*






*

Nửa khuya thức dậy
đọc lại Bếp Lửa
(thắp cây hương cho ngày giỗ thứ bảy TTT)
Đinh Cường (2)


Bếp Lửa trong văn chương

Chúng ta tự hỏi, giả như không bị tống ra Bắc như một anh tù, liệu, sau 1975, TTT sẽ trở về Hà Nội, Miền Bắc?
Gấu tin, ông đếch thèm về!
Ông anh khác thằng em. Thằng em cố đấm ăn xôi, trở về tới hai lần. Lần thứ ba, nếu không nhận được lời cảnh báo, khí hậu Hà Nội bi giờ không đẹp, thì Gấu vẫn còn mò về dài dài… (1)

Có thể nói, Gấu lấy Gấu Cái, là vì muốn chọn 1 quê hương cho Gấu, và lũ Gấu Con sau đó.

Thật cũng may, cuối cùng bố mẹ lại tìm thấy nhau, cho dù bố mẹ biết rất rõ, nếu cuộc đời được làm lại từ đầu, thì mọi chuyện vẫn y nguyên như vậy. Chắc là bố sẽ lo cho mẹ thêm một chút xíu, nhờ vậy mẹ sẽ bớt đi một chút, niềm tủi thân.
Con đã đọc thư chú Bảo thì biết gia đình mình ở ngoài Bắc. Đó là quê hương mà bố phải từ bỏ, theo bà Nội vào Nam, và khi chú Sĩ chết, bố tự nhủ sẽ chẳng khi nào trở về. Đấy là một phần lý do tại sao bố lấy mẹ. Bố muốn các con có một quê hương Miền Nam, các con sẽ cần tới nó như bố cần tới mẹ vậy.

Tự Truyện

Ui chao, vãi linh hồn, thực!

As a young man he liked to say he was heimatlos, homeless, without a country. He even asserted a right to decide his own origin. "We are born, so to speak, provisionally, it doesn't matter where; it is only gradually that we compose, within ourselves, our true place of origin, so that we may be born there retrospectively.”

Coetzee viết về Rilke

Khi còn trẻ, ông thích nói về mình, tôi thì không nhà, không nước. Ông còn đòi cho mình cái quyền được quyết định gốc gác của riêng  mình. "Chúng ta sinh ra, thì cứ nói, theo kiểu dự trữ, chẳng quan trọng gì cái chuyện, sinh ra ở đâu. Dần dà, bạn sẽ tạo nên, ở bên trong bạn, cái nơi chốn thực sự cội nguồn, và nếu như thế, chỉ một khi nhìn ngoái lại, bạn mới phải tự hỏi, hình như quê của mình là ở cái chỗ kia kìa, cái xứ Đoài mây trắng lắm của riêng mình đó..."

Mai Thảo có lần kể một anecdote về TTT.
"Hắn" nói, bạn cầm một cây lao, quay người lại, và phóng mạnh, cây lao tới đâu thì là quá khứ của bạn tới đó, cắm xuống chỗ nào thì là đó là nơi bạn sinh ra.

Một lần, một buổi sáng sớm, chỉ có hai anh em, ngồi nhâm nhi ly cà phê tại Quán Chùa, nhắc tới Mai Thảo đời thường, TTT đưa ra nhận xét, nhớ đại khái, đàn ông sống độc thân, ở vào cái tuổi đó, rất dễ mất quân bình [Đàn bà chắc cũng vậy?], khó chịu lắm, Mai Thảo không thế.

Gấu nhắc lại anecdote trên, ông cười, nhân đó kể câu chuyện về anh chàng học trò xóm nhà lá, ở mãi cuối lớp, không chịu nghe ông thầy giảng bài, còn chọc phá mấy người ngồi bạn cùng bàn, sẵn chiếc khăn lau bảng trong tay, ông vo tròn thành một cục, sự tức giận anh học trò khiến ông thêm sức mạnh chăng, vì cái khăn vo tròn như cục đạn bắn thẳng tới tận cuối lớp, cùng tiếng thét giận dữ của ông thầy, "Mang nó lên đây!", khiến anh học trò líu ríu làm theo, Gấu bỗng nhớ đến câu văn để đời của ông, qua miệng nhân vật Thạch:
-Em đã biết tay anh chưa ? (Chửi tục!)

Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực thẳm... dưới ấy..", câu của anh vẳng ngân như là một câu thơ. [Câu văn là một câu gắn liền trong mạch văn, tách ra khỏi mạch không ít thì nhiều cũng bất toàn. Câu thơ tách ra khỏi mạch vẫn tự đầy đủ, tự lập trên cái nền thiếu vắng nó gợi nhắc].
TTT: Tưởng niệm Mai Thảo

Cast a cold eye
On life, on death.
Horseman, pass by!
Yeats

Ném cái nhìn lạnh
Lên sống, lên chết
Kỵ sĩ, Xéo!

Mấy dòng trên là của Yeats, ra lệnh khắc lên bia mộ của ông.
Nhưng cả bài thơ sau đây -
nhất là dòng chót - vang lên lời thơ của TTT:
Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới:

Politics

'In our time the destiny of man presents its meaning in political terms.'
- Thomas Mann

How can I, that girl standing there,
My attention fix
On Roman or on Russian
Or on Spanish politics?
Yet here's a travelled man that knows
What he talks about,
And there's a politician
That has read and thought,
And maybe what they say is true
Of war and war's alarms,
But O that I were young again
And held her in my arms!

Yeats

Câu của Mann, cũng quá đúng cho TTT:
Vào thời của chúng ta, số phận con người trình ra cái nghĩa của nó, bằng những thuật ngữ chính trị.

Còn nhớ một cụ già, khi nghe tin máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, bà cụ giật mình, vậy là động mồ động mả, ông bà mình làm sao ngủ yên ?...

Khi viết Những ngày ở Sài-gòn, là lúc tôi quá nhớ Hà-nội. Mới lớn, vừa mới kịp yêu mến cái cột đèn, cái Hồ Gươm, cái Tháp Rùa, đùng một cái, phải bỏ hết. Vào Nam, cố biến nó thành hiện thực, qua hình ảnh một cô bé Hà-nội.

Mối tình tan vỡ, chỉ vì người nghe kể, là một cô bé miền Nam: "Mai, để anh kể cho em nghe, về một thành phố thỉnh thoảng buổi sáng có sương mù...".

Hà-nội của Nguyễn Chí Kham khác hẳn. Cũng khác hẳn, Hà-nội của những người ra đi từ miền Bắc. Ga Hàng Cỏ của Nguyễn Chí Kham không có cảnh đưa tiễn những người đi vào Nam chiến đấu, và một cô gái, trong một truyện ngắn của Lê Minh Hà, (Trăng Goá, Văn), chỉ ngửi thấy chỗ nào cũng sặc mùi nước đái, và đó là một trong những lý do khiến cô chấp nhận lời cầu hôn, của "thủ trưởng" đám bộ đội trẻ. Xin đừng nghĩ đến sự thô tục ở đây. Chỉ có mùi nước tiểu "quyến rũ" đó mới tương xứng với lưỡi bom, liếm đến đúng căn nhà của cô học trò thì dừng lại, như có hẹn với cô gái, tuy đã đi sơ tán, nhưng hôm đó phải trở về Hà-nội để lấy phần gạo. Như thể lưỡi hái B.52 đến lúc đó mới thở hắt ra hết hơi nóng của nó.

Sartre viết, Husserl không hề là một nhà hiện thực. Nhà thơ như Trần Dần, nhà văn như Lê Minh Hà, lại càng không. Đừng coi những dòng kể của bà về Hà-nội, là hiện thực chủ nghĩa, theo một nghĩa thô bạo nhất của nó. Vẫn Sartre, trong bài viết đã dẫn, "Hiểu, là vỡ òa về...", (Connaitre, c'est "s'éclater vers"), và đó là ý nghĩa câu nói nổi tiếng của Husserl: Ý thức chỉ là ý thức về một điều gì (Toute conscience est conscience de quelque chose): y hệt như vết bom ngưng lại, vì biết rằng, có một người, sau này sẽ viết ra, điều này. 

