp là một nữ nhân, còn người “thất bại” vì sự thực kia, nam nhân.
Không thể chung phòng được, tuy cùng thất bại như nhau. Họ là bà con, là anh em, là đồng đạo, là vậy.
Chúng ta đọc bài thơ rồi đọc tiếp bài thơ sau đây, ở đầu MCNK, mới đúng là Song Kiếm Hợp Bích. 

Phượng Hoàng và Bồ Câu

Cái đẹp, sự thật, sự hiếm quí
Ân sủng rất mực giản dị
Táng tro cốt nơi đây. 

Cõi chết Phượng Hoàng nương náu
Và ngực Bồ Câu đoan trinh
Trong thiên thu an nghỉ. 

Không lưu truyền tông tích
Chẳng bởi tật nguyền
Vì chưng hôn phối thanh khiết. 

Vẻ thật không sao thật
Dáng đẹp phô, hão huyền
Sự thật cùng cái đẹp đã mai một. 

Trước quanh quách đôi linh điểu
Hằng chân thật hoặc mỹ miều
Vọng gửi khúc kinh cầu ngưỡng mộ.

Thanh Tâm Tuyền dịch 

The Phoenix and the Turtle

 

Beauty, truth, and rarity,
Grace in all simplicity,
Here enclosed'd in cinders lie 

Death is now the phoenix' nest,
And the turtle's royal breast
To eternity cloth rest, 

Leaving no posterity -
"Twas not their infirmity,
It was married chastity. 

Truth may seem but cannot be;
Beauty brag, but 'tis not she;
truth and beauty buried be.

 To this urn let those repair
That are either true or fair;
For those dead birds sigh a prayer.

William Shakespeare


Ai Lao - Sông Núi Chân Tình
Thích Đồng Văn

Người Về

Người về bóng ngả trên đường phố
Phố đổi màu theo mỗi bước chân
Mười năm ở lại cùng muông thú
Mây đã thành mưa rụng mấy lần 

Chén rượu quan hà chưa uống cạn
Hương nồng ngây ngất vẫn còn đây
Người ơi! trăng vẫn tròn trong mộng
Sao chẳng chờ nhau một kiếp nầy 

Người về một tấm thân hoang phế
Ngơ ngác bên đường lạc dấu vui
Chiếc áo phong trần xin gửi lại
Mười năm đi quên mất tiếng cười 

Vẫn tạ ơn đời khi sống sót
Mười năm máu chảy đọng thành thơ
Lòng ai muôn dặm còn thao thức
Có biết rằng đây vẫn đợi chờ 

Người về thương bóng mây qua núi
Núi đứng muôn đời nhớ tiếc mây
Cứ tưởng một lần quay trở lại
Cùng nhau vui hết cuộc sum vầy 

Ngụm khói lam chiều thôn Việt Bắc
Như màu khói thuốc thuở quen nhau
Bài thơ xưa viết mừng em lớn
Vẫn giữ làm tin chẳng nhạt màu 

Người về ngồi lại thềm soan cũ
Cỏ mọc điêu tàn trên lối xưa
Xin khóc một lần cho thảm thiết
Cho sóng triều dâng mở hội mùa 

Ngôi mộ ven đường ai chết đó
Đi tìm tung tích của cha anh
Đâu những oan hồn xưa lạc bước
Về đây nghe lại khúc quân hành 

Người về cúi nhặt bài thơ cũ
Nhặt trái tim mình trong khói tro
Mười năm đá cũng mềm như lệ
Chẳng trách ai quên một chuyến đò.

Trần Trung Đạo

[Trích: http://www.lebichson.net]

Lời giới thiệu: Thú thực Gấu vốn không mê thơ ông này. Nhưng bài này thì... được.

