*


 


Thời sự

Việt Nam là 1 phần đời của tôi

Thời sự
Việt Nam là 1 phần đời của tôi

Cụt Hứng! (1)

Báo chí truyền thông Việt, Đức liên tục săn tin và tung hứng cho chuyến công du của vị phó Thủ tướng Đức, ông Phillis Roesler. Nhưng qua một ngày ở Hà Nội không khí náo nhiệt của truyền thông chừng như chùng hẳn xuống.
Ra đón đoàn Đức do vị phó Thủ tướng gốc Việt dẫn đầu, không được trọng thị như người ta đồn đoán. Việt Nam cử bà Thứ trưởng bộ công thương Hồ Thị Kim Thoa ra sân bay đón đoàn. Phía Đức khá bất ngờ vì họ tưởng có một vị Phó thủ tướng ví dụ như ông Nguyễn Thiện Nhân chẳng hạn, hoặc ít nhất là Bộ trưởng kế hoạch- đầu tư. Nhưng chẳng có vị nào có mặt.
Có lẽ phía lãnh đạo Việt Nam cũng không kỳ vọng gì lắm vào ông Roesler trong việc kết nối quan hệ giữa hai nhà nước. Hay là họ cho rằng việc ông Roesler có mặt ở Việt Nam chỉ mang tính chất ngoại giao, vị thế của ông ở nước Đức cũng chưa bền vững, nhất là ông vừa “thoát hiểm“ trong cuộc củng cố vị thế ở đảng FDP trong tháng 5 vừa qua?
Những thông điệp mà ông Roesler mang đến Việt Nam giống như tinh thần trao đổi của bà Merkel trong chuyến đi thăm lần trước, kinh tế thị trường xã hội phải gắn chặt với Tự do, Dân chủ.
Hơn nữa ông Roesler còn mang theo văn bản của bộ ngoại giao Đức yêu cầu thả ngay 5 nhà bất đồng chính kiến đang bị giam giữ, số này mang trong người nhiều bệnh tật.
Vì thế phía lãnh đạo Việt Nam tỏ ra thận trọng và hoài nghi cảm xúc của ông Roesler, họ bất ngờ hủy lịch hội đàm cấp bộ trưởng trong ngày hôm nay.
Phía Đức cùng 50 người thuộc giới doanh nghiệp khá thất vọng về cách ứng xử của Việt Nam.

Tuy vậy ông Roesler cũng rất vui khi được nói chuyện với giới trẻ tại trường Đại học quốc gia và nhận bằng tiến sĩ danh dự.
Bài nói chuyện của Roesler ngắn gọn, ông nhấn mạnh quan điểm thúc đẩy vai trò tư nhân trong nền kinh tế và hạn chế sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung.
Khi đề cập đến vai trò của Tự do trong nền kinh tế xã hội thị trường ông nhấn mạnh: “Tự do không hề là mối hiểm họa nào cả mà là nền tảng cho sự phồn thịnh của xã hội. Các Bạn có thấy rõ điều đó ở đất nước quê hương tôi, nước Đức”
Đối với sinh viên tham dự buổi lễ ông nói rõ, một bộ trưởng kinh tế của Đức sinh ra ở Việt Nam không có nghĩa lý gì đối với mối quan hệ giữa hai nước. Quyết định hơn cả là hàng nghìn sinh viên đang theo học tại các trường của Đức, họ sẽ là nhân tố quyết định mối quan hệ này. Ông cũng thừa nhận, học sinh và sinh viên Việt Nam tại Đức có tiếng là chăm chỉ và kỉ luật và bản thân ông, một bộ trưởng kinh tế Đức, cũng được thừa hưởng đức tính đó. 
Khác với những bài báo tung hô ông Phillips Roesler mấy ngày trước, hai hôm nay báo chí bỗng dưng…chùng lại. Rất ít tờ đưa tin. Có chăng chỉ vài dòng về sự kiện ông Phillips Roesler được trao bằng tiến sĩ danh dự


Bố ông có bao giờ giải thích tại sao ông và bà vợ cũ ở Đức đã nhận ông làm con nuôi?
Cha tôi lúc đó là 1 người lính Đức. Trong khi học làm phi công tại Mẽo vào thập niên 1970, ông có 1 đồng sự cùng học nghề bay, thuộc quân lực VNCH. Qua ông này, ông biết được chiến tranh thê thảm như thế nào, và có rất nhiều trẻ em mồ côi ở đó. Đó là lý do ông chọn nhận con nuôi
Ông có “thi thoảng” băn khoăn về cái phần Á Châu của ông?

Ngoại hình của tôi rõ là 1 dấu chỉ rồi, còn cần gì thêm nữa để mà băn khoăn. Nhưng tôi không hề là một sư phụ về môn “công phu”, và cũng không thường trực ăn món Á.
Khi ông đi ra khỏi nước Đức, thì sao? Người ta có hỏi ông về nguồn gốc của ông? [Mít hay là Tẫu, thí dụ?]
Đôi khi. Năm ngoái, khi tôi ở Mẽo với [bà thủ tướng] Merkel, hai vị bộ trưởng Mẽo gốc Á hỏi về cuộc đời của tôi, cũng như Tổng Thống Obama. Nhưng ông ít ngạc nhiên hơn, so với những người đại diện nhà nước, của những xứ sở khác. Nói cho cùng, sắc thái di dân rất mạnh ở Mẽo
Chuyến đi của ông cũng sẽ được theo dõi rất sát từ phía xứ Mít VC. Khi ông gia nhập chính quyền Đức, 1 tờ báo ở đó viết, “Ông ta là 1 người của chúng ta”. Ông cảm thấy thế nào về chuyện đó?
Thì cứ tưởng tượng một đứa trẻ Đức được một xứ sở khác nhận, và sau đó, giữ 1 địa vị quan trọng trong chính quyền. Sự quan tâm hẳn cũng đâu có thua gì trường hợp của tôi!