Trong một truyện ngắn khác, của cùng tác giả, "bãi dâu xanh mênh mông, hoa muồng muồng vàng rực, đình tám mái sân đầy cứt chim..." như phô hết sự quyến rũ của chúng dưới bầu trời: máy bay Mỹ đánh phá khắp nơi.

Người tù đi qua cầu Long Biên, thò tay sờ lên thành cầu, như rụt rè hỏi thăm bao mùa nóng lạnh, bao dấu vết bom đạn. Anh đang trên đường vào Hà-nội, mang theo với anh tro than của những cuốn sách...

Bài viết, mượn lại cái tít của 1 bài viết trước đó, về Bếp Lửa, của TTT, trên tờ TSVC thưở nào, là nằm trong hoài bão mở ra dòng văn chương hải ngoại có sự tham dự của những người ra đi từ Miền Bắc, khởi đầu thứ tư mà cũng là khởi đầu thứ nhất, sau những Đáy Địa Ngục, Đại Học Máu tố cáo cái ác của VC, sau những cố gắng hội nhập đất người, sau những đau thương hoài nhớ quá khứ... đã được ân cần đón nhận ở 1 số người viết “đích thực”, không phải ở cái đám Chợ Cá hay Hậu Vệ cực kỳ khốn nạn.
NMG ông chủ báo phôn, cho biết, có 1 ông nhà văn Bắc Kít, ở Đông Âu, phôn cho tòa soạn, chúc Tết, và cũng ân cần chúc Gấu Cà Chớn, người đã làm được 1 cuộc “hôn nhân giữa chính trị và văn học”!
NMG phán, phôn viễn liên đâu có rẻ, mà lại Đông Âu mới ghê chứ, vậy mà tay này - Gấu không tiện nêu tên – phôn, mà còn dài dòng chúc Tết anh em tòa soạn, khen Gấu Cà Chớn, lần đầu tiên VH có được cái hân hạnh như vậy!


Tưởng niệm Thanh Tâm Tuyền (1936-2006) từ Tin Văn ( tanvien.net)

Đọc Thanh Tâm Tuyền 

Một người anh

Khi Gấu viết bài này, đăng trên báo Văn Học của Nguyễn Mộng Giác, “một phần”, là để tưởng niệm bài viết năm 1973, về cuốn Bếp Lửa của TTT, khi cuốn sách ra ấn bản “chung quyết”, như TTT phán, trong lời Tựa (1)
Trong số những bài viết trước 1975, ba thứ bá láp phê bình, đọc sách, tạp ghi hầm bà làng, Gấu quăng vô thùng rác hết thẩy, khi ra được hải ngoại, nhìn lại, Gấu thèm giữ lại được, chỉ bài viết về cuốn BL, thành ra mới lấy lại cái tít bài viết.
Sau đó, thì Trần Hoài Thư cho in lại số báo, thế là Gấu được đọc lại nó, cám ơn THT 1 phát ở đây.
Thế rồi, mấy đấng BVVC ở trong nước kiếm được cái bản đăng trên Tập San Văn Chương, tức là còn trước bản in trên Văn nữa!
Tuyệt thật.
Lại phải cám ơn thêm 1 phát nữa, ở đây.
Tuy nhiên, đó chỉ là 1 phần của vấn đề “lập lại” 1 cái tít.

