*

 



Thơ mỗi ngày


NOTO

TO GEORGIA AND MICHAEL

Noto, a town that would be flawless
if only our faith were greater.

Noto, a baroque town where even
the stables and arbors are ornate.

The cathedral's cupola has collapsed, alas,
and heavy cranes surround it

like doctors in a hospital
tending the dangerously ill.

Afternoons town teenagers
gather on the main street

and bored stiff, whistle
like captive thrushes.

The town is too perfect
for its inhabitants.

Adam Zagajewski

NOTO

Noto, thành phố kể như là tuyệt hảo
Nếu và chỉ nếu như niềm tin của chúng ta
Bảnh hơn cái tuyệt hảo, số dách.

Noto, thành phố baroque
Nơi ngay cả những chuồng trâu bò, những lùm cây
Thì cũng hoa mỹ.

Than ôi, vòm nhà thờ sụp đổ
Và những cần trục nặng nề vây quanh

Như bác sĩ trong bịnh viện
Chăm sóc một căn bịnh hiểm nguy

Ðám con nít mười mí của thành phố, vào xế trưa
Tụ tập nơi con phố chính

Và ngán ngẩm, uể oải,
Huýt sáo
Như những con chim hét bị giam giữ

Thành phố thì quá tuyệt hảo
Cho những cư dân của nó.

An ủi

Ví thử luân hồi là có thật
Ta về soi lại vạn kiếp xưa
Xem thử kiếp nào ta gây tội
Mà đeo nhau mãi đến bây giờ 

Biết đâu ta từng là bọ ngựa
Cắn cổ người tình lúc giao hoan
Kiếp này tạ tội ngàn đêm lẻ
Trả từ ngọn tóc đến bàn chân 

Hay trước ta là tù giữ ngục
Hành nhau đến ma dại thân tàn
Kiếp này tha mãi từng sợi cỏ
Tự kết cho mình chiếc lồng son

Thản hoặc trước ta là con nhện
Chiều chiều sau ngõ cứ giăng tơ
Kiếp này gom hết bao mầu sắc
Dệt cho người hạnh phúc như mơ 

Hoặc giả ta là sam thuở trước
Thảo nào thấy trông trống trên lưng
Nhìn quanh cả biển người trùng điệp
Chỉ lụy một người, có lạ không 

Thôi thế kiếp này ta tu nhé
Không hờn, không oán, chỉ cười vui
Đừng trách, đừng buồn, đừng kể lể
Mai sau làm mây trắng ven trời

Đặng Lệ Khánh 

Note: Bài này tuyệt quá.

Tks. NQT

Michel Houellebecq, the poet

Urban poetry in French begins with Baudelaire, who saw Paris as “an anthill of dreams”: “Fourmillante cité, cité pleine de rêves . . .”. Baudelaire is Houellebecq’s dark master in the lyrics and prose poems of The Art of Struggle; he pays an obvious homage in “Fin de Soirée”, which, with its descriptions of a desolate night (“Suspended without any foothold in the world, night might seem long to you”), evokes Baudelaire’s “Le Crépuscule du soir” (“Voici le soir charmant, ami du criminel . . .”). The opening section of The Art of Struggle is dominated by the lowering presence of the tower of La Défense, also called The First or GAN Tower, the giant phallus under which Houellebecq worked for years, as a computer clerk in a government office. A picture of this charmless modern monolith prefaces the poems. 

While the media often portray Michel Houellebecq as something of a sexist weirdo, in interviews he seems curiously vulnerable, in fact fragile, a timid, unprepossessing man who is clearly uncomfortable discussing his own achievement. Or is that what used to be called a persona?
 

Tuesday, September 20, 2011 3:53 AM

Tưởng tượng khi mình là hạt bụi

Chủ nhật lên chùa dự cầu siêu
Khoanh chân ngồi dưới đất buồn hiu
Sau lưng những vành khăn tang trắng
Quấn hờ giữa sợi muối sợi tiêu 

Tưởng tượng mai kia thành tro bụi
Mình chắc vờn quanh nhành ngọc lan
Sẽ lăn giữa những vồng hoa cải
Sẽ theo suối đổ tự trên ngàn 

Mình sẽ lang thang như cánh bướm
Sẽ trôi như ngọn gió mùa thu
Sẽ nằm trên đỉnh thông cao ngất
Sẽ bơi theo tiếng sáo vi vu

Mình sẽ thả mình trên ngọn lúa
Sẽ sà bên bếp lửa ngày đông
Sẽ đậu trên nắng chiều sắp úa
Sẽ vào trong mộng một người dưng 

Mình sẽ nằm đầy phím dương cầm
Trong góc một căn phòng bỏ không
Góp nhặt từng âm thanh vất vưởng
Trên bốn bức tường đã lặng câm 

 Mình sẽ lơ mơ nhìn trăng chiếu
Trên mái hoàng thành một thuở xưa
Nghe rêu, nghe cỏ ru nhè nhẹ
Văng vẳng câu hò mái nhị đưa …  

Nhưng … lỡ như mình là hạt bụi
Dính trên lưng áo lính phương xa
Thấm giọt mồ hôi cay nắng gió
Nghe súng dồn theo nhịp nhớ nhà 

Nếu lỡ như mình là hạt bụi
Chờ khô trên má trẻ ngu ngơ
Đang ngồi đợi mẹ trên thềm đất
Một nắm cơm là một giấc mơ ... 

Một mai nếu khi mình nằm xuống
Muốn làm hạt bụi cũng không xong
Phật độ đưa về miền Cực Lạc
Lòng chắc buồn tênh, tội cõi trần ... 

Xếp lại tờ kinh trả lại chùa
Chuông mõ đã im từ bao giờ
Chỉ có khói nhang còn nhẹ tỏa
Và mình, hạt bụi đứng lơ ngơ

Đặng Lệ Khánh

“Remember me, whispers the dust”.

['Hãy nhớ tôi, hạt bụi DLK thầm thì']

Peter Huchel, Brodsky trích dẫn,
trong Ca Ngợi Buồn Phiền, In Praise of Boredom


Wednesday, September 21, 2011 11:20 AM

Lâu mới quay lại, thấy Tin Văn hôm nay thật phong phú, đầy giọng ông Gấu, dễ ghét và rất có giá trị, bèn gửi mấy hàng thăm ông và ca ngợi. Người có đầy người ngưỡng mộ, (fan) uy tín và nổi tiếng, như ông Gấu thì chẳng cần xem thêm / nghe thêm mấy lời tẹp nhẹp của một anh già vô danh, duy, tôi muốn nhờ ông chút chuyện nên cứ mạnh bạo viết lấy lòng (nhưng thật tình) như thế … xin ông ...

Số là, tôi mê bản dịch bài thơ Barbara của Jacques Prevert của ông anh TTT của ông mà nay tôi để lạc mất đâu đó không tìm ra bản dịch tài hoa ấy, chợt nghĩ chắc ông Gấu có thể giúp, bèn, xin ông post lên trang nhà của ông cho tôi được một lần nữa nhớ những xúc động thời trẻ dại được đọc tuyệt phẩm ấy.

Cảm ơn ông và kính chúc ông bà và bảo quyến an hảo.

Ða tạ.

NQT

TV post lên đây, hy vọng có độc giả nào còn giữ được bản dịch Barbara của TTT.
Trong khi chờ đợi chúng ta đọc bản dịch của TTS

BARBARA
Jacques Prévert

( Bản dịch : Thân Trọng Sơn )

Barbara hỡi, em hãy nhớ
Cơn mưa dầm trên thành phố Brest ngày xưa
Em bước đi sũng ướt
dưới mưa
Cười tươi tắn hân hoan rạng rỡ
Barbara hỡi, em hãy nhớ
Hôm trên thành phố Brest mưa triền miên
Ta gặp em ngoài phố đường Xiêm
Em nở nụ cười rạng rỡ
Và ta cũng rạng rỡ nụ cười
Barbara hỡi, em hãy nhớ
Em với ta chưa từng gặp gỡ
Em với ta chẳng hề quen nhau
Em hãy nhớ
Ngày xưa ấy dẫu sao
Em hãy nhớ, đừng quên.

Có chàng trai trú trước cổng nhà
Réo gọi tên em
Barbara
Em chạy đến dưới làn mưa xối xả
Mình đẫm ướt vui tươi hớn hở
Ngã vào tay chàng trìu mến thương yêu
Chuyện này, Barbara hỡi, em hãy nhớ
Và đừng phiền lòng khi ta dịu dàng
xưng gọi anh – em
Với người ta yêu, ta luôn nói
tiếng ngọt mềm
Dẫu chỉ mới một lần gặp gỡ
Và ta thân thiết với mọi kẻ yêu nhau
Dẫu ta với họ đã quen biết gì đâu.

Barbara hỡi, hãy nhớ
Em đừng quên
Cơn mưa ngoan hiền hạnh phúc đó
Trên khuôn mặt em hân hoan
Trên thành phố bình an
Cơn mưa trên mặt biển
Trên xưởng tàu
Trên con tàu ven đảo Ouessant.

Hỡi Barbara
Cuộc chiến tranh xuẩn ngốc xiết bao
Còn em giờ đã ra sao
Dưới trận mưa lửa thép
Dưới trận mưa máu trào
Và người từng siết chặt em trong tay
Tha thiết ngày nào
Hiện sống còn đã mất hay biền biệt âm hao
Hỡi Barbara.

Brest hôm nay trời vẫn mưa triền miên trên phố
Như cơn mưa dầm thuở đó
Nhưng chẳng giống ngày xưa , nay sụp đổ cả rồi
Mưa bây giờ tang thương áo não
Đâu còn là cơn mưa giông bão
Mưa sắt thép máu đào
Mà chỉ là mây tự trời cao
Mây lụi tàn
Như những con chó mất dạng
Dưới làn nước trong thành phố Brest
Rồi giụi chết ở nơi xa
Xa, xa hẳn Brest
Thành phố chẳng còn lại chút dấu vết.


Barbarians

The messengers finally arrived and said:
The barbarians are coming.
They're getting ready to welcome them in the city.
Elated young men already cheer their names
And hurry to celebrate the new gods.
Haven't the poets said those people were a kind of solution?
Now they write poems in their glory
Waiting for the day when they'll declaim them in public
While the admiring, heavily armed barbarians
Applaud them and learn their verses by heart.
Already they see their poems in large letters
Hung in the porticoes of the temples
From which the impotent deities have been evicted,
And libraries full of their books
Taking the place of stories that no longer speak to anyone.
Still, the poets know they'll be the first to hang in public,
Together with the young men who hurried to open the gates
And admit into the city those they eagerly awaited,
Since barbarians are barbarians and are no solution at all. 

JOVAN HRISTIC
[1933-2002]

Hristic studied philosophy, and after many years of working in publishing, he taught at the drama school in Belgrade, where he was born. His first book, The Diary of Ulysses came out in 1954, and his The Alexandrian School in 1963. He wrote five plays, a study of Chekhov, a book of essays, and translated T. S. Eliot and Cavafy. Hristic was also a drama critic.

