*

 




*

Nguyễn Chí Thanh

*

Trong Hồi Ký, tướng Mẽo Westmoreland viết, Nguyễn Chí Thanh chết vì B52. Tuy nhiên, nữ sử gia Liên Hằng cho rằng, NCT bị đầu độc, trong 1 bữa ăn với tướng Giáp.

Tuyển tập Truyện Ngắn của Hoàng Hải Thủy, Nhà VĂN xuất bản năm 1970, gồn 3 truyện: Mợ Chó, Canh Bạc Tất và Lời Hưá. Trong ảnh: H2T năm 1974.

Tuyển tập truyện ngắn Hoàng Hải Thủy, “VĂN” xuất bản, 1970, gồm 3 truyện: Mợ Chó, Canh Bạc Tết Lời Hứa.

Note: Bức hình tướng VC, NCT, là từ Blog HHT.
Ông có viết về ông anh rể của Gấu, là Nguyễn Hoạt.
Có tí sai.
Cái nhà ở TMG [gần Cổng Xe Lửa số 6], là từ cái nhà đầu tiên vô Sài Gòn, mua, ở Chợ Vườn Chuối. Bà vợ ông NH, bà chị họ của Gấu, có cái sạp bán bún chả ở Chợ Vườn Chuối. Sau bán cái nhà, tậu cái mới ở TMG, tiếp tục bán bún chả, nhưng ở chợ TMG.
Ông NH làm quân sư cho tướng Thi chẳng giúp gì cho vợ cả. Suốt đời ông như vậy.

Bởi thế mà có lần ông làm thơ tạ vợ:
Vì anh sức yếu phận hèn
Cho nên em phải bon chen việc đời

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

có những thằng già làm mình hận kinh, rình mãi xem Vila-Matas có bao giờ viết kém đi không ròng rã bao năm trời
mà vẫn chưa tóm được lần nào, nhục thế, đề tài vớ vẩn thế này mà vẫn viết hay được chả còn quyển về Bob Dylan nữa
quyển này tôi đọc cách đây mấy năm, đang đọc dở ở quán cà phê ngước mắt nhìn sang thì ôi thôi thấy chị Phan Thị Vàng Anh đang dòm mình lom lom
rồi chị đi về, ngang mình hỏi định dịch quyển này đấy à, mình biết là mỉa mình nhưng mình chả giận

NL FB

Vila-Maltas, viết kém đi?
Có đấy, khi không “trúng tủ”, của ông.
Lisbon chẳng hạn.

 

le quartier littéraire de Lisbonne 

Ôi chao giá như viết nổi như dòng như trên đây. Về Sài Gòn
Phải nhìn Sài gòn vào đúng thời gian của một tiếng nấc! Rồi cứ thế mà nức nở. Mà nước mắt ngắn, nước mắt dài.
Bởi vì, cho dù chỉ nhìn nó lần đầu, bạn vưỡn có cảm tưởng đã sống hết những cuộc tình thê lương của mình ở đó.
Ôi ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới.
Bởi vì bạn phải ở Sài Gòn rồi, sau đó mới đến Sài Gòn, lần đầu.

Góc văn của Lisbonne


«Mais suis-je celui qui vit ici, / qui est retourné ici / qui y est retourné, retourné / et qui y retourne encore?», se demandait l'employé de bureau Bernardo Soares qui, comme M. Pessoa, ne quittait jamais Lisbonne et donc n'y retournait jamais...
Nhưng tôi là ai, phải chăng là kẻ sống ở đây, ở Sài Gòn/ Kẻ trở về đây/ Trở về, trở về/ Và còn trở về?
Tôi là kẻ chẳng bao giờ rời Sài Gòn, như tay nhạc sĩ họ Trịnh kia, nên chẳng bao giờ trở về.
J'y étais déjà venu avant d'y être jamais allé.
Tôi là kẻ đã từng tới Sài Gòn, trước khi chưa từng tới đó.
*
Góc văn của Sài Gòn, như của Lisbonne, là Quán Chùa.
Cũng có con đường Tự Do, thay vì Rua da Prata, nhưng, bởi vì thiếu một góc biển của Lisbonne, cho nên cuối đường là bến tầu, với lòng mình phơi trên kè đá, với những ống khói tầu mệt lả, và ném mẩu thuốc cuối cùng xuống lòng sông, là ném cả hy vọng, cùng cuộc đời trôi theo, cùng muôn trùng những chuyến vượt biển, theo ngón tay trỏ của pho tượng Đức Thánh Trần.
*
Ôi chao, nhớ ơi là nhớ, góc quán, góc bàn, những cây me bên ngoài, khúc đường này là cuối con đường Gia Long, đầu kia, là Ngã Sáu Sài Gòn....
*
...vivre à Lisbonne comme s'il était une allumette froide tandis que les maisons de ceux qui l'avaient aimé tremblaient à travers ses larmes:

Sống ở Lisbonne như thể nó là một cây diêm lạnh giá, trong khi những căn nhà của những con người yêu thương nó run rẩy qua những dòng nước mắt.
Ôi chao đúng cái cảnh Gấu chạy theo em mà nước mưa, nước mắt, nước mũi chảy ràn rụa.

Parce que, même si c'est la première fois qu'on la voir, on a l'impression d'y avoir déjà vécu toutes sortes d'amours tronquées, d'illusions perdues et de suicides exemplaires.
Bởi là vì, ngay cả khi, lần đầu tiên bạn nhìn thấy Sài Gòn, bạn có cảm tưởng đã sống, ở trong đó, tất cả những cuộc tình cụt ngủn, những ảo tưởng mất đi, và những cú tự làm thịt mình đáng làm gương cho hậu thế.


*

Thời gian đọc Simenon, là khi Gấu mới ra trường Quốc Gia Bưu Điện, chuyên viên vô tuyến điện, AT [agent technique], nhiệm sở, Trung Tâm Cơ Xuởng VTD quốc nội, số 11 Phan Đình Phùng, phòng Réception, chuyên sửa chữa máy móc từ các đài địa phương gửi về, lâu lâu làm chuyến đi xa, tới 1 đài địa phương, sửa máy tại chỗ, khi không thể chuyển về Sài Gòn. Gấu đã viết 1 tí về chuyện này, trong Mộ Tuyết. Mỗi chuyến đi xa rời thành phố như thế, là phải có 1 cuốn Simenon đem theo. Lạ, là những lần đi Đà Lạt, khi BHD nghỉ hè ở trên đó, thì lại là 1 cuốn của Faulkner, đến bây giờ cũng chẳng hiểu tại sao lại có sự phân biệt đối xử như thế!

*

Số báo này có quá nhiều bài tuyệt cú mèo. Bài về Giáo Đường, của Faulkner, khui ra một chi tiết thật thú vị: Cuốn Pas d'Orchidées pour Miss Blandish (1938) của J.H. Chase, đã từng được Hoàng Hải Thuỷ phóng tác thành Trong vòng tay du đãng, là từ Giáo Đuờng bước thẳng qua. Cái từ tiểu thuyết đen, roman noir, của Tây không thể nào dịch qua tiếng Mẽo, vì sẽ bị lầm, "đen là da đen", nhưng có một từ thật là bảnh thế nó, đó là "hard boiled", dur à cure, khó nấu cho sôi, cho chín. Cha đẻ của từ này, là Raymond Chandler, cũng một hoàng đế tiểu thuyết đen!
Bài viết về Chandler của nữ hoàng trinh thám Mẽo, Patricia Highsmith cũng tuyệt. Rồi bài trả lời phỏng vấn của Simenon, trong đó, ông phán, số 1 thế kỷ 19 là Gogol, số 1 thế kỷ 20 là Faulkner, và cho biết, cứ mỗi lần viết xong một cuốn tiểu thuyết là mất mẹ nó hơn 5 kí lô, và gần một tháng ăn trả bữa mới bù lại được! (1)
Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

*

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

*

*

Khí hậu ẩm ướt trong thế giới tiểu thuyết NDT

Những ngày sau này, kể từ ngày quán cà phê La Pagode phải đóng cửa để sửa chữa, chỗ gặp mặt dễ dàng và quen thuộc của một số bạn bè quen thuộc không còn nữa. Cũng không còn trông thấy một bóng dáng gầy ốm, gầy ốm đến nỗi không thể gầy ốm hơn được nữa, lọt thỏm trong chiếc ghế bành thấp và rộng…

Như thế, khi Gấu quen NDT, Quán Chùa vẫn còn những chiếc ghế bành thấp và rộng, tường nhà hàng, những bệ bê tông thấp, bạn đang đi trên hè đường, nhảy 1 phát, là vô bên trong, và nếu như thế, thì vụ sửa chữa, là để biến nhà hàng thành 1 nơi an toàn hơn, sau cú VC đặt mìn nhà hàng nổi Mỹ Cảnh.

