*





Thơ mỗi ngày


Ghi chú trong ngày

Elizabeth Taylor dead: 'Cleopatra' 'Butterfield 8' 'Who's Afraid of Virginia Woolf?' in top 10 films

G nhớ ET, là từ cái phim lần đầu được coi, tình yêu như trái phá, đúng như anh Tẩy mũi tẹt phán, thời con nít: Ivanhoe

Ở Hà Nội.

*

Nhờ mấy bữa PC bị cháy, G này không làm sao vô net, bèn đi tiệm sách, mua mấy số báo, trong có hai số ML mới, 1 đặc biệt về Ðạo đức, và 1 về Céline, sẽ tuần tự lèm bèm sau, và, bèn lôi sách ra đọc, vớ trúng cuốn Prisms của Adorno, và khám phá ra, câu phán hách xì xằng của ông, "Làm thơ sau Auschwitz thì dã man", nằm trong Phê bình văn hóa và xã hội, Cultural Criticism and Society, ở đoạn kết:

Cultural criticism finds itself faced with the final stage of the dialectic of culture and barbarism. To write poetry after Auschwitz is barbaric. And this corrodes even the knowledge of why it has become impossible to write poetry today. Absolute reification, which presupposed intellectual progress as one of its elements, is now preparing to absorb the mind entirely. Critical intelligence cannot be equal to this challenge as long as it confines itself to self-satisfied contemplation.
Phê bình văn hóa ngộ ra, nó, chính nó, đối diện với giai đoạn chót của biện chứng về văn hóa và man rợ. Làm thơ sau Auschwitz thì dã man. Và điều này bào mòn ngay cả tri thức về, tại làm sao bây giờ không thể làm thơ. Vật hoá tuyệt đối, vốn tiền-giả dụ, sự tiến bộ trí thức, như là một thành tố của nó, bây giờ sửa soạn nuốt trọn bộ não, cái đầu. Trí phê bình không thể nào sánh ngang với sự thách đố này, chừng nào mà nó còn chỉ khoái trò tự sướng.

Tờ NYRB, có bài Simic điểm cuốn mới ra lò của Grass. Sẽ post và dịch sau. Vì, có thể sẽ áp dụng 1 cách cù lần & cà chớn [nhại Bác H, áp dụng thông minh và thiên tài Marxism...] vào trường hợp TCS/PCT.
Nhà thơ Simic viết về trường hợp Grass, im tiếng trong bao nhiêu năm vì ăn nhằm, hay, dẫm phải kít Nazi, vậy mà vưỡn đóng vai trí thức hậu chiến Ðức, lên án Nazi.

Magnus Carlsen, a twenty-year-old Norwegian, first rose to number 1 in the global chess rankings last year.

Tân Kỳ Vương thế giới, 20 tuổi. Trông hình, tưởng một em!


Đinh Cường

TƯỞNG NIỆM 5 NĂM NGÀY MẤT THANH TÂM TUYỀN
22.3.2006 – 22.3. 2011

Năm ngoái, 2010, TV đã đi loạt bài tưởng niệm 5 năm ngày mất TTT!

*
**

Thơ Dịch của TTT

Note: Tks. NQT

I died for beauty, but was scarce
Adjusted in the tomb,
When one who died for truth was lain
In an adjoining room. 

He questioned softly why I failed?
"For beauty," I replied.
"And I for truth, -the two are one;
We brethren are," he said. 

And so, as kinsmen met a night,
We talked between the rooms,
Until the moss had reached our lips,
And covered up our names.

Tôi chết vì cái đẹp, nhưng thật khốn khổ

Tôi chết vì cái đẹp, nhưng thật khốn khổ
phải xoay sở sao cho vừa trong nấm mồ của mình
Khi một kẻ nào đó chết vì sự thực,
được đặt xuống phòng kế bên 

Anh ta nhẹ nhàng hỏi, tại sao tôi thất bại?
“Vì cái đẹp”, tôi trả lời.
“ Còn tôi thì vì sự thực - cả hai thì là một;
Như vậy hai đứa mình là anh em, đồng đạo, anh ta nói.

Và như thế đó, như hai bà con gặp nhau trong một đêm
Hai chúng trò chuyện giữa hai căn phòng
Cho tới khi rêu mọc tới môi
Và phủ lấp tên của chúng tôi

Note: Bài thơ G tưởng dễ nhá, nhưng, khi đọc 1 trang net cãi nhau búa xua về nó, mới tá hỏa!