Ông không muốn cho phép mình thuộc thành phần được bầu thêm vô [co-opted]?
Đức là nhà của tôi. Với xứ xở của chúng ta [Đức] những người không có tiểu sử đặc biệt cũng có cơ hội tiến thân. Để được như thế, thì là nhờ chính sách, tinh thần bao dung. Hệ thống dân chủ và sự thành công của chúng ta, thì không chỉ xoáy vào một nền kinh tế thị trường xã hội, mà còn dựa trên một xã hội tự do.
Tôi cũng sẽ nhấn mạnh vào điều này ở Việt Nam. Trên đường dài, họ không có thể phát triển một nền kinh tế thị trường mà không có tự do.
Một vấn đề [issue] cho nhiều trẻ em từ Á Châu được nhận nuôi ở Đức, là kỳ thị màu da, hở [công khai] hoặc kín [giấu diếm]. Nó có lậm vào ông không?
Không. Trong mọi ngày, trong liên hệ bình thường, vấn đề này không được đặt ra.
Ở Việt Nam VC vẫn áp dụng độc đảng. Ông sẽ lật tẩy họ, bằng nhân quyền, trong chuyến đi này?
Tôi ở trong Uỷ ban Trung Ương Ky Tô, thành thử thật quan trọng đối với tôi, mời những người đại diện cho Nhà Thờ Ky Tô, trong buổi tiếp tân ở Tòa Đại Sứ Đức ở Hà Nội. Tình hình vẫn căng đối với những tín hữu Ky Tô ở Việt Nam, và đây rõ ràng là 1 cú dấn thân, nhập cuộc của tôi, đúng không?
Ông được làm lễ rửa tội năm 2006. Cú này có liên quan gì tới vụ những bà xơ cứu ông ngày xưa?
Đó đâu phải là yếu tố quyết định. Nhưng bất cứ ai, hiểu được những nỗi nguy hiểm, và cấm đoán, mà những vì nữ tu phải chịu đựng, vì những đứa trẻ mồ côi, trong Cuộc Chiến Mít, thì người đó –trong có tôi - làm sao quên? Dễ gì mà quên?
Ông không nói được tiếng Mít, nhưng chắc cũng thủ vài tiếng, để dùng cho chuyến đi?
Nói thế không được thành thực. Để tôi nói lại một lần nữa, thật rõ ràng - rất là tự nhiên, tôi ràng buộc với xứ sở Mít qua một phần chuyện đời tôi, nhưng chuyến đi của tôi là trong cương vị một người bộ trưởng kinh tế của nước Đức.



Về cái vụ ông bị bỏ bên ngoài viện cô nhi, nó ra làm sao?
Tôi chẳng bao giờ muốn biết.
Tại sao?
Tìm kiếm 1 điều gì đó, điều đó có nghĩa, bạn thiếu, hụt. Nhưng tôi chẳng bao giờ cảm thấy có gì thiếu.
Không lẽ ông chưa từng bị thôi thúc phải kiếm cho ra, phải biết thêm?
Không, Chẳng bao giờ. Đức là xứ sở quê hương của tôi. Việt Nam là 1 phần đời của tôi mà tôi không nhớ. Tôi lớn lên ở Đức. Tôi có một gia đình ở đây, cha tôi, và bạn bè.
Sáu năm trước đây, khi ông thăm Việt Nam lần đầu, cùng với bà vợ, ông không đi đến nơi ông ra đời. Đây là một quyết định cặn kẽ, ý thức?
Cho tới năm 2006, chúng tôi không hề có 1 ý nghĩ về nơi đó. Tôi dò đi dò lại bản đồ tìm cái nơi có tên là Khánh Hưng, nhưng không hề kiếm thấy. Chỉ ở Sài Gòn, khi tôi đi thăm Dinh Độc Lập, thì bí mật được giải đáp. Ở phần dưới của viện bảo tàng hiện thời, có một trung tâm hành quân cũ của Mẽo. Tôi kiếm thấy nơi chốn đó, trên 1 bản đồ của Mẽo, với những cái tên cũ. Điều tôi không biết, mà người thông dịch giải thích rõ cho tôi, là, Khánh Hưng và nhiều nơi khác, đã được đặt lại tên bởi nhà cầm quyền mới vào năm 1975, sau khi thống nhất Nam Bắc.
Tại sao ông không đi thăm thành phố vào lúc đó?
Tôi đi thăm Việt Nam như 1 du khách bình thường. Vợ chồng tôi du lịch đồng bằng Mekong. Trong bất cứ trường hợp, cả hai chúng tôi kết luận là, Sóc Trăng chắc chẳng khác gì những nơi mà chúng tôi đã đi qua.
Ông có tính làm 1 chuyến đi lẻ, gài vô lịch trình chuyến đi này?
Tôi thăm Việt Nam như là 1 bộ trưởng kinh tế, một kẻ đại diện cho bi-zi-nét Đức. Đâu phải 1 cá nhân đi tìm những dấu vết của quá khứ của nó.
Nhưng mà ông có tính “đi” một chuyến không?
Không. Chúng tôi không có thứ dự tính đó. Giản dị là, nó chẳng có 1 ý nghĩa sâu xa gì đối với tôi.
Có những đứa trẻ được nhận làm con nuôi không cảm thấy như ông, và cố xoay sở mò tìm quá khứ của họ. Ông hiểu điều này chứ?
Hiểu chứ, nhưng có thể mỗi trường hợp mỗi khác. Trong gia đình tôi, tôi chưa hề đòi hỏi 1 cái gì, và đó là lý do tôi chẳng hề đặt cho mình câu hỏi này.
Sau khi bố mẹ ông ly dị, khi ông bốn tuổi, và sống với ông bố ở Lower Saxony. Ông có hay nói về Việt Nam?
Không. Việt Nam chẳng đóng một vai trò nào trong những cuộc bàn luận của chúng tôi. Khi tôi lớn hơn 1 chút, bố tôi thường để tôi ngồi trước 1 tấm gương và giải thích tại sao tôi không giống những đứa trẻ khác.
Bố ông có bao giờ giải thích tại sao ông và bà vợ cũ ở Đức đã nhận ông làm con nuôi?
Cha tôi lúc đó là 1 người lính Đức. Trong khi học làm phi công tại Mẽo vào thập niên 1970, ông có 1 đồng sự cùng học nghề bay, thuộc quân lực VNCH. Qua ông này, ông biết được chiến tranh thê thảm như thế nào, và có rất nhiều trẻ em mồ côi ở đó. Đó là lý do ông chọn nhận con nuôi
Ông có “thi thoảng” băn khoăn về cái phần Á Châu của ông?
Ngoại hình của tôi rõ là 1 dấu chỉ rồi, còn cần gì thêm nữa để mà băn khoăn. Nhưng tôi không hề là một sư phụ về môn “công phu”, và cũng không thường trực ăn món Á.
Khi ông đi ra khỏi nước Đức, thì sao? Người ta có hỏi ông về nguồn gốc của ông? [Mít hay là Tẫu, thí dụ?]
Đôi khi. Năm ngoái, khi tôi ở Mẽo với [bà thủ tướng] Merkel, hai vị bộ trưởng Mẽo gốc Á hỏi về cuộc đời của tôi, như Tổng Thống Obama. Nhưng ông ít ngạc nhiên hơn, so với những người đại diện nhà nước, của những xứ sở khác. Nói cho cùng, sắc thái di dân rất mạnh ở Mẽo
Chuyến đi của ông cũng sẽ được theo dõi rất sát từ phía xứ Mít VC. Khi ông gia nhập chính quyền Đức, 1 tờ báo ở đó viết, “Ông ta là 1 người của chúng ta”. Ông cảm thấy thế nào về chuyện đó?
Thì cứ tưởng tượng một đứa trẻ Đức được một xứ sở khác nhận, và sau đó, giữ 1 địa vị quan trọng trong chính quyền. Sự quan tâm hẳn cũng đâu có thua gì trường hợp của tôi!