Sau cú đó, ông trưởng đài liên lạc VTD thoại quốc tế, tọa lạc trên tầng lầu trên cùng, tòa building số 5 Phan Đình Phùng SGN đề nghị ông Tổng giám đốc Bưu Điện, cũng là 1 trong những ông thầy của Gấu, khi học trường Quốc Gia Bưu Điện, chuyển đám Mẽo đi nơi khác. Một trung tâm dành cho lính Mẽo nói chuyện với gia đình được thành lập - Gấu nhớ, tên gồm hai chữ IH [?], tại đường Nguyễn Huệ - và Trung Tâm Báo Chí, Press Center, ở đâu khu rạp REX, dành cho đám ký giả. Trước, tất cả đều lên Đài VTD để thực hiện những cú gọi.




Khí hậu ẩm ướt trong thế giới tiểu thuyết NDT

Những ngày sau này, kể từ ngày quán cà phê La Pagode phải đóng cửa để sửa chữa, chỗ gặp mặt dễ dàng và quen thuộc của một số bạn bè quen thuộc không còn nữa. Cũng không còn trông thấy một bóng dáng gầy ốm, gầy ốm đến nỗi không thể gầy ốm hơn được nữa, lọt thỏm trong chiếc ghế bành thấp và rộng…

Như thế, khi Gấu quen NDT, Quán Chùa vẫn còn những chiếc ghế bành thấp và rộng, tường nhà hàng, những bệ bê tông thấp, bạn đang đi trên hè đường, nhảy 1 phát, là vô bên trong, và nếu như thế, thì vụ sửa chữa, là để biến nhà hàng thành 1 nơi an toàn hơn, sau cú VC đặt mìn nhà hàng nổi Mỹ Cảnh.

Sau cú đó, ông trưởng đài liên lạc VTD thoại quốc tế, tọa lạc trên tầng lầu trên cùng, tòa building số 5 Phan Đình Phùng SGN đề nghị ông Tổng giám đốc Bưu Điện, cũng là 1 trong những ông thầy của Gấu, khi học trường Quốc Gia Bưu Điện, chuyển đám Mẽo đi nơi khác. Một trung tâm dành cho lính Mẽo nói chuyện với gia đình được thành lập - Gấu nhớ, tên gồm hai chữ IH [?], tại đường Nguyễn Huệ - và Trung Tâm Báo Chí, Press Center, ở đâu khu rạp REX, dành cho đám ký giả. Trước, tất cả đều lên Đài VTD để thực hiện những cú gọi.

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu


Thụy Vũ

“Buồn Ơi Chào Mi”

sagan

Có cái nhí nhảnh vô tư của tuổi trẻ ở trong đó.

Tôi chẳng bao giờ muốn viết chuyện đời mình. Trước tiên, nó liên quan tới nhiều người mà may mắn làm sao, đều còn sống, ngoài ra, trí nhớ của tôi thật là phiền, cứ mất tiêu năm năm ở khúc này, năm năm ở khúc khác. Tôi chẳng bao giờ đọc lại sách của mình, trừ cuốn Trong Một Tháng Trong Một Năm. Đọc trên máy bay. Không tệ, theo tôi. Nhưng từ đó, là thôi. Còn biết bao cuốn, của người khác. Ngu gì mất thì giờ đọc lại sách của mình!

Sagan [The Paris Review]

Trong nhiều năm sau khi quyển sách này được xuất bản, dường như tôi đã hì hục viết một BẾP LỬA khác. Mỗi lần sửa lỗi ấn loát để cho tái bản, tôi đều muốn viết lại nó. Kể cả bây giờ, sau mười bẩy năm.
Thanh Tâm Tuyền. 

Độc giả chọn Les Mots, trong khi Sartre giữ lại Nhận Định, Saint Genet, Phê bình lý trí biện chứng... luôn cả Buồn Nôn. 

Borges gán những phát giác thần kỳ văn chương của ông cho những tác giả khác, và thú nhận sự thất bại không thể nào bắt chước Kafka [hì hục một cách vô ích, là Kafka: sa vaine tentative d'être Kafka]. 

Nabokov mê nhất Lolita, nhưng hơi buồn, vì thiên hạ chẳng còn ai dám đặt tên cho con gái của họ là Lolita nữa.
 

BONJOUR TRISTESSE BY FRANCOISE SAGAN 

After the grim work of the Second World War and the hard work of the post-war reconstruction, Bonjour Tristesse burst onto the French literary scene like a carnival. It announced what seemed like a new species, youth, la jeunesse, who had but one message: have fun with us or be gone; stay up all night at a jazz club or never come out with us again; don't talk to us about marriage and other boring conventions; let's smoke and be idle instead; forget the future who's the new lover? As for the tristesse of the title, it was an excuse for a really good pout.

YANN MARTEL 

Sau một ‘cần lao’ khốc liệt thời Đệ Nhị Chiến và một ‘cần lao’ cật lực tái xây dựng thời hậu chiến, Buồn Ơi Chào Mi nổ ra như một trái bom trên nền trời văn học Pháp và cùng với nó, là một ngày hội. Nó thông báo sự ra đời của một chủng loại mới, tuổi trẻ, la zơn nét, la jeunesse, thứ sinh vật mới mẻ này có một thông điệp, và chỉ một mà thôi: hãy vui chơi với tụi tớ, nếu không, biến đi cho được việc; nhẩy nhót suốt đêm tại một vũ trường jazz, nếu không, đừng bao giờ rủ tụi này đi chơi; đừng nói với tụi này về hôn nhân, về ba lẩm cẩm khác, hãy hít đến mụ cả người ra, hãy vờ tương lai – ai là thằng bồ mới của mi?

Và cái từ buồn ở trong cái tít quả đúng là một cái trề môi, 'thôi bỏ đi tám'!

Ui chao, đám jơn nét VC ở trong nước, con cháu của những đại gia Bắc Bộ Phủ, hay HNV [Hội Nhà Văn], hay HNT [Hội Nhà Thổ], quả đã xử sự đúng như vậy, nhưng ở trong tim trong gan trong hồn trong não của chúng, có một nỗi buồn, đúng hơn, một 'ô nhục': thắng trận!

Một ông sĩ quan VNCH như một THT, làm sao có được nỗi ô nhục ‘bảnh’ như thế?

*

“Bonjour Tristesse” sort en librairies quand tombe Diên Biên Phu. C’est une victoire.
“Buồn Ơi Chào Mi” ra nhà sách trong lúc Điện Biên Phủ rớt vô tay VC

Tây Đặc Một Thời







*


*

*

Notes on a voice: Le Carré

TYPICAL SENTENCE

It takes three (two short, one long) to show his measured fury. "'This is a war,' Leamas replied. 'It’s graphic and unpleasant because it is fought on a tiny scale at close range; fought with a wastage of innocent life sometimes, I admit. But it’s nothing, nothing at all besides other wars—the last or the next.'" ("The Spy Who Came in from the Cold")

Câu văn thần sầu

Phải ba (hai ngắn, một dài), để chỉ ra, cơn cuồng nộ cố dằn lại của ông. “Đây là một cuộc chiến,” Leamas trả lời. “Nó có tính đồ thị, minh họa, và làm khó chịu, bởi là vì xẩy ra trong 1 phạm vi hẹp, và ngay trong tầm tay; đôi khi làm phí những mạng người vô tội, tôi đồng ý. Nhưng bõ bèn gì, bên cạnh những cuộc chiến khác – cái vừa qua, hay cái sắp tới.” ("Tên điệp viên về từ miền lạnh”)
*
Với Gấu Cà Chớn, câu văn thần sầu của Gấu mà nhờ le Carré mới viết được - vắt qua hai cuộc đời, một đã qua cùng cuộc chiến đã qua, và một sắp tới, cùng cuộc chiến hội nhập sắp tới - là câu văn mà, chỉ 1 khi Gấu được Cao Uỷ Tị Nạn cho xe tới rước, sau hai tháng tù vì tội nhập vô Thái Lan bất hợp pháp, tại nhà tù quốc tế Bangkok, và sau đó đưa vô Trại Phanat Nikhom - chỉ tới khi đó, mới viết được khúc đuôi của nó:
"Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể." (1)

Note: "Đáng kể", “kể”, kể ra, viết ra...


Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

*

Một “Nguyễn Thị Hoàng” Nhật. Sau đi tu

(1)

*

&

Comment êtes-vous devenue écrivain?

Je me suis mariée très jeune, à 20 ans. C'etait en 1942. J'ai suivi mon mari à Pekin, où il enseignait. A notre retour au Japon après la guerre, je suis tombée amoureuse de l'un de ses étudiants, puis d'un écrivain marié. La vie littéraire me fascinait. J'ai divorcé en 1950. La place de la femme dans la société japonaise de l'époque ne me laissait pas d'autre choix que de laisser ma famille derriére moi pour pouvoir me consacrer à l'ecriture.

Vos premiers romans ont fait scandale. Pourquoi ?

Mon premier livre, Kashin [« Pistil», non traduit], paru en 1958, abordait le sujet du plaisir et de l'adultère au feminin. Cela m'a valu d'être qualifiée de « romancière pornographique » par le critique le plus en vue de l'époque. Il s'est ensuivi plusieurs années d'ostracisme dans un monde littéraire dominé par les hommes. Mon roman La Fin de l'été, paru en 1963, a lui aussi fait scandale, parce qu'il racontait la relation à trois que j'avais vécue, ou plutôt à quatre : ma liaison avec un étudiant plus jeune que moi et, simultanement, avec un homme marié. Ces livres n'ont plus rien de choquant aujourd'hui, mais, dans les années 1960, il n'était pas facile pour une Japonaise de s'exprimer librement. De fait, j'ai commence à écrire des biographies de femmes célèbres, parce que ces textes étaient plus facilement acceptés que les récits de ma propre vie !

Bà thành nhà văn như thế nào?

Tôi lấy chồng khi còn trẻ, vào lúc 20 tuổi. Vào năm 1942 tôi theo chồng qua Bắc Kinh, nơi ông dạy học. Khi trở về Nhật, sau chiến tranh, tôi mê một trong những sinh viên của chồng, rồi mê 1 ông đã có vợ. Cuộc sống văn nghệ làm tôi mê mẩn. Tôi ly dị chồng vào năm 1950. Vị trí người phụ nữ trong xã hội Nhật không cho tôi một chọn lựa nào  khác, là bỏ lại gia đình ở đằng sau, để lao vào văn chương.

Những cuốn đầu tay của bà gây xì căng đan, tại sao?

Cuốn đầu tay của tôi, ra mắt năm 1958, đề cập tới chuyện lạc thú và ngoại tình ở phụ nữ. Tôi được coi là nhà văn nữ viết khiêu dâm. Cuốn tiểu thuyết Hết Mùa Hè, ra mắt năm 1963, cũng gây xì căng đan, vì kể cuộc tình tay ba, và tay tư, mà tôi đã trải qua, với 1 sinh viên trẻ hơn tôi, cùng lúc với 1 người đàn ông đã có vợ.

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu


*

Chiếc cầu thang huyền hoặc của thư viện Lello, Porto, thư viện đẹp nhất thế giới theo Vila-Matas

Thư viện Đa Kao, Saigon

... nào, đâu, con đường Trường Thi, Hà-nội, và bóng dáng một chú bé chạy vội chạy vàng tới thư viện Pháp, cho kịp giờ chiếu phim. Chỉ là những phim thời sự đen trắng của hãng Gaumont, vậy mà cũng có bữa phải lủi thủi ra về, không phải vì đến trễ, mà vì không được người gác cửa giơ ngón tay như cây đũa thần vẫy vẫy... nào, đâu, thư viện Gia Long, thư viện Văn Hóa Bình Dân, Đa-Kao, nơi có câu lạc bộ, có quán cà phê Làng Văn, đêm nào đang bữa tiệc bỏ ra về, chẳng thể làm thơ, và cũng chẳng bao giờ là thi sĩ, và Du Tử Lê khi đó chưa làm giùm hai câu:

Em đi áo lụa mềm lưng phố
Có động lòng thương kẻ cuối đường...

Như thế, thư viện đầu tiên mà Gấu biết, là thư viện Hà Nội [Thư viện Pháp]. Đến, không phải để xem sách, mà để coi những thước phim đen trắng, phim thời sự, đầu tiên trong đời, thời gian mới về Hà Nội, ở nhà ông anh rể Nguyễn Hoạt, ở Bạch Mai, đi bộ lên đến đường Trường Thi, có khi phải lủi thủi ra về. Phải đến khi bà cô, Cô Dung, thương tình, kêu về nuôi, cho ăn học, và thằng cháu bắt đầu biết đến cái gọi là movie. Để có tiền coi phim, thằng cháu thường là chôm, từ cái ví của cô, mỗi lần cô đi đánh mà chược ở nhà 1 người bạn, vội vã về, lo cơm nước cho ông chồng già, 1 ông Tây thuộc địa, kỹ sư, làm cho Sở Hỏa Xa Đông Dương. Bà cô chẳng hề bao giờ đếm tiền, nhất là thứ tiền lẻ, Gấu thường chôm chỉ đủ 1 chiếc vé, cho 1 phim mới chiếu trong tuần.

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu



&

Buổi chiều ngày đầu, Q. nói với tôi, H. là con gái lớn bà chủ nhà. Chúng tôi đứng ở cuối vườn. Bấy giờ gió thổi mạnh, cành lá xào xạc ở phía trên đầu. Đám phi lao ngập ngừng chuyển mình, nửa muốn phụ họa gió, nửa muốn kéo dài giấc ngủ im lìm buổi trưa. H. cùng đứa em đánh đu ở phía trước. Hàng cây che khuất tầm nhìn của tôi. Mỗi lần chiếc đu trở lui về phía sau, thân hình người con gái lại hiện ra giữa hai thân cây phi lao, rồi lại mất đi một cách đều đặn. Tiếng cười giòn, nhẹ và ấm vọng tới chỗ chúng tôi. Rồi gió thổi mạnh làm át đi tất cả; trong gió có những con vật bé li ti, những chiếc lá cây, và những hạt cát. Tôi dựa lưng vào thân cây phi lao, và bỗng nhận ra đời sống vô vị, buồn nản của mình, một đời sống không có gì để nhớ, hoặc để chờ: tôi chờ những lần chiếc đu trở lui về phía sau và cố nén cơn ho thường lệ buổi chiều.

Những con dã tràng

Trong Steps, có 1 xen y chang xen trên, nhưng khủng khiếp hơn nhiều. Bịnh, cực bịnh, phải nói như vậy.

The next afternoon I found a pretext to visit the sanatorium. Patients in brightly patterned pullovers and tight pants strolled about the corridors. Others slept huddled in blankets. Filmy shadows cut across the deserted deck chairs on the sunny terrace, and the canvas snapped in the sharp breezes that scattered down from the peaks. I saw a woman reclining in a chair. Her shawl, casually thrown around her shoulders, exposed her long, suntanned neck. As I lingered, gazing, she glanced at me thoughtfully, and then smiled. My shadow fell across her when I introduced myself. The visiting rules were very strict, and I was permitted to spend only two hours a day in her room. I couldn't get too close to her: she would not let me. She was very ill and coughed continually. Often she brought up blood. She shivered, became feverish; her cheeks flushed. Her hands and feet would sweat. During one of my visits she asked me to make love to her. I locked the door. After I had undressed she told me to look into the large mirror in the corner of the room. I saw her in the mirror and our eyes met. Then she got up from the bed, took off her robe, and stepped over to the mirror. She stood very dose to it, touching my reflection with one hand and pressing her body with the other. I could see her breasts and her flanks. She waited for me while I concentrated more and more on the thought that it was I who stood there within the mirror and that it was my flesh her hands and lips were touching. But in a low yet urgent voice, she would stop me whenever I took a step toward her. We would make love again: she standing as before in front of the mirror, and I, a pace away, my sight riveted upon her. Her life, was measured and constantly checked by various instruments, recorded on negatives, charted and filed away by a succession of doctors and nurses, reinforced by needles piercing her chest and veins, breathed in from oxygen bottles and breathed out into tubes. My brief visits were interrupted more and more frequently by the- intrusion of doctors, nurses, or attendants who came to change the oxygen cylinders or give- new medicines. One day an older nun stopped me in the corridor. She asked me whether I knew what I was doing, and when I said I didn't understand, she said the staff had a name for people like myself: hyaenidae. As I still failed to -understand, she said: hyenas. Men of my kind, she said, lurked around bodies that were dying; each time I fed upon the woman, I hastened her death.