Tuy nhiên, cái từ "chìa khoá" của bài thơ, là từ "thất bại", fail:

The ending is subtly prepared for with the question "why I failed?" The crucial word is "failed," rather than "died." Their deaths and any hopes of succeeding in their goals are futile. The moss covers their lips and their names on the grave marker; death has ended all communication and effectiveness. With this image Dickinson shows the powerlessness of the human condition and the relentless indifference of nature to human beings, who are obliterated at death. The speakers are never named; they are anonymous. Is it ironic that the only life in the poem is the moss? 

| Posted on 2005-12-12 | by Approved Guest

Bài thơ trên, thiển nghĩ, TTT chọn dịch vì nó có gì tương tự với bài thơ của Shakespeare, mà ông cũng đã từng dịch, ở đầu cuốn Một Chủ Nhật Khác.
Cái người nằm xuống vì cái đẹp là một nữ nhân, còn người “thất bại” vì sự thực kia, nam nhân.
Không thể chung phòng được, tuy cùng thất bại như nhau. Họ là bà con, là anh em, là đồng đạo, là vậy.
Chúng ta đọc bài thơ rồi đọc tiếp bài thơ sau đây, ở đầu MCNK, mới đúng là Song Kiếm Hợp Bích. 

Phượng Hoàng và Bồ Câu

Cái đẹp, sự thật, sự hiếm quí
Ân sủng rất mực giản dị
Táng tro cốt nơi đây. 

Cõi chết Phượng Hoàng nương náu
Và ngực Bồ Câu đoan trinh
Trong thiên thu an nghỉ. 

Không lưu truyền tông tích
Chẳng bởi tật nguyền
Vì chưng hôn phối thanh khiết. 

Vẻ thật không sao thật
Dáng đẹp phô, hão huyền
Sự thật cùng cái đẹp đã mai một. 

Trước quanh quách đôi linh điểu
Hằng chân thật hoặc mỹ miều
Vọng gửi khúc kinh cầu ngưỡng mộ.

Thanh Tâm Tuyền dịch 

The Phoenix and the Turtle

 

Beauty, truth, and rarity,
Grace in all simplicity,
Here enclosed'd in cinders lie 

Death is now the phoenix' nest,
And the turtle's royal breast
To eternity cloth rest, 

Leaving no posterity -
"Twas not their infirmity,
It was married chastity. 

Truth may seem but cannot be;
Beauty brag, but 'tis not she;
truth and beauty buried be.

 To this urn let those repair
That are either true or fair;
For those dead birds sigh a prayer.

William Shakespeare


Ai Lao - Sông Núi Chân Tình
Thích Đồng Văn

Người Về

Người về bóng ngả trên đường phố
Phố đổi màu theo mỗi bước chân
Mười năm ở lại cùng muông thú
Mây đã thành mưa rụng mấy lần 

Chén rượu quan hà chưa uống cạn
Hương nồng ngây ngất vẫn còn đây
Người ơi! trăng vẫn tròn trong mộng
Sao chẳng chờ nhau một kiếp nầy 

Người về một tấm thân hoang phế
Ngơ ngác bên đường lạc dấu vui
Chiếc áo phong trần xin gửi lại
Mười năm đi quên mất tiếng cười 

Vẫn tạ ơn đời khi sống sót
Mười năm máu chảy đọng thành thơ
Lòng ai muôn dặm còn thao thức
Có biết rằng đây vẫn đợi chờ 

Người về thương bóng mây qua núi
Núi đứng muôn đời nhớ tiếc mây
Cứ tưởng một lần quay trở lại
Cùng nhau vui hết cuộc sum vầy 

Ngụm khói lam chiều thôn Việt Bắc
Như màu khói thuốc thuở quen nhau
Bài thơ xưa viết mừng em lớn
Vẫn giữ làm tin chẳng nhạt màu 

Người về ngồi lại thềm soan cũ
Cỏ mọc điêu tàn trên lối xưa
Xin khóc một lần cho thảm thiết
Cho sóng triều dâng mở hội mùa 

Ngôi mộ ven đường ai chết đó
Đi tìm tung tích của cha anh
Đâu những oan hồn xưa lạc bước
Về đây nghe lại khúc quân hành 

Người về cúi nhặt bài thơ cũ
Nhặt trái tim mình trong khói tro
Mười năm đá cũng mềm như lệ
Chẳng trách ai quên một chuyến đò.