Gấu khoái những câu:

Người ơi! trăng vẫn tròn trong mộng
Sao chẳng chờ nhau một kiếp nầy?
Người về cúi nhặt bài thơ cũ
Nhặt trái tim mình trong khói tro
Mười năm đá cũng mềm như lệ
Chẳng trách ai quên một chuyến đò.
Nhưng câu "Về đây nghe lại khúc quân hành", thì quá hỏng!


NKTV

Một Ngày

TMT

Bừng mắt dậy trời ong ong sáng
cái sáng mơ màng như câu hỏi bâng quơ
nắng hôm nay nắng già hay trẻ
trời hôm nay mây trắng hay vàng
mây có màu xanh hay mầu tím
đặt bàn chân nghe đất thở nồng nàn 

một ngày ngoài cửa nghe lạ lắm
tiếng động nghe như tiếng trẻ thơ
cây lá xôn xao như bàn tay chạm
những chiếc xe mang lên dốc nỗi mong chờ
những chiếc xe lại quay xuống dốc
để lại trên đồi một câu thơ

một ngày không biết ai gõ cửa
có lá thư nào đến từ bên kia sông
có chút tình nào quàng trên vai núi
cho con chim đứng hót mãi trong lồng
tiếng chim trưa sao nghe rất lạ
tiếng ngân rơi vào trong mặt trời hồng

một ngày nắng vừa đi vừa rơi từng vốc
gẫy nhánh thời gian trên những thân cây
ai thả vó xuống hồ vớt mặt trời bềnh bồng trên nước
hứng đời từng mảng chảy qua tay.

TMT 

3/2011

Bài thơ thần sầu, đúng là trận gió mát, đúng vào ngày Tận Thế Sóng Thần Japan!
Cái kiểu, buổi tối nghe tin người thân tử trận, buổi sáng ra vườn, thấy bông hồng thật đẹp, thật tươi.
Liệu, đây là ý của Steiner khi phán: The nearing shadow of Hitler made me?
Hay, the unmerited scandal of survival?

Đọc thử chơi thi phẩm mới “Một ngày” của nữ sĩ Trần Mộng Tú tôi thấy nό… tuyệt vời quá! Tuyệt vời quá… sức tưởng tượng của một kẻ không quá… nghèo tưởng tượng. Nào là “trời ong ong sáng… cái sáng mơ màng như câu hỏi bâng quơ…” Nào là “một ngày ngoài cửa nghe lạ lắm / tiếng động nghe như tiếng trẻ thơ …” Và “tiếng chim trưa sao nghe rất lạ / tiếng ngân rơi vào trong mặt trời hồng…” Rồi bài thơ kết thúc với “câu hỏi bâng quơ”: “ai thả vó xuống hồ vớt mặt trời bềnh bồng trên nước / hứng đời từng mảng chảy qua tay”

Chắc đây là cái Xứ Thần Tiên của cô bé Trần Mộng Tú? Bởi lẽ cái Xứ Thần Tiên của cô bé Alice nό… kinh khủng nhiều hơn!

Thiển nghĩ: Một ngày của của đại đa số nhân loại bây giờ, hôm qua, hôm nay, hay hôm sau hầu như thảy đều hệt nhau và đều một “màu tro xám xịt”, nên bọn phàm phu khi thức dậy là phải lo làm vệ sinh, ăn sáng hay nhịn đόi, rồi tất tả ra đi kiếm sống, chẳng cό thì giờ để mà… bâng quơ các chuyện nọ kia vớ vẩn. Thử hỏi: Trên trái đất nhiễu nhương này, trái đất như một nấm đất/nấm mồ đang cό những người hy sinh để cό được tí tự do, tranh đấu chịu đựng chịu khổ từng phút từng giờ cho con cái họ được no cơm ấm áo, và nhứt là sau thiên tai ở nước Nhựt Bổn, thì tìm đâu ra “những chiếc xe lại quay xuống dốc / để lại trên đồi một câu thơ…” nhỉ? Nếu như xe cό để lại thơ thì… thơ gì? Chắc phải là… thơ Trần Mộng Tú?