The Horse has six legs.
[Tuyển tập thơ Serbian do Charles Simic biên tập, dịch, và giới thiệu]

Bọn Rợ

Những người đưa tin sau cùng xuất hiện và phán:
Bọn rợ đang tới.
Trong thành phố mọi người đã sẵn sàng chào mừng.
Ðám trẻ tuổi sẵn sàng hoan hô tên tuổi của rợ.
Hớn hở chào mừng những vị thần mới.
Mấy tên thi sĩ chẳng đã tuyên bố, rợ là một thứ giải pháp?
Chúng làm thơ chào mừng chiến thắng rợ
Ðợi ngày đọc lên giữa công chúng
Trong lúc đoàn rợ binh tiến vào thành phố
Vỗ tay khen những bài thơ, bài ca, và học thuộc lòng,
Ba mươi năm mới có ngày hôm nay, thí dụ.
Những bài thơ đã được dán lên ở những đền đài.
Thần thánh trong đền đài thì đã bị đá đít văng ra bên ngoài.
Và những thư viện thì đầy những sách báo của rợ
Thay thế những câu chuyện chẳng còn kể cho bất cứ ai nghe.
Tuy nhiên, bọn thi sĩ thừa biết, chúng là những kẻ đầu tiên bị đem treo cổ giữa công chúng,
Cùng với đám VC nằm vùng, những tên Cách Mạng 30 Tháng Tư.
Hăm hở mở cửa thành phố.
Chúng chấp nhận, và không chỉ chấp nhận mà còn chờ đợi bọn rợ
Kể từ khi rợ thì là rợ, và chẳng có giải pháp chó gì hết trơn!

ELEGY FOR THE LIVING

The joy of the moment turns suddenly
into a black hood with openings
only for eyes, mouth, tongue, grief. More grief.
The living see off their days
that flee
like negatives, exposed once
but never developed. 

The living exist, so light-mindedly, so nonchalantly,
that the dead are abashed.
They smile sadly: Children,
we were like you, just the same.
Above us, robinias blossomed,
and in the robinias, nightingales sang.

Bi khúc cho người sống

Niềm vui khoảnh khắc bất thình lình
biến thành 1 cái mũ chụp đầu có những lỗ hổng
Chỉ dành cho
Mắt
Mồm
Lưỡi
Và nỗi đau. Nhiều nỗi đau.
Người sống nhìn ngày đi
Như những tấm phim
Ðã 1 lần được phơi
Nhưng chẳng bao giờ được rửa. 

Người sống hiện hữu, tất nhiên, nhưng bông lông,
cà chớn, hời hợt, chẳng ra làm sao cả,
khiến người chết xấu hổ, nhục nhã.
Người chết bèn cười buồn: Lũ nhỏ kia ơi,
Chúng ta thì cũng như chúng mi, y hệt như vậy.
Trên đầu chúng ta, hoa robinia nở rộ
Và trong đám robonia,
những con sơn ca ca hát.

Adam Zagajewski: Without End

cong. thu   

mái cong. lá cong
lá. nhiều chiếc. cong. vàng
mái xòe. hứng cong. cong
thấp bóng. ngồi dáng. thu
những bậc thang. trải
rung rẩy. bước chân. chậm
giọng kèn đồng. khô. vắc
cái chớp mắt. vàng. lá
dáng cây. cong buồn. lá
lời thu. cong ngày. lơi
vòng ngực. cong hơi. thở
chớm hơi. lạnh vòng. môi
ký ức. vàng. cong. đứng. đợi
nói hộ lời. chia tay. với bàn tay
nói hộ lời. tình iêu. với trái tim
bằng những. lời cong. lá
bằng liêu xiêu. vàng. rơi
nhanh. nhanh. nhanh hơn

Ðài Sử

Lá Thu Vàng
*

TO MYSELF, IN AN ALBUM 

The grayish cloud flows fast,
the petals of peonies unfold,
nothing links you to this earth,
nothing binds you to this sky.

Distant gardens loom in the heat,
a cat yawns on a porch,
you walk a street of lindens,
but you don't know which town's.

You can't remember in which country
gleam airy starlings,
evening's step gently approaches,
rosebuds play hide-and-seek. 

You're only an image, a dream,
you're made up wholly of yearning;
when you vanish, so will clouds,
you'll be a memory in sepia. 

You'll haunt rural rivers,
and the shadows of trees,
but finally you'll subside, drowning
in the earth, in the earth, in the earth.

Về chính tớ, ở trong 1 tập album

Mây xám trôi nhanh
Những cánh mẫu đơn mở ra
Chẳng có cái gì móc tớ với trái đất này
Chẳng có gì nối tớ với bầu trời này.

Những cánh vườn xa xa mờ mờ trong cái nóng
Một con mèo ngáp 1 cái ở dưới cổng
Bạn đi lêu bêu trong con phố có những cây đoan,
Nhưng bạn đếch biết nó thuộc thành phố nào.

Bạn đếch có nhớ trong xứ sở quái quỉ nào
Những con sáo đá lộng gió sáng loé lên
Và,
Từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa

BHD chơi trò hú tìm.

Bạn chỉ là 1 hình ảnh, một giấc mộng
Bạn làm bằng trọn một nỗi nhớ mong;
Khi bạn biến mất, thì cũng vậy, những đám mây.
Bạn chỉ còn là 1 hồi tưởng trong màu đen.

Bạn sẽ ám ảnh những con sông quê
Những bóng cây
Nhưng sau cùng bạn té xuống
Chìm vào đất, đất, đất.

AUTUMN 

Autumn is always too early.
The peonies are still blooming, bees
are still working out ideal states,
and the cold bayonets of autumn
suddenly glint in the fields and the wind
rages. 

What is its origin? Why should it destroy
dreams, arbors, memories?
The alien enters the hushed woods,
anger advancing, insinuating plague;
woodsmoke, the raucous howls
of Tatars. 

Autumn rips away leaves, names,
fruit, it covers the borders and paths,
extinguishes lamps and tapers; young
autumn, lips purpled, embraces
mortal creatures, stealing
their existence.

Sap flows, sacrificed blood,
wine, oil, wild rivers,
yellow rivers swollen with corpses,
the curse flowing on: mud, lava, avalanche,
gush.

Adam Zagajewsk: Without End

Nguyễn Chí Kham
1944 -

Còn Lại

đêm ôm lấy nỗi mong đầy
tình chia mỗi giọng rượu say nửa hồn
đèn khuya hắt vắng chao buồn
chợt im lắng tiếng khuất nguồn vẻ xưa
tìm nhau qua mắt cơn mưa
nghe mờ xa hát bơ vơ ngọt ngào
còn bên nhau một buổi nào
phố hun hút chảy mưa dào dào tuôn.

( VĂN số 118 ngày 15 tháng 11 năm 1968 )

*

NCK & NQT & NDT
& Lý Kiến Cắn's
Văn Hoá Magazine, cc 2006

Nguyễn Tôn Nhan
1947 - 2011 

ĐÀ LẠT

Xuống đồi anh hái vội cành khô
Tặng cho em tượng đá chút sương mù
Hôm nay băng giá như hôm trước
Như hôm nào mưa rét bất ngờ
Rồi anh về thở chẳng ra hơi
Trời quá ư cao đến tím người
Và rừng thông ấy xanh non lắm
Anh chẳng làm sao hết mộng đời.

( Tuần báo KHỞI HÀNH )

Nguồn: Gió O

*

Ðiêu khắc gia Dương Văn Hùng & NQT & NTN
@ Chùa Tây Lai, Cali 3.08

*

*


September

-For Petr Král

I was in Prague looking for Vladimir Holan's house,
the prison-house where he spent fifteen years.
(I thought I'd find it easily, roosters
would guide me and an old priest
in a neatly mended cassock would say:
here lived the poet, and suffering slept here
like a stray cat, hiding once a week
in a fur coat's sleeve.)
                               The light already felt like fall,
the sun was a bit offended. September kissed the hills
and treetops like someone leaving
on a long trip who realizes only at the station
that he's lost his keys.
Inside the labyrinth tourists moved warily,
consulting the black void of their cameras.
The elms' flames floated over parks
like Saint Elmo's fire. Bonfires in gardens
and gray smoke above the earth, the wells.
But chestnut leaves, light and dry,
like a certain kind of unconcerned old age,
kept sailing higher.
What are baroque churches? Deluxe
health clubs for athletic saints.
They didn't want to help me. (Whoever seeks another's home, one handsome,
learned angel whispered,
will never find his own.) No one would help me.
Children shrieked happily
for no reason (full of cruelty just in case).
The wind was full of air, the air full of oxygen,
the oxygen held memories of a trip beyond the sea.
Was I right, were the palaces' walls, yellowed
as from nicotine, absorbed in border disputes?
I couldn't find Holan's house.
Life triumphed, as always, but the dead poet
dwelled in oblivion, in the sparks shooting
from beneath the welder's palm, in my growing exhaustion.
Nowhere, nowhere, nowhere at all.
He comes here, but only at night,
someone finally told me who wasn't there.

Adam Zagajewski: Mysticism for Beginners

 

Tháng Chín

Tôi ở Prague kiếm nhà Vladimir Holan
một căn nhà tù, nơi ông trải qua 15 năm
(Tôi nghĩ, dễ kiếm, những chú gà trống sẽ chỉ đường,
và một vị tu sĩ già trong chiếc áo tu khâu vá thật ngon lành, sẽ nói:
đây là nơi nhà thơ sống, và đau khổ ngủ ở đây như con mèo lạc,
có lần trốn một tuần lễ trong cái tay áo choàng lông thú).
Trời đất như chập tối,
và mặt trời như có chút bực bội.
Tháng Chín hôn những ngọn đồi,
và những ngọn cây như một kẻ giã từ
cho một chuyến đi dài, nhưng chỉ đến khi đến sân ga
thì mới biết là mất mẹ chùm chìa khóa.
Bên trong mê lộ, du khách lò mò chuyển động
lâu lâu mầy mò coi lại cái khoảng trống không đen thui
của những chiếc máy chụp hình.
Ánh lửa những cây đu lấp loáng trên những công viên
như lửa Saint Elmo. Những đống lửa trong những khu vườn,
và khói xám bên trên mặt đất, những cái giếng.
Nhưng những chiếc lá cây hạt dẻ, nhẹ và khô
giống như một thứ tuổi già chẳng còn được ai quan tâm
cứ thế bay cao mãi lên.
"Những nhà thờ baroque gì vậy?”
Những câu lạc bộ sức khoẻ hạng sang cho những vì thánh lực lưỡng, khoẻ mạnh.
Họ chẳng muốn giúp tôi.
(“Ai lo kiếm nhà ai, thì sẽ chẳng bao giờ kiếm ra căn nhà của chính mình”,
một thiên thần đẹp trai, có học, nói nhỏ).
Chẳng ai sẽ giúp tôi.
Những đứa trẻ ré lên hạnh phúc, không lý do
(đầy sự độc ác, có thể nói như vậy).
Gió đầy không khí, không khí đầy dưỡng khí,
Dưỡng khí nắm giữ kỷ niệm một chuyến đi quá biển.
Mình có đúng không đấy, liệu có phải những bức tường cung điện,
ám khói thuốc vàng ệch từ những cuộc cãi cọ về biên cương?
Tôi không kiếm ra nhà của Holan.
Ðời sống chiến thắng, luôn luôn là như vậy,
nhưng nhà thơ đã chết chìm mãi vào quên lãng,
trong những tia lửa từ lòng bàn tay người thợ hàn,
trong khi tôi mỗi lúc một thêm mệt nhoài.
Ðâu có đâu đâu.
Ðâu có chỗ nào.
Ðâu có nơi nào.
Sau cùng.
Anh ta có tới đây, chỉ vào đêm.
Một người nào đó biểu tôi,
Một kẻ không ở đó.

Adam Zagajewski: Mysticism for Beginners

Nowhere, nowhere, nowhere at all.
He comes here, but only at night,
someone finally told me who wasn't there.

Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực thẳm... dưới ấy..",

TTT: Trong Đất Trời Nhau


Le Parfum des humanités

Blog NL

Les humanités

Je vais vous dire ce que me rappellent, tous les ans, le ciel agité de l’automne, les premiers dîners à la lampe et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent ; je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le Luxembourg dans les premiers jours d’octobre, alors qu’il est un peu triste et plus beau que jamais ; car c’est le temps où les feuilles tombent une à une sur les blanches épaules des statues. Ce que je vois alors dans ce jardin, c’est un petit bonhomme qui, les mains dans les poches et sa gibecière au dos, s’en va au collège en sautillant comme un moineau. Ma pensée seule le voit ; car ce petit bonhomme est une ombre ; c’est l’ombre du moi que j’étais il y a vingt-cinq ans.

