gau

1   3

Ông anh Hiếu Chân

Năm 1986 anh Hiếu Chân (1) ở phòng 11, tôi ở phòng 10 khu ED Nhà Tù Chí Hoà, hai phòng sát vách nhau, có mấy lần ra hành lang xách nước tôi trao đổi được với anh  mấy câu. Anh ấy đứng trong phòng tù, tôi ở ngoài hành lang, cách nhau hàng song sắt. Anh ấy mang theo cái veston, những tháng cuối năm trời lạnh anh ấy suốt ngày bận veston, và hút thuốc lào. Một lần anh ấy nói với tôi: “Lúc ra đi tôi dặn vợ con tôi nhớ ngày này làm giỗ tôi.”
[HHT]

(1) Còn viết dưới tên thật, ngoài đời, là Nguyễn Hoạt. Bút hiệu HC lần đầu xuất hiện trên nhật báo Tự Do, mục Nói hay Đừng.


4.

- Mày ra Bưu Điện, đánh ngay một cái điện tín, nói tao chết rồi. Coi anh ấy xử sự ra sao.
Chính cái khúc sau câu nói của bà chị khiến Gấu chu toàn được trách nhiệm, nghĩa là, vẫn làm đúng như bà chị ra lệnh, đồng thời lại báo tin cho ông HC biết, là, "Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh"!
"Chị mất. Trả lời ngay. NQT"
Đây là một bức điện viết theo mẫu mã của câu "Kiển tố vừa đố vừa giảng". Kiển tố, tức tổ kiến. Trong câu đố, đã hàm chứa câu trả lời.
Bức điện dởm ở chỗ: Nếu bà chị mất, thực sự, thì khúc sau phải là: Anh vô ngay!
Vô Sài Gòn, ông HC nói với thằng em: Tao biết là dởm. Tay sĩ quan sếp của tao, nghe giải thích, có vẻ tin, nhưng vẫn phải cho đi phép, vì nhỡ không phải như thế, thì... sao?

Câu nói của ông HC cho thằng em một bài học:
Trong đời, chớ bao giờ mang tính mạng ra để "đặt cọc", hoặc để "bắt chẹt" người khác.
Nhất là những vấn đề liên quan tới.... "nghĩa cả".
Ông muốn nhắc thằng em, vụ cái mạng của chính ông, bị đem ra đóng cọc.
Hay mạng của ông cụ thằng em, bị người ta buộc vào một hòn đá, rồi bỏ xuống sông.