Đό là chưa kể thi nhân đời xưa sáng suốt hơn Trần nữ sĩ vì họ đã “bừng con mắt dậy thấy mình tay không”!

Thi sĩ ta vẫn còn… lãng mạng, vẫn còn… sống trong tháp ngà hay sau nhỉ?

Thơ thẩn cái kiểu này… nếu không để cho xe thì để cho ai nhỉ?

NDT/DM

Note:
-Lãng mạn. Không phải lãng mạng, hay văng mạng! Hay sao, không phải hay sau.

-Ðọc thử, rồi còn ‘chơi’ nữa, tếu thật.

Cô bé TMT này chưa ngây thơ bằng thiền sư “tệ lắm” cũng ba vợ, [có thể hơn, vì theo bài viết của Thi Vũ, chúng ta thấy hai bà túc trực bên giường, khi chàng sắp đi. Bây giờ thấy có thêm 1 bà nữa].
PCT, suốt 71 năm một cuộc đời, “chưa đi hết một đêm hoang vu”, chẳng hề biết đến thiên hạ sự là cái chi chi.
Nhưng cũng chính thiền sư đã từng phải hỏi ông Chánh Tổng An Nam, đưa tao mấy Fờ Răng về mua sữa cho mấy đứa nhỏ.
Ðọc tâm sự của Bà Ba hay Bà Nhất, trên trang nhà của Bà, thì thấy bà cũng cô đơn lắm, làm sao ông chồng không nhận ra?  

Thơ TMT, ngây thơ đến như vậy, nhưng vẫn lọc ra được nỗi đau của thiên hạ, và của chính ‘cô bé’, theo G.

Vấn nạn "Trăng Ơi [tại sao] Thơ Ấu Mãi", liên quan tới PCT/TMT, thí dụ, một cách nào đó, lại mắc mớ tới vấn nạn “Céline”, như ông này đang gây xôn xao trên văn đàn thế giới: Tại sao một thằng nhà văn đầy hận thù, và nhất là, thù Do Thái đến mức khủng khiếp như thế, mà lại đẻ ra toàn những tác phẩm độc nhất vô nhị?

Philippe Sollers, qua Steiner trích dẫn trong bài viết của ông trên TLS, số12.2.2010, Le Grand Macabre [đúng ý NDT, nhe, “màu tro xám xịt” sao bằng “Ma Kiếp, Khùng Ðiên, Ba Trợn..  Lớn”?], ngỡ ngàng tự hỏi: Làm sao chúng ta nắm bắt được sự kiện, rằng, cái lòng thù hận màu da [da màu, thì cũng rứa] của Céline lại không làm mất đi, phủ nhận [negate] thiên tài văn chương của ông ta?

Với TMT, vấn nạn, nhẹ thôi, nhưng với PCT, mới căng, vì liên quan đến Thiền, đến Phật, và lại một câu hỏi nhức nhối hơn nhiều: Liệu, một khi đạt đến vô ngã, thì đếch thèm để ý đến Cái Ác Làm Thịt Người, [lý thuyết về vô ngã không nhìn thấy cái ác làm thịt người, the “doctrine of no-self sees no evil of killing”]?

Bởi thế Tây Phương không làm sao hiểu nổi cái cảnh Hòa Thượng TQD nhờ người đổ xăng lên người ông, rồi [làm ơn xin tí lửa], bật cây quẹt “xoẹt” 1 cái!

Hòa Thượng TQD còn phải nhờ người đổ xăng, bật quẹt. Bạn có nghe nói tới thiền sư Vakkali, vô Niết Bàn bằng cách tự cưa cổ mình? [TLS 1.10.2010.  Bài điểm hai cuốn Chiến Tranh Phật Giáo, Buddhist Warfare, [Michael K. Jerryson và Mark Juergensmeyer , editors, 257 trang, Oxford University Press], và cuốn The Six Perfections, của Dale S. Wright, nhà xb Oxford University Press].

