*

Album




*

Thảo Trần & Hoàng Dược Thảo @ Tara, Fall, 2003

*

@ Atlanta, Fall 2003

7.4.2010

Ấp Tara ở đâu xa? Nó ở đây:

Chỉ có ngoại là nhất định không chịu đi, cậu ba phải dựng một cái chòi sát bên căn nhà đổ nát cho ngoại ở. Gia đình ngoại tôi có sáu người con nhưng cuối cùng tan nát, mỗi người mỗi nơi, kẻ theo quốc gia, người theo cộng sản... chỉ còn mình ngoại, già nua, cô độc, thui thủi trong căn nhà đổ nát.
Đến con đường dẫn về nhà ngoại, tôi muốn khóc. Con đường mòn vừa lối trâu đi, hai bên có hai hàng su đũa, ngày xưa tôi vẫn thường được cậu tư dẫn đi thả diều, hoặc hai cậu cháu lang thang khi nắng chiều đã nhạt. Con đường tiêu điều, hàng chục thứ dây leo chằng chịt, quấn quít trên cành cây hai bên đường, tôi chợt thấy trong đám dây leo đó có những sợi mầu vàng. Đây là loại dây leo không rễ, bám vào cây nào thì cây đó sẽ khô héo dần rồi chết. Người ta gọi nó là dây tơ hồng.
Tôi thẫn thờ bước vào nhà ngoại, lặng ngắt đến rợn người. Bước ra sau vườn, mấy gốc dừa đã lão gần hết, ngọn còn cao vút trơ trọi, ngọn bị bom chặt gãy vắt lên gốc. Liếp sầu riêng của ngoại cũng chết gần hết sau trận lụt năm ngoái. Chỉ còn mấy cây ổi sống dai, xanh um, trái chín vàng ối rụng đầy trên cỏ. Thân ổi già, mốc. Ngày xưa tôi và dì út thay phiên nhau hành nó, không ngày nào mà hai dì cháu không trèo cây, hay lấy gậy chọc trái. Bây giờ, trái chín đầy cành, rơi đầy gốc... Tôi chợt nghe tiếng chim, lạc lõng, hốt hoảng, không còn những âm thanh ríu rít như ngày xưa, hay là nó cũng như tôi, đang lần mò trở về gặp lại vườn cũ. Tôi ngồi phịch xuống cỏ, như thấm mệt, cho tới khi nghe tiếng ngoại đánh thức...

… Và Gấu có còn muốn trở về với nó nữa không?

Uyên đã thực sự rời bỏ dòng sông để ra biển cả, không hề hiểu được một điều: biển cả, bởi vì mênh mông, cho nên thật khó mà nhận ra con đường ngày ra đi, hay tìm thấy được, con đường trở về...

Kính GNV, tôi rất thích truyện ngắn của Thảo Trần.
Giọng kể của bà thanh thản mà gây buồn da diết, đúng là viết mà như không.
Đoạn "Tara" mà tôi mới trích, hay hơn cô Tư đó, vì nó rất tự nhiên.
Chúc mừng bà. Xin cảm ơn đã cho tôi được đọc.
Kính,
 

Đa tạ
TT/GNV


*

Nữ văn sĩ Thảo Trần @ Paris @ Fin du Siècle

*

Quebec City Trip

*

*

@ Ontario Science Center



*


*



*

TQLC Mẽo, tắm trong thứ ánh sáng của 1 bức danh họa của bậc thầy Vermeer, chiến đấu từ nhà này qua nhà khác, trong trận Mậu Thân Huế….