Il y a vingt-cinq ans, à pareille époque, il traversait, avant huit heures, ce beau jardin pour aller en classe. Il avait le cœur un peu serré : c’était la rentrée.
Pourtant, il trottait, ses livres sur son dos, et sa toupie dans sa poche. L’idée de revoir ses camarades lui remettait de la joie au cœur. Il avait tant de choses à dire et à entendre.

C’est ainsi qu’il traversait le Luxembourg dans l’air frais du matin. Tout ce qu’il voyait alors, je le vois aujourd’hui.
C’est le même ciel et la même terre ; les choses ont leur âme d’autrefois, leur âme qui m’égaye et m’attriste, et me trouble ; lui seul n’est plus.
C’est pourquoi, à mesure que je vieillis, je m’intéresse de plus en plus à la rentrée des classes”.

Anatole France, Le livre de mon ami, X. Les humanités

"Les Humanités", Gấu nhớ, đã từng được ai đó dịch là "Sự Tồn Cổ".
Cái đoạn văn đầu tiên mở ra bài viết của A France trên đây, đã có 1 thời. gần như bất cứ một học sinh Trung Học, trong có Gấu, thuộc lòng. Sau này, khi viết về BHD, Gấu lại thuổng, khi nhìn em tha thẩn trong vườn Bờ Rô, mỗi lần đưa cô em đến trường, trường Kiến Thiết, ở 1 con hẻm Phan Ðình Phùng gần Chợ Ðũi, trở về nhà. (1)

(1)

"Sao không hát cho những người vừa nằm xuống..."
Đã có một thời, tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm chán. Nhớ những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng gần nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt hải lắc đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường Gia Long. Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt nhìn người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.

Lần Cuối Sài Gòn

*

Bạn đang nhìn bức hình, thì đây là con đường băng qua vườn Bờ Rô, sau lưng bạn là đường Nguyễn Du,
Gấu đang chạy xe solex có em BHD ngồi phía sau, tới trường Gia Long, phía trước mặt. Hà, hà!
Bức hình này, đúng là thời gian đó, cỡ 1966-7.

Tôi sẽ nói cho bạn biết hàng năm bầu trời chập chùng mùa thu, những bữa cơm chiều đầu tiên ăn dưới ngọn đèn, những chiếc lá úa vàng trong những hàng cây run rẩy; tôi sẽ nói cho bạn biết điều mà tôi nhìn thấy khi băng qua vườn Lục Xâm Bảo những ngày đầu tháng Mười, trời thì hơi buồn nhưng đẹp như chưa bao giờ đẹp như thế;

Ui chao, hình như Gấu, hồi nảo hồi nảo, đã từng tập tành dịch…. 

Xưa rồi Gấu ơi!

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.


My hunger is infinite and my hands always empty.

Down city streets I carry at night the moon on my fingers
and leave my sadness under the windows of unhappy women. 

I would give everything and yet I have nothing.
My hunger is infinite and my hands always empty.

RADE DRAINAC
[1899-1943] 

Drainac was a famous Belgrade bohemian who spent his life in the taverns of the city often playing the violin. He served in the Serbian army in the First World War. His first book Purple Laughter was published in 1920. He wrote three more collections of poetry plus a novel and a war diary. He was influenced by Apollinaire, Cendrars and Esenin. He died of consumption. 

Cơn đói của tôi thì vô cùng, hai bàn tay của tôi thì trống trơn.

Dưới phố, tôi nhón mặt trăng bằng những ngón tay
và để nỗi buồn của tôi ở bên dưới cửa sổ những phụ nữ bất hạnh.
Tôi cho mọi thứ, tuy nhiên, tôi chẳng có gì.

Cơn đói của tôi thì vô cùng, và hai bàn tay của tôi thì trống trơn.


*


Rimbaud's renunciation of poetry is a mystery that continues to haunt his fans.

Trường hợp Arthur Rimbaud chối từ, phải nói, ghê tởm thơ, mặc dù được coi như người thành lập, founder, “thơ Âu châu hiện đại”, cho đến nay, vẫn là một bí ẩn và làm nhức đầu fans của ông.

The sixteen-year-old went on to make an assertion that Graham Robb, in his idiosyncratic yet magisterial 2001 biography,
refers to as the "poetic E=mc2”: “Je est un autre” (“I someone else").

Câu phán "Tớ là kẻ khác", của Rimbaud, chẳng thua gì công thức E = mc2, của Eienstein.

TTT, khi nhìn lại Bếp Lửa, cho biết, trong bản thảo đưa đi xb, ông chơi câu của Rimbaud làm đề từ, nhưng phút chót gạch bỏ.

Vấn đề là liệu chúng ta có thể coi TTT, người tạo dựng thơ Mít hiện đại?

Why not?

Trả lời 1 vị độc giả trên DTL.com, v/v nhà thơ Mít thường chỉ làm thơ được ít lâu, rồi xuội le, TDT, Nobel Thơ Mít Diệm ban cho, có nhắc tới Arthur Rimbaud, ra ý, ông mũi lõ này cũng chỉ làm thơ thuở yêu em, rồi tịt.

TV post bài viết trên tờ Người Nữu Ước, và nếu có thì giờ, sẽ dịch lai lai ba sợi, chơi!

*

Một trong những lý do Rimbaud bỏ thơ, là… “mắn nỳ”, lợi nhuận đếch cần danh dự, profit without honour, như 1 tác giả trên tờ TLS viết.
Vấn đề là, những nhà thơ Mít, thành đạt, như Ông Số 2, TDT, liệu...  cũng rứa?
Rimbaud, đã từng buôn súng.
Mấy nhà thơ Mít, trên, nhờ chiêu bài Chống Cộng?

Một trong những đấng bạn học cũ của GCC, dân Cali, nhân nhắc tới TDT, có đưa ra nhận xét, tay này làm "bi di nét" giỏi lắm, cái cú Viết Về Nước Mẽo là của anh ta đấy.
Sau 1 bà vợ thành đạt, luôn có 1 nhà thơ đảm đang!

Còn Ông Số 2, sau mỗi lần thanh toán nội bộ, là 1 một lần thoát hiểm, vì Người luôn ngửi ra thời cuộc, nếu không muốn nói, là mastermind của “cú độc”, và bây giờ trở thành Thái Thượng Hoàng của bộ lạc Cờ Lăng!

Toàn Bắc Kít, như… Gấu Cà Chớn.
Chẳng thấy có tên nào ngu cả!


Liên hệ giữa Nguyên Sa, Sáng Tạo và, những ngộ nhận.
DTL

Theo GCC chẳng hề có cái gọi là “ngộ nhận” giữa Nguyên Sa và Thanh Tâm Tuyền.  

Gấu còn nhớ, khi NS mất, tờ NV đã để tên TTT trong số những người thương tiếc ông nhà thơ Áo lụa Hà đông, và thi sĩ TTT đã rất ư là bực mình, và sự bực mình này rất ư là có lý.
Bởi vì khi còn sống, NS đã ban cho TTT cái nick Ðông Phương Bất Bại, với một lũ đệ tử lau nhau, sẵn sàng tung hô “muôn năm trường trị thống nhất giang hồ”!
Cái mục bài viết trang bìa của tờ VÐ, theo Gấu, có, là do TTT đề nghị, và bài viết đầu tiên, là của ông, viết về Bọn Ngốc [chữ này hình như là của Nhượng Tống thì phải, người dịch Mái Tây, và từ này, ông dùng để chỉ đám ngu ngốc không đọc nổi một tuyệt tác như Tây Sương Ký!]

Không chỉ ban cho TTT cái chức giáo chủ giáo phái tà ngụy do luyện thần công mà súng không còn sử dụng được nữa, NS còn tố cáo luôn băng ST lấy tiền Xịa làm tờ báo này, và, thừa thắng xông lên, tố luôn PCT không có tí bằng cấp…

NS gọi TTT là Ðông Phương Bất Bại là cũng có lý do của nó.
Nhà thơ NS rất ư là bực, và nực, vì đám viết trẻ, kế tiếp thế hệ của ông, coi TTT mới đúng là đàn anh của họ, lúc nào cũng chỉ nhắc tới TTT, thí dụ như thằng cha Gấu, trong khi chính thằng khốn này, ngựa non háu đá, dám coi thi sĩ NS, là nhà văn “dễ dãi, sung sướng, và hạnh phúc”, khi viết những truyện ngắn trong “Mây Bay Ði”.

Nhưng, vượt lên tất cả những lẩm cẩm thuộc về “thói đời” như thế, còn là sự khác biệt, cực, của hai cõi thơ; một, thơ ca tình cảm, ướt át, tán tỉnh, tán gái, nịnh gái…. và một, thơ trí tuệ, thi sĩ dám đối mặt với vực thẳm, chứ không phải chỉ với cuộc đời.

Ngay từ năm 1973, Gấu Cà Chớn đã đọc TTT như vậy rồi.

Cái mà thơ Mít thiếu, cực thiếu, là cái chất đàn ông, viril.
Và cùng với nó, là cái chất trí tuệ.

Aó nàng vàng anh về yêu hoa cúc
Aó nàng xanh anh mến lá sân trường

thì làm sao mà đặt kế bên:

Ném mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông
Mà lòng mình phơi trên kè đá.


Hai cõi thơ đối nghịch hẳn nhau, làm sao mà có chuyện ngộ nhận được.
Ðỉnh cao của sự "ngộ nhận", là giải thưởng Nobel về thơ của Diệm, ban cho nhà thơ TDT.

(
*
*


*

Gia Ðịnh 23/4/87
mổ và người tep tóp lại. Rất muốn đọc những bài thơ cuối đời của ông. Tặng bạn món quà chung, mấy câu thơ viết cho con trai
Rõi trông cố lý mây vô xứ
Ngầu đục u mông tản mạn trời
Triều ngút ngọn giăng vách sóng bủa
Bọt xóa thiên thanh gieo vực khơi…
Chúc anh và gia đình vui hưởng mùa hè sắp tới. Sài gòn nửa tháng nay nóng chẩy mỡ, đang chờ mưa. Mong thư anh và những tin vui cho tên lưu vong tại chỗ.
Thân

Thủ bút TTT. Thấy cái này trong archives, chẳng biết nguồn từ đâu.
Bỗng nhớ cô Hiền, trong Một Chủ Nhật Khác.

Gấu nhớ ra rồi. Cái thủ bút trên, của một vị độc giả rất thân với TV, còn là 1 nhà thơ, Gấu không tiện nêu tên, vì chưa xin phép, gửi cho Gấu. Vị này gọi nó là "Thơ Thất Tán".

Tks. NQT

*

Death Sentences

I was born too late and I am much too old,
My dear Hamlet,
To be your pimply Ophelia, 

To let my hair like flattened wheat
Spread over the dark waters
And upset the floating water lilies
With my floating eyes, 

To glide fishlike between fishes,
Sink to the bottom like a dead seashell,
Burrow in sand next to shipwrecks oflove,
I, the amphora, entangled in seaweeds. 

1'd rather you take off my dress,
Let it fall at my feet like aspen leaves
The wind shakes without permission
As if there's nothing to it. 

1'd rather have that death sentence:
Eternity of your arms around my neck.

Án Tử

Ta sinh ra quá trễ, và ta lại quá già
Ðể làm nàng Ophelia
đầy mụn trứng cá của mi,
Tên hoàng tử thân thương vừa Hâm lại vừa Liệt của ta ơi!