V/v  Làm thơ sau Auschwitz thì dã man.
OK. Nhưng, làm thơ ngay khi ở Auschwitz, thì sao?

Ðây là trường hợp xẩy ra với H.G. Adler, mà TV đã giới thiệu, qua bài viết trên tờ The New Yorker, The Long View.
Cái nhìn dài. Cách đọc TMT của NDT, G này sợ rằng, phải xếp vào loại "cái nhìn ngắn", chăng?

*

THE LONG VIEW

A rediscovered master of Holocaust writing.

BY RUTH FRANKLIN

In the spring of 1950, the philosopher and cultural critic Theodor Adorno, who was then teaching at the University of Frankfurt, received a letter from H. G. Adler, an unknown scholar living in London. Adler informed Adorno that he had reviewed the professor's "Philosophy in Modern Music" for the BBC, and mentioned that he happened to be the author of an academic study of Theresienstadt, a concentration camp in what is now the Czech Republic. Adorno wrote back, and a friendly correspondence sprang up between the two men, despite a fundamental conflict in their viewpoints. A year earlier, Adorno, a core member of the Frankfurt School of Marxist social theorists, had written an essay titled "Cultural Criticism and Society," setting the terms for the debate over the literary representation of the Holocaust in a single famous dictum: "To write a poem after Auschwitz is barbaric." By contrast, Adler, a survivor of the camps, had started writing poems about them while he was still a prisoner, and went on to address his experiences during the war both in novels and in scholarly accounts.
In Adorno's ideologically driven view, no kind of sense could be drawn from the victims' fate; to try to impose an artistic coherence upon such a monstrosity was an inherent falsification, and to write poetry in its shadow epitomized the decadence of bourgeois culture. For Adler, the attempt to assimilate the horror of the camps into art was a necessity-not only an essential aspect of his life's work but also a means of recapturing his own humanity after the catastrophe.

Dịch… thoáng: Vào mùa xuân 1950 triết gia và nhà phê bình văn hóa Adorno  lúc đó đang dạy tại Ðại học Frankfurt, nhận được 1 cái thư của H.G. Adler, một học giả vô danh sống tại London. Adler báo cho Adorno biết, ông "đọc lại" tác phẩm âm nhạc của Adorno, "Triết học trong âm nhạc hiện đại" cho BBC, và nhân đó, nói tí về mình, tớ là tác giả một nghiên cứu có tính khoa bảng về Theresienstadt, một trại tập trung ở 1 nơi bây giờ có tên là Cộng Hòa Czech. Hai người sau đó thư từ qua lại, mặc dù chẳng ai chịu ai về quan điểm. Một năm trước đó, Adorno,  thành viên gạo cội của Frankfurt School of Marxist social theorists, viết tiểu luận "Phê bình văn hóa và Xã hội", xác dịnh cái nhìn của ông về vị trí Lò Thiêu trong văn học, trong đó có câu phán để đời: Làm thơ sau Lò Thiêu thì dã man.
Ngược lại, Adler, một kẻ sống sót Lò Thiêu, đã khởi sự làm thơ về nó, ngay từ khi ông còn là tù nhân, và tiếp tục viết về kinh nghiệm của mình trong thời kỳ chiến tranh trong những cuốn tiểu thuyết...

Primary Sources: An excerpt from H. G. Adler’s “Panorama.”
Source


Thuyền xuôi bến khác
Sóng theo
Bạc đầu

Tuyệt!

Cái này kêu là đốt cây quẹt đã đốt rồi, vậy mà vưỡn cháy!
Gấu nhớ là, TCS dùng hình ảnh “Áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau”, cũng tới lắm!

Thư tín:

…. tiếc hoài, là anh không bao giờ chịu viết cái gì cho nó trọn vẹn, thành 1 bài đầy đủ. Giả sử muốn trích lại những ý của anh, thì trích làm sao? Chẳng hạn cái hình ảnh "đốt cây quẹt đã đốt rồi, vậy mà vưỡn cháy", và nhiều ý khác nữa.

