*

Album



Chúc Mừng Tết Mít & Năm Mới

Last Page

*

*

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10204296642056698&set=a.10204296635576536.1073742005.1848187703&type=3&theater

Chúc Mừng Tết Mít & Năm Mới  

*

*

Sau Tết 1 tí






Chúc Tết

Hôm nay là mồng một Tết Bính Thân 2016. Như vậy, kể như mày đã không thể qua Mĩ này vui chơi với mấy thằng bạn cũ như mày đã dự định. Mấy ngày trước cho tới đêm qua tao vẫn còn ý trông đợi mày. Thôi thì chúc mày vui Tết trong gia đình, xum họp đầm ấm với vợ, con và các cháu mày vậy. Năm nay mày có tính qua Lào ăn Tết với thằng con và các cháu mày sống bên đó không?
Thằng Vưu, sau thời gian dài vắng tiếng, bữa trước nó đã cho tao niềm vui bất ngờ khi nó e-mail sau khi được tin sức khỏe tao suy yếu do Kiên và Uyển cho biết. Trong thư nó kể hiện nó cũng đang sống với bệnh tật, nó bị thoái hóa thần kinh cổ làm đau buốt cánh tay, rất khó chịu nhưng phải chấp nhận số phận thôi. Nó viết câu, "chắc không còn gặp nhau nữa rồi!" nghe vừa tếu vừa thảm quá.

NKL

Chúc Tết tới tất cả bạn bè của GCC, ở bên đó
Tết năm nay, không đi đâu được là do vấn đề tiền bạc quá eo hẹp & ông con rể, chồng cô Út, Cô Xì Lô, bác sĩ phát giác ra là bị ung thư, thứ cực hiếm bị, thế là đành ở nhà. May quá, năm nay Toronto đỡ lạnh.
Take Care.

NQT

Quoc Tru Nguyen shared a memory from February 8, 2015.
6 mins
1 Year Ago Today

Ai chỉ định anh là thi sĩ?

Thứ Sáu, ngày 8 tháng 3 năm 1996, vào lúc 5 giờ chiều, buổi tưởng niệm thi sĩ Joseph Brodsky (tháng Năm 24, 1940 - tháng Giêng 28, 1...

See More
Quoc Tru Nguyen's photo.
 

Thơ trên trang Tinvan (tanvien.net)

DESCRIPTION

It was like a teetering house of cards,
A contortionist strumming a ukulele,
A gorilla raging in someone's attic,
A car graveyard frantic to get back
On the interstate highway in a tornado,
Tolstoy's beard in his mad old age,
General Custer's stuffed horse ...
What was? I ask myself and have no idea,
But it'll come to me one of these days.

-Charles Simic

Bác Gúc dịch:

Dọa

Giống như ngôi nhà phập phù dựng bằng các lá bài
như người nhào lộn gảy đàn ukulele
như con khỉ đột đại náo tầng áp mái
như cái xe nát cuồng phóng hòng trở lại trên xa lộ liên bang
chòm râu của Tolstoy trong cảnh già rồ dại
đàn chiến mã (của tướng Custer) nhồi bông
là cái gì? Tôi tự hỏi và tuyệt không một ý tưởng
Nhưng nó sẽ đến lúc nào đó trong những lúc này



It was like a teetering house of cards,
A contortionist strumming a ukulele,
A gorilla raging in someone's attic,
A car graveyard frantic to get back
On the interstate highway in a tornado,
Tolstoy's beard in his mad old age,
General Custer's stuffed horse ...
What was? I ask myself and have no idea,
But it'll come to me one of these days.

-Charles Simic

NYRB Nov 5, 2015

Miêu tả

Như ngôi nhà bằng những lá bài phập phù
Như tay nhào lộn bập bùng cây đàn ukule
Như con khỉ đột phát cuồng trên căn gác xép nơi mái nhà
Như cái xe nát nơi bãi tha ma phát rồ muốn trở lại
Xa lộ liên bang, trong cơn cuồng phong,
Chòm râu Tolstoi trong tuổi già khùng
Chú ngựa nhồi bông của tướng Custer…



SWEPT AWAY

Melville had the sea and Poe his nightmares,
To thrill them and haunt them,
And you have the faces of strangers,
Glimpsed once and never again.

