*

Tribute
1
























*
*
Baron of Imagination: Một best-seller gây ngạc nhiên trong cộng đồng Iraqi Kurds
TLS 5.12.2008
Lèm bèm về cờ có lẽ là cách tưởng niệm tuyệt nhất về bạn!
*
Lovers play chess to arrest the gnawing pace of time and banish the world. Thus, in Yeats's Deirdre:

They knew that there was nothing that could save them,
And so played chess as they had any night
For years, and waited for the stroke of sword.
I never heard a death so out of reach
Of common hearts, a high and comely end.
Steiner: A Death of Kings
*
Jorge Luis Borges
L'Immortel
Salomon saith. There is no new thing upon earth. So that as Plato had an imagination, that all knowledge was but
remembrance; so Salomon giveth his sentence, that all novelty is but oblivion.
FRANCIS BACON, Essays, LVlII.
…..
Quand s'approche la fin, il ne reste plus d'images du souvenir; il ne reste plus que des mots. Il n'est pas étrange que le temps ait confondu ceux qui une fois me désignèrent avec ceux qui furent symboles du sort de l'homme qui m'accompagna tant de siècles. J'ai été Homère; bientôt, je serai Personne, comme Ulysse; bientôt, je serai tout le monde: je serai mort.
(Traduit par Roger Caillois.)


*
Gấu đọc Võ Phiến, rồi lần ra Zweig, rồi, nhân đọc một số Le Magazine Littéraire, đặc biệt về Zweig, cùng lúc NMG order bài viết cho số VP trên báo Văn Học của anh, đi một đường về nhà văn Bình Định [VL thích cái tít này lắm], nhưng duyên nợ của Gấu với Zweig qua Người Chơi Cờ thì cứ còn hoài.
Steiner, cũng một cao thủ trong môn chơi cờ, trong bài viết Cái Chết của Những Vì Vua, cho rằng khùng điên và mê cờ có liên hệ mật thiết với nhau, và đây là đề tài ruột của Zweig. Ông cho biết thêm, Người Chơi Cờ, nguyên tác tiếng Đức,
Sehaehnovelle, viết năm 1941, được dịch qua tiếng Anh với cái tít The Royal Game. Trò Chơi Vương Giả.
*
Người ta nói tới truyền thống Pháp, ở Zweig. Nhưng khác với Maupassant, vốn coi trọng những "rối loạn tình cảm"; ở Zweig, là khúc mắc, hành động, sự nghẹt thở, của truyện ngắn. Kỹ thuật này thấp thoáng trong Bí mật nóng bỏng, Brulant secret, xuất hiện vào năm 1911, trong đó một đứa trẻ, trong khi tra hỏi bà mẹ, xuyên qua cuộc phiêu lưu tình cảm của bà, khám phá ra kinh nghiệm đầu tiên của khổ đau. Sau khi đọc Freud, Zweig đã viết một tiểu luận về ông, vào năm 1930; nghiên cứu tâm lý, nói rõ hơn, sự phát giác những bí ẩn đáng sợ của ngành tâm linh học (psychisme) đã là nền cho nghệ thuật truyện ngắn của Zweig. Ông viết thư cho Freud, vào ngày 8 tháng Chín 1926 (4): ... Nhờ ông, chúng tôi nhìn rõ nhiều điều. Nhờ ông, chúng tôi nói ra nhiều điều, nếu không có ông, chúng tôi chẳng nhìn (thấy), chẳng nói (ra được). Nhưng phải đợi truyện ngắn viết vào lúc cuối đời, trước khi quyết định tự tử, Người Chơi Cờ, chúng ta mới có được nỗi hân hoan tuyệt vời của một độc giả mê thể loại truyện ngắn. Nhất là thứ truyện ngắn, giống như một lỗ đen, "nhốt chặt" cả một thế kỷ!