Tks.

Bài viết trên TV rất khó trích dẫn, vì chẳng có bài nào ra bài nào, 1 phần vì tôi thực sự không còn cái hứng viết thành 1 bài, một phần do không có thì giờ để gò cho nó thành 1 bài, và thấy cũng chẳng cần thiết, nhưng đúng hơn, là như thế này:
Có những câu, thí dụ như câu trên, chỉ là 1 viên gạch đặt tạm đó, đánh dấu, cho khỏi quên, chờ khi nào rảnh viết tiếp, và thường là quên luôn.

Bởi vì chỉ 1 câu trên, là một số vấn nạn liên quan tới nó:
Viết chỉ là lập lại điều đã có 1 người đã từng nói tới, nhưng hơn cả người đã từng nói tới?
Viết là tìm ra điều mà người khác không nhìn ra, giữa hai sự vật tưởng như không liên quan, tìm cái khác thường, trong cái vẫn thường.

Làm sao mà có thể nhìn ra cái hình ảnh sóng bạc đầu kia, là để đuổi theo hoài hoài, đến bạc đầu, một người đã bỏ mình mà đi?...

Trong cái đám ăn theo TCS, có kẻ nào giải thích, hay tìm ra được, sợi dây dẫn nối kết “áo xưa dù nhàu”, với “cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau” ?

Borges coi đây là một ẩn dụ, metaphor, nhưng ông nói tiếp, như mọi từ trừu tượng, metaphor, chính nó, cũng là một ẩn dụ.
Liệu có 1 ẩn dụ như thế nối kết hai hình ảnh trên?
Ẩn dụ của ẩn dụ, qua đó, hình ảnh đầu, ‘áo xưa dù nhàu’ nhập vào, biến thành [transform, chữ của Borges] hình ảnh sau, ‘bạc đầu gọi mãi tên nhau’?

Little Boat, Take Care

We see nothing except what is unimportant to see,
I recall my father saying.
His room was empty of furniture.
Even the wall next to his bed where he rested his head
Now seemed unfamiliar. 

Come evening, store windows have their own reveries.
When found out, they appear surprised
To see us and not someone else walking by.
Lost soul, where have you been hiding?
I thought I heard one of them whisper

As I made my way back to the car
Which sat alone in a huge parking lot
With a pretty view of the bridge and the bay.
One little sailboat still left on it,
Heading bravely out to the open sea.

Charles Simic: Master of Disguises
 

Cánh buồm nhỏ kia ơi, hãy cẩn trọng

Chúng ta chẳng nhìn thấy gì,
ngoại trừ điều chẳng đáng nhìn
Tôi nhớ cha tôi nói như vậy
Căn phòng của ông thì trống trơn,
chẳng bày biện một món gì
Ngay cả bức tuờng kế cái giuờng ông thường dựa đầu
Bây giờ thấy kỳ kỳ không giống như ngày nào 

Chiều tối tới, những cửa kính nhà hàng
có những giấc mơ của riêng chúng.
Khi bị phát giác, chúng có vẻ ngạc nhiên
Nhìn chúng tôi, không phải một người nào đó, bước qua
Những cô hồn vất vưởng kia ơi, tụi mi trốn ở đâu rồi?
Tôi nghĩ, vừa nghe có tiếng thì thầm của một trong bọn.

