*





Phan Chính

Hồ Hữu Tường - Những ngày cuối đời

Note: Khi HHT bị Diệm kết án tử, trí thức thế giới lên tiếng, Diệm phải đổi án tử qua án tù.
VC nhân đạo hơn, khi biết ông sắp chết bèn tha án tù.

Truyện ngắn “Con thằn lằn chọn nghiệp” trong tập Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta (NXB Sóng, Sài Gòn 1974), theo bà Huệ Minh là truyện ông tâm đắc nhất. Phải chăng kiếp con thằn lằn có gì đó là hình ảnh của kiếp người ông đang cưu mang? Suốt đời lầm lũi tìm đủ phương kế ngăn chặn kẻ cuồng tín, u mê, tự hủy hoại, giết hại nhau… vì một mục đích hão huyền, lại cho đó là thiên đường! Chuyện kể trong tù, một hôm có người tù trẻ cùng phòng hỏi Hồ Hữu Tường: "Bác Tường ơi, bác biết tại sao từ thời Pháp đến Mỹ, rồi cả bây giờ bác cứ ở tù dài dài không?" – Ông nói, "Mày trả lời giùm tao đi!" Anh ta nhanh nhẩu: "Dễ quá, Bác có tên là Hữu Tường nên bác 'hưởng tù' dài dài thôi!" Ông trầm ngâm, "Có thể thằng này nói đúng."