Ðể tóc ta như lúa mì
Trải dài trên mặt nước tối
Và làm bực mình những bông hoa kèn
Với cặp mắt trôi lềnh bềnh của ta

Ðể lướt như cá giữa đám cá
Chìm xuống đáy biển như cái vỏ
Của m
ột con sò chết
Lặn lội trong cát kế bên những mảnh vỡ của chiếc thuyền tình
Ta, chiếc bình hai quai, bị quấn quýt giữa mớ rong biển

Ta thà để cho mi lột quần áo của ta ra
Và chúng rớt xuống chân ta như những chiếc lá dương
Và gió, vô lễ, chẳng thèm xin phép ta
Nghịch ngợm với chúng
Như thể chẳng có chi là quan trọng

Ta thà có bản án tử, này:
Thiên thu, vĩnh viễn
Vòng tay của mi vòng quanh cổ ta.

RADMILA LAZIC

[1949-]

Radmila Lazic là 1 trong nữ thi sĩ Serbian bảnh nhất hiện đang còn sống. Tác giả 6 tập thơ, với rất nhiều giải thưởng. Viết nhiều tiểu luận văn học và là nhà biên tập một tuyển tập thơ nữ, và một tuyển tập khác, về thư phản chiến, là người thành lập và chủ biên của tạp chí Profemina. Tác phẩm Ðánh thức kẻ đang sống, A Wake for the Living được nhà Graywolf Press xb vào năm 2003

RADMILA LAZIC

[1949-]

Radmila Lazic is one of the best living Serbian poets. She is the author of six collections of poetry, for which she has received several literary prizes. She has published numerous essays on literature and is the editor of an anthology of women's poetry and another of anti-war letters, and the founder and editor of the journal Profemina. A Wake for the Living was published by Graywolf Press in 2003.

Vào cái thời mới lớn của Gấu ở Sài Gòn, có 1 dạo, Saint-Exupéry rất là được đọc và đám con nít mới lớn trong có Gấu rất mê một câu của ông, “cái gì gì”, yêu không phải là nhìn nhau mà là nhìn về cùng một hướng. (1)
Về già, nhìn lại cuộc chiến, nhìn lại cõi thơ Mít, Gấu ngộ thêm ra 1 điều, đây là 1 cảnh báo.
Bạn thử đọc bất cứ một bài thơ tình nào của thi sĩ Mít coi, có bao giờ cả hai anh chị cùng nhìn về 1 hướng, hay chỉ nội nhìn nhau cũng.. đủ rồi?

Nhưng khủng nhất là khi chúng cùng nhìn về một hướng, hướng Nam Kít, thế là bỏ mẹ, thế là ra cái thứ thơ phải có thép, có máu, đường ra trận mùa này đẹp lắm.

Thấy mấy ông VC, Ðại VC, chuyên đẻ ra anh hùng, dũng sĩ diệt Mỹ Ngụy, thí dụ NN, phát điên lên vì bị nhà nước của chính họ, do họ dựng lên, gọi là phản động, Gấu bỗng nhớ đến lần đi trình diện cải tạo tại chỗ, thời gian ngay sau 30 Tháng Tư khi còn là nhân viên Bưu Ðiện, và khi  ông cán bộ quản giáo nhìn Gấu, và, than giùm Gấu, cả nhà mày là Cách Mạng, chỉ có mày là phản động, thú thực, lúc đó Gấu cảm thấy mừng quá, thực sự là như vậy,

Bởi vì như vậy Gấu trở thành tên mọi da đỏ cuối cùng! [Le dernier des Mohicans, Le dernier des Justes!]

Bỗng nhớ... Cao Bồi. Sinh thời, anh rất thích mặc đồ lính VNCH, thứ màu xanh, bó sát người, những lần Gấu gặp anh, thì đều thấy diện bộ đồ như vậy.
Làm sao mà anh không mơ được có 1 ngày là Ngụy, thực sự Ngụy, không phải thứ Ngụy cà chớn đó?

Bởi vì phải xấu hổ, nhục nhã lắm, hơn cả “như 1 tên phản động, một tên Ngụy" thì PXA mới làm được cái việc, làm nhục mình, và làm nhục cái chiến công do ông làm nên, là ăn cướp Miền Nam, khi viết thư xin bạn ký giả Mẽo cũ của ông 32 ngàn đô, cho con trai của ông đi du học ở Mẽo.

(1)
Life has taught us that love does not consist in gazing at each other but in looking outward in the same direction.
Antoine de Saint-Exupery 

Bài “thơ tình” trên, của một em Serbia, liệu có em Mít nào làm nổi?
Và “bà mẹ huyền thoại” của TCS, hẳn là thua bà mẹ trong bài thơ “Chiến Tranh” sau đây, của Charles Simic.

War

The trembling finger of a woman
Goes down the list of casualties
On the evening of the first snow
The house is cold and the list is long.
All our names are included.

Ngón tay run rẩy của người đàn bà
Chạy dọc theo, không phải
danh sách chiến lợi phẩm,
mà là những mất mát, tổn hại.
Vào một buổi chiều đầu tuyết.
Căn nhà thì lạnh, và danh sách thì dài.
Tên của tất cả chúng ta thì đều có trong đó.



письмо о публикации в Times Literary Supplement

To the editors:
I would like to offer two comments on your June 12 review of Valentina Polukhina's "Brodsky Through the Eyes of His Contemporaries."
The reviewer, Gerald Smith, writes, "Access to Joseph Brodsky's private papers has been blocked for fifty years following his death." This is not precisely correct. In 1995, Brodsky himself closed certain private papers held by the National Library of St. Petersburg, which he had been unaware were publicly available there, for forty years. The remainder of that archive, consisting of thousands of pages of manuscripts, notebooks, and other documents left behind by Brodsky upon his emigration in 1972, is open to scholars. The Beinecke Rare Book and Manuscript Library in New Haven, Connecticut, holds papers in Brodsky's possession at the time of his death, including those he preserved after his emigration and a number that he saved or accumulated from before his emigration. Except for a few pages closed for non-biographical reasons, these are entirely open to scholars, again thousands of pages. These terms are available to any scholar who inquires about access to the papers. The Brodsky archives are being actively studied and have been cited in numerous scholarly settings and are currently being analyzed by a team of textologists for a multi-volume, bilingual scholarly collection of Brodsky's work.
Second, Professor Smith writes, "That his estate puts obstacles in the way of [Professor Polukhina] of all people is baffling." The Estate of Joseph Brodsky has a policy of not interfering with scholarly research. The only source I can identify for this remark is that Brodsky himself, a well known skeptic about the value of literary biography, asked that a request be distributed to his friends and relatives after his death that they not participate in biographical research. (Indeed, he wrote to Professor Polukhina herself in 1988: "I am willing to help you in any way I can with regard to your textological studies—in so far as they touch upon one or another of my texts. As for my life, the physical existence of my person that is, I would ask you and all those who are interested in my work, to leave it in peace.") We distributed this message as requested, but leave to its recipients how to respond to it, and we do not undertake to interpret or enforce it.
I apologize for wearying non-specialists with such arcana, but felt I should state the matter clearly to avoid confusion.

Ann Kjellberg
Executor and Trustee
Estate of Joseph Brodsky

Русский оригинал цитируемого письма Бродского Валентине Полухиной от 10 сентября 1988 года, отрывок: «Я готов оказать Вам посильную помощь в Ваших текстологических студиях — в том, что касается тех или иных моих текстов. Жизнь мою, то есть физическое существование моей личности, я просил бы и Вас, и всех тех, кто моим творчеством интересуется, оставить в покое».


Note: Bài này, của em quản thủ kho tàng Brodsky, là để trả lời 1 bài trên TLS, do Tin Văn post lên!
Thú vị hơn nữa, là sau đó, tờ báo giấy TLS phải đi một bài phản biện bài này.


Nguyên Sa vs TTT
by DTL

Note: Bài viết liên quan tới giải Nobel Thơ Mít của Diệm ban cho TDT. GNV sẽ đi 1 đường cà chớn, sau.

Thanh Tâm Tuyền, Con Ngựa Chứng Của Thi Ca Hôm Nay, (Kỳ 1)

Ra trường năm 1963 ông được tuyển dụng về nha C.T.T.L.
Ông viết cho tờ Bách Khoa với truyện dài “Vũng Lầy” và Văn với truyện dài “Ung Thư”.
Vì chương này được viết trong lúc tác giả đang công tác xa Saigon, do đó phần ghi nhận về khuôn-mặt-đời của Thanh Tâm Tuyền có phần thiếu xót. Nhưng bù lại, phần nói về tiếng thơ của ông lại tương đối đầy đủ hơn cả, vậy xin mời độc giả bước vào căn-nhà-tâm-hồn của người lãnh đạo phong trào thơ hôm nay.
DTL.com

Note: TTT ra trường làm lính gác kho xăng, trước khi được đưa về CTCT [Chiến tranh chính trị]
Không phải "Vũng Lầy", mà là "Cát Lầy".

Bạn ta viết toàn theo kiểu nhớ sao viết vậy người ơi. Mấy bữa ở Cali, Gấu đọc tờ Khởi Hành, thấy bà Tà Cúc chê bạn ta quá. Toàn viết nhảm, đến nỗi Duy Thanh cũng phải lên tiếng đính chính vài chi tiết liên quan tới ông, và vụ Sáng Tạo nhận tiền của Mẽo.

TTT, ngựa chứng? Cuộc “cách mạng thi ca” là do 1  con ngựa chứng làm ra ư?

DZƯ VĂN TÂM tức Thanh Tâm Tuyền, sinh năm 1936 tại Nghệ An (Vinh). Tuy sinh tại miền Trung nhưng ông lại lớn lên và theo học tại Bắc Việt (Hà Nội). Cho nên, trong các tác phẩm của ông, người ta thường bắt gặp những hình ảnh, những kỷ niệm thuộc về Hà Nội xưa. Điều đó chứng tỏ rằng “chốn ngàn năm vạn vật” với 36 phố phường đã in hằn, khắc sâu trong tiềm thức nhà thơ. Phải chăng dĩ vãng ấu thơ đóng một vai trò quan trọng trong việc sáng tác?
DTL

Nhảm. Tuổi thơ của TTT là xứ Xề Gòn. Chứng cớ:

*

TTT & Ông em C 

Chất kể lại, hồi nhỏ nhà tớ ở gần hồ Trúc Bạch. Ông cụ tớ, một bữa đạp xuồng dạo chơi trên mặt hồ, không may xuồng lật. Khi đó ông cụ mới 29 tuổi, bà cụ 24. Bà cụ giao tụi tớ cho bà ngoại ở Đáp Cầu, và lo buôn bán xuôi ngược. Cụ vô tận trong Nam, tình cờ gặp bà cô tớ, thế là cụ đem hai thằng vô Nam nhờ bà cô trông coi giùm.
Hình trên chụp ở vuờn Bờ Rô.
Bạn hàng cùng với cụ hồi đó có bà C, bà Th. cậu biết rồi.


Lần đầu đọc Cuối Đường, Gấu cứ thắc mắc, liệu tự truyện, và tác giả đã có lần ở Sài Gòn?
Như vậy, cũng như trong Cuối Đường, những sự kiện như được mô tả trong Bếp Lửa đều dựa trên đời sống thực.
Chị Ng, bà xã bạn Chất nói, tụi này đã từng gặp cô Thanh Tuyền.
Cô Thanh cũng có nguyên mẫu ở ngoài đời.