Ông B. nhân vật kể chuyện, bị Gestapo bắt, ngay buổi chiều, ngày Hitler vào Vienne. Ông may mắn đốt kịp giấy tờ quan trọng. "Chắc là ông nghĩ, tôi sắp kể cho ông nghe về những trại tù, nơi giam giữ những người Áo trung thành với đất mẹ, cũng như tất cả những đau khổ, nhục nhã tôi phải chịu đựng sau khi bị bắt? Chuyện đó không xẩy ra cho tôi. Tôi được xếp vào loại khác... những người mà đảng viên quốc xã hy vọng vắt ra tiền bạc hoặc những tin tức quan trọng. Cá nhân tôi chẳng là gì đối với họ, nhưng họ tin rằng chúng tôi chỉ là những con người rơm, phiá sau chúng tôi mới là cái mà họ nhắm tới."
Và Gestapo đã giam lỏng ông, tại một căn phòng khách sạn. Tạo ra chung quanh ông, một quãng không (chung quanh tôi là hư vô, tôi ngập trong đó). "Phép lạ" xẩy ra: trong một lần hỏi cung, ông "ăn cắp" được một cuốn sách dậy chơi cờ, từ trong túi một chiếc áo treo kế áo ông nơi phòng cung. Nhờ nó, ông qua được địa ngục, sống sót, nhưng than ôi, con quỉ tò mò đã không buông tha ông, và trở lại, một lần nữa...
Người Chơi Cờ, như một lời chúc dữ, mang trong nó tất cả những vinh quang, những đau thương nghiệt ngã của một người, hơn thế nữa, một người Do-thái, (nạn nhân lý tưởng, kẻ thù tuyệt đối), trong thế kỷ đọa đầy, là thế kỷ của chúng ta."Tôi bắt đầu viết một câu chuyện ngắn về cờ tướng, gợi hứng từ một sách dậy chơi cờ mà tôi mua để cho đỡ cô đơn, trống trải, và hàng ngày, tôi chơi lại những ván cờ của những bậc thầy", ông viết ngày 29 tháng Chín, 1941, cho người vợ cũ, Friederike. Một cách nào đó, đây chỉ để cho qua thì giờ... nhưng thật ngỡ ngàng, khi (chúng ta) nhận ra, đây là lần duy nhất nhà văn đề cập thẳng tới lịch sử đương thời, mà không chuyển hóa (transposer) nó.... Một chứng tích nhức nhối, về những toan tính nhằm huỷ diệt con người của Nazi. (Lời giới thiệu bản tiếng Pháp, tủ sách bỏ túi).
Những độc giả say mê Võ Phiến, những tác phẩm đầu tay của ông như Người Tù, Mưa Đêm Cuối Năm, Thác Đổ Sau Nhà... chắc chắn là nhận ra khí hậu Zweig ở trong đó. Nhân vật của Võ Phiến, đều như bị con quỉ của sự tò mò hớp hồn, dẫn dụ, và khi đã hoàn hồn, có vẻ như nhờm tởm thế nhân: cô gái trong Thác Đổ Sau Nhà, sau gặp lại người tình của một đêm, đã ngạc nhiên không thể tưởng tượng được tại sao mình lại đã có lần ngã vào một con người thô kệch, cù lần đến như thế! (Vì không có văn bản trong tay, tôi viết lại theo trí nhớ, ở đây là những cảm giác còn giữ được, khi đọc Võ Phiến hồi học trung học. Không hiểu đọc lại, những chi tiết có đúng, và cảm nghĩ có thay đổi hay không). (1)
Những nhân vật tiểu thuyết hiện đại đều bước ra từ cái bóng của Don Quixote; ta có thể lập lại, với những nhân vật của Võ Phiến: họ đều bước ra từ Người Chơi Cờ. Tôi không hiểu, ông đã đọc nhà văn Đức, trước khi viết, nhưng khí hậu 1945, Bình Định, và một Võ Phiến bị cầm tù giữa lớp cán bộ cuồng tín, đâu có khác gì ông B. (không hiểu khi bị bắt trong vụ chống đối, Võ Phiến có ở trong tình huống đốt vội đốt vàng những giấy tờ quan trọng...). Nhân vật "cù lần" trong Thác Đổ Sau Nhà, đã có một lần được tới Thiên Thai, cùng một cô gái trong một căn lều, giữa rừng, cách biệt với thế giới loài người, có một cái gì thật quen thuộc với đối thủ của ông B., tay vô địch cờ tướng nhà quê vô học, nhưng cứ ngồi xuống bàn cờ là kẻ thù nào cũng đánh thắng, đả biến thiên hạ vô địch thủ?