Đây là một tài liệu tuyệt quí. Cám ơn tác giả Phan Chính. NQT
*

V/v Truyện ngắn Con thằn lằn chọn nghiệp. Theo như Gấu được biết, truyện này được đưa vô tuyển tập “Những truyện ngắn hay nhất của thế giới”. Sau khi ra tù [HHT bị Diệm kết án chung thân khổ sai, sau khi Diệm bị đệ tử làm thịt, ông được ra tù], HHT cho đăng lại truyện ngắn trên tờ Văn, và viết thêm đoạn kết: ông cho con thằn lằn chọn nghiệp, nhà văn hóa.
Thời gian này, giới văn nghệ Quán Chùa đang tranh luận về quan điểm của Roland Barthes, ông này phân biệt giữa nhà văn, écrivain, và nhà dùng văn, écrivan, và HHT cũng tham gia, trên tờ Văn. Ông tin rằng, ông có văn tâm, những không có văn tài. Theo Gấu, ông nghĩ, ông sử dụng văn chương cho những mục đích, lý tưởng của mình, và ông không nghĩ, ông là nhà văn.
*
Trong tuyển tập có một truyện ngắn đã theo tôi từ ngày học trung học. "Con thằn lằn chọn nghiệp", của Hồ Hữu Tường. Thời gian đó, tôi đã phải vô Thư viện Quốc gia ở đường Gia Long, để nắn nót chép từng chữ truyện ngắn trên, bên cạnh những dòng chữ Tây, chép từ cuốn "Biện chứng pháp" của Trần Đức Thảo. Đám chúng tôi vẫn thường tâm sự, hạnh phúc nhất, mà cũng bất hạnh nhất của những người 20 tuổi vào những năm 60, đó là chúng tôi có quá nhiều ông thầy, quá nhiều triết thuyết, chủ nghĩa, nào hư vô, hiện sinh, hiện tượng luận, cơ cấu luận... Những đàn anh chúng tôi, dù sao cũng chỉ chịu khổ với một chủ nghĩa Cộng Sản.
Như nhiều người đã biết, Hồ Hữu Tường lúc đầu theo Trotsky, dính vô vụ Bình Xuyên và bị ông Diệm kết án tử hình, sau nhờ sự can thiệp của một số nhà văn, trí thức tên tuổi trên thế giới, án tử hình đổi thành khổ sai chung thân, tại Côn Đảo. Trong lúc đối diện với cái chết, ông viết "Trầm tư của một người bị tội tử hình", và mơ tưởng Đức Phật lại trở lại với thế gian này. Hồi còn mồ ma tờ Nghệ Thuật, Thanh Tâm Tuyền có viết một loạt bài về cuốn Trầm Tư, qua đó ông cho rằng giấc mơ về sự nhập thế của Đức Phật cũng nát tan như mảnh đồng bằng chằng chịt những bờ của Miền Bắc. Thanh Nam, lúc đó là Tổng Thư Ký tòa soạn, nói đùa, bộ anh tính đụng vô vị thần linh Miền Nam hay sao. Ít người biết chuyện, chính Hồ Hữu Tường đã quyết định con đường cầm bút của ký giả Ba Tê (bút hiệu của Thanh Tâm Tuyền khi viết trên mục Tạp Ghi của nhật báo Tiền Tuyến tại Sài-gòn). Khi Hồ Hữu Tường làm tờ Phương Đông [hay Đông Phương?] tại Sài-gòn, Thanh Tâm Tuyền lúc đó còn là sinh viên ở Hà-nội, có gửi bài tham dự cuộc thi truyện ngắn. Truyện được giải nhì, không được đăng, vì không thể đăng được. Người viết được nghe bà cụ của thi sĩ kể lại, những ngày còn đi học, đám chúng tôi, những bạn bè của người em thi sĩ, vẫn lấy nhà bà cụ làm nơi tụ họp.
Trong Bếp Lửa, Thanh Tâm Tuyền đã để cho một nhân vật nói lên nhận định về tôn giáo: một khi nhập thế trong xác phàm, thần thánh cũng phải chịu đựng, như bất cứ một con người nào, mọi thảm kịch của nhân gian, triết hiện sinh gọi là những hoàn cảnh hữu hạn, và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Tư tưởng này có thể coi như chung cho các đa số các nhà văn hiện sinh tuy cách phát biểu mỗi người một khác. Sartre: Con người bị kết án phải tự do. Camus: Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc. (Sisyphe là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, bị tội vần đá lên núi. Gần tới đỉnh núi, hòn đá lăn xuống, và Sisyphe lại vần đá tiếp.)
Như lính giữa rừng
Gấu biết HHT từ những ngày ở Hà Nội, thời gian sắp sửa xẩy ra vụ di cư, báo Sài Gòn vẫn ra tới Hà Nội. HHT hồi đó làm tờ Đông Phương, hay Phương Đông. Gấu đã từng nhìn thấy tờ báo đó tại một tiệm sách ở Hà Nội. Kỷ niệm chỉ có thế, nhưng không chỉ có thế. Người chỉ cho Gấu thấy tờ báo, là một anh bạn cùng học. Khi xẩy ra vụ di cư, bà cô của Gấu, lấy Tây, theo chồng về Pháp, bà cụ Gấu và đứa em đã xuống Hải Phòng, Gấu ở lại Hà Nội, quyết tâm theo Bác và Đảng, và anh bạn học trên đã xin gia đình cho Gấu tới nhà anh, nuôi ăn học. Cả hai đứa lúc đó cùng mê Sài Gòn. Anh bạn, bố theo Cách Mạng lên rừng, đúng ngày tiếp quản thì biết tin bố đã mất, chắc là vì bịnh sốt rét.

Khoảng tháng sau, tôi nhận được vài dòng thư của bà Huệ Minh: “Chú Chính, không biết lời nào để nói hết được lòng biết ơn của gia đình tôi đối với chú” kèm theo 30 đồng. Tôi mới nhớ lại, hôm bà ra chăm sóc ông, đến ngày phải về Sài Gòn bà lúng túng bảo rằng không còn tiền và tôi vét được 30 đồng đưa cho bà. Lương tôi lúc đó là 47 đồng, tiêu chuẩn gạo tháng 13 kg nhưng trên 60% là độn bột mì hoặc bo bo…

Tình cờ Gấu hiện đang có số Văn, 79, ra ngày 1 Tháng Tư 1967, trong có truyện ngắn của HHT, Nàng Lúi, nickname của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Số báo này, là của một người bạn ở Lào tặng. Tin Văn sẽ scan, gửi tới độc giả, để cùng tưởng niệm Phi Lạc.

*
*
*
*
&
*
*