*

Theo Gấu định hướng, thì:

Phiá bên trái, lui về phía sau 1 chút, là Hội Đồng Xã Phú Nhuận. Nhà Gấu [nhà Bà Trẻ Gấu] ở 1 con hẻm đường Nguyễn Huỳnh Đức, ngay sau Hội Đồng Xã Phú Nhuận. Phía trước bức hình, Ngã Tư Phú Nhuận, một quẹo phải, qua Gia Định, một quẹo trái tới Lăng Cha Cả, Tân Sơn Nhất. Thẳng thì là Bệnh Viện Cộng Hòa.
Ngã Ba, hay, Xóm Chú Ía, ở đó.
Khi còn đi học, Gấu hay quẹo trái, qua Gia Định, tức qua nhà bạn C, Thất Hiền.
Qua gặp bạn, và ăn bám bà cụ.
Khi ra trường, đi làm, chiều chiều, đạp xe đạp, thay vì về nhà, thì chạy thẳng lên Xóm. Đám con nít trong xóm xúm lại, tranh giữ xe, miệng la lớn, ba đi làm về!
Gấu và Cẩn, Phạm Năng Cẩn, có cái thú, tối ba muơi Tết đón giao thừa ở trên Ngã Ba Chú Ía, vì gần nhà, dễ đi, dễ về - kịp về đúng hơn - xông nhà. Bà Trẻ Gấu năm nào cũng giao cho Gấu xông nhà, bà nói, tính mày dễ dãi, xông nhà tốt nhất.
Năm nào cũng thế, hai thằng đều được bướm chúc mừng năm mới đúng giao thừa.
Xong [cái gì xong?], là về xông nhà.

Chỉ mong có thế!
Ainsi soit-il!

*

GCC & PNC @ Cẩn’s, Cư Xá Thanh Đa, Sài Gòn, cc 2001

*

*


*


*

Toà nhà Viễn Đông, đường Lê Lợi, Sài Gòn, nổi tiếng với món nước mía Viễn Đông, nhưng không chỉ thế, mà còn món phá lấu, còn dĩa đu đủ khô bò. GCC thường đưa cô bạn, sau khi coi ciné, ở 1 rạp gần đó, tới đây, vào những buổi tối mùa hè, uống ly nước mía, rồi đưa trở về nhà bên Chợ Lớn, rồi trở về nhà mình, hoặc leo lên Đài, nơi làm việc, tòa building số 5 Phan Đình Phùng, Sài Gòn.
Cuộc tình kéo dài năm năm, Gấu Cái chỉ biết khi biết tin cô bạn sắp lấy chồng, sắp đám cưới, vì thấy ông chồng của mình sao thiểu não quá, rồi tra hỏi, rồi…
Cả hai vợ chồng cùng đi đám cưới, ở Cai Lậy. Cũng trầy trật 1 thời gian dài, rồi cả hai lại làm thân lại, và khi ông chồng cô mất, thì cả hai lại trở lại như hồi còn đi học, coi cả hai ông chồng đều như không có, không ảnh hưởng gì tới họ nữa!
Món phá lấu của mấy anh Tẫu ở đây mà chẳng thú sao. Bạn cầm cây tăm, cắm vô 1 khúc lòng heo, hay một miếng mề, miếng gan… rồi chấm vô dĩa nước chấm rồi đưa vô miệng…

UNWRITTEN ELEGY
FOR KRAKOW'S JEWS 

My family lived here for five hundred years - DR. M. S.

But Joseph Street is the saddest, spare as a new moon,
not a single tree though not without charm,
the dark charm of a province, of parting, a quiet burial;
in the evening shadows gather here from every neighborhood,
and even some brought by trains from nearby towns.
Joseph was the Lord's favorite, but his street knew no
            happiness,
no pharaoh distinguished it, its dreams were sorrowful,
            its years were lean. 

In the Church of Corpus Christi I lit candles for my dead,
who live far off-I don't know where
-and I sense they warm themselves in the red flame too,
like the homeless by a fire when the first snow falls.
I walk the paths of Kazimierz and think of those who are
             missing.
I know that the eyes of the missing are like water and can't
be seen-you can only drown in them.
To hear footsteps in the evening-and see no one.
They walk on, although there's no one here, the tread of
             women in boots
shod with iron, beside the hangman's quiet, almost tender
             steps.
What is it? As if black memory moves
above the city, like a comet withdrawing from the stratosphere. 

Adam Zagajewski: Unseen Hand 

Bi khúc chưa viết
cho những người Do Thái ở
Krakow

Gia đình tôi sống ở đây 500 năm rồi - DR. M. S. 