Chị Ng nói thêm: Tui không đọc được từ màn ảnh PC, anh Chất phải in ra cho tui đọc, nhưng chẳng thấy những chi tiết sự kiện nào liên quan tới anh Chất hết. Không lẽ anh không viết gì về những mối tình của anh Chất, giống như mấy anh em khác trong... Thất Hiền?
Chất cuời: Đảng trưởng thì phải gương mẫu cho anh em noi theo đó mà sống chứ! Cậu nhớ không, hồi đó tớ còn có nickname là Ông Thánh!
Source

Quê TTT là Hà Ðông. Ông cụ vô Vinh làm việc, bà cụ sinh ông tại đây.
Hà Nội của TTT là Hà Nội 1954 của Bếp Lửa của Ung Thư, “đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết. Lập tức có phản ứng của những nhà văn cách mạng. Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi tôi: "Trong khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân vật trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự huỷ diệt của lịch sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót.
Tác phẩm thứ nhì của tôi, Ung Thư (1970) có thể coi như tiếp nối Bếp Lửa. Ung Thư là chấp nhận giữa "vô thường", và chút hơi ấm của nỗi chết (l'existence de notre acceptation entre la vanité et la tièdeur de mort). Cuốn sách chẳng bao giờ được in ra...”

*

New York City đóng cửa!
Vậy là tiêu US Open!

bão

irene. tên gọi. mềm. con gái
bình an. ngày thứ năm. trong
tuần. em. sẽ đến vào. thứ bảy
chỉ với. gió. và mây. và. nước
em. chân trần. rên. xiết
cuộc động tình. cùng biển
bàn tay. xoáy. vòng. mơn trớn
irene em. mắt bão. nhiều màu
những lần ghé. vội môi. hôn
cùng khắp. và. nước mắt. và
ra đi. ngày. gội rột hết. kỷ niệm
irene. ngày mai. nắng sẽ. đến
tối về. cùng cơn mộng. huyễn
gọi. em irene. irene. nhạt
nhòa nước. đậm. đầy gió
em đi. khi mặt trời. lặn
em đi. không người. đưa tiễn
về. lại biển. để mặn mà
phục sinh. thời con gái
irene. lần nữa

Đài Sử

Note: Em Irene hình như đã làm thịt vài mạng rồi, cho tới giờ  này, 6.50 PM, 27/8/2011, local time.
NQT

Seven dead as Hurricane Irene edges into Virginia

Boy killed when tree slams into home; surfer dies in huge waves off Florida

SUPPLICATION

The sea took a sailor into its depths–
His mother, unaware, goes to light
a tall candle before the Virgin Mary,
that he return soon and meet with fine weather-
all the while turning windward her ear.
But as she prays and supplicates,
the icon listens, solemn and sad, well aware
that he'll never come back, the son she awaits.

C.P. Cavafy

Năn Nỉ

Biển lôi thằng con tới rún của nó.
Bà mẹ đâu biết, bèn đốt cây nhang trước tượng Ðức Mẹ
Năn nỉ cho ông con sớm trở về trong 1 ngày đẹp trời.
Và dỏng tai nghe ngóng.
Ðức Mẹ, buồn ơi là buồn,
Trang nghiêm ơi là trang nghiêm
Biết tỏng thằng con chẳng bao giờ trở về

WIND AT NIGHT

The wind rose at night,
the young, short-tempered wind,
a bubbling wine, Eastern prince.
It spoke indistinctly, in the accents
of languages living and dead.
Babylon's curses whirled within it,
the bells of Byzantium pealed.
Beneath its imperious blow, trees
obediently bent,
the shutters shook on our flimsy cottage.
We heard those voices with half
our attention, and, understanding little,
turned again to sleep, and to love.

Adam Zagajewski

Gió đêm

Cơn gió nổi vào đêm
Thứ gió trẻ, dễ cáu giận,
rượu vang nổi bọt, hoàng tử Ðông Phương.
Nó nói lù mù, lu xa bu, bằng âm sắc
của những ngôn ngữ sống và chết.
Những lời trù yếm Babylon quay mòng mòng ở trong đó
Những tiếng chuông Byzantium rung lên.
Ở bên dưới cú thổi quyền uy, hách xì xằng này
Cây cối răm rắp rạp xuống
Những cánh cửa rung lên bần bật
ở trong túp lều nhỏ mọn, bèo bọt của chúng ta.
Chúng ta nghe những giọng đó với một nửa cái tai
Hiểu tí tí
Và quay vô ngủ tiếp, yêu tiếp. 

A HISTORY OF SOLITUDE

Birdsong diminishes.
The moon sits for a photo.
The wet cheeks of streets gleam.
Wind brings the scent of ripe fields.
High overhead, a small plane cavorts like a dolphin.

Adam Zagajewski

Chuyện Tình Buồn

Tiếng chim loãng dần.
Mặt trăng ngồi vào một bức hình
Má phố ướt, ánh lên ánh trăng.
Gió mang mùi lúa đang độ chín
Mãi tít phía bên trên, một cái máy bay
quẵng 1 đường,
như chú cá heo.

Cái tít Chuyện Tình Buồn này, thay vì Một chuyện về nỗi cô đơn, là do Gấu nhớ đến cô bạn, và những ngày Ðỗ Hòa.
Lần đầu tiên Gấu nghe Chuyện Tình Buồn, là ở Ðỗ Hòa, 1 buổi tối văn nghệ tổ, trong 1 lán nào đó, khi là Y Tế Ðội, và khi 1 anh tù hát lên bản này, một anh khác cầm hai cái muỗng đánh nhịp, Gấu bèn nhớ ra liền buổi tối mò đến thăm em, đứng tít mãi bên ngoài, trong bóng tối nhìn vô căn nhà cũ, em thì đã lấy chồng, có đến mấy nhóc:

Anh một đời rong ruổi
Em tay bế tay bồng

Bèn lủi thủi ra về. Trưa hôm sau, bị tó ở bên Thủ Thiêm, đưa vô trường Phục Hồi Nhân Phẩm, Bình Triệu, vừa hết cữ vã, là xin đi lao động Ðỗ Hòa liền, hy vọng trốn Trại, kịp chuyến vượt biên đường Kampuchia.

Ngoài hai cái nhớ, một, nhớ câu thơ thần sầu, “đứng trước gió/lúc lắc cho thằng nhỏ thức giấc”, và, nhớ bản nhạc thần sầu, “người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao người”, Gấu còn tới hai kỷ niệm cũng thần sầu với nhà thơ Nobel Diệm ban, TDT.

Kỷ niệm thứ nhất, là vào cái lần thứ nhất ông bạn quí HPA từ Ðà Lạt về Sài Gòn sau những ngày học sư phạm, và có bài đầu tiên đăng trên Văn.
Như còn nhớ thì chưa 1 lần Gấu được nhìn thấy Ông Số 2 ghé Quán Chùa. Nhưng bạn ông, là nhà thơ Nobel Diệm ban, TDT, thì có đôi lần, vào những ngày Diệm mới ngỏm ít lâu, tờ Nghệ Thuật thì cũng mới ngỏm, cả đám quay qua viết cho tờ Văn, và tờ này bèn ra 1 ấn bản mới đặc biệt về phê bình văn học, và Gấu là người giới thiệu ông bạn quí với NDT, và qua NDT, ông viết cho Văn, một bài biên khảo, hay tiểu luận.
Và cái lần ở Quán Chùa đó, có NDT & HPA & GNV, và sau, TDT xà vô bàn.
Câu đầu tiên, ông phán, là, cái thằng chó chết nào viết cái bài…., tao đếch hiểu nó viết cái gì cả!
[Ðây là ngôn ngữ của Gấu. Ông nói lịch sự hơn, tất nhiên, nhưng thực chất thì cũng rứa, thì vẫn cái giọng “lúc lắc” trên!]

Khỏi cần nói thì bạn đọc cũng biết, cả ba đứa, ông bạn quí HPA, NDT người giới thiệu con gà nòi mới xuất hiện, và Gấu Cà Chớn, mặt mày sượng trân:
Biết nói gì đây!
Có thể, nhìn ba bộ mặt ngẩn tò te, ông nhà thơ lúc lắc chắc hiểu, và sau vài câu xã giao, chuồn qua bàn khác.
Kỷ niệm thứ nhì, có nhà văn nhớn Mai Thảo ngồi cùng bàn, và cùng chia sẻ.
Tham dự, đúng hơn.
*

Mỹ Dung:

Thưa ông tôi chỉ một câu hỏi trong lá thư ngắn này. Đó là điều tôi thấy hình như các nhà văn, nhà thơ Việt Nam mình, khi lớn tuổi rồi thì không còn làm thơ được nữa? Hoặc giả họ vẫn còn làm thơ nhưng họ thấy không ưng ý nên không cho phổ biến? Nếu đúng vậy thì theo ông nguyên nhân sâu xa của nó nằm ở đâu? Trong khi tôi thấy các nhà văn nhà thơ tây phương, lớn tuổi họ vẫn sáng tác được mà có khi còn hay hơn cả thời gian còn trẻ nữa.

Nhà thơ Trần Dạ Từ trả lời:

Nhiều người khi lớn tuổi không làm thơ nữa... Đây là điều thường thấy ở bất cứ đâu. Ví dụ, thi sĩ Pháp Athur Rimbaud chỉ làm thơ trước tuổi 20 rồi ngưng. Riêng tại Việt Nam, thời nào nơi nào cũng có những thi sĩ vẫn tiếp tục làm thơ dù lớn tuổi, làm thơ ngay cả trước khi chết, và đây thường là những bài thơ bậc nhất, đặc biệt nhất của chính họ. Xin mời coi lại và sẽ thấy yên tâm:
- Ca trù/ hát nói của Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê: “Ngã lãng du thời quân thượng thiếu” và “Hồng Hồng Tuyết Tuyết.”
- Thơ Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê, “Tuổi già hạt lệ như sương.”
- Tại miền Nam VN, Vũ Hoàng Chương có “Thơ xuân Năm Thìn.” Đây là bài thơ có chữ nghĩa xúc tích, tối tân và hào hùng nhất của thi sĩ, trước khi ông bị cộng sản bắt đi tù và bị giết vào tuổi sáu mươi.
- Tại miền Bắc VN, hai nhà thơ Chế Lan Viên và Nguyễn Đình Thi trước khi từ trần đã làm thơ để lại như những di cảo lên án chủ nghĩa bánh vẽ và chế độ chuyên chế của cộng sản. Đây là những bài thơ xúc động mới lạ nhất của họ.
- Tại hải ngoại, rất dễ thấy ‘thơ hay hơn bao giờ’ của các nhà thơ tuổi sáu bó, bẩy bó: Nguyên Sa, Mai Thảo, Du Tử Lê, Phạm Công Thiện, Đỗ Quí Toàn... Đặc biệt trong phạm vi người Mỹ gốc Việt, ta thường thấy số người lớn tuổi làm thơ đông hơn là lớp người trẻ tuổi.

DTL.com

GNV để ý, TDT vờ TTT, Tô Thùy Yên, Nguyễn Xuân Thiệp… đi tù, ra tù, về già, vưỡn tiếp tục làm thơ.

Về câu hỏi của vị độc giả, Gấu mới kiếm ra 1 câu trả lời thật bảnh, của Aleksander Wat:

"Già quá rồi, làm thơ, sao không hổ thẹn?"
“He’s so old, isn’t he ashamed to write poems?”

Bài viết của ông, là để trả lời cho câu hỏi:
Tại sao tôi làm thơ?
Why do I write poems?

Trong số Brick, Summer, 2011. TV đã giới thiệu, trong có bài phỏng vấn Brodsky, lần ông tới Toronto, Oct 1995. 

 "He's so old, isn't he ashamed to write poems?"