Like that woman whose eye you caught
On a crowded street in New York
Who spun around after she went by you
As if she had just seen a ghost.

Leaving you with a memory of her hand
Rising to touch her flustered face
And muffle what might've been something
Being said as she was swept away.

-Charles Simic

NYRB Nov 2015

Cuốn trôi đi
Melville có biển và Poe, những ác mộng
Để run rẩy và lai vãng,
Và nếu mi có bộ mặt người xa lạ,
Nhoáng, 1 phát, và đừng bao giờ, nữa, nhé!

Như thiếu phụ mà mi tóm được mắt của em
Trên con phố đông người ở New York
Em lúng ta lúng túng khi bị dòng người xô dạt về phía mi
Như thể nhìn thấy một bóng ma

Bỏ mặc mi với tí ti hồi nhớ bàn tay của nàng
Cố vươn lên để, biết đâu đấy, chạm được khuôn mặt bối rối của em
Và chết sững, biến thành câm,
Như thể nghe em nói 1 điều gì đó
Trước khi bị dòng đời cuốn trôi đi

Cái gì gì, kiếp trước ta có nợ nần chi đâu mi
Mà sao kiếp này mi đòi kiếp khác
Mà ta đã biểu, đừng “run rẩy và lai vãng” bên ta nhiều
Khi ta đi rồi, mi sẽ khổ.

Mẫn Thục replied to a comment on a post from December 18, 2015.

"... Cô muốn đi cùng người ấy dưới mưa xuân triền miên rơi trên hoa đào phơn phớt hồng, trên cỏ biếc lan tràn, trên cây vừa đâm chồi, trên lá mới lấm tấm xanh, đi mãi đi mãi trong đất trời êm dịu ấy, nơi mọi thứ đều đang độ bắt đầu, chậm rãi khởi sinh, lan tỏa như một gợn nước, như vết mực loang, như làn khói nhạt, lúc nào cũng có thể khiến người ta mỉm cười..."

Mẫn Thục's photo.
54 people like this.


*

*

*

*

Cúng 30 Tết @ Vientiane



*

Lần về Lào này, GCC quả có ý thắp 1 nén nhang cho ông cụ, bà cụ, thằng em trai, trước khi đi chuyến tàu suốt.
Lần về lại Đất Bắc, mướn 1 chiếc xe, đưa cả 1 gia đình lớn, trong có gia đình ông cậu, mấy bà cô, bên ngoại…  từ Hà Nội, lên quê chồng bà chị, Thanh Sơn, ngày xưa có tên là Đền Vàng, Phú Thọ, trên đường đi, ghé nơi ông cụ mất, thắp nén nhang, bà chị có trên xe, ngại xuống.

Biết là sẽ chẳng thể có lần sau.
Lạ là những kỷ niệm về đói, khổ, sau khi ông cụ mất, bà chị nhớ hết. Bà chị họ, con ông Bác, anh ruột của ông cụ, chắc là hiểu rõ tình hình, trong 1 lần, đã giải thích cho GCC hiểu, chúng đã có 1 thời đói quá, không làm sao quên được nữa.
Như vậy, là nhờ Miền Nam, GCC vẫn nhớ.
Nhưng nhớ ngược lại bà chị.