(1)

Bếp Lửa,Tựa Lần In Thứ Tư (1973)

Malraux có viết: "Người ta không thể nào viết lại một quyển tiểu thuyết."
Tôi không tin như thế. Trong nhiều năm sau khi quyển sách này được xuất bản, dường như tôi đã hì hục viết một BẾP LỬA khác. Mỗi lần sửa lỗi ấn loát để cho tái bản, tôi đều muốn viết lại nó. Kể cả bây giờ, sau mười bẩy năm.
Đây không phải là quyển tiểu thuyết đầu tay của tôi.
Quyển đầu tay tuy được một nhà xuất bản nhận in năm 1955, vào phút chót tôi đổi ý, rút lại sách, quyết định không xuất bản.
Quyển Bếp Lửa rất có thể đã chịu chung số phận của quyển đầu tay, nếu không may mắn gặp ông Nguyễn Đình Vượng [chủ báo Văn, chủ nhà in, nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng].
Được viết một hơi – khoảng đâu hai ba tháng – được in ngay sau khi viết – không có một quãng cách nào để kịp lùi, nhìn lại – quyển Bếp Lửa là quyển duy nhất của tôi chỉ có một lần bản thảo.
Trên trang đầu bản thảo có đề câu của Rimbaud: Je est un autre [Tôi là kẻ khác], nhưng khi đưa in tôi đã xóa bỏ.
Sách in lần đầu ba ngàn cuốn, chẳng rõ bán được bao nhiêu, chỉ biết ít lâu sau sách được mang bán "son". Có hai bài viết về quyển sách: một trên nhật báo Tự Do tại Sài Gòn, một trên tuần báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn miền Bắc ở Hà Nội.
Tiếc là tôi không có thói quen lưu giữ tài liệu để có thể in kèm vào sách khi tái bản.
Đại cương hai bài viết đều là lời chê trách giống nhau: quyển sách bi quan tiêu cực. Bài trên tờ Văn Nghệ ở Hà Nội chỉ là một cột điểm sách ngắn vài mươi giòng nhưng bấy giờ đã mang đến cho tôi hãnh diện và sung sướng. Hãnh diện là thứ có ngày nghĩ lại khiến thẹn thùng. Nhưng sung sướng lúc nào cũng vẫn là sung sướng, dù cùng với thời gian có thể lẫn vẻ bùi ngùi.
Tôi sung sướng nghĩ các bạn tôi ở Hà Nội đọc cột báo ấy, biết được tôi vẫn nhớ họ, đã viết về họ, về những ngày tháng ấy của chúng tôi. Họ có thể tức tối căm giận, nhưng chắc họ cũng cảm động bồi hồi.
Mười bẩy năm đã qua.
Kinh nghiệm dạy cho tôi là lời của Malraux đúng. Tôi đã loay hoay quá lâu với một quyển sách. Lần này tôi quyết định đề là ấn bản chung quyết.
Tôi hiểu đã đến lúc nên viết những quyển sách khác.
Tháng 3 – 73

An A from Nabokov

 Trước vụ Thiên An Môn hơn năm, Thanh Tâm Tuyền kể với tôi vừa đọc cuốn truyện tình đầu tay tuyệt vời của Nabokov, tên tiếng Anh là Mary. Tôi nói:
      - Hay là anh dịch đi, tôi nhờ ông bạn Đào Hiếu đang làm nhà xuất bản in cho anh, kiếm tí tiền còm cho vui!
      Chỉ mấy tuần sau anh đem bản dịch viết tay tới tôi, tựa sách là Tình Một Thuở, anh nói đó là một đoản ngữ trong thơ Hồ Dzếnh, tên dịch giả ghi Từ Trí, theo tôi biết đó là tên hai con trai của anh.

NAK

Trên NYRB số mới nhất, có bài viết Một "A" từ Nabokov, kỷ niệm của 1 sinh viên của ông, về Thầy, thật là tuyệt.

Bèn mượn hoa hiến Phật.

Thú nhất là câu trả lời của anh học trò, với sư phụ, ở cái đoạn sau đây, và nó liên can đến “giáo án” của ông, “Văn học Âu Châu thế kỷ 19”, chính thức thì thế, nhưng nó còn được gọi là Văn Học Dơ Dáy, bởi vì toàn là về ngoại tình, như trong Anna KareninaBà Bovary.

Cái chuyện Mary thì cũng là truyện có tí tay ba ở trỏng.
Gấu chưa đọc Mary, mà theo như trên net, thì là về một anh Nga, sống lưu vong tại Berlin, nhớ lại mối tình đầu, khi còn trẻ, thời tiền cách mạng.
Tình cờ tiếu lâm, là cái tay ở phòng kế bên, lại là anh chồng, do cách mạng lạc mất vợ, và đang chờ vợ từ Nga tới để xum họp….