"Nhưng đây là con lừa Balaam", vị linh mục nhớ tới Thánh Kinh, về một câu chuyện trước đó hai ngàn năm, một phép lạ tương tự đã xẩy ra, một sinh vật câm đột nhiên thốt ra những điều đầy khôn ngoan.
Bởi vì nhà vô địch là một người không thể viết một câu cho đúng chính tả, dù là tiếng mẹ đẻ, "vô văn hoá về đủ mọi mặt", bộ não của anh không thể nào kết hợp những ý niệm đơn giản nhất. Năm 14 tuổi vẫn phải dùng tay để đếm.
Cuộc đụng độ giữa nhà vô địch với ông B. đúng là khí hậu của cả thế kỷ được dồn nén vào trong một ván cờ!
Nhà văn Bình Định
(1) Liệu có thể, VP đã tiên tri ra được cái cảm giác cay đắng của cô gái Miền Nam, khi "ban ngày ban mặt", đối diện với “người tình ban đêm” của mình?
*
Thus the taste of ash in one's mouth: Mùi vị của tro than trong miệng chúng ta, sau cú 30 Tháng Tư 1975. NQT
*
Steiner viết về Người Chơi Cờ:
That chess can be to madness close allied is the theme of Stefan Zweig's famous
Sehaehnovelle published in 1941 and translated into English as The Royal Game. Mirko Czentovic, the World Champion, is aboard a luxurious liner headed for Buenos Aires. For two hundred and fifty dollars a game, he agrees to play against a group of passengers. He beats their combined efforts with contemptuous, maddening ease. Suddenly a mysterious helper joins the browbeaten amateurs. Czentovic is fought to a draw. His rival turns out to be a Viennese doctor whom the Gestapo held in solitary confinement. An old book on chess was the prisoner's sole link with the outside world (a cunning symbolic inversion of the usual role of chess). Dr B. knows all its hundred and fifty games by heart, replaying them mentally a thousand times over. In the process, he has split his own ego into black and white. Knowing each game so ridiculously well, he has achieved a lunatic speed in mental play. He knows black's riposte even before white has made the next move. The World Champion has condescended to a second round. He is beaten in the first game by the marvelous stranger. Czentovic slows down the rate of play. Crazed by what seems to him an unbearable tempo and by a total sense of déjà
vu, Dr B. feels the approach of schizophrenia and breaks off in the midst of a further brilliant game. This macabre fable, in which Zweig communicates an impression of genuine master-play by suggesting the shape of each game rather than by spelling out the moves, points to the schizoid element in chess. Studying openings and end-games, replaying master games, the chess player is at once white and black. In actual play, the hand poised on the other side of the board is in some measure his own. He is, as it were, inside his opponent's skull, seeing himself as the enemy of the moment, parrying his own moves and immediately leaping back into his own skin to seek a counter to the counter-stroke. In a card game, the adversary's cards are hidden; in chess, his pieces are constantly open before us, inviting us to see things from their side. Thus there is, literally, in every mate a touch of what is called 'suimate' - a kind of chess problem in which the solver is required to manoeuvre his own pieces into mate. In a serious chess game, between players of comparable strength, we are defeated and at the same time defeat ourselves. Thus the taste of ash in one's mouth

Không ai nghi ngờ, lạ thế, về cái sự ngu dốt của Yankee mũi tẹt - thì cứ nói đại như vậy, bởi vì nó là như vậy, và điều này là do nền học vấn, dậy phép tính bằng xác Mỹ Nguỵ, bằng con số Thần Sấm, Con Ma hạ được, bằng cắm cờ lên đỉnh thành phố Miền Nam, dậy văn bằng những bài mẫu, dậy yêu bằng "Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn…" - và cái sự "đả biến thiên hạ vô địch thủ", kẻ thù nào cũng đánh thắng của nó: Đây đúng là chân dung nhà vô địch của Zweig, trong Người Chơi Cờ!