*

Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường

Chàng là rêu ôm đá mơ thiên đàng

The poem has the quality of an uneasy dream, in which you gain something extremely valuable, only to lose it the very next moment. Within the limitation of one's sleeping time, and perhaps precisely because of that, such dreams are excruciatingly convincing in their details; a poem is also limited, by definition. Both imply compression, except that a poem, being a conscious act, is not a paraphrase or a metaphor for reality but a reality itself.
For all the recent popularity of the subconscious, our dependence on the conscious is still greater. If responsibilities begin in dreams, as Delmore Schwartz once put it, poems are where they ultimately articulated and fulfilled. For while it's silly to suggest a hierarchy among various realities, it can be argued that all reality aspires to the condition of a poem: if only for reasons of economy.
This economy is art's ultimate "raison d'être", and all its history is the history of its means of compression and condensation. In poetry, it is language, itself a highly condensed version of reality. In short, a poem generates rather than reflects. So if a poem addresses a mythological subject, this amounts to a reality scrutinizing its own history, or, if you will, to an effect putting a magnifying glass to its cause and getting blinded by it.
"Orpheus. Eurydice. Hermes" is exactly that, as much as it is the author's self-portrait with that glass in hand, and one learns from this poem a lot more about him than any life of him will offer. What he is looking at is what made him, but he who does the looking is far more palpable, for you can look at something only from outside. That's the difference between a dream and a poem for you. Say, the reality was language's, the economy was his.

Joseph Brodsky: Ninety Years Later

Bài thơ đâu khác chi một giấc mơ khắc khoải, trong đó bạn có được một cái chi cực kỳ quí giá: chỉ để mất tức thì. Trong giấc hoàng lương ngắn ngủi, hoặc có lẽ chính vì ngắn ngủi, cho nên những giấc mơ như thế có tính thuyết phục đến từng chi tiết. Một bài thơ, như định nghĩa, cũng giới hạn như vậy. Cả hai đều là dồn nén, chỉ khác, bài thơ, vốn là một hành vi ý thức, không phải sự phô diễn rông dài hoặc ẩn dụ về thực tại, nhưng nó chính là thực tại.
Cho dù tất cả sự phổ quát gần đây của tiềm thức, sự tuỳ thuộc của chúng ta vào ý thức vẫn lớn hơn. Nếu trách nhiệm bắt đầu (ngay từ) trong giấc mơ, như thi sĩ Delmore Schwartz đã có lần diễn tả, rốt ráo ra, những giấc mơ được thể hiện và hoàn tất ở trong những bài thơ. Bởi thật là ngốc nghếch nếu gợi ý rằng có một đẳng cấp giữa những thực tại phức biệt, người ta có thể lập luận rằng toàn thực tại hướng vọng tới điều kiện của một bài thơ: nếu chỉ vì lý do tiết kiệm.
Sự tiết kiệm này là "lý do hiện hữu" tối hậu của nghệ thuật, và toàn thể lịch sử nghệ thuật là lịch sử của những phương tiện dồn nén và súc tích. Trong thơ, đó là ngôn ngữ, tự thân nó, là một bản sao của thực tại được cô đọng cao độ. Nói tóm lại, bài thơ sản sinh hơn là phản ánh. Vậy nếu một bài thơ đề cập tới một chủ đề huyền thoại, điều này có nghĩa là một thực tại quan sát chính lịch sử của nó - hoặc nếu bạn muốn - điều này có nghĩa là, một hậu quả đặt tấm gương khuếch đại cạnh nguyên nhân và bị chói loà bởi nó.
Bài thơ "Orpheus. Eurydice. Hermes" đúng là như thế, bởi nó chính là chân dung tự hoạ của tác giả với cái kính khuếch đại cầm trên tay, và người ta, qua bài thơ này, biết được nhiều về tác giả hơn là bất kỳ cuốn tiểu sử nào về ông có thể cung ứng. Cái tác giả ngắm nhìn chính là cái tạo nên ông, nhưng kẻ ngắm nhìn thì rõ ràng hơn, bởi vì bạn chỉ có thể ngắm nhìn một cái gì từ bên ngoài. Đó là sự khác biệt giữa một giấc mơ và một bài thơ đối với bạn. Có thể nói, thực tại là của ngôn ngữ, tiết kiệm là của nhà thơ.