Tôi không biết võ, cũng không bao giờ có ý nghĩ sẽ học võ để đánh nhau với ai cả, nhưng không hiểu sao, tôi muốn viết văn như người ta đấu võ: mỗi câu như một cú đấm. Nhanh, gọn, dứt khoát. Mỗi câu văn phải đập chát vào một cái gì. Cái gì cũng được, miễn đừng là khoảng không. Trong văn chương, đáng thương nhất là những cú đánh hụt.

Đọc đoạn trên, trên FB của Thầy Kuốc, bèn nhớ đến Sartre, và bài của Jean Cau, viết về sư phụ. Khác Thầy Kuốc, Sartre có học đánh bốc.
Cảm giác “cua bò trên lưng”, khi viết “Buồn Nôn”, của Sartre, là có thật. Gấu nghe TTT kể, một lần ngồi Quán Chùa, chỉ có hai anh em, sau có đọc giai thoại thú vị này.

Đúng là 1 tình cờ thú vị, “Món gì ở giữa hai ngón chân cái?” hoá ra là nội dung, của cái tít, và của bài điểm, một cuốn sách mới ra lò về Camus và Sartre, trên tờ TLS, Dec 14, 2012, “Võ sĩ và tay giữ gôn”, “The Boxer and the goalkeeper”, Sartre vs Camus, của Andy Martin, TV post sau đây:

Bướm lúc đó ở đâu?
Where’s Beauvoir?

Bài ngắn, nhưng thật tuyệt, vì nó phân biệt được cả 1 thời hiện sinh Tẩy, qua hai bậc thầy của nó, một võ sĩ, Sartre; một giữ gôn, Camus.  Jean Cau, đệ tử của Sartre, trong 1 bài viết cũng đã nhắc tới Sartre, như là 1 võ sĩ, và còn tả bộ dạng của sư phụ, mỗi lần sắp ra đòn!

*

Hạnh phúc không phải là cái mà bạn cố có cho bằng được, mà là, bạn chỉ có nó, khi cố hoàn tất 1 mục tiêu khác, và nếu thần may mắn mỉm cười với bạn, thì sẽ có lúc bạn có được hạnh phúc, như là bạn đang thở.
Điều này cũng giống như điều mà tụi mũi lõ gọi là "cool" [thoải mái, mát mẻ]. Bạn cố thoải mái là đếch làm sao thoải mái. Nhưng khi bạn hết mình vì 1 điều chi khác, và nếu mục tiêu khác này, và những cố gắng của bạn, đáng khen, đáng nể, thế là sẽ có 1 lúc bạn hít thở thoải mái, mát mẻ, như là bạn đang thở khí trời.

Camus là 1 tay "cool" như vậy, trong khi Sartre là đối cực, theo tác giả cuốn “Võ sĩ và tay giữ gôn”.
Nhưng lúc đó, “món gì ở giữa hai ngón chân cái?” - tên m
ột truyện ngắn của Cô Tư - tức bướm Beauvoir, ở đâu?

Where’s Beauvoir?

Hà, hà!

*

Ông ta có 1 đòn làm tôi mê hoặc. Khi ông suy nghĩ, hay lắng nghe, vai phải của ông nhô lên, cùng lúc thân hình né ra khỏi cánh tay gấp lại. Những võ sĩ, phiá trái trong tình trạng báo động [gauche en alerte], có thế ra đòn như vậy, bằng tay phải, khi chuẩn bị tung ra quả đấm.
Không biết có phải đòn này có từ thời ông học đấm, khi là giáo sư tại Havre?
Hay là, những bàn luận văn chương, triết học, thì với ông, cũng giống như 1 trận đấu võ:
Ông chờ đợi những ý kiến, lý lẽ của đối thủ, y chang 1 tay võ sĩ chờ địch thủ ra đòn?

Jean Cau, viết về sư phụ Sartre, Phác họa hồi ức, Croquis de mémoire, trong Témoins de Sartre (1)

Thầy Kuốc quả là khác Gấu – đúng như lũ đệ tử của ông chửi, mi làm sao mà so với Thầy của chúng tao. Đâu có phải ai cũng được VC coi trọng & sợ hãi tới mức, lần nào nhớ nhà về, cũng bị “mời khéo”, quê hương - hồi hộp hay không hồi hộp, âm thầm hay không âm thầm, công khai hay không công khai… - đếch cần đến sự đóng góp của Thầy! (2)

Bởi là vì Thầy Phúc, có 1 lần, đã nhận xét về cách viết của GCC, sau khi đọc “VP, nhà văn Bình Định”, hay “Một Chuyến Đi”...  thời gian Gấu cộng tác với tờ Văn Học của NMG:

Đây là môn "viết công" Lăng Ba Vi Bộ! 

Bạn đọc chắc còn nhớ Đoàn Dự, đếch thích học võ công, nhưng cũng chẳng muốn ai thoi mình, bèn được Thần Tiên Nương Tử, người đẹp ở trong động, dạy môn học này, chỉ để bỏ chạy.
“Chú hiền lắm, khác hẳn mấy ông kia”, một nhà văn “ra đi từ Miền Bắc”, nhận xét về văn của Gấu.
“Nhân hậu và cảm động”, H/A phán.

(2)

May quá, những điều ghê rợn đó, chúng tôi được Ðại Ác Nhân, Hùm Xám thứ thiệt ban cho, chứ không phải đồ gà chết!
Steiner

Gấu làm sao có được cái hân hạnh được Đại Ác Nhân VC đá đít, khi cố bò về, không chỉ 1, mà tới 2 lần!
Mới chỉ nghe 1 ông bạn báo động, thời tiết Hà Nội bây giờ không như lần anh về, là đi một đường Lăng Ba Vi Bộ, Tẩu Vi Thượng Sách rồi!

 



V/v: Nhân loạt bài Nhật Tuấn viết về "Chân Tướng" nhà văn VC, post lại trang này

Có hai nhà văn Bắc Kít chúng ta cần đọc đi đọc lại, là Tô Hoài và Nguyễn Khải. Đọc NK thì phải nhớ câu phán của ông: Giá mà không có Đảng thì tôi đã trở thành một vị linh mục. Nhớ luôn những tác phẩm ông tấn công vào cái nôi tôn giáo ở Miền Bắc, là vùng Bùi Chu, Phát Diệm.
Tô Hoài, đừng bao giờ quên ông còn là tác giả của Dế Mèn. Giả như không có Đảng, liệu Cái Ác của ông vẫn còn nằm ẩn tàng ở trong cái vỏ ngây thơ của một tác giả chuyên viết chuyện cho nhi đồng?
Tuy nhiên, trong Quê Người, người đọc đã ngửi ra được Ba Người Khác, khi đọc cuốn sau, rồi đọc lại cuốn trước!
Nam Cao so với Tô Hoài, thua xa về khoản Ác siêu việt, vượt luôn cả hiện thực!

*
Còn một tay nữa, nhưng mới nháng lên như ánh lửa ma trơi thì đã vụt tắt rồi, là… Quê choa NQL!
Những entries đầu của anh, Cái Ác Trung Kít mà chẳng... "Thần" sầu, ư?
Đấy là chưa kể tới Cái Dâm, mà "Xìn Phóng" xém mất mạng vì phán "ẩu" về nó!
*
Thêm một bài viết thứ nhì của PTVA, về VTN, trên web phong diep. Đọc bài này, càng thấy PTVA không hiểu gì hết về tình trạng văn chương ‘tự thú’ của mấy đấng nhà văn Miền Bắc.
VTN cũng có hai mặt, y như mấy ông kia, thí dụ Tô Hải, Nguyễn Khải…
Nhưng với một con người như Tô Hoài, đừng mong ông viết thứ đó, và đúng như VA nói, [cung nô bộc của TH xấu quá!], ông nhờ một tên đàn em ở gần ông là VTN, nói giùm ông!
Nên nhớ VTN đã từng xém bị làm thịt vì cứ lo bới móc cái xấu của dân Mít, đâu đợi đến bài viết về Tô Hoài chúng ta mới nhận ra?
VTN? Cũng đừng mong ông công khai tự thú như Tô Hải, thí dụ!
Ông viết thật cay đắng về TH, là cũng để ngầm tự thú, và để xả xú bắp, sau bao nhiêu năm bị sư phụ ém tài!
Ui chao văn chương nó làm nhục con người làm sao, nhất là không có nó, thì làm sao có miếng ăn!
Chúng ta cũng đừng mong những dòng tự thú của VA!
Bài viết của VA về VTN cho thấy, còn lâu Mít mới có một ông thánh của Lò Cải Tạo!