"Nhưng đây là con lừa Balaam", vị linh mục nhớ tới Thánh Kinh, về một câu chuyện trước đó hai ngàn năm, một phép lạ tương tự đã xẩy ra, một sinh vật câm đột nhiên thốt ra những điều đầy khôn ngoan.
Bởi vì nhà vô địch là một người không thể viết một câu cho đúng chính tả, dù là tiếng mẹ đẻ, "vô văn hoá về đủ mọi mặt", bộ não của anh không thể nào kết hợp những ý niệm đơn giản nhất. Năm 14 tuổi vẫn phải dùng tay để đếm.
Cuộc đụng độ giữa nhà vô địch với ông B. đúng là khí hậu của cả thế kỷ được dồn nén vào trong một ván cờ!
*
Đọc những dòng viết về anh chàng bộ đội Cụ Hồ, anh cu Sài, vô văn hóa về đủ mọi mặt, nhưng, đả biến thiên hạ vô địch thủ, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, kẻ thù nào cũng đánh thắng, một độc giả Tin Văn thốt lời cảm thán, “con lừa Balaam” này quả là cái họa khủng khiếp cho dân Mít.

Nói rõ hơn, chính cái sự ngu si dốt nát làm nên chiến thắng 30 Tháng Tư!
Nhưng, khủng khiếp nhất, là cái ông Zweig này, vị độc giả nói thêm. Tại làm sao mà ông ta tiên tri ra được cái điều trên?
*
Nhân vật của Võ Phiến rất giống nhân vật của Zweig. Tôi không hiểu ông đã từng đọc Zweig, trước khi khai sinh ra những Người Tù,  Kể Trong Đêm Khuya, Thác Đổ Sau Nhà... với những con người phàm tục, bị cái libido xô đẩy vào những cuộc phiêu lưu tuyệt vời, khi thoát ra khỏi, lại nhờm tởm chính mình, nhờm tởm cái thân thể mình đã dính bùn, sau khi bị con quỉ cám dỗ.... Nhân vật của Zweig cũng y hệt như vậy, trừ một điều: họ đều muốn lập lại cái kinh nghiệm chết người khủng khiếp đó. Và cú thử thứ nhì, lẽ dĩ nhiên là thất bại, nhưng nhờ vậy, họ vẫn còn là người, vẫn còn đam mê, vẫn còn đủ sân si...

  Cái đòn thứ nhì này, tôi gọi là đòn gia bảo, gia truyền, không thể truyền cho ai, bất cứ đệ tử nào, như trong Thuyết Đường cho thấy, Tần Thúc Bảo không dám dạy La Thành cú Sát Thủ Giản, mà La Thành cũng giấu đòn Hồi Mã Thương...
  Trong truyện Ngõ Hẻm Dưới Ánh Trăng, anh chồng biển lận khiến cô vợ quá thất vọng bỏ đi làm gái. Anh chồng tìm tới nơi, lạy lục, than khóc, cô vợ mủi lòng quá, bèn quyết định từ giã thiên thai, trở về đời. Trong bữa ăn  từ giã thiên thai, anh chồng không thể quên tính trời cho, tóm tay anh bồi đòi lại mấy đồng tiền tính dư, cô vợ chán quá, bỏ luôn giấc mộng tái ngộ chàng Kim.