Gấu tự hỏi, tại làm sao TTT lại chọn truyện này để dịch, khi đang chờ đi Mẽo, theo diện cựu sĩ quan VNCH.
Cũng vậy, là cuốn Một Chủ Nhật Khác: Làm sao mà ông có thể tưởng tượng ra cảnh, 1 anh Mít Miền Nam, nhờ đi du học, thoát cuộc chiến, lại trở về để chết lãng nhách, do bị 1 tên sĩ quan "khùng" cùng đơn vị, lầm là… VC?
(1)

It was officially called “European Literature of the Nineteenth Century,” but unofficially called “Dirty Lit” by the Cornell Daily Sun, since it dealt with adultery in Anna Karenina and Madame Bovary.

All went well for the next couple of months. I had caught up with the reading, and greatly enjoyed my Friday morning chats with Nabokov in his office on the second floor of Goldwin Smith. Even though they rarely lasted more than five minutes, it made me the envy of other students in Dirty Lit. Vera was usually sitting across the desk from him, making me feel as though I had interrupted their extended study date. My undoing came just after he had lectured on Gogol’s Dead Souls.
The day before I had seen The Queen of Spades, a 1949 British film based on Alexander Pushkin’s 1833 short story. It concerned a Russian officer who, in his desperation to win at cards, murdered an elderly Russian countess while trying to learn her secret method of picking cards in the game of faro. He seemed uninterested in having me recount the plot, which he must have known well, but his head shot up when I said in conclusion that it reminded me of Dead Souls. Vera also turned around and stared directly at me. Peering intently at me, he asked, “Why do you think that?”
I instantly realized I had made a remark that apparently connected with a view he had, or was developing, concerning these two Russian writers. At that point, I should have left the office, making some excuse about needing to give the question more thought. Instead, I said pathetically, “They are both Russian.”

Cả hai đều là người Nga!
*

Thanh Tâm Tuyền

1936-2006

Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền vừa qua đời tại bang Minesota, Hoa Kỳ, sáng thứ Ba, ngày 22 tháng Ba, 2006, hưởng thọ 70 tuổi [Tin Gió_O]



*
*

chông chênh. nhớ. 22.3.13 

(để nhớ năm thứ 7 ngày mất ttt) 

tháng tàn. tạ cuốn trôi cùng. mùa tuyết. tan
những nụ hoa. mọc. thẳng
trắng .đỏ. giai điệu. mang mang
không ai. biết những con chim. đã
về. khi nào. buổi sáng. cùng tiếng hót
ráo hoảnh. cái lạnh. lật úp vào. buổi
trưa đứng bóng. chông chênh. hơi thở
ấm. làn khói trắng. tỏa ra. từ nóc
những ngôi nhà. không phải từ. sistine chapel
không. báo hiệu. một điều gì. mới
mùa chuyển. người. đi xa trong mộng. mị
tháng 3. bóp. vỡ khuôn mặt
nước đá. của con sông đi. ngang thành phố
tập. tô màu xanh. non
trên. từng búp lá. chông chênh. giá vẽ
bàn tay. vuốt lại. mái tóc vuốt lại. hạnh phúc
nắng .cong nơi đuôi. mắt
tiếng. chuông vỡ. cùng vạn lời chúc. tụng
người. giáo chủ mới. khói. chập chùng
giọt. sương sớm. còn sót. trên gò má
xanh nhạt. màu lá. em .nói lời
đêm qua. lời những vì sao. rơi
tháng 3. mở cánh cửa chiều. sâu
tiếng. cựa mình. của ngôi nhà. sau
mùa đông dài. co. rút. chuông đổ
buồn. chông chênh. nhớ. người
đã khuất. nhớ. ống píp. khói. và
nụ cười. trên môi cơn mưa. vội. qua
cho mùa xuân. chênh vênh đi. về

Đài Sử

Tks, Best regards.
NQT


Killing Time
Thời Giết Người

"Seldom can a year have been blackened before its time as effectively as George Orwell did to 1984."
Họa hoằn lắm mới có 1 năm, bị bôi đen ngòm, trước thời gian của nó, hiệu quả, như Orwell làm, với cái năm 1984.