Nhưng con phố Joseph Street thì buồn nhất,
và gầy, như 1 vừng trăng non
Tuy nhiên, không 1 cái cây riêng lẻ nào mà không có sự mê hoặc
Sự mê hoặc âm u của một thị trấn, của sự ra đi, của sự chôn cất
Vào buổi chiều những cái bóng từ mọi khu xóm tụ tập về đây
Còn có cả những cái bóng đến bằng xe lửa từ những thành phố kế cận
Joseph [HV] là con cưng của Chúa,
nhưng con phố của anh ta thì đếch biết hạnh phúc là cái chó gì!
Hà, hà!
Chẳng có một vì vua pharaoh nào nhận ra nó
những giấc mơ của nó thì u sầu, những năm tháng thì mới gầy guộc làm sao.

Ở nhà thờ Church of Corpus Christi, tôi đốt nến cho những người chết của tôi
họ sống ở đâu đó, xa vời, làm sao tôi biết được –
và tôi cảm thấy họ tự ấm họ lên trong ánh lửa đỏ,
như những người vô gia cư kế bên ngọn lửa, khi tuyết đầu mùa đổ xuống.
Tôi đi bộ trên những lối đi ở Kazimierz và nghĩ tới những người mất tích
Tôi biết mắt của họ thì giống như nước,
Và không thể được nhìn thấy – bạn chỉ có thể chết chìm ở trong đó.
Nghe những bước chân của họ vào buổi chiều - và chẳng nhìn thấy một ai
Họ bước đi, mặc dù chẳng có ai ở đây,
tiếng bước chân của những người đàn bà mang giầy bốt,
bịt móng sắt, bên cạnh tiếng bước chân lặng lẽ, dịu dàng, êm ái
của tên treo người, kẻ sát nhân, gã đao phủ.
Cái gì vậy? Như thể một hồi ức đen chuyển động ở phiá bên trên thành phố
Như ngôi sao chổi rút ra khỏi tầng bình lưu.

Anh biết, chẳng ai tin đôi trai gái yêu thương nhau ngần ấy năm trời chẳng hề có chuyện chiếm đoạt.
Họa là thánh, ngay cả những người bình thường nhất cũng tỏ vẻ nghi ngờ.
Hoặc ngần ngại, khi phải đưa ra một lời kết luận.
Hay là anh không thương em. Hay là em không thương anh, những ngày đó.
Sau ba mươi năm, anh tự hỏi.

Có lẽ không phải vậy. Anh thương em, như bất cứ một người nam thương một người nữ. Muốn sở hữu. Muốn chỉ là của mình. Nhưng đó là những lúc xa, thật xa em, tưởng tượng nếu có em lúc này, lúc nọ...
Khi gặp, anh chỉ thấy em thân thương, giản dị, như một đứa em ruột thịt. Anh chỉ thấy em, như những đứa em gái của em. Anh yêu em như yêu tụi nó.
Anh yêu em, như một người thân thương ruột thịt, mỗi lần anh trở về; bởi vì, ngoài em ra, đâu còn nơi nào để mà trở về?

Sự thực, riêng với anh, có lẽ là, anh đã tưởng tượng ra em. Như một đối đầu, thách đố. Như thể, anh may mắn được gặp em, vậy là quá đủ rồi. Như thể anh quá sợ, cuộc chiến lúc nào cũng soi mói, rình mò. "Mày chê tao nhơ bẩn, chắc gì mày đã hơn tao?", anh nghe như nó nói, với ánh mắt cười cợt, với nụ cười đe dọa. Như thể, anh càng yêu em trong sạch, thánh thiện, nghĩa là bình thường, giản dị chừng nào, cuộc chiến thua chúng ta chừng đó.
*

Gấu Cái, lần đầu đọc đoạn trên, phát điên lên vì chi tiết “bởi vì ngoài em ra, đâu có còn nơi nào để mà trở về”!

Khi xb cuốn “Lần Cuối Sài Gòn”, Gấu có gửi tặng cô bạn - chỉ cô bạn – nhưng cô không hề biết, vì chắc là ông chồng mở hộp thư, và bèn giấu biến nó, vô 1 ngăn tủ riêng của ông, và cô bạn chỉ biết, sau khi chồng mất.
Ngăn kéo đó chứa gần như tất cả những bài Gấu viết về cô bạn.