  Hay trong Người Chơi Cờ, nhân vật chính, nhờ chôm được cuốn thiên thư dạy chơi cờ, mà qua được địa ngục. Về đời, thần tiên đã căn dặn, chớ có chơi cờ nữa, nhưng làm sao không? Chơi lần sau, là đi luôn!
  Nhân vật của Võ Phiến, sau cú đầu là té luôn, không gượng dậy được nữa. Thí dụ cái cô trong Thác Đổ Sau Nhà, gặp lại Người Tình Trong Một Đêm, bỗng tởm chính mình: Cớ sao lại ngã vào một tay cà chớn tới mức đó!
  Hay nhân vật Toàn (?) yêu cô gái, con một tay công chức (?), thất tình, anh bỏ đi theo kháng chiến, thay cái "libido" bằng "cách mạng", cuối cùng chết mất xác, không thể trở về đối diện với chính mình, với người yêu đầu đời...
  Ông bố cô gái, nếu tôi nhớ không lầm, thường viết thư sai con đưa tới mấy ông bạn cũ, để xin tiền. Lúc rảnh rỗi, hai cha con không biết làm gì, bèn đóng tuồng, con giả làm Điêu Thuyền, bố, Lã Bố...
  Võ Phiến còn một truyện ngắn, không hiểu sau khi ra hải ngoại, ông có cho in lại không, đó là truyện một anh CS về thành, được trao công việc đi giải độc. Giải độc mãi, tới một bữa, anh nhận ra là thiên hạ chỉ giả đò nghe anh lảm nhảm  tố cộng, nhưng thật sự là đang lo làm việc khác... Tôi không hiểu có phải đây là một thứ tự truyện hay không.
  Lần trở lại đất bắc, tôi gặp một ông rất có uy tín, cả trong giới văn lẫn giới Đảng, (đã về hưu). Ông cho biết, vụ VP bị CS bắt là hoàn toàn có thiệt. Nhưng chuyện ông được tha, không phải như Tô Hoài cho rằng mấy anh đưa người ra bắc trong chiến dịch tập kết năm 1954 đã bỏ sót, mà do một tay tỉnh ủy (?) có máu văn nghệ, đã ra lệnh tha, cho về thành....
  Sở dĩ tôi không thể nhớ đã từng viết về VP, một phần là do lớp chúng tôi chờ mong ở ông cái cú hồi mã thương, tức là cái kinh nghiệm ăn ở với người CS của ông, nó ghê gớm ra làm sao. Sau này, chúng tôi đọc, ở những tác giả khác, Koestler chẳng hạn...
*

Việc đánh cờ có ba điều kỵ: khai cuộc khi cờ chưa định, kỵ ở sự tham; vào đến giữa cuộc, sát khí đang vượng, kỵ ở chữ đấu; đến lúc cờ tàn, cái thế lớn đã đi rồi, kỵ ở ham được. Nay tiên sinh với ta đã cùng đường, miễn cưỡng cầm cự còn mong giữ được mình, hà tất phải mưu đồ gì chứ?”
“Thứ lỗi cho Tra mỗ thẳng lời, ván cờ vừa nãy thấy tiên sinh, sức cờ thiếu căng, trong lúc ứng đối lộ vẻ trì trệ. Tôi e rằng trong người tiên sinh có tật bệnh, mong hãy chữa trị sớm.”
[Đàm Ca: Tuyệt Kỳ]
Nếu đi hết biển
*
Trong những ván cờ nổi tiếng, có ván cờ Hư Trúc, quái dị nhất, ấy là vì khi Hư Trức đi nước cờ, chỉ để cứu người, thay vì mong thắng bại.