Ui chao, Steiner đếch biết, TTT cũng đã làm y chang, với Bếp Lửa 1954!

Le premier, Bêp lua (Foyer du feu, 1954) décrit l'ambiance de Hanoi avant 1954, où ceux qui partent comme ceux qui restent sont contraints à des choix forcés, la séparation ou la mort. La réaction de la critique des écrivains révolutionnaires fut immédiate. Dans un compte rendu de Van Nghê (Littérature et Art), un critique m'a demandé : « Pendant que le peuple du nord du pays est en train de livrer toutes ses forces pour construire le socialisme, où va le personnage du Foyer de feu ? » J'ai répondu : « II va vers la destruction de l'histoire », chaque écrivain est un survivant.

Cuốn đầu, Bếp Lửa, 1954, miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết. Lập tức có phản ứng của những nhà văn cách mạng. Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi tôi: "Trong khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân vật trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự huỷ diệt của lịch sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót.

La poésie entre la guerre et le camp
Thơ giữa Chiến Tranh và Trại Tù (1)

Lần Sến cô nương lôi bài viết ‘sao dám ghét ta la bà’ về Chợ Cá, và ‘bạn hàng’ chê ỏng chê eo, Gấu bèn đi một đường ‘tự sướng’:
Phải đọc Tin Văn trong tinh thần chờ đợi, tự mình khám phá ra, một định luật văn học, định luật này chẳng thua gì định luật “vạn vật hấp dẫn” ở trong vật lý học, của Newton!
Ấy là Gấu mô phỏng Koestler, khi ông coi Newton như là một ông nhạc trưởng của một dàn nhạc đại hoà tấu. Theo nghĩa:
Những hiện tượng vật lý, thí dụ như thuỷ triều, làm sao anh qua nổi con trăng này?, trái sầu riêng rớt trúng đầu… chúng có vẻ như chẳng ăn nhập gì với nhau, cho đến khi Newton xuất hiện, và giơ cao cây đũa thần, thế là mọi thứ y khuôn một phép, ai vào vị trí đó, cùng tấu bản đại hoà tấu “vạn vật hấp dẫn”!

Những trang Tin Văn tản mạn, không đầu không đuôi, làm xàm, bá láp…  cũng đang chờ một độc giả xuất hiện, và giơ cao cây đũa thần, và thế là bản “Diệt Cái Ác Bắc Kít” được tấu lên!
*
Ui chao, vừa vừa thôi cha nội!
Sắp chết, hiền đi là vừa rồi!
*

Nếu vậy, thì lấy câu dưới đây, làm "blast" cho Tin Văn:
"These fragments I have shored against my ruins”
[Những mảnh miểng này, tôi vun vén nhằm chống lại nỗi điêu tàn của tôi:
Ôi, ôm Em trong tay mà đã nhớ Em những ngày sắp tới].
Đây là câu thơ – These fragments…  - kết thúc Hoang Địa, The Waste Land, của Eliot.
Câu thơ đưa chúng ta trở về với Xuân Sách, khi ông hỏi Chế Lan Viên:
Điêu Tàn ư,
Đâu chỉ có Điêu Tàn? (1)

*

Ewald-Heinrich von Kleist, plotter against Hitler and founder of the Munich Conferences, died on March 8th, aged 90 (1)

Đọc cái bài ai điếu người tính làm thịt Hitler, thì lại nhớ đến ông anh. TTT rất ư là bị ấn tượng bởi cái tay tên Trí, tính làm thịt tông tông Diệm, lần ông đi kinh lý Pleiku hay Kontum gì đó.
Có lần ngồi Quán Chùa, Gấu hỏi ông, có phải nhân vật trong Cát Lầy là từ cái tay tính làm thịt Diệm, ông gật đầu.
Có điều Gấu không dám hỏi tiếp, tại sao.
Sau này biết, ông có 1 người con trai, cũng tên Trí, và cái tên ông dùng làm bút danh, để dịch Nabokov, "Từ Trí", là tên hai đấng con trai!