Ông đi Việt Nam, xứ sở ông ra đời. Ông mong gì từ chuyến đi này?

Tôi mong bi-zi-nét Đức sẽ hưởng lợi từ chuyến đi. Việt Nam là 1 xứ sở đang lên, và do đó, 1 thị trường đáng quan tâm cho những công ty của chúng ta [Đức]. Nhiều thành tựu đã đạt được trong những năm gần đây, bao gồm những chuyển động hướng tới một tự do kinh tế lớn lao hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách đố, thí dụ những vấn đề liên quan tới luật pháp.

Chuyến đi của ông sẽ được quan sát thật sát. Nói cho cùng, câu chuyện riêng của ông thì lại mắc mớ tới câu chuyện có tính lịch sử gần đây của xứ sở này. Ông được nuôi nấng trong cô nhi viện trong thời kỳ Chiến Tranh Việt Nam. Ông có nhớ gì về thời gian đó?

 Tôi trải qua vài tháng đầu tiên của của cuộc đời của tôi ở Khánh Hưng, bây giờ là Sóc Trăng, trong 1 cô nhi viện Ky Tô. Đó là năm 1973. Lẽ dĩ nhiên tôi không có kỷ niệm cá nhân về thời gian đó. Vài năm trước, tôi có đọc 1 bài báo trên tờ Spiegel về lịch sử cô nhi viện. Chừng 3 ngàn trẻ em sống ở đó và được những bà xơ [soeur] - những vì nữ tu Ky Tô - săn sóc. Họ có sổ sách ghi rõ tên tuổi, ngày sinh của cô nhi, thành thử những thủ tục nhận con nuôi được giải quyết mau lẹ

Hai nữ tu Ky Tô - Mary Marthe and Sylvie Marthe – săn sóc ông ở Khánh Hưng trong những tháng đầu tiên của đời ông. Tháng 11, 1973 ông tới Đức, nơi ông được nhận. Ký giả Michael Brocker, trong cuốn tiểu sử của ông ta về ông, cho biết, Mary Marthe vẫn ở Việt Nam. Ông có liên lạc với bà?

Tôi liên lạc với bà sau khi trở thành bộ trưởng y tế. Ký giả [Đức?] tới Việt Nam chụp những bức hình của bà nữ tu với một bức hình của tôi. Bà liên lạc với tôi qua một vì nữ tu khác, qua e-mail. Tôi thật cảm động về chuyện này.
* 

Như thế, thì “Việt Nam là 1 phần của đời tôi”, đếch ai bắt chước được, ít ra trong đám tự nhận hoàn cảnh của tôi có gì giống với ông Rosler, trong khi chúng đều là 1 trong những trường hợp bỏ chạy cuộc chiến, bợ đít hay không bợ đít, VC.
Vậy mà có ông Giáo Sư viết blog cũng đòi ăn theo, thúi thế chứ!
Ông Rosler này gần như không liên can gì đến cuộc chiến, vấn đề con lai, vấn đề Quốc Cộng, vậy mà Sến viết, nếu ông ta có tới Việt Nam thì rủ ông ta đi biểu tình!
*

 

Bà viết gì cho ông?

Bà viết bà tự hào về những gì mà tôi đã làm được

Về cái vụ ông bị bỏ bên ngoài viện cô nhi, nó ra làm sao?

Tôi chẳng bao giờ muốn biết.

Tại sao?

Tìm kiếm 1 điều gì đó, điều đó có nghĩa, bạn thiếu, hụt. Nhưng tôi chẳng bao giờ cảm thấy có gì thiếu.

 

Một sự phản bội

 

Mời đọc bài viết của LÊ PHAN, con gái của Cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát.

Bà đang là biên tập viên cho đài phát thanh BBC London.

Bài viết cô đọng thấm thía, không chỉ cho người dân Miền Nam mà là cho người dân Bắc VĂN GIANG đang mất đất, viết cho những bộ đội Việt Cộng đã chết dưới tay giặc Tàu năm 1979, bài viết cho các nhà trí thức Miền Bắc như Trần đức Thảo, Trần Độ, Nguyễn Hộ, những kẻ bị lừa cả một đời hy sinh ...

Viết cho kẻ dự phần chiến thắng nhưng đã không được dự phần chia của cướp được. 

Nếu Võ văn Kiệt còn sống chắc sẽ nói lại là :

" 30 tháng 4, có 3 triệu người vui, có 84 triệu người buồn". 

Ðã mấy năm nay rồi tôi không muốn viết và không viết về ngày 30 tháng 4. Không viết bởi sau bao nhiêu năm, những điều mình muốn nói đã nói rồi. Không viết bởi càng viết chỉ càng thấm thía với lời của ông Võ Văn Kiệt, vì mình nằm trong số cả triệu người buồn.

