tt
Hoàng Dược Thảo
&
Thảo Trần

Tác giả Tác phẩm








 Đọc Elfriede Jelinek, Nobel văn học 2004.

 Press Release

The Nobel Prize in Literature 2004

The Nobel Prize in Literature for 2004 is awarded to the Austrian writer Elfriede Jelinek, "for her musical flow of voices and counter-voices in novels and plays that with extraordinary linguistic zeal reveal the absurdity of society's clichés and their subjugating power".

The Swedish Academy.

Thông báo dành cho báo chí

Giải Nobel văn học năm 2004 được trao tặng cho nhà văn Áo, Elfriede Jelinek, cho "dòng chảy âm nhạc của những tiếng nói và những tiếng nói đối nghịch của bà, trong những tiểu thuyết và kịch bản, mà, bằng nỗi đắm say phi thường về ngôn ngữ, những tác phẩm đó phơi ra sự phi lý của những khuôn sáo xã hội và cái quyền lực chế ngự của chúng." 

"My writings are limited to depicting analytically, but also polemically, the horrors of reality. Redemption is the speciality of other authors, male and female."

[Viết của tôi hạn chế trong việc miêu tả, theo cách phân tích, mà cũng có tính tranh luận, những điều ghê rợn của thực tại, Cứu chuộc là biệt tài của những cây viết khác, nam và nữ].

Elfriede Jelinek trả lời phỏng vấn. 

Dưới đây là bản dịch bài viết của Bob Corbett, giáo sư danh dự triết, tại đại học Webster University, St Louis, Missouri, trên tờ Guardian trên lưới, online, số đề ngày Friday October 8, 2004. 

Giận dữ và tởm lợm trước một thế giới không thể làm sao cho tốt đẹp hơn.

Anger, rage and disgust at a world which cannot be made better. 

Tôi khám phá những bản viết của Elfriede Jelinek vào năm 1998 khi giảng dạy ở Vienna. Bà thách đố tôi bằng một nỗi bi quan chua chát, không khoan nhượng. Sự giận dữ, đến phát khùng, trước thế giới của bà khiến tôi ngỡ ngàng, và bị dội ngược, nhưng quyền uy của cách viết của bà khiến tôi phải ngồi thẳng người, ngay ngắn lại, và làm những ghi chú.

 Tôi làm quen bà lần đầu, là với cuốn tiểu thuyết “Đời ơi, thời ơi, sao tuyệt vời như thế này!” [Wonderful Wonderful Times]; chỉ nội cái tít không thôi đã tiếu lâm, đã chua chát, rồi. Sau đó, tôi đem nó vào việc giảng dậy, môn giả tưởng triết học.

Năm người trẻ tuổi, sống vào thời hậu chiến ở Vienna, đớn đau vô cùng vì sự vô nghĩa, và, để tìm cách thoát ra khỏi lỗ đen, họ quyết định ‘chơi” lẫn nhau, một cách tình cờ, không thằng nào nghinh thằng nào, nghĩa là không để lộ ra một dấu hiệu gây hấn nào. Tay đại ca của họ, Rainer Maria Witkowski, làm tôi choáng, khi cho rằng, họ làm như vầy, là để vinh danh con người nổi loạn của Albert Camus, một nhà văn có một ảnh hưởng quan trọng lên chính cuộc đời của tôi.

Tức giận, gay cấn, bực bội, nhưng tôi cứ đọc đi đọc lại. Jelinek đẩy tôi vào trận dông bão, khi mà tôi kịp ngộ ra một điều, đây là những con người thực. Cũng thực, là họ không sống lân la kế cận, bà con lối xóm với tôi, nhưng mà ở ngoài bìa, họ là người vùng ven. Vốn rất ư tự hào về mình, là một tay “hiện thực” bậc nhất, lần này tôi bị trúng đòn “gậy  ông đập lưng ông”. Và tôi phải đối đầu với nó, không thể bỏ chạy,. Nói rõ hơn, phải làm cách nào ‘giao lưu hòa giải’ [to come to terms] với Jelinek.

 Như tôi hiểu được, đây chính là cái điều mà, chỉ một đại nghệ sĩ, như bà, mới làm được. Bà nhìn thế giới, một góc nào đó của thế giới, và lật tẩy nó ra, cho tất cả những con người còn lại, là chúng ta, ở trong cõi đồng vọng [medium] của bà đó. Tôi muốn biết thế giới của tôi, và tôi cần ai đó “trích” cho tôi một cú, tôi cần sự thách đố, do những nhà nghê sĩ ban cho, và Jeninek đã trở nên thật là quan trọng, càng những năm về sau này của cuộc đời của tôi.

Thứ hiện thực chủ nghĩa của bà là thực, và là của hiếm, nhưng nỗi bi thương chán nản của bà khi đối diện với chủ nghĩa hiện thực đó mới hung hiểm, mới thách đố làm sao. Tại sao không chấp nhận những con người như thế đó, vậy đó, và chấp nhận luôn cả những thế giới xấu xa dị hợm của họ, và cứ thế để cho cuộc đời trôi đi? Tôi nhận, thật trớ trêu tuyệt vời, là, tôi bắt đầu nhìn ra, rằng nỗi uất giận, và sự tởm lợm của bà đối với thế gian không phải chỉ thuần là bi quan chán chường, nhưnng là một niềm lạc quan trầm lắng.

Có thể bà chẳng tin rằng thế giới này có thể là một nơi chốn tốt đẹp hơn, nhưng bà giận dữ, rằng cớ làm sao nó lại khốn kiếp như vậy. Bà rất bực,  theo một cách thế đạo đức. Tôi thèm được như như bà.

Trở lại với Vienna năm 1998, tại một tiệm sách tiếng Anh mà tôi đã nói ở trên, người chủ tiệm đã tỏ ra rất là hài lòng khi biết tôi tìm kiếm những cuốn sách của Jelinek. Bà than, Jelinek thì gần như là vô danh, chẳng ai thèm biết đến, ở bên ngoài nuớc Áo. Trong những lần bàn luận với một số bạn bè người Áo, tôi khám phá ra rằng, ngay ở bên trong nước Áo, bà cũng ít được biết đến, mà có vẻ như ‘người ta’ không ưa bà. 

Tôi thật sự sướng điên lên, về đầu óc minh triết của mấy ông Hàn Thuỵ Điển, tôi muốn nói, cái tổ chức, định chế liên quan tới việc chọn lọc và ban giải thưởng Nobel đó, về cái việc họ nhận ra được tài năng và chỗ đứng quan trọng của bà trong văn học.

Những tác phẩm khác, hiện đang được lưu hành rộng rãi, và được nhiều người biết tới, trong số đó, có Người Thầy Dạy Dương Cầm, và hai cuốn tiểu thuyết khá ngắn: Lust [Thú Tính], và Woman as Lovers [Đàn bà như Người Yêu]. Có lẽ có còn có thêm vài cuốn ngăn ngắn nữa sẽ được dịch qua tiếng Anh, và tôi đang chờ đợi chúng.

 · Bob Corbett is professor emeritus of philosophy at Webster University, St Louis, Missouri. His comments may be found on his web page: www.webster.edu/~corbetre/personal/reading.html

[Bạn có thể đọc thêm về tác giả bài viết này, trên website của ông: www.webster.edu/~corbetre/personal/reading.html]

NQT dịch