Thanh Tâm Tuyền và 'Nỗi Buồn Trong Thơ Hôm Nay'

Viên Linh

Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền sinh năm 1936, khi mới 23 tuổi đã nổi tiếng về một bài tham luận giá trị, đó là bài “Nỗi Buồn Trong Thơ Hôm Nay,” đăng trên tạp chí Sáng Tạo số 31, ra vào tháng 9.1959 tại Sài gòn.

Với nhà thơ này, người tôi đã gặp hàng ngày trong nhiều năm, vì cùng làm trong một tờ báo, là nhật báo Tiền Tuyến của Cục Tâm Lý Chiến, cho tới khi ông qua đời đột ngột vào tháng 3.2006, tôi nhận ra rằng ở nơi ông, nhiều chuyện xảy ra rất sớm: đậu tú tài nhất năm 16 tuổi ở Hà Nội, vào Sài gòn sớm nhất để làm việc trong Tổng Ủy Di Cư  để sửa soạn việc đón tiếp những người di cư bắt đầu sau tháng 7.1954,  xuất bản tập thơ tự do “Tôi Không Còn Cô Độc” sớm nhất năm 1955, (lúc 19 tuổi) và chết sớm nhất trong số các nhà thơ tự do trong bộ Biên Tập Sáng Tạo, tháng 3.2006, khi mới 70 tuổi

Chưa kể đến sáng tác, văn phong lý luận của T3 (ký hiệu của Thanh Tâm Tuyền) lúc nào cũng đầy tính xung đột. Trong các cuộc “thảo luận bàn tròn” của Sáng Tạo, giọng điệu của ông gây gổ, có thể xảy ra bạo động, song may mắn là anh em có mặt không ai nổi giận đến mức phải thanh toán vấn đề một cách khác hơn là ngôn ngữ. Khi thương nhớ ai thao-thiết, người ta muốn gọi thầm tên người yêu dấu, ông nhớ chính ông và viết ra giấy: “Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ: Thanh Tâm Tuyền.”  Trong bài “Nỗi Buồn,” ông viết về một “sự thực đơn giản” - “Mọi người đều biết cái sự thực đơn giản này: người ta có thể viết những bài có vần điệu nhưng người ta không hề biết làm thơ.”  Nói như thế, làm cho nhiều người vốn đương nhiên nghĩ họ là thi sĩ vì đã có ít ra một tập thơ xuất bản, nay bị định nghĩa khác đi, một định nghĩa làm triệt tiêu danh hiệu thi sĩ của họ, hẳn là mất vui. Không ai ngạc nhiên khi tờ tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong thời đó (1955, 56 trở đi) gọi Thơ Tự Do là thơ hũ nút, và dùng nhiều giọng điệu đả kích nhóm Sáng Tạo, và tác giả “Tôi Không Còn Cô Độc.” Thực ra, đoạn văn mở đầu trong bài “Nỗi Buồn Trong Thơ” có phần xác đáng của nó, nếu đừng bận tâm về cách mệnh danh và phê phán người khác của Thanh Tâm Tuyền là “nghèo nàn, giả tạo, nông cạn, tầm thường.” 

Ông viết:

1.“Thơ luật nhịp điệu được qui định rõ ràng bằng sự phối hợp các thanh bằng trắc trong tám câu”

2. “Thơ mới có biến hóa hơn nhưng rút gọn lại trong phạm vi bốn câu một”

3. “Nếu làm thơ tám chữ hay lục bát thì chu kỳ âm điệu chỉ còn là hai câu thôi.”