Vả lại, ba mươi mấy năm sau, bây giờ, ở một khía cạnh nào đó, tôi không còn có cảm tưởng mình là người Việt nữa. Việt Nam của tôi là Việt Nam của quá khứ. Việt Nam đó không còn nữa.

Nhưng khổ một nỗi, ở một góc cạnh nào đó Việt Nam vẫn nằm trong tim tôi. Làm sao có thể quên được khi ngày ngày vẫn còn cầm bút viết tiếng Việt, đọc tin tức về Việt Nam và dầu muốn dầu không, vẫn bâng khuâng về đất cũ.

Hôm nọ, ngồi xem những đoạn video được đưa lên Internet về cuộc biểu tình phản đối của người dân ba xã của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, rồi sau đó, cũng trong lúc làm tin, chợt được xem một đoạn về phản ứng của miền Nam Việt Nam, cả dân chúng lẫn chính quyền trước việc Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa, tôi bỗng cảm thấy mừng mình là dân miền Nam chứ không phải là dân miền Bắc. Tôi có thể mất nước, phải bỏ xứ mà đi sống tha phương cầu thực và ngày nay nhận đất lạ làm quê hương, nhưng ít nhất tôi không phải sống trong một quốc gia, dưới một chế độ, đã đòi sự hy sinh tột đỉnh của dân mình rồi phản bội.

Ðoạn video mà tôi thấy về Văn Giang là lúc đoàn dân chúng của các xã bị cưỡng chiếm tụ tập về để bảo vệ mảnh vườn của mình. Họ từng đoàn từng lớp kéo nhau đi, tay cầm gậy, cuốc, xẻng. Ðoạn clip khá dài, người quay đứng yên một chỗ, quay đoàn người đi qua. Họ đủ cả, già có, trẻ có, đàn ông có, đàn bà cũng có. Có khá nhiều người đội nón an toàn, một số khá đông phụ nữ khoác thêm một cái khăn ở dưới nón an toàn, trông ra có lẽ cũng có lý vì ít nhất nón an toàn bảo vệ không bị công an đánh bể đầu. Giữa đám nón an toàn hay nón baseball có lác đác một số đội nón cối. Trong số người đội nón cối, có vài người đứng tuổi. Họ đội nón cối, mặc quần áo bộ đội. Có lẽ có thiếu là họ mang quân hàm và huy chương đeo lên ngực. Một vài cái nón cối còn cả lá cờ, rõ ràng là nón của một cựu quân nhân.

Một số trông họ có lẽ là những chiến sĩ đã bị chính quyền gọi nhập ngũ để chống lại xâm lăng của đoàn quân phương Bắc, một số già hơn, có thể đã bị chính quyền gọi nhập ngũ, không phải để bảo vệ tổ quốc, mà để tham gia vào một cuộc chiến tương tàn, một cuộc nội chiến mà trong đó anh em gặp nhau trên bãi chiến trường.

Cuộc chiến tranh Bắc Nam mà ngày 30 tháng 4 là ngày kết thúc, mặc cho chính quyền có khoác cho nó cái áo tuyên truyền gì chăng nữa cũng vẫn là một cuộc nội chiến, người Việt giết người Việt. Như lời ca phản chiến hồi nào có thể “kẻ thù tôi mang áo màu chủ nghĩa” nhưng họ vẫn là người Việt. Và cũng xin đừng bảo tôi sai. Tôi có hai ông chú, một ông là sĩ quan quân đội miền Bắc, một ông là sĩ quan quân đội miền Nam. Cũng may là hai chú tôi chưa từng tham chiến trên cùng một chiến trường nào cả, chuyện đó hẳn đã xảy ra cho nhiều gia đình trên đất Việt trong những năm chiến tranh.

Ðã ba mươi mấy năm rồi, tôi không còn muốn tranh cãi cho chính nghĩa của miền Nam nữa bởi chuyện đó đã qua rồi, nhưng ngồi nhìn những cựu quân nhân miền Bắc lầm lũi vác gậy đi tranh đấu để bảo vệ mảnh đất, mảnh vườn, kế sinh nhai của mình, tôi bỗng cảm thấy tuy mất nước, xa nhà nhưng vẫn còn không xấu số bằng họ. Họ là những người đã đem hết cả tuổi thơ dâng cho chế độ. Chế độ và đảng cầm quyền đã khởi xướng cuộc chiến tranh Bắc Nam dẫn đến việc cả triệu người ở hai bên chiến tuyến cũng như dân lành gục ngã. Nếu miền Bắc không nhất quyết đòi chiếm miền Nam thì làm gì có chiến tranh.

Nhưng sau khi đòi hỏi sự hy sinh tối thượng đó của người dân dưới quyền cai trị của mình, đảng Cộng sản Việt Nam và những người lãnh đạo chính quyền ở miền Bắc đã thất hứa với nhân dân. Tôi còn nhớ một lần về Việt Nam, một bà thím sau ngày đổi mới, lương công chức không đủ sống, mở một quán bán tạp hóa bên cửa ngách của nhà mình, đã mỉa mai, “Hồi đó các ông ấy bảo ‘Ðánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng bằng mười ngày nay’! Bây giờ đã ‘Ðánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào’, vậy mà vẫn không đủ ăn!”

Khác với những năm đó, Việt Nam trong những năm cho đến gần đây quả đã phát triển bằng năm bằng mười lúc trước. Cứ đi về thành phố Hà Nội ngày nay so với Hà Nội của những năm đầu thập niên 1990, khi lần đầu tiên tôi trở về Hà Nội thì cũng thấy rõ sự thay đổi. Có điều những phát triển to lớn đẹp đẽ đó người dân không được chia hưởng. Trong khi ruộng vườn của họ bị chiếm đoạt để xây khu “đô thị mới” EcoPark, một khu hẳn là rất sang trọng vì partner của họ là công ty địa ốc Savills ở Luân Ðôn, một trong những công ty mà nhìn quảng cáo của họ ở Luân Ðôn toàn là nhà cỡ trên một triệu bảng Anh.

