*


Pages on Kafka
Beckett by Auster









 



*

From Cakes to Stones

A note on Beckett's French

Note: Gấu vẫn nghĩ tay Auster này chỉ viết tiểu thuyết. Không ngờ viết phê bình tiểu luận thật ác. Nhất là những bài viết về thơ. TV sẽ giới thiệu tiếp, bài viết về Già Ung, và về Celan: Thơ lưu vong, The poetry of Exile.

Tuyệt.

Từ Bánh tới Ðá

Một ghi chú về Tiếng Tây của Beckett.

Mercier and Carnier là cuốn tiểu thuyết thứ nhất của Bekett viết bằng tiếng Tây. Hoàn tất vào năm 1946, nhưng được giữ lại không cho xb, tới 1970; nó cũng là cuốn cuối, trong những tác phẩm dài hơn, được chuyển qua tiếng Anh. Cái sự trễ nải này có vẻ như cho thấy, Beckett không mặn với nó. Giả như ông không bệ Nobel, [mà ông đã từng than, thật là đại họa, khi được tin], có thể nó chẳng được trình mặt với đời. Sự dùng dằng này ở nơi tác giả, xem ra hơi bị lạ, bởi là vì, nếu nó là 1 tác phẩm của thời kỳ di chuyển, thì liền lập tức, nó đưa chúng ta trở lại với Murphy and Watt, và khiến chúng ta hướng tới những tuyệt tác của những năm đầu của thập niên 1950; tuy nhiên đây quả là một tác phẩm sáng chói, với những nét mạnh và quyến rũ của riêng nó, chẳng bàn cãi lôi thôi, đây không phải một tác phẩm lập lại, một phó bản, của bất cứ một trong sáu cuốn tiểu thuyết của Beckett. Ngay cả khi không ở đỉnh cao, thì Beckett vẫn là Beckett, và đọc ông, thì không như đọc, bất cứ 1 tay nào khác.
Mercier and Camier
và là hai gã đựa rựa, chừng nửa đời người, quyết định bỏ mọi thứ ở lại phía sau, và chơi một chuyến đi. Như Bouvard của Flaubert, như Laurel và Hardy [Thằng Ốm và Thằng Mập], như những “cặp-giả”, khác trong những tác phẩm của Beckett, họ không phải là những hai nhân vật khác nhau, mà là hai phần tử của một thực tại bộ đôi, và “một chẳng thể sống, nếu thiếu một”. Mục đích của chuyến đi, hướng đi, nơi tới thì chẳng bao giờ được nói thẳng ra. “Cả hai đã bàn bạc, cân nhắc cái được cái mất, cái mặt tối, cái mặt hồng. Ðiều chính xác độc nhất mà họ có được, sau những bàn bạc, là, chuyến đi sẽ không rơi vào miền không tên”.
Beckett, sư phụ của dấu phẩy, và chỉ bằng vài câu văn, vài cú phẩy, là gạt bỏ mọi khả thể về một cái “goal” của chuyến đi.
Thật giản dị, Mercier và Camier OK gặp nhau, và gặp nhau [sau lầm lẫn thương đau, bởi vì, xém tí nữa là Gấu Ðực vờ Gấu Cái, đúng vào lúc bả cần đến Gấu Ðực nhất!], và lên đường! Họ chẳng bao giờ đi tới đâu, chỉ hai lần vượt qua hai thành phố, một Hà Nội, một Sài Gòn. Thực sự, vượt những thành phố giới hạn hoàn toàn không phải là diễn tiến của cuốn sách. Cuốn sách không phải là về Mercier và Camier làm cái gì, mà là về, họ là ai, là cái gì.
Chẳng có gì xẩy ra. Hay, chính xác hơn, cái xẩy ra là cái không xẩy ra. Ðược trang bị bằng đủ thứ vui nhộn, nào ô dù, túi xách, áo mưa, hai nhân vật quanh quẩn trong thành phố, và vùng phụ cận, gặp đồ vật, con người: họ thường ngưng, nghỉ ở đủ những thứ hạng những quán, những ba, những nơi chốn công cộng; kết giao với một em điếm có trái tim ấm áp tên là Helen, họ làm thịt một anh cớm; họ mất dần đồ đạc mang theo, và mỗi người mỗi ngả. Ðó là những sự kiện ở bên ngoài trời, tất cả đều được kể một cách thật chính xác, thông minh và duyên dáng, và cảm động, và được xen kẽ bằng vài đoạn miêu tả đẹp tuyệt vời (“Biển thì không xa, nhìn thấy nó, quá một tí những thung lũng phía đông, chân biển nhợt nhạt như tường trời nhợt nhạt”). Nhưng cái cực riêng của cuốn tiểu thuyết, cái mà dân phê bình gọi là bản chất, substance, thì nằm ở trong những cuộc chuyện trò của Mercier và Camier:

Nếu đếch có mẹ gì để nói, thì nói mẹ làm gì. Camier
Chúng ta có điều để nói. Mercier.
Thế thì tại nàm sao chúng ta không thể nói? Camier.
Nhưng chúng ta cố. Mercier

Trong 1 đoạn thần sầu của Nói về Dante, Talking about Dante, Mandelstam viết:
Ðịa ngục, và nhất là Lò Luyện Ngục, vinh danh dáng đi của con người [nhất là cái dáng cao đen, đi nhẹ như đêm vào đời GNV, như đã từng được TCS vinh danh, “Từ vườn khuya bước về, bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa. Borges cũng tán về đoạn này, cũng nhắc tới Lò Luyện Ngục, y chang Mandelstam, qua câu thần sầu, BHD đi trong cái đẹp, như đêm: She walks in beauty, like the night]
 

Bài nhớ thi sĩ

Tặng già Ung
Gửi M.T.