Bài viết của Vương Trí Nhàn về Tô Hoài, là đã được Tô Hoài gật đầu cho phép viết. Viết xong, còn trình cho sư phụ coi, sư phụ bèn gật đầu, được, được.
Hơn ai hết, Tô Hoài biết rất rõ, hậu thế sẽ tha thứ cho ông, nhờ cái gật đầu của ông. Những bài viết của Nhật Tuấn về Tô Hoài làm sao so được, với chỉ 1 cái gật đầu như thế?
Ba nhà văn cực độc của Mít, theo Gấu, là Tô Hoài [độc nhưng rất ư là ngây thơ, nếu không, không viết được Dế Mèn, không làm sao tạo ra được 1 Cu Lặc – hãy nghĩ tới Tên Khờ của Dos], Nguyễn Khải, và…Võ Phiến. Toàn là những đại văn hào – đúng như thế - của xứ Mít.
NK, hỏng vì không còn 1 cách nào khác, đành chọn Đảng thay vì Bố [Bắc Kít bỏ chạy vô Nam], thay vì Chúa [cũng bỏ chạy vô Nam mất tiêu]
Võ Phiến, chết vì cái đố kỵ, "tiểu khí”, có mùi địa phương - vết thương hình chữ S -Trung Kít của ông.

Ôi nỗi đắng cay phải từ giã "quê người" đi tìm một "quê mình", đâu đó giữa đồn điền cao su bạt ngàn của một nước Nam-kỳ xa lắc nơi chỉ có hai mùa mưa nắng, không còn những cơn gió buốt lạnh căm, không phải từ thiên nhiên ác nghiệt, mà từ lòng người thổi ra, không cần giờ giấc, không đợi mùa màng, ngày tháng... (1)

Ui chao, phải là 1 nhà tiên tri, một tên ăn cướp, một tên Quỉ Đỏ, ở chuồng lợn...  thì mới nhìn ra cái xứ Bắc Kít quê hương của mình, chỉ là 1 thứ “Quê Người”, Exile.

Quê Hương thực sự, Vương Quốc, Royaume, là… Nam Kít.

PHẠM TIẾN DUẬT 

Vào những năm 1973-74, cuộc chiến tranh chống Mỹ đã kéo quá dài, khó khăn kinh tế ngày càng trầm trọng, tâm lý chán nản, “hòa bình chủ nghĩa” đã xuất hiện trong một bộ phận quân đội và nhân dân .
Vào đầu năm 1974, tại một đỉnh dốc Trường Sơn ngang đoạn bốt Đỏ Mỹ , gần sông A Vương, tôi cùng nhóm trinh sát công binh đang ngồi nghỉ, bất chợt một chiếc xe quân dụng bịt bạt từ Bắc vào, qua chỗ chúng tôi ngồi, xe dừng lại, anh lái nhảy từ trên xe xuống chửi toáng :
“ Mẹ kiếp…thằng miền Bắc làm thằng miền Bắc ăn, thằng miền Nam làm thằng miền Nam ăn, đánh nhau làm đ….gì cho khổ chúng ông…”
Tôi trợn tròn cả mắt. Í chết chết…câu nói này mà đến tai chính trị viên thì thằng cha này ra Tòa án binh là cái chắc. Vậy mà cả đám ngồi đó chẳng ai nói gì, còn cười hô hố .
Tâm lý “mệt mỏi vì chiến tranh kéo dài” đó không thể không ảnh hưởng tới văn học. Hồi còn ở Hà nội, nhà thơ Định Nguyễn tức Bá, biên tập Tạp chí Thanh Niên vẫn hay tới nhà tôi nhậu nhẹt, đưa tôi coi bài thơ “ Vòng trắng” của Phạm Tiến Duật :

Khói bom lên trời thành một cái vòng đen
Trên mặt đất lại sinh bao vòng trắng
Tôi với bạn tôi đi trong im lặng
Cái im lặng bình thường đêm sau chiến tranh.
Có mất mát nào lớn bằng cái chết
Khăn tang vòng tròn như một số không
Nhưng bạn ơi, ở bên trong vòng trắng
Là cái đầu bốc lửa ở bên trong. 

Í chết, thơ sặc mùi “phản chiến”, bi quan, “hòa bình chủ nghĩa” thế này sao mà đăng. Không ngờ sang tháng 1-1974, Định Nguyễn uống thuốc liều sao đó, cả gan cho đăng trên Tạp chí Thanh niên và lập tức ăn đòn hội chợ. Cũng may anh là học sinh miền Nam nên cũng đỡ không thì đi đập đá là cái chắc.

Sau “Vòng trắng “ của Phạm Tiến Duật đến lượt “Sẹo đất” của Ngô văn Phú bị “lên đĩa” :

Cái hố bom nằm trên vạt ruộng
Dẫu san bằng vẫn cứ nhận ra
Đến mùa bừa chân bước nhấp nhô
Lúa cấy kín, vệt tròn còn đấy
Tưởng trên da thịt mình mới sẹo
Ai ngờ đất cũng sẹo như người 

Trong chiến tranh đạn cắm tay tôi
Trong chiến tranh hố bom dầy đất
Hết chiến tranh, tôi về hợp tác
Đất chuyển vần, vụ lúa vụ khoai 

Ái chà, cả nước đang nêu cao khí thế anh hùng cách mạng, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, thơ thẩn gì bi quan, than vãn như thế ? Lập tức ông trùm văn nghệ Tố Hữu kéo còi báo động :
"Tà khí đang bốc lên ...",
Nhà thơ chính thống Chế Lan Viên phải đẻ ra một từ mới, "bọn bàng thống" , để chỉ những cây bút "chân đất" đang khởi màu phản kháng, và nhà thơ Dương Tường khi được hỏi về "đặc điểm của thời đại chúng ta", đã buông một tiếng thở dài:
"L'angoisse" - sự lo âu.

Vâng, những năm đó bầu trời Hà Nội lúc nào cũng ong ong một màu tai ương, mỗi sáng anh em cầm bút thường hỏi nhau, hôm nay, báo Văn Nghệ làm thịt thằng nào đây, danh sách "cấm bút" có thêm thằng nào.
Tâm trạng bất an thường trực trong những cây bút "bàng thống" khiến chẳng còn lòng dạ đâu nghe một bản giao hưởng, coi một tranh tĩnh vật. Tháng Tư năm 1975, nếu không có sự kiện ngày 30, cái tâm trạng bất an đó còn trĩu nặng biết chừng nào, bởi lẽ, mừng rỡ về "đại thắng mùa Xuân", Đảng đã "tha" hết, bỏ qua những bắt bẻ, những suy diễn, giảm thiểu đi rất nhiều cái tâm lý bất an thường trực kia.

May mắn thay, trong suốt thời gian đó, Phạm Tiến Duật lại đang “chiến đấu” trong Trường Sơn, sáng tác những bài rung động cả nước “ Tiểu đội xe không kính”, “Vầng trăng quầng lửa”,” Gửi em cô thanh niên xung phong”, “ Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”…Nhiều bài đã trở thành “tiếng đàn muôn thủa” mà không phải ai cũng “tri âm”. Có trải qua những năm tháng Trường Sơn mới “thấm “ hết thế nào là “ Muỗi bay rừng già cho dài tay áo”,”Nước khe cạn bướm bay lèn đá”,” Hết rau rồi em có lấy măng không?”…
Cứ mỗi lần đọc lại thơ Duật, tôi thấy nghèn nghẹn trong lòng, dội lại cả một thời đã qua. Quả thực , “ Lửa đèn” như nhạc cổ điển vậy, lâu lâu nghe lại vẫn thấy bồi hồi.