Ecopark quảng cáo là “thành phố xanh tươi, cuộc đời trọn vẹn.” Họ quảng cáo “không gian phố trong vườn” và những khu như “Rừng cọ: luxury apartment; Phố Trúc là shopping mall, Vườn Tùng và Vườn Mai: biệt thự detached or semi-detached villas.” Trang quảng cáo của Ecopark mở đầu với một đoạn nhạc thật êm tai. Tiếc thay tiếng nhạc đó không làm át nổi tiếng than khóc của người dân Văn Giang.

Bây giờ tôi mới hiểu cái uất ức và thấm thía cái nỗi đau của những người như ông Trần Ðộ hay Nguyễn Hộ. Họ là những nhà trí thức, mang tuổi trẻ và lý tưởng đi để cứu nước khỏi họa ngoại xâm, rồi để thống nhất đất nước vì đảng cộng sản bảo với họ là không thể để đất nước chia đôi, là miền Nam đang quằn quại trong áp bức của Mỹ Ngụy.

Tôi cũng chưa quên những bà con vào Nam sau 30-4-1975, gom góp một ký đường, vài lon sữa làm quà, tưởng là quý hóa lắm, ai dè miền Nam đâu có thiếu thốn và khổ cực như họ bị đánh lừa. Ðã có những người, thẹn quá, giấu luôn quà, không dám đem ra cho bà con trong Nam nữa.

Tôi cũng vẫn còn chưa quên người anh họ của ông xã tôi, một cán bộ trung kiên, làm việc cho ban tuyên giáo trung ương, ban tuyên truyền của đảng cộng sản, hỏi nhỏ chú em, “Vậy chú có bao nhiêu nợ máu với nhân dân. Nhà cửa này là do Mỹ nó cho đấy à?”

Nhưng cái vỡ mộng khi vào Nam sau năm 1975 có lẽ cũng một phần nào được xoa dịu vì dầu sao cũng là kẻ thắng. Cái vỡ mộng sau đó, khi vào năm 1979, người anh em “môi hở răng lạnh” dạy cho một bài học kinh hồn. Cho đến bây giờ chính quyền Hà Nội vẫn chưa công nhận số tử vong của trận chiến biên giới, cả về quân nhân lẫn thường dân.

Và sau cùng, giọt nước làm đầy ly là khi chính quyền bỏ rơi chủ thuyết, chạy theo “định hướng thị trường” và chỉ còn muốn làm giàu. Thật là đau đớn vì sau cùng họ mới thấy là những gì họ hy sinh cả cuộc đời đã chỉ là những cái bánh vẽ. 

Lê Phan 

Note: Tks. NQT
Gấu có 1 kỷ niệm về Phan Huy Quát. Ông là chủ  tịch của Uỷ Ban Á Châu Chống Cộng. [He remained in politics until 1975 by working with the Asia Anti-Communist League (Liên Minh Á Châu Chống Cộng) as Chairman of its Vietnamese office (Wiki)] (1)

 Vào những ngày ngay sau 30 Tháng Tư, trước khi có lệnh trình diện học tập cải tạo của VC, ngồi cà phe với ông anh TTT, ở 1 quán gần nhà ông, Gấu có nhắc tới trường hợp Phan Huy Quát, và thắc mắc, tại sao ông không được Mẽo đưa đi, TTT phán, cương vị của ông, không lẽ đến xin xỏ thằng Mẽo. Chắc là nó vờ!
 


*

'Vietnam Is a Part of My Life'

SPIEGEL ONLINE: You don't speak Vietnamese, but did you learn a few words for your trip?

Rösler: That would be insincere. To say it clearly once again - naturally I am tied to the country through a part of my life story, but I am traveling to Vietnam as the German economics minister.

Ông không nói được tiếng Việt, nhưng chắc ông cũng đã thủ vài từ cho chuyến đi?

Nói thế không được thành thực. Để tôi nói lại một lần nữa, thật rõ ràng - rất là tự nhiên, tôi ràng buộc với xứ sở Mít qua một phần chuyện đời tôi, nhưng chuyến đi của tôi là trong cương vị một người bộ trưởng kinh tế của nước Đức.

Note: Bài phỏng vấn này tuyệt quá.
Sẽ đi 1 đường dịch thuật hầu quí vị độc giả TV, sau.
NQT

Rosler đã từng đi thăm Việt Nam một lần, khi đã trưởng thành, và bằng phương tiện khả năng riêng. Nhưng vào Thứ Hai, người đàn ông 39 tuổi này sẽ chính thức thăm xứ sở nơi ông ra đời như là một vị vice-chancellor, và bộ trưởng kinh tế của Đức quốc.
Sẽ là một chuyến đi độc đáo đối với Rosler, đã từng là 1 đứa trẻ bị bỏ rơi và được những vì nữ tu nuôi nấng trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Sự quan tâm về chuyến viếng thăm của ông được đánh giá là cao. Chung quanh ông là cả 1 bộ sậu cùng tháp tùng, và dân chúng Việt Nam cũng đang ngóng ông.

Ông đi Việt Nam, xứ sở ông ra đời. Ông mong gì từ chuyến đi này?

Tôi mong bi-zi-nét Đức sẽ hưởng lợi từ chuyến đi. Việt Nam là 1 xứ sở đang lên, và do đó, 1 thị trường đáng quan tâm cho những công ty của chúng ta [Đức]. Nhiều thành tựu đã đạt được trong những năm gần đây, bao gồm những chuyển động hướng tới một tự do kinh tế lớn lao hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách đố, thí dụ những vấn đề liên quan tới luật pháp.

Chuyến đi của ông sẽ được quan sát thật sát. Nói cho cùng, câu chuyện riêng của ông thì lại mắc mớ tới câu chuyện có tính lịch sử gần đây của xứ sở này. Ông được nuôi nấng trong cô nhi viện trong thời kỳ Chiến Tranh Việt Nam. Ông có nhớ gì về thời gian đó?