Trong Bác sĩ Zhivago, có 1 xen, khi ông chồng Cách Mạng Strelnikov của Lara, bị Đảng săn lùng, làm thịt, bèn trốn về căn nhà cũ, không gặp vợ, vì đã di tản, nhưng gặp Zhivago, và cả hai bèn cùng thi nhau nói về cùng 1 người đàn bà mà cả hai cùng yêu thương…

Cuộc tình của Gấu với cô bạn cũng có 1 xen tương tự. Lần đó, ông chồng, sau khi biết chuyện, xách chai rượu tới gặp Gấu, và cả hai cùng nhậu, cùng nói về cô bạn, và khi về nhà, say mèm, ông gục đầu vào vai vợ, phán, thằng khốn đó nó thương Em còn hơn cả anh thương Em!


Thơ Mỗi Ngày

Szymborska

HARD LIFE WITH MEMORY

 I'm a poor audience for my memory.
She wants me to attend her voice nonstop,
but I fidget, fuss,
listen and don't,
step out, come back, then leave again. 

She wants all my time and attention.
She's got no problem when I sleep.
The day's a different matter, which upsets her.  

She thrusts old letters, snapshots at me eagerly,
stirs up events both important and un-,
turns my eyes to overlooked views,
peoples them with my dead. 

In her stories I'm always younger.
Which is nice, but why always the same story.
Every mirror holds different news for me. 

She gets angry when I shrug my shoulders.
And takes revenge by hauling out old errors,
weighty, but easily forgotten.
Looks into my eyes, checks my reaction.
Then comforts me, it could be worse.

She wants me to live only for her and with her.
Ideally in a dark, locked room,
but my plans still feature today's sun,
clouds in progress, ongoing roads. 

At times I get fed up with her.
I suggest a separation. From now to eternity.
Then she smiles at me with pity,
since she knows it would be the end of me too. 

-Wislawa Szymborska 

(Translated from the Polish by
Clare Cavanagh and Stanislaw Baranczak)

NYRB March 8, 2012
[Note: bài này có trong Here]

Mệt đời với hồi ức

Tớ là 1 thính giả tồi với hồi ức của mình
Nàng muốn tớ nghe hoài cái giọng không ngừng nghỉ, liên khúc, của nàng
Nhưng tớ sốt ruột, đếch chịu, vặc tùm lum,
Nghe, và đếch nghe
Tếch đi chỗ khác, quay lại, rồi lại lỉnh chỗ khác

Nàng muốn tớ lúc nào cũng lắng nghe nàng,
Nàng sẽ chẳng gặp vấn đề gì, khi tớ ngủ
Nhưng ban ngày, đếch được, và điều này làm nàng bực.

Nàng xổ ra cả một đống thư cũ, ánh mắt sắc lạnh hăm hở chém
Khuấy trộn tứ lung tung những sự kiện, quan trọng với không quan trọng –
Dí tận mắt tớ những thước phim sao lãng
Đùn người vô phim, với cái chết của tớ

Trong ký ức của nàng, tớ lúc nào cũng trẻ măng
Được đấy chứ, nhưng tại sao luôn luôn, cùng 1 câu chuyện
Mọi cái gương giữ những hình ảnh khác nhau đối với tớ

Nàng bực lắm khi tớ nhún vai
Và đưa ra những phản biện,
Nhảm, nhảm, đếch phải anh, em lầm rồi,
Những hình ảnh nặng ký, nhưng thật dễ quên
Nàng nhìn vô mắt tớ, tìm phản ứng
Rồi thì an ủi
Thế lại càng tồi tệ hơn.

Nàng muốn tớ sống chỉ cho nàng và với nàng
Thật lý tưởng, trong căn phòng tối, cửa khóa
Nhưng những chương trình du hí của tớ còn bao gồm
Tắm nắng hôm nay,
Những đám mây của sự tiến bộ,
Những con lộ của sự lên đường

Có những lúc tớ chán ngấy nàng
Và tớ đề nghị một cuộc phân ly.
Từ bây giờ cho đến vĩnh viễn
Và thế là nàng mỉm cười nhìn tớ ra vẻ thương hại,
Sao mi ngu thế hở Gấu,
Mi bỏ ta là chấm dứt đời mi. 