Trần Trung Đạo

[Trích: http://www.lebichson.net]

Lời giới thiệu: Thú thực Gấu vốn không mê thơ ông này. Nhưng bài này thì... được.

Gấu khoái những câu:

Người ơi! trăng vẫn tròn trong mộng
Sao chẳng chờ nhau một kiếp nầy?
Người về cúi nhặt bài thơ cũ
Nhặt trái tim mình trong khói tro
Mười năm đá cũng mềm như lệ
Chẳng trách ai quên một chuyến đò.
Nhưng câu "Về đây nghe lại khúc quân hành", thì quá hỏng!


NKTV

Đọc thử chơi thi phẩm mới “Một ngày” của nữ sĩ Trần Mộng Tú tôi thấy nό… tuyệt vời quá! Tuyệt vời quá… sức tưởng tượng của một kẻ không quá… nghèo tưởng tượng. Nào là “trời ong ong sáng… cái sáng mơ màng như câu hỏi bâng quơ…” Nào là “một ngày ngoài cửa nghe lạ lắm / tiếng động nghe như tiếng trẻ thơ …” Và “tiếng chim trưa sao nghe rất lạ / tiếng ngân rơi vào trong mặt trời hồng…” Rồi bài thơ kết thúc với “câu hỏi bâng quơ”: “ai thả vó xuống hồ vớt mặt trời bềnh bồng trên nước / hứng đời từng mảng chảy qua tay”

Chắc đây là cái Xứ Thần Tiên của cô bé Trần Mộng Tú? Bởi lẽ cái Xứ Thần Tiên của cô bé Alice nό… kinh khủng nhiều hơn!

Thiển nghĩ: Một ngày của của đại đa số nhân loại bây giờ, hôm qua, hôm nay, hay hôm sau hầu như thảy đều hệt nhau và đều một “màu tro xám xịt”, nên bọn phàm phu khi thức dậy là phải lo làm vệ sinh, ăn sáng hay nhịn đόi, rồi tất tả ra đi kiếm sống, chẳng cό thì giờ để mà… bâng quơ các chuyện nọ kia vớ vẩn. Thử hỏi: Trên trái đất nhiễu nhương này, trái đất như một nấm đất/nấm mồ đang cό những người hy sinh để cό được tí tự do, tranh đấu chịu đựng chịu khổ từng phút từng giờ cho con cái họ được no cơm ấm áo, và nhứt là sau thiên tai ở nước Nhựt Bổn, thì tìm đâu ra “những chiếc xe lại quay xuống dốc / để lại trên đồi một câu thơ…” nhỉ? Nếu như xe cό để lại thơ thì… thơ gì? Chắc phải là… thơ Trần Mộng Tú?

Đό là chưa kể thi nhân đời xưa sáng suốt hơn Trần nữ sĩ vì họ đã “bừng con mắt dậy thấy mình tay không”!

Thi sĩ ta vẫn còn… lãng mạng, vẫn còn… sống trong tháp ngà hay sau nhỉ?

Thơ thẩn cái kiểu này… nếu không để cho xe thì để cho ai nhỉ?

NDT/DM

Note:
-Lãng mạn. Không phải lãng mạng, hay văng mạng! Hay sao, không phải hay sau.

-Ðọc thử, rồi còn ‘chơi’ nữa, tếu thật.

Cô bé TMT này chưa ngây thơ bằng thiền sư “tệ lắm” cũng ba vợ, [có thể hơn, vì theo bài viết của Thi Vũ, chúng ta thấy hai bà túc trực bên giường, khi chàng sắp đi. Bây giờ thấy có thêm 1 bà nữa].
PCT, suốt 71 năm một cuộc đời, “chưa đi hết một đêm hoang vu”, chẳng hề biết đến thiên hạ sự là cái chi chi.
Nhưng cũng chính thiền sư đã từng phải hỏi ông Chánh Tổng An Nam, đưa tao mấy Fờ Răng về mua sữa cho mấy đứa nhỏ.
Ðọc tâm sự của Bà Ba hay Bà Nhất, trên trang nhà của Bà, thì thấy bà cũng cô đơn lắm, làm sao ông chồng không nhận ra?  