Tôi trải qua vài tháng đầu tiên của của cuộc đời của tôi ở Khánh Hưng, bây giờ là Sóc Trăng, trong 1 cô nhi viện Ky Tô. Đó là năm 1973. Lẽ dĩ nhiên tôi không có kỷ niệm cá nhân về thời gian đó. Vài năm trước, tôi có đọc 1 bài báo trên tờ Spiegel về lịch sử cô nhi viện. Chừng 3 ngàn trẻ em sống ở đó và được những bà xơ [soeur] - những vì nữ tu Ky Tô - săn sóc. Họ có sổ sách ghi rõ tên tuổi, ngày sinh của cô nhi, thành thử những thủ tục nhận con nuôi được giải quyết mau lẹ

Hai nữ tu Ky Tô - Mary Marthe and Sylvie Marthe – săn sóc ông ở Khánh Hưng trong những tháng đầu tiên của đời ông. Tháng 11, 1973 ông tới Đức, nơi ông được nhận. Ký giả Michael Brocker, trong cuốn tiểu sử của ông ta về ông, cho biết, Mary Marthe vẫn ở Việt Nam. Ông có liên lạc với bà?

Tôi liên lạc với bà sau khi trở thành bộ trưởng y tế. Ký giả [Đức?] tới Việt Nam chụp những bức hình của bà nữ tu với một bức hình của tôi. Bà liên lạc với tôi qua một vì nữ tu khác, qua e-mail. Tôi thật cảm động về chuyện này.
*

Như thế, thì “Việt Nam là 1 phần của đời tôi”, đếch ai bắt chước được. Vậy mà có ông Giáo Sư viết blog cũng đòi ăn theo, thúi thế chứ!
Ông Rosler này gần như không liên can gì đến cuộc chiến, vấn đề con lai, vấn đề Quốc Cộng, vậy mà Sến viết, nếu ông ta có tới Việt Nam thì rủ ông ta đi biểu tình!

*

Nơi Rosler ra đời, như vậy là Sóc Trăng, Khánh Hưng, Ba Xuyên [ba cái tên lận]. Nơi thằng em trai Gấu tử trận. Ông chắc chẳng còn nhớ gì về nơi này,  mà làm sao mà nhớ được, khi còn là 1 đứa con nít đã bị bỏ rơi và được các bà xơ nuôi nấng.
Để Gấu kể sơ sơ về nó, hy vọng có ai dịch qua tiếng Đức cho ông nghe chăng!

Ba Xuyên, lần viếng thăm hồi bắt đầu đi làm, những năm tập sự của cuộc đời gã chuyên viên kỹ thuật, ngày hai buổi, tại Ty Trung Ương, Cơ Xuởng Vô Tuyến Điện, số 11 đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn; chuyên lo việc sửa chữa, tu bổ máy móc, đồ dùng kỹ thuật từ các nơi gửi về; lâu lâu, do nhu cầu công vụ, được biệt phái tới những đài địa phương, để giúp đỡ người trưởng đài, thường chỉ là những hiệu thính viên, biết sử dụng máy móc, nhưng không biết, và cũng không có phận sự sửa chữa khi trục trặc, cần làm gấp tại chỗ, đại loại như máy nhận bỗng yếu, rè, nhiều tạp âm, khi nghe được, khi không; máy phát đột nhiên ngưng, không chịu phát tín hiệu, không biết vì lý do gì, hoặc bị cháy, nổ, cần gấp một máy khác thay thế cùng chuyên viên lắp đặt... Tất cả những công việc như thế thường chỉ mất một hai ngày làm, do đó thời gian trù tính cho mỗi chuyến đi thường trên dưới mười ngày, nhiều lắm nửa tháng. Trừ những ngày mới tới, bắt tay ngay vô việc, cặm cụi lo tìm kiếm, sửa chữa, những ngày còn lại, là để viếng thăm, làm quen thành phố.

Một thành phố không có gì đáng nhớ (khi cố gắng muốn nhớ lại), có một người trưởng đài người loắt choắt nhưng tính tình thật niềm nở, đã lập gia đình, sau bữa ăn, hoặc khi rảnh rỗi, người chồng (người trưởng đài) ưa kể cho khách nghe, về quãng đời đã qua của mình (thời còn trẻ, những năm tháng giang hồ, những năm phục vụ trong quân đội Pháp, lý do giải ngũ, trường hợp lập gia đình...), hỏi khách tốt nghiệp đã lâu chưa, hồi còn ở Bắc quê vùng nào, khi đã tới giờ ngồi vào bàn làm việc, thường là với đài chính (Sài Gòn), hoặc khi đã hết câu chuyện để kể, hay để nói, như sực nhớ tới hiện tại, ông khuyên khách đừng đi quá xa vượt phạm vi châu thành, cười cười, khi người vợ ít nói cùng mấy đứa nhỏ đã lui vào nhà trong, nói, ở đây chỉ có những cô Mai Liên, khách phải nghĩ một hồi lâu mới hiểu chủ nhà định nói tới những cô gái nước da ngăm đen ở vùng này.

Hết hai năm tập sự, đổi qua làm việc tại một đài chuyên duy trì những đường dây liên lạc quốc tế, về viễn ký, viễn ảnh, điện thoại đường dài [điện thoại viễn liên], giữa Sài Gòn và một số thủ đô trên thế giới, không còn dịp ra khỏi thành phố, quên dần những chuyến đi, những cuộc phiêu lưu vặt, lâu lâu mơ hồ nhơ nhớ về một thành phố một hai lần ghé qua, một vài ngày ở lại, những chi tiết vụn vặt không liên quan, không ăn nhập vào đâu cả, nhưng không thể rũ bỏ, (hình như) kiến trúc phảng phất nhau, khu trung tâm gồm Toà Hành Chánh, một chợ nhỏ vây quanh bởi một vài khách sạn chệt, một vài quán nước, tiệm cà phê, hủ tíu, quán bi da, banh bàn; những sáng thứ hai toàn thành phố phải đứng nghiêm chào cờ theo lệnh một chiếc loa công cộng [thời còn ông Diệm], (thành phố lúc đó có một bộ mặt trang nghiêm thật tức cười, những thực khách đang dùng điểm tâm vội vã đứng dậy, miệng còn mẩu bánh chưa kịp nuốt, dáng lúng túng của mấy bà già nghễnh ngãng chưa kịp hiểu chuyện gì đang xẩy ra), tiếng hát vọng cổ khoảng chập tối, hay trong khi chập chờn ngủ, được chiếc tây ban cầm họa theo, từ đám thanh niên tụ tập trong quán cà phê phía trước khách sạn, theo gió lọt vào căn phòng, nghe như tiếng thở than, hoặc tình tự, của linh hồn tỉnh nhỏ, thay cho lời từ biệt chẳng hề nói của cô gái lúc nãy, vội vàng rời căn phòng, chân đi đất không gây một tiếng động, như khi lén lút tới, phả hơi nóng thành phố vào tận sâu trong cơ thể người khách lạ còn trẻ tuổi, rồi sau đó lén lút rời căn phòng, thay vào đó, là một con mèo đen, không biết tới nằm trên thành cửa sổ từ lúc nào, mắt xanh biếc trong bóng tối, tiếng nước nhỏ giọt từ buồng tắm phòng kế bên, một người khách lơ đễnh không vặn chặt vòi nước, tiếng còi những chiếc xe hàng đánh thức giấc ngủ khoảng ban mai, đánh thức luôn mùi ẩm mốc hình như toát ra từ những bức tường loang lổ, từ chiếc nệm giường mục nát, vẻ tiều tụy của căn phòng thường làm dậy một nỗi trắc ẩn vô duyên cớ, một cảm giác bực bội, buồn bã không đâu...
Trở lại Ba Xuyên khi được tin đứa em trai chết.
Tử trận.