MY GIFT TO YOU

My gift to you will be an abyss, she said,
but it will be so subtle you'll perceive it
only after many years have passed
and you are far from Mexico and me.
You'll find it when you need it most,
and that won't be
the happy ending,
but it will be an instant of emptiness and joy.
And maybe then you'll remember me,
if only just a little.

Roberto Bolano

The Paris Review Summer 2012

Xuống phố, đổi phim, ghé tiệm sách, mua số The Paris Review có bài thơ tuyệt vời của Bolano, tả đúng tâm sự Gấu, đúng cái cảnh tình cờ gặp lại Em, khi Em đi chợ Bến Thành, về, và “kín đáo” nói cho biết, tại làm sao Em vờ Gấu, và chọn một anh bồ, cùng học Y Khoa.

Quà BHD tặng Gấu

Quà ta tặng mi sẽ là 1 vực thẳm, em nói
Nhưng nó "tế vi" đến nỗi mi không thể nào nhận ra
Chỉ sau thật nhiều năm, có khi, chỉ sau khi ta đi xa rồi,
Và cả hai đều chạy ra khỏi cả hai quê hương Bắc Kít và Nam Kít rồi
Thì lúc đó mi mới tìm thấy món quà ta tặng mi
Khi mà mi cực cần đến nó
Và chắc chắn không phải là một kết thúc hạnh phúc
Nhưng sẽ là một thoáng chốc của sự trống rỗng và niềm vui.
Và có thể, chỉ lúc đó mi mới nhớ ta,
Và mới hiểu cái gọi là "mono no aware",
“Nỗi buồn cháy da, cháy thịt khi ta đã đi ra khỏi đời của mi".

Nhưng cũng chỉ được 1 tí tí.

**

GCC có gần như tất cả sách của David Remnick, nhưng thiếu cuốn đầu, tức cuốn trên, Ngôi Mộ Lenin, Những ngày sau cùng của Đế Quốc Xô Viết

GCC tính mua cuốn này lâu rồi, chờ thứ second-hand, bữa nay, giở đọc sơ bài Bạt thấy được quá, bèn tặc lưỡi, OK. Vả chăng, đây cũng là ấn bản rẻ tiền.
GCC biết ông này, khi đọc bài ông viết về Brodsky, trên The New Yorker, (1) những ngày đầu viết cho Văn Học. Bèn chôm liền. Sau in thành sách, bèn mua, và bèn chôm bài viết về Oe, (2) được 1 vị độc giả mail, khen, bài viết được quá!

Hà, hà!

… 10-5-2005
… Cám ơn bác rất nhiều về vốn quý hiểu biết của bác, tôi đã học được rất nhiều về những bài giới thiệu của bác. Bác không giới thiệu thì tôi cũng chẳng biết gì... về G. Steiner, cũng không hiểu sâu thêm về S. Weil, không biết chuyện “Cha và Con” của Oé – Ui chao, cả một trời hiểu biết mà không hiểu biết thêm về “Cha và Con” là cả một thiếu sót lớn trong cuộc đời!
Tks. Take Care Both of U
NQT

Đoạn mở ra bài Tựa, cũng thú

PREFACE

Long before anyone had a reason to predict the declide and fall of the Soviet Union, Nadezhda Mandelstam filled her notebooks with the accents of hope. She was neither sentimental nor naive. She had seen her husband, the great poet Osip Mandelstam, swept off to the camps during the terror of the 1930s; she described in ruthlessly clear terms how the regime left its subjects in a permanent state of fear. The people of the Soviet Union had been made, as she put it, "slightly unbalanced mentally-not exactly ill, but not normal either." But Mandelstam, unlike so many scholars and politicians, saw the signs of the Soviet system's inherent weakness and believed in the resiliency of the people.