Gửi ông.
Năm mới chúc ông và gia quyến nhiều sức khoẻ và vạn sự như ý.

Kính.

nguyên đán. tìm lại được
                                với hn, bt

bản tin. về lunar new year. sáng nay
hàng triệu người. về nhà đón. xuân
những chuyến tàu. nén kín. mệt lả
thành phố. trống. vắng
nguyên đán. tìm lại được
trên mạng. trong tuyết. dày
như câu chuyện. cổ tích
ở một chốn. xa xăm
mùa đông. tuyết. và mưa. đá
đầu. tháng hai
hơn. 30 độ F. gió. cuồng
đã qua rồi. mùa lễ. hội
đã qua rồi. tháng giêng
sáng và chiều. xe đùn trên. phố xá
như những điều. tất nhiên
đêm. và những bài thơ. vẫn còn. nức nở
vạt hoa nào. xoay nghiêng chiều. nay
vụn dại. rưng rưng. tháng hai
ngồi vẽ lại. nguyên đán
rồi thì thầm. với mùa. xuân
những chênh vênh. đỏ. sẫm
người ta bàn. về trận super bowl. sắp tới
nơi. thành phố có. nét vẽ. thời gian
có người họa sĩ. của những bức tranh. rất trẻ
người ta nói. về những. quảng cáo
đắt giá. nhất
hay một. món trang sức. cho ngày. valentine
nguyên đán. một nốt nhạc. mất
nay trở về. trong bản giao hưởng. mùa xuân
vang. vang
phố ùn. tuyết
những hàng cây. trơ cành
vẫn mùa đông. vẫn tuyết
và mưa đá. và tháng hai
Đài Sử

Đa tạ
Thân chúc bạn cùng gia đình, thân quyến một năm mới bình an, hạnh phúc, và điều điều như ý.
Tin Văn & NQT


*

Source: manhhai

*

Pleiku
Pleiku - Chút Gì Để Nhớ

Tôi nhìn thấy Pleiku lần đầu tiên vào một buổi chiều trên đảo Bidong. Tôi ở trong dãy nhà gỗ trải dài trên đồi khu F. Căn nhà đủ để che mưa nhưng không ngăn được gió lùa vì hai mặt trước sau đều chưa lắp gỗ xong. Loại nhà này có chừng ba hay bốn dãy, lâu quá tôi không còn nhớ. Tôi ở dãy cao nhất trên đồi. Đứng trước nhà tôi nhìn thấy rừng cây cao chớn chở bên trái. Ngóng cổ một chút, bên phải, tôi nhìn thấy biển mênh mông. Trước khi thấy biển tôi thấy cái nghĩa địa nhỏ có chừng chục ngôi mộ của người tị nạn. Đứng phía sau nhà, vách gỗ chỉ cao đến bụng, nhìn thấy dãy nhà phía dưới.

Phố núi cao phố núi mù sương. Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn. . .  Tiếng nhạc vọng từ dãy nhà bên dưới, có một người đàn bà vừa nhóm bếp vừa nghe nhạc từ máy cassette. Khói củi ướt nhóm trong lò bốc lên màu xám trong buổi chiều đầy hơi nước biển mù mù như sương. Em Pleiku má đỏ môi hồng. Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông. Nên tóc em ướt. Nên mắt em ướt. . . Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Pleiku trong bài thơ của Vũ Hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc. Thật ra tôi nghe bài hát này đã nhiều lần nhưng không để ý đến Pleiku chỉ để ý đến một mối tình và hai câu thơ còn một chút gì, để nhớ để quên. Đầu óc thơ dại của tôi vào cái tuổi chỉ biết yêu thôi chả hiểu gì nghĩ thầm ông này nói gì kỳ quá, đáng lẽ đi đôi với để nhớ phải là để thương chứ sao lại để quên. Chỉ sau khi lớn lên thêm chút nữa, rời VN tôi mới nghiệm ra, Sài Gòn là nơi tôi có nhiều điều muốn quên. Buổi chiều hôm ấy ở trên đảo Bidong tôi lần đầu hình dung Pleiku, một vùng cao nguyên, núi non, có sương mù, có những cô gái má đỏ môi hồng, tiềng khèn Tây nguyên, đường phố lưa thưa vắng vẻ.