 
Sáng nay thức giấc trong nhà giam
Anh nhớ những câu thơ viết thời trẻ 

Bừng cháy trong lòng anh bấy lâu u ám quạnh quẽ
Ánh lửa mênh mang buổi tình đầu 

Mưa bụi rì rào
Gió náo nức mù tối 

Trễ muộn mùa xuân trên miền cao
Đang lay thức rừng núi biên giới 

Đã qua đã qua chuỗi ngày lạnh lẽo, anh tự nhủ
Cũng qua cơn khô cạn khác thường 

Tắt theo ngọn nắng chon von mê hoặc đầu óc quái gở
Từng thiêu đốt anh trên đồi, theo vào đêm dập vùi anh đớn đau 

Từ lúc nào anh đứng trân trối cô đơn
Hôn ám trời sơ khai nhìn qua song cửa ngục 

Hoang vu thơ hát lời lá cỏ heo hút
Dẫn anh về tận nẻo nguồn hừng đông lẩn lút

(Hừng đông Hừng đông ôi
Hừng đông anh kêu khẽ cảm động muốn khóc
Mai, Mai xa, Mai như hoa, Mai hoa. Mai về tình thơ hôm nay)

Em có hay kẻ tội đồ biệt xứ một buổi về ngang cố quận
Xao xuyến ngây ngô hắn dò hỏi lớp bóng mờ tàng ẩn

 Đêm vây hãm lụn dần
Thủ thỉ mưa ru ngày khốn đốn

Em, soi bóng em hồn nhiên ngược lối thời gian
Lặng lẽ anh gầy lửa tinh mơ đầm ấm. 

(Lào Cai 5/77,
Vĩnh Phú 1/78) 

[Ấn bản trên talawas] 


Bài nhớ thi sĩ

Nhớ Già Ung*
Gửi MT

Lào Kay 4/78
Vĩnh Phú 1/79 

Thanh Tâm Tuyền: Thơ Ở Đâu Xa 

Ghi chú của tác giả: 

Già Ung: Giuseppe Ungaretti (1898-1970). Thi sĩ Ý

Ghi chú của người sao lục: 

Bài nhớ Thi Sĩ của Thanh Tâm Tuyền, qua thi sĩ Nguyễn Hà Tuệ, còn là sĩ quan cải tạo, đã được nhạc sĩ Hồ Đăng Tín phổ nhạc, hát giữa bạn tù, tại trại Tân Lập K2.
Độc giả [Thính giả?] đầu tiên của bài thơ, là trại viên Nguyễn Chí Kham.

TTT có hai bài thơ tù, có tí cá nhân, là cái tình cảm của 1 tên Bắc Kít, về thăm lại Ðất Bắc quê hương ngày nào của ông, như 1 tên tù.

Bài này, và bài Chiều cuối năm qua xóm nghèo.

Không phải tự nhiên, mà ông đề tặng Mai Thảo. Vì ông biết bạn ông khó mà có ngày về. Còn cái lý do, tại sao gửi Già Ung, thì để đọc bài của Auster viết, biết đâu chúng ta hiểu ra.
Mai Hoa là tên bà xã của ông, Nam Kít.
Cũng là 1 cách giới thiệu quê hương nhà chồng!

Chiều cuối năm qua xóm nghèo

Mưa bay lất phất gió căm căm
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng coi tù qua thôn 

Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm

78 (Thơ ở đâu xa)

Bài nhớ Thi Sĩ của Thanh Tâm Tuyền, qua thi sĩ Nguyễn Hà Tuệ, còn là sĩ quan cải tạo, đã được nhạc sĩ Hồ Đăng Tín phổ nhạc, hát giữa bạn tù, tại trại Tân Lập K2.

Milosz viết:

Trong một tiểu luận, Brodsky gọi Mandelstam là một thi sĩ của văn hóa. Brodsky chính ông, cũng là 1 thi sĩ của văn hóa, và hẳn là vì lý do này, ông tạo sự hài hòa với dòng sâu thẳm của thế kỷ, trong đó con người, bị đe dọa mất mẹ cái giống người, khám phá ra quá khứ như là một mê cung chẳng hề có tận cùng. Lặn sâu vô mê cung, chúng ta khám phá ra cái gì sống sót quá khứ là kết quả của nguyên lý phân biệt dựa trên đẳng cấp. Mandelstam, ở trong Gulag, điên khùng bới đống rác tìm đồ ăn, [ui chao lại nhớ Giàng Búi], là thực tại về độc tài bạo chúa và sự băng hoại thoái hoá bị kết án phải tuyệt diệt. Mandelstam đọc thơ cho vài bạn tù là khoảnh khoắc thần tiên còn hoài hoài.

Khoảnh khắc thần tiên còn hoài hoài, là cái cảnh cả lán tù nghe Bài nhớ thi sĩ.

Lúc đó, quản giáo làm gì nhỉ?  

Chắc là phải diệt tuyệt!

Câu thơ khủng nhất, thê lương nhất, với riêng Gấu, là câu:

Em có hay kẻ tội đồ biệt xứ một buổi về ngang cố quận

Ấy là bởi vì Gấu về bảnh lắm!