Trước rất lâu bất cứ một ai có thể tin rằng, Đế Quốc Đỏ sẽ sụm, Nadezhda Mandelstam đã viết Sổ Ghi bằng 1 thứ âm thanh của hy vọng. Bà không phải thứ người tình cảm, hay ngây thơ, ngù ngờ. Bà đã chứng kiến chồng mình, nhà thơ vĩ đại Osip Mandelstam, chết trong tù thập niên 1930, thời kỳ khủng bố. Bà đã mô tả, bằng 1 giọng cực rõ ràng, không chút thương xót, nhà nước đối xử với nhân dân của nó, như thế nào: bằng cách đẩy tất cả vào tình trạng lo sợ, rằng tai họa sẽ giáng xuống bất cứ lúc nào. Người dân Xô Viết, bà viết, thì được làm ra, “hơi mất thăng bằng về tâm thần 1 tị - không hẳn là bịnh, nhưng cũng không thể nói, là những con người bình thường”. Nhưng, Mandelstam, không như những nhà học giả hay chính trị gia, nhìn ra những dấu hiệu của sự yếu đuối nội tại, cố hữu, gắn liền với chế độ, của hệ thống Xô Viết, và tin tưởng ở khả năng dẻo dai, sức bật, sự phục hồi mau lẹ của dân chúng.

Bài ngắn, TV sẽ post và dịch.
Biết đâu, nhờ đó tìm ra gót chân Achilles của VC!

*

Bài thơ sau đây, của Bolano, thì hơi bị nhảm, nhưng có vẻ như cũng nói lên 1 tí, về cuộc tình của Gấu với BHD, nhất là về cái lần nàng đến nhà – cái tổ quỉ của GCC – và trong nhà lúc đó, có 1 em… [Không phải Gấu Cái nhe]. Gấu mở cửa và sững sờ. Cả hai đều biết, chẳng thể vô nhà, [BHD, nhìn cái cửa đóng, cái xe solex dựng trước sân nhà, là hiểu liền], thế là Gấu bèn hẹn hôm sau gặp, ở cái quán cà phê, hủ tíu ngày xưa vẫn thường gặp, ở Chợ Đũi.
Đến hẹn, Gấu đợi nàng đúng 5 phút, đếch thấy, bèn bỏ đi. Và sau này, viết về cuộc gặp hụt đó, trong bài viết Chuyện Của Gấu. Gửi cho… Thầy Kuốc, (1) Thầy khen um lên, làm sao mà biết gọi cái tuyệt tác này bằng cái tên chi, một bài thơ, một khúc hồi ức....

Hà, hà!

Chuyện Của Gấu

Gấu, Bắc Kỳ 54. Rời Hà Nội khi vừa mới biết yêu cái cột đèn, cái ngã tư, tiếng còi mười giờ chạy trên thành phố... Vào Nam, Gấu nhớ tiếng còi, nhớ cái tháp rùa đến ngơ ngẩn mụ cả người, bèn tự nhủ thầm, phải kiếm cho được một cô bé Hà Nội...
Cô là em của một người bạn học. Ông anh vợ hụt học dưới Gấu một lớp. Quen qua một người bạn, tên Uyển, hồi ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận.
Kỷ niệm lần đầu tới nhà cô bé, nghĩ lại thấy thật buồn cười.
Ông anh cô khi đó đang học Đệ Tam, ban toán, và ông đã ra câu đố: muốn gặp em tao thì phải giải cho được bài toán hình học này. Chẳng hiểu ông thực tình bí, hay là muốn thử tài, theo kiểu: mày có đủ sức chinh phục con em tao hay không? Hồi đi học, Gấu vốn nổi tiếng là một cây toán. Cô em cũng dân toán, sau học y khoa.
Lên đại học, ghi danh chứng chỉ Toán Đại Cương; tới kỳ thi, không hiểu bài toán muốn gì, Gấu nộp giấy trắng ra về!
Nhà nghèo, Gấu chỉ đủ tiền mua cours của giáo sư Monavon, mà không hề làm một bài tập nào.

Ôi, giấc mộng đã tan mà sao ảo tưởng vẫn còn!