Sơ Dạ Hương: Mộ Tuyết

Cái truyện Mộ Tuyết này, lần đầu tiên - mẩu đầu tiên - được đăng trên trang VHNT Tiền Tuyến, khi TTT còn phụ trách, và giao cho Gấu giữ mục điểm sách của trang báo. Bây giờ đọc lại, thì lại nhớ ra 1 kỷ niệm, là, 1 tay nào đó, mét TTT. Ông bèn chỉnh thằng em, mày lo điểm sách thôi, đừng biến nó thành 1 mục khác.
Khi Nguyễn Đông Ngạc làm tuyển tập 20 năm văn học Miền Nam, còn có cái tít thật hách là, Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta, Gấu chọn Mộ Tuyết, coi là bảnh nhất của Gấu!
Bây giờ đọc lại, thì mới nhận ra ảnh hưởng nặng nề của Faulkner ở trong đó: câu văn dài, nhiều dòng trong 1 dòng, như những kinh lạch, đổ về [cố tìm cho nó] 1 dòng sông lớn, một biển lớn, để đổ về...

Đừng có nghĩ là Gấu tự thổi. Đây là thứ văn mà xứ Mít chưa hề có, và kể như sau Gấu, tuyệt tích giang hồ!
Chứng cớ, chỉ một câu văn của nó:

Một thành phố không có gì đáng nhớ (khi cố gắng muốn nhớ lại), có một người trưởng đài người loắt choắt nhưng tính tình thật niềm nở, đã lập gia đình, sau bữa ăn, hoặc khi rảnh rỗi, người chồng (người trưởng đài) ưa kể cho khách nghe, về quãng đời đã qua của mình (thời còn trẻ, những năm tháng giang hồ, những năm phục vụ trong quân đội Pháp, lý do giải ngũ, trường hợp lập gia đình...), hỏi khách tốt nghiệp đã lâu chưa, hồi còn ở Bắc quê vùng nào, khi đã tới giờ ngồi vào bàn làm việc, thường là với đài chính (Sài Gòn), hoặc khi đã hết câu chuyện để kể, hay để nói, như sực nhớ tới hiện tại, ông khuyên khách đừng đi quá xa vượt phạm vi châu thành, cười cười, khi người vợ ít nói cùng mấy đứa nhỏ đã lui vào nhà trong, nói, ở đây chỉ có những cô Mai Liên, khách phải nghĩ một hồi lâu mới hiểu chủ nhà định nói tới những cô gái nước da ngăm đen ở vùng này. 

Nhưng ghê gớm nhất, là cái giọng văn trung tính, đếch có tí vãi linh hồn.
Gấu nhớ là, khi ở Trại Tị Nạn Thái Lan, khi có được cuốn sách của Nguyễn Đông Ngạc, khi nhiều người đã nghe biết về ông nhà văn lùn lé [chỉ có ông ta là thể nào cũng đậu thanh lọc, vì được PEN can thiệp…], một bà nhờ người hỏi muợn cuốn sách, sau khi đọc Mộ Tuyết, phán, thằng cha này viết về đứa em trai tử trận, mà không có 1 giọt nước mắt.

Hay nhất cái con khỉ!

Về già, đọc lại, Gấu hiểu ra, khi chọn Mộ Tuyết, Gấu muốn vinh danh Thầy của mình, là Faulkner.

German Economy Minister Philipp Rösler 

'Vietnam Is a Part of My Life' (1)

Photo Gallery: Visiting His Birthplace



09/14/2012 14.09.2012

German Economy Minister Philipp Rösler

'Vietnam Is a Part of My Life'

German Economy Minister Philipp Rösler was left outside a Catholic orphanage during the Vietnam War and later taken to Germany where he was adopted. In a SPIEGEL ONLINE interview, he talked about his feelings about his upcoming visit to the country of his birth as a member of the German government.

As an adult, Philipp Rösler has only visited Vietnam once, and that was in a private capacity. But on Monday, the 39-year-old will officially visit the country of his birth as German vice-chancellor and economics minister.

It will be a unique journey for Rösler, who was taken in by nuns as a foundling during the Vietnam War. The interest in his visit is high. A media entourage will accompany Rösler on his trip, and people in Vietnam are also taking a keen interest. 

In a SPIEGEL ONLINE interview, Rösler, who is also leader of the business-friendly Free Democratic Party (FDP), talked about his forthcoming trip to Vietnam.

--------------------------------------------------------------------------------

SPIEGEL ONLINE: You are traveling to Vietnam, the country where you were born. What do you expect from your visit? 

Rösler: I expect that German business will benefit from my visit. Vietnam is a country on the rise and therefore an interesting market for our companies. A lot has been achieved in recent years, including moves in the direction of greater economic freedom. Nevertheless, there are still many challenges, such as questions relating to the rule of law. 