Alexsander Wat, Thi sĩ và Nghi lễ trừ tà của thế kỷ

Milosz, trong cuốn sách ABC  của ông, dưới "đầu vào" [entry] Koestler, đã nhắc tới nhà thơ Aleksander Wat, và cuộc trò chuyện của Wat với một tay cựu Bôn-sê-vích, the old Bolshevik, Steklov, liền trước khi xẩy ra cái chết của tay cựu đảng viên đáng kính này, trong nhà tù Satarov.
Theo Steklov, những tay như Rubashov thú tội, ngay cả những tội mà họ không hề phạm, không phải do tra tấn, mà là do quá tởm quá khứ đầy ứ những tội ác của họ. Và cái chuyện tự làm nhục chính họ, một lần nữa, chẳng tốn kém gì, và tra tấn là không cần thiết.
[According to Steklov, they confessed out of disgust at their own past: they each had so many crimes on their account, that it cost them nothing to demean themselves once more and torture was not necessary].
NKTV

V/v kỷ niệm với TDT, ở Quán Chùa, có ông Trùm Sáng Tạo, Mai Thảo tham dự.
Gấu gặp MT ở Quán Chùa, mỗi tháng ít nhất 1 lần, thường là vào lúc quán vừa mở cửa. Ông ghé lấy bài, trước khi chợ họp. Lâu lâu, cũng gặp, khi đông đủ bạn bè, và thường có TTT, có khi có cả PLP.

Kỷ niệm thú nhất là lần ngồi với  TTT, MT, và 1 anh chàng cà chớn nào đó, đến bàn, tự động kéo ghế ngồi, Mai Thảo bèn hỏi, xin lỗi, anh có quen thằng nào trong ba thằng này không, và khi anh ta lắc đầu, MT bèn xua tay, đi chỗ khác chơi.

Cái lần với TDT, thì cũng thế, nhưng có thể, còn dã man hơn nhiều!


*

Two Dogs

by Charles Simic
for Charles and Holly

An old dog afraid of his own shadow
In some Southern town.
The story told me by a woman going blind,
One fine summer evening
As shadows were creeping
Out of the New Hampshire woods,
A long street with just a worried dog
And a couple of dusty chickens,
And all that sun beating down
In that nameless Southern town. 

It made me remember the Germans marching
Past our house in 1944.
The way everybody stood on the sidewalk
Watching them out of the corner of the eye,
The earth trembling, death going by . . .

A little white dog ran into the street
And got entangled with the soldier’s feet.
A kick made him fly as if he had wings.
That’s what I keep seeing!
Night coming down. A dog with wings.

Hai Con Chó

Một con chó già sợ cái bóng của chính nó (1)
Trong 1 thành phố Nam Kít nào đó
Chuyện này tôi nghe qua một bà sắp mù
Vào một buổi chiều tuyệt vời mùa hạ
Khi bóng tối
từ những cánh rừng Sát
Bò ra
Con phố dài Hồng Thập Tự
Với chú chó già rầu rĩ
Và cặp gà bụi bặm
Và cả mặt trời đổ xuống
Một thành phố mất tên Nam Kít

Nó làm tôi nhớ buổi 30 Tháng Tư 1975
Ðám VC Bắc Kít diễu hành qua căn nhà của tôi
Người dân đứng bên lề nhìn chúng bằng một góc con mắt
Mặt đất rung chuyển, và cái chết thì lờ vờ quanh đó..
Một con chó trắng nhỏ chạy ra đường
Làm quẩn chân đám nón cối
Và 1 cú đá làm con chó bay lên trời
Như thể nó có cánh
Ðó là điều mà tôi đã nhìn thấy, và vẫn còn nhìn thấy!
Ðêm xuống thành phố không tên
Một con chó có cánh.

(1)

Sau cùng phải cảm ơn cô bạn đã cho có đủ thời giờ kể hết mối tình. Con chó dại trong một phút cô đơn, tỉnh táo không còn sợ hãi cái bóng của chính nó. Những lần từ biệt cô trên đường trở về, thành phố những đêm run rẩy chờ đợi những đợt pháo kích bất thần giáng xuống. Những ngã tư đường chằng chịt những vòng kẽm gai. Có những khoảng đường phải xuống xe dẫn bộ. Đôi khi đi lầm vào một quãng đường cấm phải đi ngược trở lại. Trong bóng đêm nhợt nhạt của những ngọn đèn đường, nhìn thấy những mũi súng đen sâu thăm thẳm chứa đầy ngờ vực đe dọa. Nhìn thấy hết mọi nỗi bi thương, nếu chẳng may sinh ra mà không được gặp cô bạn, nếu chẳng may bị cô hất hủi, nói không, nói không thể yêu, không thể hiểu được tình yêu là gì. Nhiều lần tới nhà khi đã quá khuya, trong nhà đèn đã tắt, tất cả chắc đã yên ngủ từ lâu: Hoặc hết sức muốn gặp. Muốn nhìn thấy bóng dáng. Nghe tiếng chân di động. Tiếng lách cách mở cửa. Rồi tiếng nói, tiếng nói... Muốn liều lĩnh đập cửa ầm ầm. Bắt buộc cô hốt hoảng trở dậy, vội vã bật đèn, vội vã mở cửa. Bắt buộc cô phải nghe, phải nói, phải gật đầu ưng thuận, trong khi không có thì giờ để phân vân, cân nhắc...

Cõi Khác


Ngoài hai cái nhớ, một, nhớ câu thơ thần sầu, “đứng trước gió/lúc lắc cho thằng nhỏ thức giấc”, và, nhớ bản nhạc thần sầu, “người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao người”, Gấu còn tới hai kỷ niệm cũng thần sầu với nhà thơ Nobel Diệm ban, TDT.

Kỷ niệm thứ nhất, là vào cái lần thứ nhất ông bạn quí HPA từ Ðà Lạt về Sài Gòn sau những ngày học sư phạm, và có bài đầu tiên đăng trên Văn.
Như còn nhớ thì chưa 1 lần Gấu được nhìn thấy Ông Số 2 ghé Quán Chùa. Nhưng bạn ông, là nhà thơ Nobel Diệm ban, TDT, thì có đôi lần, vào những ngày Diệm mới ngỏm ít lâu, tờ Nghệ Thuật thì cũng mới ngỏm, cả đám quay qua viết cho tờ Văn, và tờ này bèn ra 1 ấn bản mới đặc biệt về phê bình văn học, và Gấu là người giới thiệu ông bạn quí với NDT, và qua NDT, ông viết cho Văn, một bài biên khảo, hay tiểu luận.
Và cái lần ở Quán Chùa đó, có NDT & HPA & GNV, và sau, TDT xà vô bàn.
Câu đầu tiên, ông phán, là, cái thằng chó chết nào viết cái bài…., tao đếch hiểu nó viết cái gì cả!
[Ðây là ngôn ngữ của Gấu. Ông nói lịch sự hơn, tất nhiên, nhưng thực chất thì cũng rứa, thì vẫn cái giọng “lúc lắc” trên!]

Khỏi cần nói thì bạn đọc cũng biết, cả ba đứa, ông bạn quí HPA, NDT người giới thiệu con gà nòi mới xuất hiện, và Gấu Cà Chớn, cả ba mặt mày sượng trân:
Biết nói gì đây!
Có thể, nhìn ba bộ mặt ngẩn tò te, ông nhà thơ lúc lắc chắc hiểu, và sau vài câu xã giao, chuồn qua bàn khác.
Kỷ niệm thứ nhì, có nhà văn nhớn Mai Thảo ngồi cùng bàn, và cùng chia sẻ.
Tham dự, đúng hơn.

Charles Simic, The Art of Poetry No. 90

Charles Simic, Nghệ thuật Thơ

Charles Simic sinh tại Belgrade, Yugoslavia, vào ngày 9 tháng Năm, 1938. Tuổi thơ của ông như thế làm sao không mang nặng dấu ấn của cuộc xâm lăng Nazi, và một số bài thơ mãnh liệt của ông là từ hồi ức những năm đó. Trong bài "Hai con chó", thí dụ, ông nhớ lại cảnh lính Ðức đi tuần hành qua nhà ông, vào năm 1944:

Ðất rung chuyển, chết tiếp diễn…
Một con chó chạy ra đường
Làm quẩn chân lính
Một cú đá làm nó bay bổng như có cánh
Ðúng thế, đúng như tôi phán thế
Ðêm xuống. Một con chó có cánh.

Ông già của Simic bị tó vài lần, và sau cùng bỏ chạy quê hương Yugoslavia vào năm 1944 qua Ý, ở đây, ông lại bị bỏ tù. Khi được thả vào lúc chấm dứt cuộc chiến ông bố trải qua 5 năm ở Trieste, và sau đó dời đi Mẽo; chỉ tái hợp với gia đình là vợ và hai con trai vào năm 1954.
Simic học tiểu học ở Belgrade. Bà mẹ, Helen, nhiều lần toan tính bỏ chạy Yugoslavia thời kỳ hậu chiến, và cùng với mấy đứa con, bị  nhà cầm quyền CS hỏi thăm sức khoẻ. Sau cùng họ có được thông hành vào năm 1953, và bèn lập tức chuồn qua Paris liền ngay tối hôm đó bằng xe lửa. Sau nhiều lần bị trì hoãn sau cùng họ có được nhập cảnh Mẽo, và xuống thuyến qua New York vào Tháng Tám 1954.

Lần chót ông “về” Belgrade?

1982. Tôi được học bổng Fulbright và trải qua mùa hè ở đó, đi đủ thứ nơi. Thú lắm, tuy nhiên tôi cảm thấy xa lạ hơn, so với chuyến 1972. Nhiều nhà văn, nhà trí thức, nhân sĩ vẫn giả đò như là VC thuận thành, hoặc ít lắm thì cũng Mạc xịt, thành ra có nhiều chuyện phải tránh hỏi hay phê. Tôi không được phán nhảm như mình vẫn thường, và cũng thấy mệt mất 1 thời gian. Sau đó, vào những năm Milosevic thì lại khác hẳn. Những báo chí lề trái mà tôi cộng tác, thì thật là tự do, và can trường hơn cả đồng nghiệp ở Tây Phương.

Ông thường không viết thẳng về những biến cố chính trị hoặc tai ương đặc biệt nào, nhưng rõ ràng là cuộc chiến vùng Balkans mà những viễn tượng lịch sử u ám của nó là nền của những bài thơ như “Ðọc lịch sử”, và “Ðế Quốc”, cả hai đóng vào lịch sử những năm đầu thập niên 1990

Ðúng như thế. “Ðọc Lịch Sử” được viết sau 1 trận nhậu tới chỉ và đọc cả một đống sách lịch sử Tầu và Ấn. Cứ vài trang là cái có 1 cú tàn độc, một cuộc đâm chém, chiến trận, cả ngàn người chết. "Ðế Quốc" là 1 bài thơ về bà ngoại của tôi, mất năm 1948 khi tôi 10 tuổi. Bà trông nom săn sóc tôi, từ khi còn nhỏ xíu, khi bố mẹ tôi phải đi làm. Bà thường nghe đám khùng điên lèm bèm trên la dô, những đấng như Hitler, Stalin, Mussolini… Bà biết vài ngôn ngữ, còn tôi thì chẳng hiểu gì cả, và bà rất bực vì những lời dối trá của đám này. "Có gì trật với thế giới", bà ưa hỏi mọi người. Quả là 1 câu hỏi thật bảnh. Tôi tới giờ mà cũng không tìm ra câu trả lời. Có quá nhiều cuộc chiến trong cuộc đời của tôi. Có quá nhiều chết chóc, chém giết. Tôi cũng không hiểu được, như bà ngoại của tôi. Cái sự dễ dàng, và ngạo mạn, và luôn cả cái khốn nạn "đường ra trận mùa này đẹp lắm", qua đó, bao nhiêu người được đưa đi gặp cái chết của họ, vẫn luôn luôn làm tôi ngạc nhiên. Cái sự sử dụng sát nhân để làm cho thế giới tốt đẹp hơn, thí dụ, là phổ thông ở trong giới trí thức Mẽo, như thể chưa từng có tiền lệ lịch sử. Tôi luôn nghĩ về những điều này


Như hầu hết các bài thơ của Adam Zagajewski, có lẽ bác dịch thơ của nhà thơ này là tới nhất (mặc dù tôi  không đủ năng lực tiếng Anh để kiểm chứng), khác với thơ dịch Simic, khó nuốt, (xin lỗi bác, đây chỉ là cảm nhận riêng mà thôi).
Ðộc giả TV

Thơ Simic trầm trọng hơn so với Zagajewki. Trong thơ Simic có cái quá khứ Mít. Có thể vì thế mà chúng ta thích đọc thơ Zagajewski hơn chăng?