Khi tôi làm 1 tua trở về với chiếc xe
Nằm cô đơn tại bãi đậu lớn
Có cái nhìn thật đẹp về phía cây cầu và bãi biển
Một cánh buồm nhỏ vẫn còn bị bỏ ở đó,
Can đảm lên đường, ra biển rộng ngoài kia

 

*

This "exemplaire broche" (paperback) of Une Saison en Enter was auctioned at Sotheby's, Paris, on December 15. The printing of the book was paid for by the writer's mother, and undertaken in Brussels in 1873 by M.-J. Poot et Compagnie. Incidents in the prose poems within are thought to relate to Rimbaud's stay in London the previous summer with Paul Verlaine. The partnership ended when Verlaine shot Rimbaud in the wrist and went to prison. According to Graham Robb in his excellent biography, the original edition of Saison "contains about fifteen mistakes ... wrong genders, irregular punctuation, and some rogue spellings". This was due not to Rimbaud's ignorance - he was "careful with his fair copies" - but to Poot's failure to send proofs. Rimbaud collected about ten copies, abandoning the remaining 490 and leaving Poot's bill unpaid. Originally priced "un franc", this one fetched €13,750.
TLS 24 & 31 12.2010

Mùa Địa Ngục, bản in đầu tiên, được bày bán tại Sotheby's, Paris, vào ngày December 15.
Theo tay viết tiểu sử Rimbaud, bản in có chừng 15 cái lỗi..., nhưng không phải lỗi của Rimbaud, vì thi sĩ rất cẩn thận trong vi
ệc chăm sóc bản in, nhưng là do ông không nhận được bản in thử.
 

" Ừa thì kệ trớt cho rồi
Chén thù chén tạc cho vui bạn bè.
Tối nay nằm ngủ chắc mơ
Thấy dăm hột bụi hết giờ đi rong."

Ngày giông gió gọi tình đi
Co tay che một bờ mi ướt đầm

 

ĐÁ đem vào những tiếng nói của đời thường và biến nó thành thơ. Không phải ai cũng đem được chữ "kệ trớt" vào được trong câu 6. Và ít nhà thơ nào dám liều lĩnh viết là "hột bụi", ngay cả trên những trang văn. Chẳng hạn, nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc, bà viết "hạt bụi", và đặt tên cho tác phẩm của mình là "Long Lanh Hạt Bụi".  Còn "hột"? Hột là tiếng nói của người miền Nam. "Hột" rất hiếm hoi xuất hiện trong văn chương. Vậy mà Đá đã làm: hột bụi, hột mưa ..., làm rất tự nhiên, rất tới.

Lục bát của Đá tràn đầy khí hậu của sông nước miền Nam, một thứ khí hậu mà Nguyễn Đình Chiểu đã gieo hột mùa xuống lòng ruộng "Lục Vân Tiên". Thứ khí hậu đó kéo con người lại với nhau: cận kề, gần gũi. Thứ khí hậu đó thẳng thừng nói "không" với những xã giao khách sáo, xa lạ, đầy khuôn phép.

Chẳng hạn:
                                    " nhớ chi mà nhớ cho lung
                                    cái người hôm bữa
                                    buồn hung
                                    ngồi
                                    nhìn..."

Bạn có để ý đến chũ "lung" và chữ "hung" trong câu trên không? Hoặc "bán xổ" và "biểu" của câu dưới đây?
                                    " người đem vàng trộn cùng thau
                                    đem ra bán xổ
                                    biểu sao không buồn!"
Blog DNV

ĐÁ said...

Đá không ngờ là những "hoa kiểng quê mùa" của mình được ông sắp đặt một cách trân trọng như vầy. Xin cảm ơn ông rất nhiều. Chính điều này nhắc Đá từ rày phải cẩn trọng hơn mỗi khi đặt bút...
Đá cũng cảm ơn Vua Lì đã ưu ái dành cho những lời khen tặng.

Cũng đành
Thả tuột dây neo
Thuyền xuôi bến khác
Sóng theo
Bạc đầu…

Note: Gấu gặp cái blog này, lâu rồi, rồi quên luôn.

Thuyền xuôi bến khác
Sóng theo
Bạc đầu

Tuyệt!

Cái này kêu là đốt cây quẹt đã đốt rồi, vậy mà vưỡn cháy!

Gấu nhớ là, TCS dùng hình ảnh “Áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau”, cũng tới lắm!