Khoảng tháng 3 năm 1975, tôi gặp nhà thơ – nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha ở sông A Vương (Quảng Đà) trên đường anh vào B. Tay bắt mặt mừng. Kha hỏi tôi có gặp Duật không ? Tôi bảo tuy cùng lính “ Năm năm chán” (559) nhưng Duật ở Cục chính trị mãi ngoài Vĩnh Mốc, còn tôi ở tiểu đoàn trinh sát tít trong này sao mà gặp ?
Mãi tháng 9 -1975 tôi mới ngồi xe commăngca , mặc đồ lính chạy vào Sàigon ở chơi ít ngày nhà ông anh là nhà văn Nhật Tiến tại Tòa soạn báo Thiếu Nhi phố Thiệu Trị.

Một buổi sáng có một cô gái xinh đẹp tới xin gặp . Áo dài trắng, người mình rây, tóc ngang vai…thoạt nom biết ngay là nữ sinh Sàigon.
Cô hỏi tôi có quay ra Hà Nội không ? Tôi bảo chắc chắn sẽ quay ra. Cô rụt rè :
“ Vậy thì anh chuyển giúp em cuốn sách này cho…nhà thơ Phạm Tiến Duật…”.
Tôi giật mình, hóa ra ông bạn vàng đã lẻn vào Sàigon trước tôi và sau này nghe nói Duật phải kiểm điểm về tội bỏ đơn vị quá lâu .
Cô gái có vẻ buồn và ngơ ngác. Hóa ra cô nhờ tôi chuyển cho Duật cuốn “Con chim trốn tuyết…” , truyện của Gallico viết về Rhayader, một hoạ sĩ tật nguyền, phải tìm nơi ẩn dật ở một hải đăng hoang phế ven biển và chết bên dưới vòng cánh lượn đầy tình nghĩa của "con chim trốn tuyết".
Nội dung cuốn truyện chẳng dính dáng gì tới Duật mà sao cô gái cứ khẩn khoản tôi chuyển cho anh. Bất ngờ, bằng những kinh nghiệm tình trường, tôi chợt nghĩ ra :
“ Phải tên cô là Tuyết không ?”
Cô gái gật đầu e thẹn :
“ Dạ vâng, em tên Tuyết…”
Tôi bật cười :
“ Con chim của Gallico thì trốn tuyết, còn Duật thì trốn…cô à ?”
Cô gái đỏ bừng mặt nhưng sự im lặng đã là câu trả lời. Ít lâu sau ra Hànội tôi nhắn Duật tới “nhận quà Sàigon”. Hồi đó dân gian có câu “ miền Bắc nhận hàng, miền Nam nhận họ”. Tất nhiên Duật không rơi vào trường hợp đó nên cứ thắc mắc không biết ai gửi quà cho anh ? Tôi đưa ra cuốn “con chim trốn tuyết “ :
“ Sao ? Đã nhận ra ai gửi chưa ?”
Nhìn cái tựa sách, dường như Duật đã hiểu ra, mặt đỏ bừng, buồn buồn. Tôi nhắc :
“ Thế nào…định trốn …Tuyết à ?’
Duật khó khăn :
“ Cái gì đã qua thì thôi cho qua luôn…”
Hồi đó Duật vẫn đang ở với chị Vân, tôi giằng cuốn sách lại :
“ Thôi đừng cầm về…bà Vân biết thì rắc rối…”
Duật lắc đầu :
“ Không sao…không sao đâu…”
Anh vẫn cầm cuốn sách về , thẫn thờ như người mất hồn và không nói gì thêm. Nhiều năm sau gặp lại Duật ở phòng làm việc của Tùng Điển, Phó chủ tịch Hội liên hiệp VHNT. Thì ra Duật đã về tạp chí của Hội, lương bổng bằng cái “móng tay” so với quan chức Hội nhà văn. Chẳng hiểu sao Duật cứ buồn buồn, tất nhiên không phải vì chuyện “con chim trốn tuyết” – nghe nói cô gái đã định cư ở Mỹ. Thời gian này chắc để kiếm thêm do thu nhập eo hẹp Duật đang làm MC trong tiết mục “Cây cao bóng cả” trên tivi.
Nhìn vẻ mặt buồn và khắc khổ, tôi nhói lên thương anh. Bằng vào sự nghiệp thơ, lẽ ra Phạm Tiến Duật phải được cấp villa ven hồ Tây, phải được dựng tượng ở nghĩa trang Trường Sơn và đặt tên cho một phố lớn Hà Nội
Nhưng mà nghĩ lại , những cái đó để làm gì ? 

“Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá
Quả cây chín đỏ hoe
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè…”

Đọc lại dưng dưng muốn khóc. “Lửa đèn”, “ Gửi em cô thanh niên xung phong…” đó mới là “tượng đài” Phạm Tiến Duật.

Nhật Tuấn  

Note [NQT]: Gấu đọc bài này lâu rồi. Trên Blog của Nhật Tuấn.
*

There was a young lady of Niger
Who smiled as she rode on a tiger
They came back from the ride
With the lady inside
And the smile on the face of the tiger.
-William Cosmo Monkhouse, c.1891

Có cô thiếu nữ Niger
Tươi cười cưỡi hổ đi dạo
Và khi trở về
Cô thiếu nữ thì ở bên trong
Còn nụ cười của cô thì ở trên mặt con hổ. (1)

Tình cờ, Gấu lại đọc bài thơ tên, làm đề từ cho cuốn “Nụ Cười của Con Báo”, của Rushdie:

There was a young girl of Nic'ragua
Who smiled as she rode on a jaguar.
They returned from the ride
With the young girl inside
And the smile on the face of the jaguar.

ANON

Có 1 ẩn dụ nối kết hình ảnh," cô con gái ở trong bụng và nụ cười ở trên mặt con báo", với cuộc chiến Mít, mà Gấu không làm sao liên tưởng ra được.
Rushdie dùng câu trên làm đề từ viết về chuyến đi Nicaragua, nhân tiện, viết về cuộc chiến - cuộc cách mạng ở đó.

 *

Trong cuốn trên, Rushdie có trích 1 bài thơ của một em, chắc cũng tên…  Tuyết:

LA REVOLUCCÓN

Se lleva en el corazón
para morir por ella,
y no en los labios
para vivir de ella . . .

The revolution/is carried in the heart/that may be died for, / and not on the lips/ that it may be lived by.
Bằng vào sự nghiệp thơ, lẽ ra Phạm Tiến Duật phải được cấp villa ven hồ Tây, phải được dựng tượng ở nghĩa trang Trường Sơn và đặt tên cho một phố lớn Hà Nội

Cách mạng thì ở trái tim, sống với nó, không phải ở miệng, qua thơ mà anh thi sĩ sống nhờ nó.
Ba cái lẩm cẩm ở trên, nụ cười, con báo, [hai] cô Tuyết, bài thơ của PTD, “đường ra trận mùa này đẹp lắm”, chúng có gì mắc miú với nhau….

Cô Tuyết ở bên Mẽo. May quá. Chắc cũng 1 em Nam Kít, mê Cách Mạng, mê thơ PTD....

Trường hợp PTD làm nhớ Mai A Cốp Ki. Ông này làm thơ Cách Mạng hay quá, làm chết không biết bao nhiêu là người.
Sau ngộ ra, bèn tự sát.

Mít VC chưa có ông nào làm được điều này.
Bác H chắc là có ngộ ra, bèn di chúc, hãy thiêu xác ta, ném xuống biển, cho nó trôi qua…  Mẽo.
Đâu có được, xác Bác quí quá, làm sao thiêu?  