Bài dưới đây mà chẳng trầm trọng sao?

Gấu cứ nghĩ đến 1 anh cu Gấu, của một thời vị lai, đang đọc sử Mít, và chứng kiến cái cảnh ông cụ của Gấu bị lịch sử cho đi mò tôm!


READING HISTORY

for Hans Magnus

At times, reading here
In the library,
I'm given a glimpse
Of those condemned to death
Centuries ago,
And of their executioners.
I see each pale face before me
The way a judge
Pronouncing a sentence would,
Marveling at the thought
That I do not exist yet. 

With eyes closed I can hear
The evening birds.
Soon they will be quiet
And the final night on earth
Will commence
In the fullness of its sorrow.

How vast, dark, and impenetrable
Are the early-morning skies
Of those led to their death
In a world from which I'm entirely absent,
Where I can still watch
Someone's slumped back,

Someone who is walking away from me
With his hands tied,
His graying head still on his shoulders,

Someone who
In what little remains of his life
Knows in some vague way about me,
And thinks of me as God,
As Devil.

Đọc Sử Ký

Gửi Hans Magnus

Đôi khi đọc ở đây
Tại thư viện
Tôi được đưa mắt nhìn
Những người bị kết án tử hình
Những thế kỷ đã qua
Và những đao phủ của họ
Tôi nhìn mỗi khuôn mặt nhợt nhạt
Cách ông tòa tuyên án
Lạ làm sao, là, tôi thấy mừng
Khi nghĩ rằng,
May quá, khi đó mình chưa ra đời! 

Với cặp mắt nhắm tít, tôi có thể nghe
Những con chim chiều tối
Chẳng mấy chốc, chúng sẽ mần thinh
Và đêm sau cùng trên trái đất
Sẽ bắt đầu
Trong trọn nỗi thống khổ của nó

Bao la, tối, không cách nào xuyên thủng,
Là những bầu trời sáng sớm
Của những con người bị dẫn tới cái chết của họ
Trong một thế giới mà tôi thì hoàn toàn vắng mặt
Từ cái chỗ của tôi, tôi vẫn có thể ngắm
Cái lưng lảo đảo,
Của một người nào đó,
Một người nào đó đang bước xa ra khỏi tôi
Với hai tay bị trói
Cái đầu xám của người đó thì vẫn còn trên hai vai 

Một người nào đó
Trong tí xíu thời gian còn lại của cuộc đời của mình
Biết, một cách mơ hồ về tôi
Và nghĩ về tôi, như là Thượng Đế
Như là Quỉ

EMPIRES

 My grandmother prophesied the end
Of your empires, O fools!
She was ironing. The radio was on.
The earth trembled beneath our feet. 

One of your heroes was giving a speech.
"Monster," she called him.
There were cheers and gun salutes for the monster.
"I could kill him with my bare hands,"
She announced to me. 

There was no need to. They were all
Going to the devil any day now
"Don't go blabbering about this to anyone."
She warned me.
And pulled my ear to make sure I understood. 

Charles Simic
 

Đế Quốc [Đỏ]

 Bà tôi tiên đoán ngày tàn của đế quốc [VC].
Ôi, lũ khùng, điên, vô lại, bất nhân…
Bà đang ủi đồ. Đài phát thanh thì đang ra rả, "Nối Vòng Tay Nhớn".
Mặt đất rung chuyển dưới chân chúng tôi. 

Một trong những anh hùng, Sáu Dân, đang diễn thuyết.
“Tên Quỉ Đỏ,” bà tôi la lên.
Có những tiếng vỗ tay, tiếng súng hoan hô chào mừng Sáu Dân.
"Ta có thể giết nó, bằng đôi tay trần của ta".
Bà tôi tuyên bố với thằng cháu của bà. 

Bà ui, đâu cần làm dzậy.
Tất cả bọn chúng thành Quỉ thành Ma thành Bọ liền tức thì mà Bà.
“Đừng có mà rỉ tai cho bất cứ ai nghe Tin Mừng đó!”
Bà tui cảnh cáo.
Và kéo tai tôi đến đỏ ửng, để tin chắc thằng cháu của bà đã hiểu.


 SHELL

At night the monks sang softly
and a gusting wind lifted spruce branches like wings.
I've never visited the ancient cities,
I've never been to Thebes
or Delphi, and I don't know
what the oracles once told travelers.
Snow filled the streets and canyons,
and crows in dark robes silently trailed the fox's footprints.
I believed in elusive signs,
in shadowed ruins, water snakes,
mountain springs, prophetic birds.
Linden trees bloomed like brides
but their fruit was small and bitter.
Wisdom can't be found
in music or fine paintings,
in great deeds, courage, even love,
but only in all these things,
in earth and air, in pain and silence.
A poem may hold the thunder's echo,
like a shell touched by Orpheus
as he fled. Time takes life away
and gives us memory, gold with flame,
black with embers.

Adam Zagajewski

Trái Phá

Ðêm, mấy tu sĩ hát nhè nhẹ,
và trận gió dữ nhấc cành như cánh.
Gấu chưa từng tham quan thành cổ,
chưa từng tới Thebes
hay Delphi, và Gấu không biết 
những sấm ngôn mà du khách đã từng nghe.
Tuyết phủ phố, hẻm
Và quạ, trong áo đen,
lặng lẽ mò theo những vết chân của chồn.
Gấu tin vào những dấu hiệu lẩn tránh
ở trong những điêu tàn âm u, rắn nước,
mùa xuân ở miền núi, những con chim tiên tri.
Cây linden nở rộ như cô dâu,
nhưng trái mới nhỏ và đắng làm sao.
Trái khôn không thể kiếm thấy
ở trong âm nhạc, hay tranh đẹp,
hành động lớn, sự can đảm,
ngay cả tình yêu thì cũng đừng hòng,
nhưng chỉ ở trong tất cả những sự vật
ở trên mặt đất, trong không khí, trong đau khổ, và im lặng.
Một bài thơ có thể cầm giữ được tiếng dội của sấm,
Như trái phá đụng Orpheus,
khi anh ta bỏ chạy. Thời gian lấy đi cuộc đời
và cho chúng ta hồi nhớ, vàng với lửa,
đen với than hồng.



Louis de Bernières. Tác giả Captain Corelli's Mandolin, 1994, tiểu thuyết.

Trên số Ðiểm Sách Văn Học Á Châu, Asia Literary Review Mùa Thu 2010, đặc biệt về Khờ Me Ðỏ, có hai bài thơ thật tuyệt của ông, viết giùm cho GNV, gửi BHD!

Poetry

Louis de Bernieres

Two poems written after arriving in Hong Kong on the author's first visit; March 2010

 The Man Who Travelled the World

He travelled the world, restless as rain.
There was no continent unexplored,
Scarcely a city unworthy of days, a night, a week.
In all these places he searched for her face
In the streets, in the parks, in the lanes,
Always pausing to look, listening out
For the voice he'd never heard yet, yet
Always knew he would know.

So many lovers, so many encounters,
So many years, so many lands.
Now he sits by the window, a cat in his lap,

An ancient man far off from the place of his birth.
And inside that loosening frame of bones
Beats the same heart as the heart that
Beat in the young boy who knew she was there,
And set off to travel the world.   

He thinks of the children he never had,
The ordinary things foregone,
The perverseness of such an exhausting,
Such an impossible search;
A whole life squandered on dreams.
It begins to rain; he puts on his glasses
Looks through the window, watches the girls
Step by, avoiding the puddles, protecting
Their hair with their magazines.
He fondles the ears of the cat,
This ancient man far off from the place of his birth,
Still looking, still in fief to the same unsatisfied heart
As the heart that beat in the young boy 

Who knew she was there, and
Set off to travel the world. 

Người đàn ông du lịch thế giới

Anh ta du lịch thế giới, không ngừng nghỉ, như mưa.
Không có đại lục nào mà không khám phá,
Không thành phố nào không xứng
vài ngày, một đêm, một tuần.
Trong mọi chỗ, anh ta tìm kiếm khuôn mặt nàng
Ở phố, công viên, đường nhỏ.
Luôn ngưng lại để nhìn, để nghe ra
Một giọng nói mà anh ta chưa từng được nghe, chưa, chưa.
Anh luôn biết có.

Bao nhiêu người yêu, bao nhiêu gặp gỡ
Bao nhiêu năm, bao nhiêu phong thổ.
Bây giờ anh ta ngồi bên cửa sổ, một con mèo trên đùi.

Một người đàn ông cũ kỹ, ở xa ơi là xa, nơi anh ra đời
Trong bộ xương già lỏng leo sắp rụng ra từng mảnh
Thì cũng vẫn tiếng đập trái tim ngày nào khi còn là 1 cậu bé
Nó biết có nàng ở ngoài đó
Và bèn lên đường viễn du thế giới.

Anh ta nghĩ đến những đứa trẻ anh ta chưa từng có
Những điều bình thường đã qua đi
Và cái sự khư khư cố giữ đến miệt mài
Cuộc tìm kiếm vô vọng, bất khả:
Trọn một đời biếu không cho những giấc mộng.
Trời bắt đầu mưa. Anh già giương lên cặp kính
Nhìn qua cửa sổ, ngắm những cô gái
Đi qua, tránh những vũng nước. Che đầu
Bằng những tờ báo
Anh già mân mê tai con mèo
Anh già cũ kỹ ở xa ơi là xa nơi ra đời
Vẫn tìm.
Vẫn là chủ nhân của mảnh đất được phong tặng,
Thì cũng vẫn trái tim chẳng hài lòng.
Vẫn trái tim đập trong ngực
Thằng cu Gấu nhà quê Bắc Kít ngày nào.

Nó biết chắc, nàng có đó,
và lên đường viễn du thế giới. 

Put Out the Light 

Close the shutters,
Put out the light,
Place one candle on the shelf
See, we are young again;
Our malformations, all life's
Etchings in our flesh are gone,
Are evened out, engoldened,
Softened by shadow.
Your hair smells sweet, your
Head in the crook of my arm, your
Hand on my chest.
We will lie like this til the candle dies,
And then, in the dark, lie face to face.
They'll glitter like moonlight on water,
Our old, experienced eyes.

Ðèn đi chỗ khác chơi

Ðóng rèm,
Nghỉ chơi với đèn,
Ðể một ngọn cầy lên giá
Thấy chưa, anh mí em lại trẻ như ngày nào.
Những lệch lạc, xiên xẹo,
Vết a xít trong thịt của cả đời
đều đi chỗ khác chơi.
Coi như không,
Biến thành vàng,

Mịn màng dưới ánh mờ.
Tóc em ngọt như mật
Ðầu em trong vòng tay anh
Tay em trên ngực anh.
Chúng ta nằm cho đến khi ngọn cầy chết,
Và rồi, trong bóng tối,
Nằm, mặt nhìn mặt,

Chúng long lanh như ánh trăng trên mặt hồ,
Những con mắt già, đ
ầy kinh nghiệm.