Thơ TMT, ngây thơ đến như vậy, nhưng vẫn lọc ra được nỗi đau của thiên hạ, và của chính ‘cô bé’, theo G.

Vấn nạn "Trăng Ơi [tại sao] Thơ Ấu Mãi", liên quan tới PCT/TMT, thí dụ, một cách nào đó, lại mắc mớ tới vấn nạn “Céline”, như ông này đang gây xôn xao trên văn đàn thế giới: Tại sao một thằng nhà văn đầy hận thù, và nhất là, thù Do Thái đến mức khủng khiếp như thế, mà lại đẻ ra toàn những tác phẩm độc nhất vô nhị?

Philippe Sollers, qua Steiner trích dẫn trong bài viết của ông trên TLS, số12.2.2010, Le Grand Macabre [đúng ý NDT, nhe, “màu tro xám xịt” sao bằng “Ma Kiếp, Khùng Ðiên, Ba Trợn..  Lớn”?], ngỡ ngàng tự hỏi: Làm sao chúng ta nắm bắt được sự kiện, rằng, cái lòng thù hận màu da [da màu, thì cũng rứa] của Céline lại không làm mất đi, phủ nhận [negate] thiên tài văn chương của ông ta?

Với TMT, vấn nạn, nhẹ thôi, nhưng với PCT, mới căng, vì liên quan đến Thiền, đến Phật, và lại một câu hỏi nhức nhối hơn nhiều: Liệu, một khi đạt đến vô ngã, thì đếch thèm để ý đến Cái Ác Làm Thịt Người, [lý thuyết về vô ngã không nhìn thấy cái ác làm thịt người, the “doctrine of no-self sees no evil of killing”]?

Bởi thế Tây Phương không làm sao hiểu nổi cái cảnh Hòa Thượng TQD nhờ người đổ xăng lên người ông, rồi [làm ơn xin tí lửa], bật cây quẹt “xoẹt” 1 cái!

Hòa Thượng TQD còn phải nhờ người đổ xăng, bật quẹt. Bạn có nghe nói tới thiền sư Vakkali, vô Niết Bàn bằng cách tự cưa cổ mình? [TLS 1.10.2010.  Bài điểm hai cuốn Chiến Tranh Phật Giáo, Buddhist Warfare, [Michael K. Jerryson và Mark Juergensmeyer , editors, 257 trang, Oxford University Press], và cuốn The Six Perfections, của Dale S. Wright, nhà xb Oxford University Press].

V/v  Làm thơ sau Auschwitz thì dã man.
OK. Nhưng, làm thơ ngay khi ở Auschwitz, thì sao?

Ðây là trường hợp xẩy ra với H.G. Adler, mà TV đã giới thiệu, qua bài viết trên tờ The New Yorker, The Long View.
Cái nhìn dài. Cách đọc TMT của NDT, G này sợ rằng, phải xếp vào loại "cái nhìn ngắn", chăng?

*

THE LONG VIEW

A rediscovered master of Holocaust writing.

BY RUTH FRANKLIN

In the spring of 1950, the philosopher and cultural critic Theodor Adorno, who was then teaching at the University of Frankfurt, received a letter from H. G. Adler, an unknown scholar living in London. Adler informed Adorno that he had reviewed the professor's "Philosophy in Modern Music" for the BBC, and mentioned that he happened to be the author of an academic study of Theresienstadt, a concentration camp in what is now the Czech Republic. Adorno wrote back, and a friendly correspondence sprang up between the two men, despite a fundamental conflict in their viewpoints. A year earlier, Adorno, a core member of the Frankfurt School of Marxist social theorists, had written an essay titled "Cultural Criticism and Society," setting the terms for the debate over the literary representation of the Holocaust in a single famous dictum: "To write a poem after Auschwitz is barbaric." By contrast, Adler, a survivor of the camps, had started writing poems about them while he was still a prisoner, and went on to address his experiences during the war both in novels and in scholarly accounts.
In Adorno's ideologically driven view, no kind of sense could be drawn from the victims' fate; to try to impose an artistic coherence upon such a monstrosity was an inherent falsification, and to write poetry in its shadow epitomized the decadence of bourgeois culture. For Adler, the attempt to assimilate the horror of the camps into art was a necessity-not only an essential aspect of his life's work but also a means of recapturing his own humanity after the catastrophe.