Tks both of  DA & DNV

NQT

V/v Cặp chữ Hột & Hạt
Theo Gấu, cũng tuỳ hoàn cảnh.
Nhớ lần ngồi Quán Chùa với ông anh nhà thơ [TTT], nhắc tới Tống Biệt, ông phán, phải “nước chảy huê trôi”, chứ nếu “hoa trôi”, là hỏng!
Cái hạc bay cao vút tận trời, từ “vút” mà chẳng hách sao?

Cái, cũng hay, tuyệt.
Chẳng bù Bắc Kít, gọi Gái Đẹp thay vì Người Đẹp, Cái Hoa, Cái Hĩm, Cái Thảo… toàn cái không hà!
Chán Bắc Kít quá!

Hà, hà!

Tây cũng chán.
Nhưng Tây Ninh thì lại OK!

Có lần, viết về Nhất Linh, Gấu này, chôm 1 câu của tụi mũi lõ, nhà văn nhớn là kẻ kết hôn với xứ sở của nó, và ở trong trường hợp Nhất Linh, xứ sở của ông là xứ Bắc Kít.
Chứng minh thì ê hề, nào Nhặt Lá Bàng, nào Xóm Cầu Mới, nào Đôi Bạn, nào Quán Gió.

Nhưng câu phán trên của tụi mũi lõ, về già Gấu mới nhận ra cái phần yếu của nó. Ấy là vì, nghe câu phán, có mùi chính trị, đúng không?
Phải nói, như vầy, nhà thơ lớn là kẻ ăn ngủ với xứ sở của nó.
Nếu nam thi sĩ, thì xứ sở của nó là Cái Gái, Cái Hĩm.
Còn nếu nữ thi sĩ, thì là, là gì nhỉ?
Một thầy... Thành chăng?

[Nhân vật của NNT, trong Một Mối Tình: Tôi hỏi, thầy Thành nào, chị cười, thầy mới về dạy trường xã mình nè, thầy hay lại nhà chơi, chưa vợ nên hay biểu chị làm mai, tưởng chuyện chi khó, con gái xứ này giỏi giang thiếu gì. Có lần, thầy thấy chị ngồi lau ống khói đèn thờ, thầy bảo, xứ này không hợp với chị, thầy nói câu nào nghĩ lại cũng trúng. Em gặp thầy một lần coi, thầy Thành nói chuyện hay lắm, thì người ta từ thành phố xuống mà. Nghe kể chuyện trên đó rồi, chị thấy sống ở đây chán thiệt, chán thí mồ đi. Gì mà ngày mà cũng giống y ngày nấy, hổng thấy thay đổi gì hết trơn."]

Đó là điều Đoàn Nhã Văn, quanh co, ngại ngần, không dám nói thẳng ra:
Lục bát của Đá tràn đầy khí hậu của sông nước miền Nam…

Brodsky, trong bài On Grief and Reason, Về Khổ đau và Lý trí, dùng cụm từ ‘being versed in country things”, “muốn làm người trẻ tuổi, đạp xe trên đường đồng” [TTT], khi vinh danh nhà thơ Mẽo, Robert Frost.
Ông nhắc tới 1 sự kiện, vào năm 1959, trong bữa tiệc mừng Frost 85 tuổi, ở New York, nhà phê bình bảnh nhất của thời đó, là Lionel Trilling, đứng dậy, tay cầm ly rượu chân cao, a goblet, tuyên bố, Robert Frost là “nhà thơ kinh khiếp”, “a terrifying poet”.
Lẽ dĩ nhiên, có tí xì xào, nhưng đúng là từ đó, kinh khiếp.

“Và bây giờ tôi [Brodsky] muốn làm 1 sự phân biệt giữa kinh khiếp, và bi đát, tragic. Bi kịch, tragedy, như các bạn biết, luôn luôn là sự kiện đã rồi, a fait accompli, một khi mà cái sự ghê sợ, terror, thì luôn luôn đòi hỏi, cái phần tham dự, anticipation, cái phần nhìn nhận của con người, man’s recognition, về cái sự cũng đành, của chính nó, trước ghê rợn.