 




Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

V/v: Nhân loạt bài Nhật Tuấn viết về "Chân Tướng" nhà văn VC, post lại trang này


Gấu đọc Tô Hoài rất sớm, và giấc mộng, sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ, là do đọc ông mà có.
Khi còn ở xứ Bắc, mỗi lần đói, mỗi lần rét, mỗi lần ăn miếng ăn, ăn thêm một câu nói, là giấc mơ sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ lại trỗi dậy.
Cho tới khi tới được nước Nam Kỳ.
Tưởng thoả mãn, mà thoả mãn thực, nhưng, oái oăm thay, một nước Nam Kỳ khác xuất hiện!
Lúc thì ở nơi BHD, và cái nước Nam Kỳ lần này, khốn nạn thay, lại chính là cái xứ Bắc Kỳ mà Gấu đã bỏ chạy!
Và ở trong bao nhiêu nước Nam Kỳ khác, do đọc sách mà có!
Trong những “nước Nam Kỳ” do đọc sách những ngày mới lớn mà có đó, có “Sa mạc Tartares” của Dino Buzzati.
Mới đây, đọc A Reading Diary, Alberto Manguel có viết về cuốn này, ông nói là đọc nó vào thời mới lớn, cũng như Gấu, đọc nó vào lúc mới lớn, tại nưóc Nam Kỳ, tại Sài Gòn, khi có BHD.
*

Có hai nhà văn Bắc Kít chúng ta cần đọc đi đọc lại, là Tô Hoài và Nguyễn Khải. Đọc NK thì phải nhớ câu phán của ông: Giá mà không có Đảng thì tôi đã trở thành một vị linh mục. Nhớ luôn những tác phẩm ông tấn công vào cái nôi tôn giáo ở Miền Bắc, là vùng Bùi Chu, Phát Diệm.
Tô Hoài, đừng bao giờ quên ông còn là tác giả của Dế Mèn. Giả như không có Đảng, liệu Cái Ác của ông vẫn còn nằm ẩn tàng ở trong cái vỏ ngây thơ của một tác giả chuyên viết chuyện cho nhi đồng?
Tuy nhiên, trong Quê Người, người đọc đã ngửi ra được Ba Người Khác, khi đọc cuốn sau, rồi đọc lại cuốn trước!
Nam Cao so với Tô Hoài, thua xa về khoản Ác siêu việt, vượt luôn cả hiện thực!

*
Còn một tay nữa, nhưng mới nháng lên như ánh lửa ma trơi thì đã vụt tắt rồi, là… Quê choa NQL!
Những entries đầu của anh, Cái Ác Trung Kít mà chẳng... "Thần" sầu, ư?
Đấy là chưa kể tới Cái Dâm, mà "Xìn Phóng" xém mất mạng vì phán "ẩu" về nó!
*
Thêm một bài viết thứ nhì của PTVA, về VTN, trên web phong diep. Đọc bài này, càng thấy PTVA không hiểu gì hết về tình trạng văn chương ‘tự thú’ của mấy đấng nhà văn Miền Bắc.
VTN cũng có hai mặt, y như mấy ông kia, thí dụ Tô Hải, Nguyễn Khải…
Nhưng với một con người như Tô Hoài, đừng mong ông viết thứ đó, và đúng như VA nói, [cung nô bộc của TH xấu quá!], ông nhờ một tên đàn em ở gần ông là VTN, nói giùm ông!
Nên nhớ VTN đã từng xém bị làm thịt vì cứ lo bới móc cái xấu của dân Mít, đâu đợi đến bài viết về Tô Hoài chúng ta mới nhận ra?
VTN? Cũng đừng mong ông công khai tự thú như Tô Hải, thí dụ!
Ông viết thật cay đắng về TH, là cũng để ngầm tự thú, và để xả xú bắp, sau bao nhiêu năm bị sư phụ ém tài!
Ui chao văn chương nó làm nhục con người làm sao, nhất là không có nó, thì làm sao có miếng ăn!
Chúng ta cũng đừng mong những dòng tự thú của VA!
Bài viết của VA về VTN cho thấy, còn lâu Mít mới có một ông thánh của Lò Cải Tạo!

Phan Thị Vàng Anh

CUNG NÔ BỘC XẤU

Đọc “Tô Hoài nhìn ở một khoảng cách gần”, ngoài chuyện “phang” một người đang sức yếu, thì cái điều luẩn quẩn trong đầu tôi nhiều nhất chính là khái niệm “gần”.
Thế nào là “gần”? Và biết thế nào mà giữ cho đừng quá “gần” để người ta nhìn mình quá sát? Và chẳng lẽ không nên để ai tới “gần” sao?
Thế nào là gần?
Gần với một người, theo nghĩa thông thường ai cũng biết, là có thể lui tới người ta thường xuyên, được người ta tâm sự nhiều chuyện: từ chuyện nghề, chuyện đời, cho tới những thói xấu của người khác.
Gần nữa là được nghe người ta nói xấu vợ, khen gái gú.
Gần hơn nữa là được nghe con người ta tâm sự với mình về chính người ta.
Đối với đàn ông, gần nữa, gần nữa là được người ta tâm sự về những suy nghĩ trước chính trị gia, chính trị.
Đọc Tô Hoài nhìn ở một khoảng cách gần, thấy trong quan hệ giữa nhà văn Tô Hoài và nhà phê bình Vương Trí Nhàn có đủ những cấp độ của cái sự “gần” đã nêu. Và cái “gần” này có vẻ mang màu sắc chủ động từ phía ông Nhàn chứ không phải từ phía nhà văn Tô Hoài.
Làm sao giữ cho đừng quá “gần”?
Câu hỏi này chắc nhà văn Tô Hoài không thể trả lời. Ông đã thất bại hoàn toàn trong việc này, để một người như NPB Vương Trí Nhàn đến gần, quá gần, trong một thời gian quá lâu.
Mà ai rơi vào hoàn cảnh NV Tô Hoài thì cũng thế thôi. Làm sao ông có thể phòng thủ được khi có một người mang vẻ thông minh nhường ấy, thâm trầm nhường ấy, biết căm ghét các thói xấu (đặc biệt của người Việt) nhường ấy bầu bạn.
Người ấy, tức NPB Vương Trí Nhàn, biết quan tâm đến công việc của ông một cách chân tình, bền bỉ: nào là nhận biên tập sách ông viết, viết bài khen khi sách ông ra, viết thuyết minh cho phim về ông, và khi ông được giải thưởng Thăng Long thì cùng bạn bè tổ chức ăn mừng ông được giải…
Tóm lại, ông Nhàn có đầy đủ tín hiệu của một người bạn vong niên, xứng đáng được ở gần mà trao đổi những điều sâu kín.
Và tóm lại, chẳng thể nào giữ cho đừng quá “gần”, một khi người ta có dụng ý phải “gần” bằng được.
Nỗi hận của kẻ ở gần
Ngạn ngữ Tàu có câu về chơi với bạn, đại ý, chơi thân với người xấu cũng như vào nhà xí, lúc đầu thấy thối về sau thấy thường. Chơi thân với người giỏi cũng như vào hàng hoa, lúc đầu thấy thơm về sau thấy mệt.
Lỗi của nhà văn Tô Hoài, đúng như chính ông Vương Trí Nhàn đã viết, là có “khả năng chung sống với cái xấu đến tuyệt vời”, trong khi lại không biết mình đã chuyển sang giai đoạn làm kẻ ở gần “thấy mệt”.
Ông Vương Trí Nhàn một khi đã được ở gần nhà văn Tô Hoài rồi có lẽ lại “thấy mệt”, nên trong nhật ký của ông gần như chỉ toàn những điều căm ghét và coi thường. Hành động gì, câu nói gì của NV Tô Hoài cũng bị ông bới móc, đay nghiến (nhưng thầm; chỉ thầm thôi).
 Cao hơn nữa, sự hận “thầm” của ông Vương Trí Nhàn còn khiến ông lân la đến những nhà văn khác nhau, nhớ và ghi lại cẩn thận những câu họ nhận xét không hay về Tô Hoài. Các nhà văn đó giờ hẳn phải rùng mình. Có ai ngờ trong lúc vui miệng nhận xét về một người, mà cái người kia cứ gật gù nghe rồi lẳng lặng về nhà ghi lại hết, xong bây giờ tập hợp thành hẳn một bản “tố cáo” đủ nhân chứng.
Nghĩ mà buồn cười. Ông Vương Trí Nhàn lấy tên bài là “ở một khoảng cách gần”, nhưng những lời nói không hay về nhà văn Tô Hoài thì ông toàn nghe qua người này người nọ, tự ông hoàn toàn không có kiểm chứng, thậm chí bằng một phương thức đơn giản nhất là hỏi lại nhà văn xem có đúng thế không.
Nhưng đời nào ông dám hỏi thẳng! Chính ông tự nhận, trong một “cơn điên”, ông mới dám “liều” cật vấn nhà văn hai câu (nhẹ nhàng) mà ông thấy thế là quá can đảm. Còn bình thường, khi không “điên”, khi không “liều” và ở cạnh NV Tô Hoài thì ông làm gì? Ông chỉ dám “thầm nghĩ”, hoặc ông khen; ông khen đủ thứ của NV Tô Hoài: từ trồng cây quất đẹp, đến chọn đề tài hay, đến cái nết đọc nhiều, đến minh mẫn không lẫn… Tịnh không một lời chê trước mặt. Chắc chắn không một lời chê trước mặt, vì nếu có thì ông đã phải ghi vào nhật ký rồi.
Cái ghét của nhà phê bình Vương Trí Nhàn dành cho nhà văn Tô Hoài quả thật gớm ghê. Gớm nhất là trong cách xử sự của ông. Đọc bài Ngạc Nhiên và Thất Vọng của Phạm Khải với “bảng so sánh” những gì ông Nhàn từng viết tốt về nhà văn Tô Hoài, quả thực thấy thương hại ông quá vì đã phải sống hai mặt trong một thời gian quá dài.
Và thương nhà văn Tô Hoài. Chắc trong tử vi của nhà văn, cung Nô bộc phải là thậm xấu.
Bản gửi Phongdiep.net