*

Hội An

Có hai nơi, ở Việt Nam, Gấu chưa được “đi”, là Hội An, và Pleiku.
Nhiều nơi chưa đi, như Qui Nhơn, thí dụ, nhưng chỉ thèm, tự hỏi, và tự trách mình, tại làm sao mà chưa “đi” Pleiku và Hội An.

Huế cũng chưa, nhưng lại có 1 kỷ niệm thật thê luơng về Huế. Lần bỏ chạy quê hương, trên đường từ Sài Gòn tới Lao Bảo, có nghỉ 1 đêm ở Huế. Buổi chiều, xe chạy trên 1 con cầu, ngó xuống, thấy xa xa, 1 anh chạy xích lô, dừng cái xế, chìa cái tay ra cho 1 anh bán ken chích cho 1 phát.

Ui chao, nhớ hoài. 

Ði, ở đây, có 1 “gia nghĩa”, connotation, thật thú vị, và liên quan tới 1 nhà thơ, bạn của Gấu từ hồi còn đi học. Anh học sư phạm, ra trường, được bổ về Pleiku. Tuổi trẻ, xa nhà, làm thơ, sống rất bụi, chẳng có tí giáo sư nào trong cách sống cả.
Nghe truyền tụng, giường anh nằm, nơi nhà trọ, chăng đầy nội y của bướm. Mỗi 1 lần 'đi" là xin bướm nội y về treo quanh giường làm kỷ niệm. Một lần có 1 anh bạn, trưởng 1 cái tầu hải quân, ghé thăm. Thì lại rủ đi thăm bướm. Trong câu chuyện anh có nói cho anh bạn biết, học trò tao có 1 em làm nghề này, 1 lần tao gặp, thầy trò đều ngượng. Anh trưởng tầu vô ý kể lại cho 1 anh bạn, dân Pleiku. Anh này lại có 1 đứa con gái học ông thầy, thi sĩ cà chớn.

Thế là ầm lên. Ông bạn nhà giáo thi sĩ sau phải đưa đi tỉnh khác.

*

CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ

phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương

phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng

em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong

xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc bên đồi biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên

Vũ Hữu Định (1942-1981)

Trích blog Mang Viêng Long,

Note:  Từ đắt nhất, là từ “lắc”, trong "mai xa lắc'
Câu thơ

Da em mềm như mây chiều trong
Gấu nghe hát, thành ra:
Nên em buồn như mây chiều trôi

Đến lúc coi lại, thì trong, chứ không trôi.
Lại thắc mắc, mây trời trong thì làm sao mà buồn?

Đến giờ thì mới biết, nó là:
Da em mềm như mây trời trong!

Foucault viết, vào thời hoàng kim của nghệ thuật, con người ngạc nhiên vì vẻ tự nhiên của sự vật: Tại sao trời mưa? (1), thí dụ vậy.
Đó là thời kỳ Barthes gọi là ‘nhà văn không văn chương’, cứ viết ra chữ là thành văn rồi.

Văn chương sau này, theo Foucault, bắt đầu bằng cơn điên cuồng gọi tên sự vật, với sự tiếp tay của con quỉ tương tự, le démon de l’analogie, của những từ "như, hình như, có vẻ…."

Hình như là tình yêu!