Và nếu như thế, thì nhà thơ Frost rất ư là bảnh, theo cái nghĩa “kinh khiếp”, chứ không phải “bi đát”. Nói rõ hơn, thế giá của ông, his posture, thì rất ư khác biệt với truyền thống Đại Lục [Continental tradition, tức truyền thống Âu Châu, theo như Gấu hiểu], về một thi sĩ như là 1 người hùng bi đát. Và chỉ nội sự khác biệt này khiến ông trở thành [nhà thơ] Mẽo, American.”

Gấu này dài dòng, trích dẫn tứ lung tung, như trên, chỉ là để thêm 1 ý vào thơ lục bát của Đá: nó có cái truyền thống Nam Bộ, rất riêng tư của nó, khác ba thứ lục bát tiền chiến, của Lưu Trọng Lư, Huy Cận, thí dụ.
Nhà thơ kinh khiếp trước Ghê Rợn Lớn.
Tuyệt

Nhưng GRL, là cái gì, nhỉ?

Còn Brodsky?
Ông chính là nhà thơ người hùng bi đát, bị trù eỏ, đi đừng có về nhé!

A Virgilian Hero, Doomed Never to Return Home

Nhưng phải Brodsky, khi vinh danh nhà thơ Derek Walcott, mới đã:
Tiểu sử đích thực của thi sĩ thì như của chim chóc, và có lẽ phải nói là, y hệt nhau: their real data are in the way they sound.
Cái sự di chuyển lục bát, từ tiền chiến qua..  Đá, thì cũng Brodsky tiên đoán ra được: khi biên cương nổi lên thì trung tâm chấm dứt!

Hung, lung, mình ên, rau nhúc... cái tiếng nói như của chim đó, khác hẳn thứ tiếng nói nhọn hoắt của Bắc Kít [chán nhỉ!].

The Sound of the Tide

Because civilizations are finite, in the life of each of them comes a moment when centers cease to hold. What keeps them at such times from disintegration is not legions but languages. Such was the case with Rome, and before that, with Hellenic Greece. The job of holding at such times is done by the men from the provinces, from the outskirts. Contrary to popular belief, the outskirts are not where the world ends-they are precisely where it unravels. That 1 affects a language no less than an eye.
Derek Walcott was born on the island of Saint Lucia, in the parts where "the sun, tired of empire, declines." As it does, however, it heats up a far greater crucible of races and cultures than any melting pot north of the equator. The realm this poet comes from is a real genetic Babel; English, however, is its tongue. If at times Walcott writes in Creole patois, it's not to Hex his stylistic muscle or to enlarge his audience but as a homage to what he spoke as a child-before he spiraled the tower.

Poets' real biographies are like those of birds, almost identical- their real data are in the way they sound. A poet's biography is in his vowels and sibilants, in his meters, rhymes, and metaphors. Attesting to the miracle of existence, the body of one's work is always in a sense a gospel whose lines convert their writer more radically than his public. With poets, the choice of words is invariably more telling than the story line; that's why the best of them dread the thought of their biographies being written. If Walcott's origins are to be learned, the pages of this selection are the best guide. Here's what one of his characters tells about himself, and what may well pass for the author's self-portrait:

I'm just a red nigger who love the sea,
I had a sound colonial education,
I have Dutch, nigger, and English in me,
and either I'm nobody, or I'm a nation.

Hoặc là tớ chẳng là ai, hoặc là tớ là một quốc gia


**

The sun set in the sea; the same odd sun
rose from the sea,
and there was one of it and one of me.
(From “Crusoe in England,” Geography III)

This year is the centenary of the birth of Elizabeth Bishop, one of the most celebrated figures in American poetry, and several new collections of her prose, poems, and correspondence have been published to commemorate it. Her work is a widely recognized force in American poetry. Far less known is that Bishop was also