Có lần Gấu này đi một đường lèm bèm về nó, và đây là bài Tạp Ghi đầu tiên của Gấu ở hải ngoại, đăng trên báo Văn Học của NMG, thời gian chưa hầu dưới trướng của Người. Gấu có ví von cuộc cờ trên, với cuộc chiến Quốc Cộng của dân Mít. Sau này ngẫm nghĩ lại, mới hiểu ra, cái nước cờ chết người đó, chính là, để cho Miền Bắc làm thịt Miền Nam, xong xuôi, thì cửa sinh mới hé ra được. Tuy nhiên, đây là do “lòng Trời”, chứ không do lòng người, ấy là vì Mít, đông như thế, hùng như thế… không thể có được một tay, nhập cuộc cờ, là để cứu… Mít.
Nước Cờ Của Hư Trúc
Vĩnh Biệt Kỳ Vương
Kim Dung có nhiều xen, xen nào cũng ly kỳ, về kỳ [cờ]. Ván cờ Hư Trúc, khỏi nói.
Ván cờ, chưa đánh, chỉ mới vẽ bàn cờ, mà đã mở ra một trường tình trường, và một trường tai kiếp: cuộc gặp gỡ giữa Côn Luân Tam Thánh, trước, với Quách Tường, và sau, với nhà sư già gánh nước đổ vô giếng, trên Thiếu Lâm Tự. Ván cờ thổ huyết mở cõi tù cho Nhậm Ngã Hành...
Ván cờ Fischer vs Spassky được coi là ván cờ của thế kỷ.
*
Một trong những yêu cầu của cờ liên quan tới trí nhớ của con người. Và cái sự nhớ đó, cũng rất ly kỳ, mỗi thiên tài có một kiểu nhớ khác nhau.
Gấu còn nhớ, có đọc một bài báo, nói về trí nhớ của vua cờ Kasparov. Truớc một trận đấu, ông coi lại một số trận đấu lừng danh trên chốn giang hồ, và bộ não của ông chụp [copy] chúng, khi gặp nước cờ tương tự, là cả bàn cờ lộ ra, cùng với sự thắng bại của nó.
Cũng trong bài viết, còn nhắc tới một diễn viên, nhớ, và nhập vai, trong một vở tuồng, xong, là xóa sạch, để nạp cái mới.
Ván cờ trên núi Thiếu Thất. Khi hứng cờ nổi lên, Côn Luân Tam Thánh vận nội lực, dùng chỉ lực vẽ bàn cờ, Giác Viễn thiền sư nghĩ tay này muốn so tài, bèn vận nội lực vô bàn chân, đi từng bước, xóa sạch: Cửu Dương thần công lần đầu tiên dương oai.
Ván cờ không xẩy ra, nhưng trước đó, Côn Luân Tam Thánh, ngồi buồn, tự vẽ bàn cờ, hai tay là hai địch thủ, phân thua thắng bại, Quách Tường đứng ngoài, mách nước, sao không bỏ Trung Nguyên lấy Tây Vực, giang hồ kể như đã phân định.
*
Nhưng, như Steiner viết, nhân vật B. trong Người Chơi Cờ, cũng đã trải qua tai kiếp, khi bị Gestapo giam lỏng, bằng cách tưởng tượng ra mình, trong hai vai, đen và trắng....
His rival turns out to be a Viennese doctor whom the Gestapo held in solitary confinement. An old book on chess was the prisoner's sole link with the outside world (a cunning symbolic inversion of the usual role of chess). Dr B. knows all its hundred and fifty games by heart, replaying them mentally a thousand times over. In the process, he has split his own ego into black and white.
Địch thủ của anh Cu Sài, bộ đội Cụ Hồ, “đả biến thiên hạ vô địch thủ”, “con lừa Balaam”, là một vị bác sĩ thành Viên, đã từng bị Gestapo giam lỏng, và một cẩm nang cũ kỹ dậy đánh cờ là mối liên hệ độc nhất với thế giới bên ngoài. Vị bác sĩ thuộc lòng một trăm năm chục cuộc cờ, và chơi đi chơi hoài, hàng trăm hàng ngàn lần, ở trong cái đầu của mình, và trong những cuộc cờ như vậy, ông phân thân làm hai, lúc là mình, lúc kế tiếp, là địch thủ của mình.