(1) Truyện đầu tiên, tôi chẳng còn nhớ nổi tên, đăng trên tuần báo Mã Thượng, trang văn học nghệ thuật cuối tuần, do nhóm chúng tôi chủ trương, khi đó đều còn học trung học, có Huỳnh Phan Anh, Dương Trần Thảo, tức Dương Văn Ba, sau làm dân biểu, làm báo Tin Sáng, và tôi. Chính trên trang báo này, Huỳnh Phan Anh và Dương Trần Thảo đã cho đăng lá thư gửi nhóm Sáng Tạo, tranh luận về "nghệ thuật hôm nay" (bạn đọc có thể đọc bài viết này trên trang Tin Văn do Nguyễn Quốc Trụ phụ trách). Lúc đó, nhóm chúng tôi chủ trương nghệ thuật hôm nay là nghệ thuật mô tả cuộc sống như nó là, gợi ý từ cụm từ "Tel Quel" của Pháp. Truyện ngắn đầu tay của tôi, lạ lùng thay, lại rất hợp với chủ trương của nhóm (Tôi còn nhớ, HPA gật gù, đúng là "tel quel" thật!). Câu chuyện một anh chàng chủ nhật khơi khơi đi ra đường, rồi khơi khơi ghé nhà em, nhìn em nhặt rau, rửa chén, rồi phơi phới ra về. Ra ngoài đường, trời mưa, và anh chàng băn khoăn hỏi trời, hỏi đất, hỏi người qua đường, hà cớ chi mà trời mưa?

Nhật ký Tin Văn

V/v Da em m
ềm..
Nguyễn Tất Nhiên, bài "Ma Xơ này Ma Xơ", cũng có những từ thật thần sầu, xêm xêm, thí dụ, "vuốt tóc em lưng dài"
Vuốt tóc là để biết lưng dài, để tính chuyện cho em nằm dài?
Áo em buồn lưa thưa.
Lưa thưa, là để chỉ mưa
Vậy mà chuyển dịch đi thành nỗi buồn của áo của em
Thần sầu!
Thơ NTN có những từ đúng như là phép lạ, như thế.
Vai em tròn dướì mưa
Ướt bao nhiêu cũng vừa!
Tuyệt!




*

Số báo Avril 2016

*

*
Chính sách ngoại giao của tên khùng Nixon
Chưa điên khùng bằng lũ Bắc Kít.
Chúng phịa ra cả 1 cuộc chiến, và hậu quả của nó, là địa ngục Mít hiện giờ, khi dựng lên cú Diệm đầu độc tù VC ở Phú Lợi, và sau đó thành lập MTGP Miền Nam, ra ý đây là chuyện nội bộ giữa nhân dân Miền Nam và chính quyền Sài Gòn. Đám VC nằm vùng, thí dụ tên Tiêu Dao Bảo Dạ vẫn rêu rao, bị chính quyền Sài Gòn bắt lính, là theo nghĩa này.
Nguyên do & động cơ cuộc chiến Mít, vào những ngày này, rõ như ban ngày.
Một bên là Cái Ác Bắc Kít, với “bộ mặt người” của nó, là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; một bên là thiện ý của Mẽo.
Bằng thiên tài sáng tạo, chỉ thoáng nghe 1 tên Xịa, nhân say rượu, xì ra, cái thiện ý của Mẽo, đi tìm 1 lực lượng thứ ba cho xứ Mít, Graham Greene bèn đi 1 đường giả tưởng, thực hơn cả muôn đời sự thực, sự thực vĩnh hằng, thì cứ nói đại như vậy, về cái giống người có tên là Mít - là cuốn “Người Mỹ Trầm Lặng”, mà cái side-effect - phản ứng phụ, sự thực bên lề, thêm ra - số phận những người đàn bà Mít, tên Phượng, trở thành món hàng xuất khẩu lý tưởng, kíu nguy cho xứ Mít.
Không chỉ xứ Mít, không chỉ thế kỷ 20, cuốn tiểu thuyết còn tiên đoán, những cuộc chiến khác, do Mẽo gây nên, cũng với thiện ý Mẽo, ở Iraq, Syria, và có thể, “lại” ở xứ Mít, như có thể sẽ xẩy ra, là cuộc đối đầu giữa Tẫu và Mẽo...
Một thiện ý làm chết không biết bao nhiêu con người, và còn tiếp tục nhân lên mãi, “Rợp bóng Greene”, như 1 bài viết về tác giả cuốn “Người Mỹ Trầm Lặng”.