Khi Gấu quen, cô bé mới mười một tuổi, chưa có núm cau. Chưa có gì, chỉ có một nỗi buồn Hà Nội, ở trong đôi mắt thăm thẳm.
Như lạnh lùng tra hỏi: anh yêu tôi hay là anh yêu Hà Nội?
Vừa ra ý ỡm ờ: anh yêu tôi, vì tôi độc?
Và đẹp?

Nhà cô bé giầu, Gấu sững sờ tự hỏi, tại sao lại có nỗi buồn như thế ở trong cô bé mới mười một tuổi?
Sau này thân rồi, cô tâm sự: đi học, H. chỉ có mỗi một cái áo dài trắng độc nhất. Có lần, H. nghe mấy con bạn nói đằng sau lưng: con nhỏ này nó làm bộ nghèo...
Lần cuối cùng gặp cô bé, khi mối tình đã tan vỡ. Cô lúc này coi Gấu như một người thân, nói: H. mới đi chợ cho mẹ, lỡ tiêu quá một chút, anh đưa H. để bù vô. H. rất ghét phải giải thích...
Em gái của cô, mỗi lần thấy bố vô phòng, là bỏ ra ngoài. 

Lần cuối cùng hẹn gặp trước khi Gấu lấy vợ: cô đang học y khoa, ở tít mãi trong Chợ Lớn. Chỗ gặp mặt là một quán Tầu ngay Chợ Đũi. Gấu vẫn thường ngồi đó, chờ cô bé đưa em đi học tại một trường kế bên, rồi ghé. Cô em gái có lần thấy, đang bữa ăn chiều như nhớ ra, kêu "chị, chị ra đây em nói cái này hay lắm: buổi sáng em thấy chị đi với anh Gấu."
Bạn bè, cô, và cô em gái vẫn gọi anh bằng cái tên đó. "Có thể bữa nào giận H. nó sẽ nói cho cả nhà nghe, nhưng cũng chẳng sao..."; Gấu ngồi chờ, cố nhớ lại những kỷ niệm cũ. Khi quá giờ hẹn 5 phút, anh bỏ đi.
Sau này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.
Bữa đó, mưa lớn thật. Gấu đội mưa đi ra khỏi quán. Đi khơi khơi, không chủ đích, mơ hồ hy vọng những đợt mưa xối xả trên thành phố Sài Gòn xóa sạch giùm tất cả những kỷ niệm về một cô gái
Hà Nội,
độc,

đẹp...

Độc, là chuyện sau này, do Gấu tưởng tượng ra, khi đi tìm một cái tên, cho một cuộc chiến.
Sự thực, những kỷ niệm về một miền đất, về một thành phố, và về cô bé, chúng thật đẹp.

Note: Cô gái ở trong nhà, là 1 em nhà lành, vẫn hay đi ciné với Gấu, đến tổ quỉ lần đầu, để biểu bỏ Gấu Cái, và bù lại, thưởng cho Gấu, cái nhà [còn] lành của em.
Chính những tiếng gõ cửa của BHD làm cụt hứng Gấu!
Đúng hơn, làm Gấu tỉnh cơn thèm khát bướm!

Note: Nhưng BHD, bữa đó, đến... tổ quỉ gặp Gấu, để làm gì?
Bí ẩn này, phải đến già, khi em đi xa rồi, GCC mới giải ra được.


Five Poems by Roberto Bolano

WHEN LISA TOLD ME

When Lisa told me she'd made love
to someone else, in that old Tepeyac warehouse
phone booth, I thought my world
was over. A tall, skinny guy with
long hair and a long cock who didn't wait
more than one date to penetrate her deep.
It's nothing serious, she said, but it's
the best way to get you out of my life.
Parmeriides Garda Saldana had long hair and
could have been Lisa's lover, but some
years later I found out he'd died in a psych ward
or killed himself. Lisa didn't want to
sleep with losers anymore. Sometimes I dream
of her and see her happy and cold in a Mexico
drawn by Lovecraft.We listened to music
(Canned Heat, one of Parmenides Garda Saldana's
favorite bands) and then we made
love three times. First, he came inside me,
then he came in my mouth, and the third time, barely
a thread of water, a short fishing line, between my breasts. And all
in two hours, said Lisa. The worst two hours of my life,
I said from the other end of the phone.

The Paris Review, Summer 2012