SPIEGEL ONLINE: Your trip will be watched closely. After all, your personal story is intertwined with the recent history of the country. You were a foundling during the Vietnam War. What do you remember from that time? 

Rösler: I spent the first few months of my life in Khánh Hung, which is now Sóc Trang, in a Catholic orphanage. That was in 1973. Of course I don't have any personal memories of that time. A few years ago, I came across a SPIEGEL article which described the history of the orphanage. Some 3,000 children were housed there over the years and cared for by Catholic nuns. They also specified names and dates of birth, so that the formalities for adoption could be resolved quickly. 

SPIEGEL ONLINE: Two Catholic nuns -- Mary Marthe and Sylvie Marthe -- looked after you in Khánh Hung during the first months of your life. In November 1973, you came to Germany, where you were adopted. The journalist Michael Brocker writes in his biography about you that Mary Marthe still lives in Vietnam. Do you have contact with her? 

Rösler: We made contact after I became German health minister in the fall of 2009. Reporters traveled to Vietnam and took pictures of Mary Marthe with a photograph of me. Later, she got in touch with me via another nun who has e-mail access. I found that very touching. 

SPIEGEL ONLINE: What did she write to you? 

Rösler: She wrote how proud she was of what I have achieved. 

SPIEGEL ONLINE: Do you know more about the circumstances under which you were left outside the orphanage? 

Rösler: No, and I never wanted to. 

SPIEGEL ONLINE: Why? 

Rösler: Looking for something would suggest that you are missing something. But I have never felt that anything was lacking. 

SPIEGEL ONLINE: Did you never have the urge to find out more? 

Rösler: No, never. Germany is my home country. Vietnam is a part of my life which I do not remember. I grew up in Germany, I have my family here, my father and my friends. 

SPIEGEL ONLINE: Six years ago, when you visited Vietnam for the first time, together with your wife, you did not go to the place where the orphanage was. Was that a conscious decision? 

Rösler: Until 2006, we had absolutely no idea where the place was located exactly. I repeatedly looked for Khánh Hung on the maps, but never found it. It was only in Saigon, when I visited the former South Vietnamese presidential palace, that the mystery was solved. In the lower part of the current museum, there is the old US operations center. I found the place on an American map which featured the old names. What I did not know, and what our interpreter made clear to me, was that Khánh Hung, like so many other places, was renamed by the new rulers in 1975 after the reunification of North and South Vietnam. 

SPIEGEL ONLINE: Why did you not visit the city at the time? 

Rösler: I was just visiting Vietnam as a normal tourist. My wife and I were traveling in the Mekong Delta. In any case, we both concluded that Sóc Trang, as it is called today, was probably hardly any different from the places we had already visited.

SPIEGEL ONLINE: Have you considered taking a side trip from your current schedule? 

Rösler: I am visiting Vietnam as the economic minister, as a representative of German business. I'm not on a personal search for traces of my past. 

SPIEGEL ONLINE: Do you plan to see the place at some point? 

Rösler: No, we don't have plans for that. It simply has no deeper meaning for me. 

SPIEGEL ONLINE: There are other adoptive children who feel otherwise and conduct extensive searches into their past. Can you understand that?

Rösler: I can relate, but it is probably different for each case. I never wanted for anything in my family, which is why I never asked myself this question. 

SPIEGEL ONLINE: After your parents divorced when you were four years old, you lived with your father in Lower Saxony. Did you often talk about Vietnam? 

Rösler: No. Vietnam played no role in our discussions. As I grew older, my father sat me in front of a mirror and explained why I looked different from other children. 

SPIEGEL ONLINE: Did your father explain to you why he and his former wife in Germany had chosen adoption?

Rösler: My father was a Bundeswehr soldier. During his training as a helicopter pilot in the US in the 1970s, he got to know a South Vietnamese colleague. Through him he learned about the misery of the war there and the many orphaned children. That's how he chose adoption. 

SPIEGEL ONLINE: Are you sometimes aware of your Asian side?

Rösler: My appearance is a clear indication of that. But I am neither a master of martial arts, nor do I regularly eat Asian food. 

SPIEGEL ONLINE: What is it like when you travel abroad? Do people ask you about your origin? 

Rösler: Sometimes. Last year when I was in the United States with Merkel, two Asian-American ministers asked me about my life, as did President Barack Obama. But he was less surprised that some government representatives in other countries. After all, the US is strongly characterized by immigration. 

SPIEGEL ONLINE: Your visit will also be closely followed from the Vietnamese side. When you entered the government, one paper there wrote: "He is one of us." How do you feel about that?

 Rösler: Imagine it was the other way around, and a German child adopted in another country took a high government office. The interest here would be just as great! 

SPIEGEL ONLINE: You don't want to allow yourself to be co-opted? 

Rösler: Germany is my home. It is credit to our country that people who don't have the typical biography also have an opportunity for advancement. The precondition for this is tolerance. Our democratic system and our success hinge not only on the social market economy, but also on our free society. I will emphasize this in Vietnam too. In the long run they won't be able to develop a market economy without freedom.

SPIEGEL ONLINE: One issue for many children adopted from Asia in Germany is either open or hidden racism. Has that affected you too? 

Rösler: No. In everyday, normal interaction this is not the case. 

SPIEGEL ONLINE: In Vietnam the communists still rule with a one-party system. Will you address human rights at all on your trip? 

Rösler: I am on the Central Committee of Catholics (ZdK), so it was also important to me to invite representatives of the Catholic Church to a reception at the German Embassy in Hanoi. Things are still tough for Catholics in Vietnam, and this issue is a clear commitment on my part. 

SPIEGEL ONLINE: You were baptized in 2000. Did this decision have anything to do with the Catholic nuns who saved you? 

Rösler: That was not the deciding factor. But anyone who has learned what dangers and privations the nuns endured for the sake of the orphans in the Vietnam War wouldn't easily forget it. 

SPIEGEL ONLINE: You don't speak Vietnamese, but did you learn a few words for your trip? 

Rösler: That would be insincere. To say it clearly once again -- naturally I am tied to the country through a part of my life story, but I am traveling to Vietnam as the German economics minister.
 

Interview conducted by Roland Nelles and Severin Weiland