AFTERWORD
Reading Graham Greene in the Twenty-First Century
Đọc GG trong thế kỷ 21
Monica Ali


The Disquieting Resonance of 'The Quiet American'

by Pico Iyer
April 21, 2008 5:08 PM ET

An American comes into a foreign place full of ideas of democracy and how he will teach an ancient culture a better — in fact, an American — way of doing things. An Englishman awaits him there, protecting himself against such foolishness by claiming to care about nothing at all. And between them shimmers a young local woman who seems ready to listen to either suitor, and certain to get the better of both.
The Quiet American, by Graham Greene, was written in 1955 and set in Vietnam, then the site of a rising local insurgency against French colonial rule. In its brilliant braiding together of a political and a romantic tangle, its characters serve as emblems of the American, European and Asian way, and yet ache and tremble as ordinary human beings do. It also is a typically Greenian prophecy of what would happen 10 years later when U.S. troops would arrive, determined to teach a rich and complex place the latest theories of Harvard Square. Lyrical, enchanted descriptions of rice paddies, languorous opium dens and even slightly sinister Buddhist political groups are a lantered backdrop to a tale of irony and betrayal.
But that's not why I keep reading and rereading The Quiet American, like many of Greene's books, and have it always with me in my carry-on, a private bible. Certainly it's true that if you walk through modern Saigon, as I have done, you can see Greene's romantic triangle playing out in every other hotel. And if you think about Iraq, Afghanistan, elsewhere, you see the outline of the same story.

Một tên Yankee mũi lõ tới một nơi ở hải ngoại, đầu đầy ắp những ý tưởng về dân chủ và như thế nào, anh ta sẽ dậy một nền văn hóa cũ kỹ, cổ xưa, hết thời rồi một cách bảnh hơn - thì cứ nói huỵch toẹt ra ở đây, đường lối, cách hành xử, lối sống Mẽo. Một tên Hồng Mao đợi anh ta ở đó, bảo vệ chính anh ta, trước cái ý nghĩ khùng điên ba trợn như thế, bằng cách khuyên anh ta đừng để ý đến cái gì hết.
Và giữa họ là 1 em Mít thơm như Mít, sẵn sàng nghe hai anh mũi lõ khuyên bảo, và hưởng lợi được, từ cả hai 
Người Mẽo trầm lặng của GG, được viết năm 1955, và đặt để ở Việt Nam, lúc đó là nơi đang xẩy ra cuộc nổi dậy của lực lượng bản xứ, chống lại chế độ thực dân thuộc địa của Pháp. Lồng vào, hoặc phủ lên, tam giác tình, là 1 tam giác, với ba đỉnh Mỹ, Âu và Á, với những nhân vật, như là những biểu tượng, những con người bình thường bị lôi cuốn vào đó với những đau thương, nhức nhối của họ. Lạ, là tính tiên tri của cuốn tiểu thuyết….
But that's not why I keep reading and rereading The Quiet American, like many of Greene's books, and have it always with me in my carry-on, a private bible. Certainly it's true that if you walk through modern Saigon, as I have done, you can see Greene's romantic triangle playing out in every other hotel. And if you think about Iraq, Afghanistan, elsewhere, you see the outline of the same story.
Nhưng đó không phải là lý do tôi đọc đi đọc lại “Người Mỹ Trầm Lặng”, như nhiều cuốn khác của GG, và luôn có nó cùng với tôi, như 1 cuốn thánh kinh cá nhân. Rõ ràng là, nếu bạn lang thang trong 1 thành phố Saigon hiện đại, như tôi đã làm, bạn có thể thấy cái tam giác tình của GG diễn ra ở mọi khách sạn khác.
Và nếu bạn nghĩ đến Iraq, Afghanistan, và đâu đó, elsewhere, bạn thấy đường ven của cùng 1 câu chuyện.