Bài viết của Vương Trí Nhàn về Tô Hoài, là đã được Tô Hoài gật đầu cho phép viết. Viết xong, còn trình cho sư phụ coi, sư phụ bèn gật đầu, được, được.
Hơn ai hết, Tô Hoài biết rất rõ, hậu thế sẽ tha thứ cho ông, nhờ cái gật đầu của ông. Những bài viết của  Nhật Tuấn về Tô Hoài làm sao so được, với chỉ 1 cái gật đầu như thế?
Ba nhà văn cực độc của Mít, theo Gấu, là Tô Hoài [độc nhưng rất ư là ngây thơ, nếu không, không viết được Dế Mèn, không làm sao tạo ra được 1 Cu Lặc – hãy nghĩ tới Tên Khờ của Dos], Nguyễn Khải, và…Võ Phiến. Toàn là những đại văn hào – đúng như thế - của xứ Mít.
NK, hỏng vì không còn 1 cách nào khác, đành chọn Đảng thay vì Bố [Bắc Kít bỏ chạy vô Nam], thay vì Chúa [cũng bỏ chạy vô Nam mất tiêu]
Võ Phiến, chết vì cái đố kỵ, "tiểu khí”, có mùi địa phương - vết thương hình chữ S -Trung Kít của ông.


'Xin lỗi em chỉ là con đĩ' chỉ nổi tiếng ở VN

Đúng!
Và, có thể, chỉ nổi tiếng ở xứ Bắc Kít!
Một cái tít như thế, nhục mạ người phụ nữ, chưa nói đến nội dung ra sao.
Cùng lắm, người ta để cái tít, xin lỗi, em là gái bán hoa, thí dụ.
Gấu đã nói rồi, cái xứ đó có cái gì không bình thường: chúng rất coi thường đàn bà, phụ nữ!

Lại “khoanh vùng”!
Chán thiệt!
*
Cái kiểu giật tít như vậy làm Gấu nhớ tới Achebe.
Khi được hỏi về phản ứng gay gắt trong một tiểu luận về cuốn Trái Tim Của Bóng Đen của Conrad, và ý nghĩ của ông về hình ảnh Phi Châu ngày nay trong đầu Tây phương, Achebe trả lời:
Cái hình ảnh Phi Châu bây giờ có vẻ thay đổi chút đỉnh trong đầu người Tây phương. Khi tôi nghĩ về thế giá, về sự quan trọng, và về sự uyên bác của tất cả những đấng chóp bu như vậy, khi họ chẳng hề nhìn thấy gì, về tính phân biệt chủng tộc ở trong Trái tim của bóng đen, thì tôi đành đi đến một kết luận là, chúng ta hẳn là đã sống trong những thế giới khác biệt. Vả chăng, nếu bạn không thích câu chuyện của một người nào đó, thì hà cớ làm sao không viết ra, cái của riêng mình? Có thể có một số người nghĩ là điều tôi muốn là, “Đừng đọc Conrad”. No! Tôi đã từng dậy Conrad, I teach Conrad. Tôi đang dậy Trái tim của bóng đen [I teach Heart of Darkness], trong đó, điều mà tôi đang nói là, hãy nhìn cái kiểu người đàn ông này đối xử với những người Phi châu. Bạn có nhận ra cái gọi là nhân loại ở trong đó? [Look at the way this man handles Africans. Do you recognize humanity there?].
Người ta sẽ nói với bạn là ông ta chống lại chủ nghĩa thực dân thuộc địa. Nói, tôi chống lại chủ nghĩa thực dân thuộc địa, là chưa đủ, là chẳng đi tới đâu. Hay là, tôi chống đối cái chuyện những con người này - những con người nghèo khổ này - bị đối xử như vậy. Nhất là khi ông ta cứ vô tư mà gọi là họ “những con chó ngồi trên những cái chân sau của chúng”. Cái kiểu viết như thế đó. Hình ảnh thú vật tràn lan, đại trà trong cuốn truyện. Ông ta chẳng thấy gì là sai trái với chuyện miêu tả như thế. Và nếu như thế, thì chúng ta đành phải nghĩ là, chúng ta sống trong những thế giới khác biệt. Khi mà hai thế giới đó gặp gỡ nhau, thì chúng ta mới khốn khổ khốn nạn.
*

Và nếu như thế, thì chúng ta đành phải nghĩ là, chúng ta sống trong những thế giới khác biệt. Khi mà hai thế giới đó gặp gỡ nhau, thì chúng ta mới khốn khổ khốn nạn.
Until these two worlds come together we will have a lot of troubles.
Khi hai thế giới đó đụng nhau, là cái ngày 30 Tháng Tư năm đó đó!
Nói rõ hơn, có thể Bắc Kít đọc cái tít, như trên, thấy bình thường, còn chúng ta, thấy đau quá, nhục quá!
Đó cũng là lý do, Tin Văn bỏ mục Dọn, không viết thô tục nữa, đúng như yêu cầu của bạn đọc.
H
appy New News!
NQT

Cái hình ảnh Phi Châu bây giờ có vẻ thay đổi chút đỉnh trong đầu người Tây phương. Khi tôi nghĩ về thế giá, về sự quan trọng, và về sự uyên bác của tất cả những đấng chóp bu như vậy, khi họ chẳng hề nhìn thấy gì, về tính phân biệt chủng tộc ở trong Trái tim của bóng đen, thì tôi đành đi đến một kết luận là, chúng ta hẳn là đã sống trong những thế giới khác biệt.
Achebe

Câu trên, có thể áp dụng cho đám Yankee mũi tẹt, nhất là ở những đấng, nhờ ơn “giải phóng’, mà thoát ra khỏi cái Đất Bắc cằn cỗi, mất hết nhân tính, khi chúng không hề nhận ra cái sự ăn cướp Miền Nam, bọc trong cái vỏ thống nhất đất nước. Nếu thực sự thống nhất đất nước, đất nước không đến nỗi ngày càng chìm sâu vào cơn băng hoại, không lối thoát, và ngày càng có nguy cơ biến thành một quận huyện của anh Tẫu, cũng là một hậu quả tất yếu, khi anh Tẫu đã bỏ ra biết bao công lao, tiền bạc, võ khí, quân trang, quân dụng, thực phẩm… để cho Miền Bắc thôn tính Miền Nam.
Thay vì phân biệt chủng tộc, trong trường hợp Conrad, thì ở đây là, huynh đệ cốt nhục tương tàn.
Chắc chắn, lịch sử sau này, sẽ đưa ra một kết luận như vậy, về cuộc chiến vừa qua.
Nhìn gần, nhìn xa:
Đọc những tác phẩm của Miền Bắc, ngay cả những bài viết tưởng như là do ghen ghét, nói xấu, làm nhục...  như VTN viết về TH, thí dụ, là phải đọc từ cái tầm nhìn như vậy.

Ôi nỗi đắng cay phải từ giã "quê người" đi tìm một "quê mình", đâu đó giữa đồn điền cao su bạt ngàn của một nước Nam-kỳ xa lắc nơi chỉ có hai mùa mưa nắng, không còn những cơn gió buốt lạnh căm, không phải từ thiên nhiên ác nghiệt, mà từ lòng người thổi ra, không cần giờ giấc, không đợi mùa màng, ngày tháng... (1)

Ui chao, phải là 1 nhà tiên tri, một tên ăn cướp, một tên Quỉ Đỏ, ở chuồng lợn...  thì mới nhìn ra cái xứ Bắc Kít quê hương của mình, chỉ là 1 thứ “Quê Người”, Exile.

Quê Hương thực sự, Vương Quốc, Royaume, là… Nam Kít.