Dịch… thoáng: Vào mùa xuân 1950 triết gia và nhà phê bình văn hóa Adorno  lúc đó đang dạy tại Ðại học Frankfurt, nhận được 1 cái thư của H.G. Adler, một học giả vô danh sống tại London. Adler báo cho Adorno biết, ông "đọc lại" tác phẩm âm nhạc của Adorno, "Triết học trong âm nhạc hiện đại" cho BBC, và nhân đó, nói tí về mình, tớ là tác giả một nghiên cứu có tính khoa bảng về Theresienstadt, một trại tập trung ở 1 nơi bây giờ có tên là Cộng Hòa Czech. Hai người sau đó thư từ qua lại, mặc dù chẳng ai chịu ai về quan điểm. Một năm trước đó, Adorno,  thành viên gạo cội của Frankfurt School of Marxist social theorists, viết tiểu luận "Phê bình văn hóa và Xã hội", xác dịnh cái nhìn của ông về vị trí Lò Thiêu trong văn học, trong đó có câu phán để đời: Làm thơ sau Lò Thiêu thì dã man.
Ngược lại, Adler, một kẻ sống sót Lò Thiêu, đã khởi sự làm thơ về nó, ngay từ khi ông còn là tù nhân, và tiếp tục viết về kinh nghiệm của mình trong thời kỳ chiến tranh trong những cuốn tiểu thuyết...

Primary Sources: An excerpt from H. G. Adler’s “Panorama.”

Source


Một Ngày

TMT

Bừng mắt dậy trời ong ong sáng
cái sáng mơ màng như câu hỏi bâng quơ
nắng hôm nay nắng già hay trẻ
trời hôm nay mây trắng hay vàng
mây có màu xanh hay mầu tím
đặt bàn chân nghe đất thở nồng nàn 

một ngày ngoài cửa nghe lạ lắm
tiếng động nghe như tiếng trẻ thơ
cây lá xôn xao như bàn tay chạm
những chiếc xe mang lên dốc nỗi mong chờ
những chiếc xe lại quay xuống dốc
để lại trên đồi một câu thơ

một ngày không biết ai gõ cửa
có lá thư nào đến từ bên kia sông
có chút tình nào quàng trên vai núi
cho con chim đứng hót mãi trong lồng
tiếng chim trưa sao nghe rất lạ
tiếng ngân rơi vào trong mặt trời hồng

một ngày nắng vừa đi vừa rơi từng vốc
gẫy nhánh thời gian trên những thân cây
ai thả vó xuống hồ vớt mặt trời bềnh bồng trên nước
hứng đời từng mảng chảy qua tay.

TMT 

3/2011

Bài thơ thần sầu, đúng là trận gió mát, đúng vào ngày Tận Thế Sóng Thần Japan!
Cái kiểu, buổi tối nghe tin người thân tử trận, buổi sáng ra vườn, thấy bông hồng thật đẹp, thật tươi.
Liệu, đây là ý của Steiner khi phán: The nearing shadow of Hitler made me?
Hay, the unmerited scandal of survival?



PCT ra đi

Thơ Hoàng Trúc Ly : 

Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn,
Em ngủ một mình đêm gió mưa. 

Thơ Phạm Công Thiện :

Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông.

 Nội dung thì khác « chiều thứ bảy » trong thơ H.T.L. là một ngày trong tuần, trước chủ nhật. Còn « chiều thứ bảy » trong P.C.T. là lấy ý tự kinh Phật. « Cây khế » cũng vậy. 

Dạo ấy, Thiện đi tu ở Nha Trang với thầy Trí Thủ, pháp danh Ngươn Tánh. Một hôm xuống chơi nhà Võ Hồng – mà anh rất thân – khi về chùa thì làm câu thơ này mà về sau anh tự dịch ra tiếng Pháp :

Je suis le Retour / il fait tard sur le Chemin
      Sept jours après la pluie tombe
             En haut du Temple
          L’arbre est le Défleuri (1)
*

Nhờ bài viết của DT, chúng ta mới hiểu được nguồn gốc câu thơ của PCT.
Từ HTL, nhưng qua PCT nó lại mang hình ảnh khác. Có thể nói, câu thơ của HTL đã sống lại, và có 1 đời sống khác, “nhiễm mùi Thiền”, qua của PCT.
Ðây là trường hợp bản dịch hay hơn bản chính, nói theo Borges.
Và đây là cái điều mà một độc giả DM chê nhà thơ NDT, khi ông nhại lời nhạc TCS.  (1)

