*

TƯỞNG NIỆM

1 2 3


War_Pix
**
Bạn nhìn bức hình trên, đọc chú thích của Roland Barthes [Tôi hiểu liền lập tức, 'cuộc phiêu lưu' của tấm hình - của Koen Wessing, Nicaragua, 1979, trích từ cuốn Roland Barthes: Camera Lucida: Suy tưởng về chụp hình, Reflections on Photography, bản tiếng Anh của Richard Howard - là do sự đồng-hiện diện của hai phần tử], và so sánh với bức của Henri Huet. Theo tôi, bức sau 'phiêu lưu' nhiều hơn!
Thú vị hơn nữa, hình của Huet mà được bổ túc bằng bức sau đây, cũng từ cuốn sách của Barthes, thì thật là tuyệt cú mèo!
**
"What I stubbornly see are one boy's bad teeth .. ."
Tôi đếch thèm để ý đến khẩu súng, mà là, hàm răng sún của chú bé!
WILLIAM KLEIN: LITTLE ITALY. NEW YORK, 1954

*
   "The Nazis censored Sander because
his 'faces of the period' did not correspond to the aesthetic of the Nazi race."
Sander: Notary. [Hình trích Roland Barthes: Camera Lucida]
"Đám Nazi kiểm duyệt hình của Sander, như bức trên đây, bởi vì 'những bộ mặt thời đó' của ông ta, không hợp với [không nói lên được] vẻ đẹp của dòng giống Nazi."

Trong thời gian chiến tranh, người phụ nữ Miền Bắc, do khuân vác thồ, cửu vạn cứu nước...  nhiều quá, thành thử cái 'co' cứ lùn tịt xuống, bè mãi ra. Bây giờ, lại đẹp rồi!

Cũng trong cuốn đã dẫn, Barthes cho biết, tờ Life đã từng vứt vào thùng rác [rejected] những bức hình của Kertesz khi ông tới Mỹ vào năm 1937, bởi vì những hình ảnh của ông ta nói nhiều quá [spoke too much]. Chúng bắt chúng ta phải suy nghĩ, phải đề nghị một ý nghĩa  - một ý nghĩa khác hẳn ý nghĩa thông thường, nghĩa đen, nghĩa mà mọi người muốn.
Đẩy đến tận cùng, theo Barthes, Hình ảnh, Photography, gây loạn, đạp đổ, làm giặc, khi nó suy tư, khi nó nghĩ [when it is pensive, when it thinks].

Tôi sợ rằng, những 'hình ảnh' của DTH khi tới Mỹ, bị 'từ chối', rejected, [bởi những ai kia, chứ không phải tờ Life, Mẽo], là đúng như Barthes cắt nghĩa..
Chúng nói nhiều quá, và nói đúng quá, về cái dáng vẫn còn bè ra, lùn đi, ngày một thêm lên, về tinh thần, của một miền đất.
Điều này còn có thể giải thích, tại sao DTH cứ ôm lấy hình ảnh người đàn bà Bắc Kỳ quê mùa, cổ hủ, và không hề sửa đổi cách ăn nói sao cho ra vẻ văn minh, theo lẽ thông thường.
Ngoài ra, tôi tin rằng, cả hai người, Nguyễn Quí Đức, người phiên dịch trong buổi nói chuyện tại Thư Viện, và Trịnh Lữ, tác giả một bài viết trên talawas, về DTH, đều chưa từng đọc DTH.

Thực tình, bi giờ chẳng ai có thể là nhà văn, a Dichter, nếu anh ta không tận tình hồ nghi cái quyền làm nhà văn của anh ta.
For in reality, no man today can be a writer, a Dichter, if he does not seriously doubt his right to be one.
May mắn làm sao, mới đây, tôi vớ được một câu viết vội của một tác giả vô danh, mà nếu tôi có nói tên thì cũng chẳng ai biết. Câu viết vội đề ngày 23 Tháng Tám 1939, nghĩa là chỉ một tuần lễ trước khi Thế Chiến Thứ Hai nổ ra.
Câu đó như vầy:

"Nhưng mọi chuyện vậy là xong. Nếu tôi thực sự là nhà văn, tôi đã có thể ngăn chặn cuộc chiến".
"But everything is over. If I were really a writer, I would have to be able to prevent the war."
Elias Canetti [1905-1994, Nobel 1981]: Nghề của nhà văn, The Writer's Profession, bài đọc tại Munich, Tháng Giêng 1976, được in trong Lương Tâm Của Chữ, The Conscience of words.

Trong bài Tựa, ông tự hỏi, liệu có một người nào lại lấy lại được cái nghĩa của từ tiếng Đức, nhà văn, dichter, một khi nó có vẻ như đã bị huỷ diệt.

Ôi chao, bảnh chưa, sướng chưa! Trơ cu lơ có một thằng, mà phải là một thằng nhà văn, thế là nó "bèn" ngăn được cuộc chiến!
Nhật Ký Tin Văn, 30 Tháng Tư, 2005
Theo nghĩa trên, tôi thành thực tin rằng, DTH, độc nhất, nhà văn. Mấy thứ kia, đồ bỏ. NQT