ASIA LITERARY REVIEW Mùa Thu 2010.

**

Thú thực Gấu chưa hề biết đến ông này. Cái phim, thì biết, nhưng cũng chưa coi, mà giả như coi, chắc cũng chẳng để ý đến, từ tác phẩm của ông.
Và lần đầu tiên thấy tên ông, là qua bài viết của tay Prospero, về Vợ Cọp.
Một chuyên gia bậc thầy về nghệ thuật xoa đầu người khác, cùng nghề với Thầy Cuốc, nhưng bảnh hơn nhiều.

Thế là được ngày đẹp trời, bèn xuống phố, bèn vô tiệm sách cũ, vơ mấy cuốn của ông.
Hai cuốn sau đây, Gấu mua, chỉ vì đọc đề tặng và đề từ. Chúng làm Gấu nhớ tới.... của Gấu:

Va, petit livre, et choisis ton monde.
Topffer 

Hãy lên đường, cuốn sách nhỏ bé, và chọn lựa cái thế giới của mày.
Những ngày ở Sài Gòn
 

This book [Notwithstanding] is dedicated to my children, Robin and Sophie.
May they take their village with them wherever they go.
Và bài thơ mở ra cuốn sách:

Wilderness

There is a wilderness where once I lived
Whose every inch I knew and loved.
I roamed there as a dreaming boy
I walked there still, remembering,
As I grew up beyond a man.

Sweet little in that wilderness I knew
Of God's indifference and of lovers' pain.
Too young to suffer, I remember
Longer summers, deeper slumbers,
Better laughter, warmer rain.

A Partisan’s Daughter, đề từ:
“Le mariage bourgeois a mis notre pays en pantoufles,
et bientôt aux portes de la mort.”
Albert Camus, La Chute 

Notwithstanding còn cái tiểu tít, những truyện ngắn từ 1 làng Anh, stories from an English village.

Ðọc lời đề tặng, nhớ câu của Gấu, cũng đồ đi chôm, và nhớ câu của Anatole France, “Hãy ngủ đi mấy đứa nhỏ, sáng mai ông cháu mình lên đường”.

Ðọc bài thơ, thì lại nhớ tuổi thơ của Gấu ở cái làng ven sông Hồng, sau được về Hà Nội học, và sau đó, đi khắp thế giới, quá một thằng đàn ông!

Hoang Dại

Có một hoang dại mà có thời Gấu đã sống
Nơi mà từng cục gạch từng hột cơm Gấu biết và yêu
Gấu lang thang như một thằng bé mơ mộng
Trước khi thực tế bắt đầu;
Gấu vẫn bước ở đó, và nhớ,
Khi Gấu lớn lên, quá thằng đàn ông.

Tí tí ngọt trong hoang dại Gấu ngộ ra được
về cái sự dửng dưng của Ông Giời
và nỗi đau của những người yêu nhau.
Quá trẻ để mà đau đớn, Gấu nhớ lại
Những hè dài, những giấc ngủ sâu
Tiếng cười ngon hơn, mưa ấm hơn. 

Nhưng, phải đọc cái bản thú tội của tác giả, ở cuối cuốn sách thì mới thấm: cái gọi là làng quê thiên đường Hồng Mao của ông, và nói rộng ra, cả cái xứ Hồng Mao, sự thực, là một nhà thương điên lớn.

TV post bài viết ở sau cuốn sách, và rảng rang, sẽ dịch hầu độc giả, trong có anh cu Gấu, vì cũng là 1 cách viết về cái làng ven sông Hồng của nó.

NOTWITHSTANDING: AFTERWORD

I was at a salon du livre in Pau a few years ago, when I met a French artist called Jacques. He told me that he adored Britain, because it was so exotic. I was dumbfounded and asked him what he meant. He replied that if he went to Germany, or France, or Belgium, or Holland, they all seemed the same. But 'La Grande Bretagne, c'est un asile immense.' On reflection I realized that I had set so many of my novels and stories abroad, because custom had prevented me from seeing how exotic my own country is. Britain really is an immense lunatic asylum. That is one of the things that distinguishes us among the nations. We have a very flexible conception of normality. We are rigid and formal in some ways, but we believe in the right to eccentricity, as long as the eccentricities are large enough. We are not so tolerant of small ones. Woe betide you if you hold your knife incorrectly, but good luck to you if you wear a loincloth and live up a tree.

 Cái xứ Bắc Kít đúng là 1 nhà thương điên lớn. Ðó là điều phân biệt nó với những quốc gia khác!

Ui chao, tại làm sao mà chưa có 1 tên Bắc Kít nào nhận ra điều này? 

Thơ mỗi ngày

Thấy mấy ông bà mafia Do Thái không, họ đưa những là Isaac Bashevis Singer thiên tài, Imre Kertész thiên tài, Elfriede Jelinek thiên tài lên. Toàn là những người Do Thái khắp nơi trên thế giới của họ được kênh lên….

Lê Thị Huệ, Gió O

V/v Isaac Bashevis Singer thiên tài, Nobel văn chương được mafia Do Thái ban cho.

Gấu nghi là bà Huệ có đọc một hai bài viết nào đó, về vụ này. Trên TV có giới thiệu bài của Milosz, viết về Chaim Grade, theo ông, bảnh hơn Singer, đáng được Nobel hơn.

TV tóm tắt ở đây, và, thừa cơ tán phó mát thêm, về trường hợp nhà thơ TDT và giải thưởng Thơ của tông tông Diệm. Cũng 1 giai thoại trong chốn võ lâm. Và cái vụ chỉ còn vài ngày thì mất nước mà nhà thơ TTT đăng đàn đi 1 đường vinh danh Vũ Hoàng Chương, có thể có tí liên can. (1)

Cái vụ phát Nobel văn chương cho IBS gây một trường tán loạn trong giới Do Thái nói tiếng Yiddish ở New York. Grade xứng đáng hơn, nếu nói về nền tảng. Ở Mẽo, tốt nhất là đến từ Wilno, tệ là từ Warsaw, quá tệ, từ Galicia. Theo ý kiến của đa số trong trường đấu đá này, Grade bảnh hơn Singer, nhưng lại ít được dịch dọt qua tiếng Anh, đó là lý do Viện Hàn Lâm Thụy Ðiển không với tới Grade. Theo đa số này, Singer vớ được giải bằng lối cửa hậu. Quá bị ánh ảnh bởi sex, ông ta tạo dựng một thế giới Do Thái Ba Lan của riêng ông ta, chẳng có gì chung với thực tại sex, nghĩa là kỳ quái, đầy những “ngoại hứng”, những ma tình, ma nữ, yêu nữ…  như thể đó là thực tại hàng ngày ở khu vực Do Thái trong những thành phố. Grade là nhà văn thứ thực, trung thực với thực tại mà ông miêu tả, và ông xứng đáng được Nobel văn chương.
Source


Lê Thị Huệ: Trong đám đông túm lấy một người, thú thật với nhà thơ, phải vất vả lắm tôi mới tìm ra được một nhà thơ trong nhóm Thơ Tân Hình Thức mà tôi "đọc được". Ai đó có quyền bắn ná vào người tôi, nhưng tôi phải nói là tôi có "cố gắng" thưởng thức Thơ Tân Hình Thức. Chính vì sự "cố" này nó làm phiền tôi. Tôi chỉ là một người đọc. Đừng tin tôi. Bây giờ trở lại điều muốn thưa chuyện với nhà thơ, là hãy cho tôi biết, điều gì đã khiến cho bạn dấn thân vào khuynh hướng thơ Tân Hình Thức?

đài sử: tôi tự hỏi mình. tại sao làm thơ.  câu hỏi dội ngược.
chị “túm” ngay được tôi trong một nhóm có gần 100 người coi bộ tôi kém may mắn. hay cũng có thể tôi less tht nên chị “đọc được”. suy tưởng về việc chị thưởng thức thơ tht. tôi thấy mình có lỗi vì đã làm thơ kiểu này.
mà chị này thơ tôi làm là tht hả?
chắc có lẽ thơ tht ít người làm. gởi thơ tht khả năng được ông Khế Iêm chọn post cao hơn làm những loại thơ khác. (cười)

Gió O

Theo GNV, hoặc với riêng GNV, thơ Ðài Sử không phải thơ Tân Hình Thức, và giả như nhà thơ từ bỏ cái trò tân hình thức với cái kiểu "đót, đót" loạn cả lên, chắc chắn thơ dễ đọc hơn nhiều, và từ dó, dễ thấm hơn.
Nhưng biết đâu, sau những thử nghiệm như thế, thơ Việt đổi đi chăng?

Chứng cớ: Bài thơ sau đây, đâu phải THT? 

Tháng Mấy

            gửi một người không quen…

Tháng Mấy rồi, Em có biết?
tấm lịch sắp đi vào ngõ cụt
ngày không còn dông dài nói chuyện cũ
hàng cây thưa lá cho nắng và gió tự do bông đùa
chiếc xe em về đậu mỗi chiều
con đường dầy thêm với lá
rung rúc còi tàu không tìm được sân ga
những ngôi nhà nhả khói
và đêm về thắp đèn
Tháng Mấy rồi, Em có biết?
chạy luống cuống những buổi sáng muộn
ngày se lạnh no tròn hạt sương sớm
đọng trên mái tóc
nụ hôn sâu trong đêm
những đổ vỡ chảy dài theo cuốn lịch
mất tích
Tháng Mấy rồi, Em có biết?
con sông ngưng chảy
nheo mắt qua những xa lộ
nhịp thở chậm

Rồi buổi chiều cuối năm sẽ đến
ai bấm chuông cửa vào giữa đêm
tuyết chắc chắn sẽ rơi
và trời sẽ lạnh vô cùng

Tháng Mấy rồi sẽ qua

Vẫn còn một người đợi em

Đài Sử

Source

Thơ Ðài Sử, vẫn theo tôi, là thơ, ở chất trí tuệ của nó. Phần tình cảm, nếu lộ ra, thì cũng ăn theo vóc dáng trí tuệ, khác hẳn thứ thơ vãi linh hồn của đa số nhà thơ Mít, và luôn cả, đa số những nhà văn, nhà phê bình, cứ động đến chữ là vãi ra rồi.

Ðây là 1 vấn đề nghiêm trọng. Mô phỏng Kundera, nhà thơ và tên đao phủ cùng ngự trị cõi văn thơ của xứ Mít!

Trong Mặt Trời Vẫn Mọc, ngay ở đoạn mở ra câu chuyện,  tay võ sĩ gốc Do Thái  tính bỏ vợ, để giang hồ, và viết văn, bị cả vợ lẫn nhân vật kể chuyện [anh chàng mất chim do chiến tranh], chửi. Anh mất chim thì giải thích, mi đi đâu với cái đầu như thế, thì cũng vẫn không thể viết gì được. Còn bà vợ thì khuyên, đừng vãi nước mắt, mỗi lần làm tình, vì anh chỉ lo vãi như thế, thì còn đâu đủ lý trí, bình tĩnh mà viết văn, làm thơ?

Liệu đó cũng là thất bại của văn thơ Mít?

Sau cuộc chiến, đếch anh Mít nào còn chim?

Mỗi lần tính làm văn làm thơ là... vãi?

Thơ, sở dĩ đến già Gấu mới ngộ ra, 1 phần vì Gấu chưa từng “cố gắng” đọc nó. Hồi còn trẻ, đọc nó không được, là thôi, không cố gắng. Cũng trong cách đó, Gấu đọc THT, thấy không được, là không đọc. Và cái cách Gấu đọc thơ Ðài Sử: bỏ hết dấu “đót”, rồi mới bắt đầu đọc. Gấu đọc thơ của ông vua tán gái, “bạn Gấu”, cũng vậy, bỏ hết “xì lát”, rồi mới đọc.