(1)
Tôi nhận thấy ông Nguyễn Đăng Thường cũng có văn tài, thi tứ hùng hậu. Ước chi ông dùng “tài năng” ấy mà sáng tác thì tôi tin sẽ thành công hơn là ngồi chọn chữ để nhại lời bài hát a, b, c, d… Nhại lời như vầy làm thấp hẳn đi giá trị câu chữ ông nặn ra; dù ý nghĩa ông gửi gấm trong đó có cao thấp, sáng tối thế nào đi chăng nữa.
TYB [DM]

Sáng tạo từ cái cũ.
Xin phép cho tôi được nόi thêm đôi lời: Với “Diễm nay”, “Một ngục tù không da vàng”, thậm chí “Trở về cái chuồng xưa?”, tôi không nhại/diễu nhại ca từ của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, mà chỉ… đặt lời mới. Ca sĩ, hay bất cứ ai đều cό thể hát các lời này mà không cảm thấy ngượng miệng. Mong rằng tôi không chỉ xây ảo mộng… hope against hope/hy vọng trong tuyệt vọng?
NDT

(1)
Mấy câu thơ tiếng Tây này, “lệch pha” so với tiếng Việt. Dữ dằn hơn:
G tạm dịch [múa rìu qua ông Chánh Tổng]:

Tôi Sự Trở Về/ muộn trên Ðường
Bảy ngày sau cơn mưa rơi
Ở trên cao Ngôi Chùa
Cây Trổ Hết Bông

Ðộng từ Être, To Be, rất quan trọng trong tiếng Anh, cũng như tiếng Tây.
To be or not to be.
Bữa nào rảnh, G sẽ đi một đường về cú này!

Hiện tượng say mê PCT của một thời thanh niên Miền Nam, có gì giống như thanh niên ở trong nước bây giờ, khi tìm đọc sách dịch. Chẳng có gì là khó hiểu cả, ở PCT, khi ông giới thiệu những hố thẳm, ý thức mới… Ðó đúng là cái thanh niên cần, trước khi được đi lính, bị ném vào cuộc chiến.

Tờ Văn, sở dĩ được đọc nhiều, vì cái thương hiệu rất ăn khách của nó, "tập san của những người ham đọc, ưa suy nghĩ".
Cái khó hiểu nhất, là 1 tâm hồn rất ư thơ mộng, qua những vần thơ rất ư là con nít, theo cái nghĩa ngây thơ trong sáng tạo, the inventive innocence, the somnambular immediciaty, tức thời mộng du, du ca buồn ngủ, khúc thụy du gì gì đó (1), nhưng cũng vẫn con người đó, suốt đời trẻ thơ, lại thấm nhuần tư tưởng của những bực đại sư như Heidegger, hay Thiền, và ngây thơ đi hết 1 đêm hoang vu chẳng hề biết đến Lò Thiêu, Lò Cải Tạo, cái đó mới kỳ! (2)


TCS_2011

Nov 11, 2003

You are a real Kafka in strenght, health, appetite, voice, rhetorical skill, self-satisfaction, superiority, stamina, quickness, insight, generosity, and of course you have all the errors and weakness that go with that qualities.
Kafka

Thư gửi ông thân sinh.

Thầy mới là một ông Bắc Kỳ thứ thiệt. Dẻo dai, mạnh khỏe, ăn uống, yêu đương, làm việc... mới thấy ham, giọng nói mới ngọt ngào, nói năng mới khéo léo làm sao! Rất ư hài lòng về chính mình, rất ư tự mãn về cái vị thế gia trưởng của mình, rất ư là chịu đựng gian khổ, nhanh nhẹn, có đầu óc sáng tạo, rất ư đại lượng với kẻ dưới, nhưng than ôi, Thầy có tất cả những cái lầm lẫn, những cái yếu đuối: Như những con đỉa, chúng bám chặt lấy Thầy, không làm sao rứt ra.

[Trích thư của một ông con Bắc Kỳ, từ hải ngoại gửi về cho một ông bố ở Hà Nội]

NKTV

*

Nhạc TCS  đã giúp đám bỏ chạy bợ đít VC, đám VC chính hiệu nuốt được nỗi đau 3 triệu con người chết vô ích, và nỗi nhục về tình trạng băng hoại như hiện nay ở trong nước.

Khi viết ra những dòng trên, G chỉ mơ mòng tưởng tượng ra mình, nếu là 1 anh VC Bắc Kít, và được gợi hứng từ kinh nghiệm của Paul Celan, khi bị đám Nazi vồ lấy bài thơ Tẩu Khúc của Thần Chết của ông.

Ui chao quả đúng đây là tâm trạng của VC thực. Qua kinh nghiệm thực được khoa  học chứng minh, qua những dòng dưới đây, từ 1 bài viết trên tờ Người Kinh Tế Mới

Thanh tẩy bằng nỗi đau
Purification by pain

The masochism tango

Religion got it right: pain seems to assuage guilt

CATHOLIC theology says that heaven awaits the pure of heart while hell is reserved for unrepentant sinners. For the sinful but penitent middle, however, there is the option of purgatory-a bit of fiery cleansing before they are admitted to eternal bliss. Nor is inflicting pain to achieve purification restricted to the afterlife. Self-flagellation is reckoned by many here on Earth to be, literally, good for the soul.

Surprisingly, the idea that experiencing pain reduces feelings of guilt has never been put to a proper scientific test. To try to correct that, Brock Bastian of the University of Queensland, in Australia, recruited a group of undergraduates for what he told them was a study of mental acuity. At the start of the study, 39 of the participants were asked to write, for 15 minutes, about a time when they had behaved unethically. This sort of exercise is an established way of priming people with feelings associated with the subject written about. As a control, the other 23 wrote about an everyday interaction that they had had with someone the day before.

After the writing, all 62 participants completed a questionnaire on how they felt at that specific moment. This measured, among other things, feelings of guilt on a scale from one (very slightly guilty or not at all) to five (extremely guilty).

Participants were then told they were needed to help out with a different experiment, associated with physical acuity. The 23 who had written about everyday interactions and 20 of the 39 who had written about behaving unethically were asked to submerge their non-dominant hand (i.e., left, if they were right-handed, and vice versa) into a bucket of ice for as long as they could. The remaining 19 were asked to submerge their non-dominant hand into a bucket of warm water for 90 seconds, while moving paper clips one at a time between two boxes, to keep up the illusion of the task being related to physical capabilities. That done, participants were presented with the same series of questions again, and asked to answer them a second time. Then, before they left, they were asked to rate on a scale of zero (no hurt) to five (hurts worst) how much pain they experienced in the warm water and the ice. Dr. Bastian reports in Psychological Science that those who wrote about immoral behavior exposed themselves to the ice for an average of 86.7 seconds whereas those who had written about everyday experiences exposed themselves for an average of only 64-4. The guilty, then, either sought pain out or were inured to it. That they sought it out is suggested by the pain ratings people reported. Those who had written about immoral behavior rated the ice-bucket experience at an average of 2.8 on the pain scale. The others rated it at 1.9. (Warm water was rated 0.1 by those who experienced it.)

Furthermore, the pain was, indeed, cathartic. Those who had been primed to feel guilty and who were subjected to the ice bucket showed initial and follow-up guilt scores averaging 2.5 and 1.1 respectively. By contrast, the "non-guilty" participants who had been subjected to the ice bucket showed scores averaging 1.3 and 1.2most no difference, and almost identical to the post-catharsis scores of the "guilty". The third group, the guilt-primed participants who had been exposed to the warm bucket and paper clips, showed scores averaging 2.2 and 1.5. That was a drop, but not to the guilt-free level enjoyed by those who had undergone trial by ice.

Guilt, then, seems to behave in the laboratory as theologians have long claimed it should. It has a powerful effect on willingness to tolerate pain. And it can be assuaged by such pain. Atonement hurts. But it seems to work-on Earth at least. •

*

Note: Bài này thú vị thực. Brodsky không tin chân lý, nhà văn phải đau  khổ mới có tác phẩm lớn, nhưng đau khổ quả là liều thuốc thanh tẩy tâm hồn.

Thảo nào VC bắt Ngụy phục hồi nhân phẩm qua Lò Cải Tạo!


Gọi Người Đã Chết


Mémoirs