Ba câu 1,2,3 trên đây là do người viết bài này ngắt ra, thực tế đó chỉ là một câu của Thanh Tâm Tuyền. Với từng ấy chữ, ông tóm gọn và muốn xác định bản chất âm thanh của rất nhiều thể thơ đã và đang thịnh hành trên Thi Đàn Việt Nam cho tới lúc đó (1959) cả một thế kỷ, nếu không nói là hàng trăm năm, bởi vì thơ luật (các loại thơ luật, ngũ ngôn, thất ngôn, Đường luật (Từ Tản Đà ngược quá khứ tới Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát, Lê Thánh Tôn, v.v...) các thể thơ mới (Tiền Chiến, mọi loại, qua thơ của Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, v.v...) và  những nhà thơ nổi danh nhờ tám chữ và lục bát (Thế Lữ, Phạm Huy Thông, Huy Cận, Nguyễn Bính). Viết như thế, tuy có đúng, song quá đơn giản, kiểu xếp loại để giải quyết cả bó. Nhưng khi đọc xa hơn, sâu hơn, người ta sẽ hiểu T3 hơn, anh nói đến nhịp điệu “nghịch thanh,” “nhịp điệu hình ảnh,” và “nhịp điệu của ý thức.” Điều này hoàn toàn đúng. Thơ không phải chỉ cần nhịp điệu âm thanh bằng trắc, thơ cần mọi thứ nhịp điệu. Nhiều bài thơ là ý thức biểu diễn bằng thi ca. Và tác giả Tôi Không Còn Cô Độc đi đến kết luận rằng sự khác biệt của Thơ Hôm Nay (tức thơ tự do) với thơ mới (thơ tiền chiến) không chỉ là sự khác biệt của hình thức, mà là sự khác biệt từ “căn bản nghệ thuật.” Điều này không sai, bởi vì dù anh có làm thơ theo thể thơ gì đi nữa, ý thức nghệ thuật nơi anh sẽ xác định người thi sĩ của anh.

Trong những tờ báo do tôi điều hành về mặt bài vở, ba nhà văn Thanh Tâm Tuyền , Mai Thảo và Võ Phiến đều có mục thường xuyên, dù đó là báo tuần (Khởi Hành, 1969-1973) hay Thời Tập (hàng tháng, rồi bán nguyệt san, 1973-1975). Mỗi nhà văn này có một lớp độc giả riêng, độc giả của Thanh Tâm Tuyền thường không phải là độc giả của Võ Phiến, và chỉ thích thêm được vài người lân cận như Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ chẳng hạn. Trong bản sắc tự tại, Thanh Tâm Tuyền khác biệt hẳn mọi người ở sự quyết liệt, gần Vũ Khắc Khoan hơn cả. Anh cũng gần Nguyễn Sỹ Tế, một nhà văn, nhà lý luận văn triết tích cực, và Nguyễn Sỹ Tế đứng trong ban chủ trương Sáng Tạo từ ngày đầu, mà ít người lưu ý. Nguyễn Sỹ Tế thường được anh em Sáng Tạo mời nói lời khai mạc, lời mở đầu, trong các cuộc thảo luận văn học của nhóm.  Thanh Tâm Tuyền viết như hành động, mạnh mẽ quyết liệt, nét bút bic của anh thường làm rách tờ giấy, một khi muốn xóa bỏ chữ gì, anh gạch cả chục lần ngang dọc kín mít, không ai còn đọc được cái chữ bị xóa là chữ gì. Trên trang bản thảo của T3, những chỗ bị xóa nằm nổi bật như một đàn sâu róm đang bò ra khỏi tờ giấy nhăn nheo từng chỗ, cong khỏi mặt phẳng. Viết, đối với anh, là một hành động sinh tử. Anh cũng không nể nang cả bạn hữu, một khi phải nói. Lúc tôi chủ trương tạp chí Thời Tập, mời anh giữ một mục nhất định, anh từ chối nhiều lần, mặc dù hai năm trước đó, anh viết truyện dài từng kỳ cho tờ Khởi Hành một cách vui vẻ. Anh chỉ đổi ý khi tôi nói, tôi sẽ trả nhuận bút cho anh 500 đồng một trang pelure viết tay. Viết tay? 500 đồng một trang? Tôi xác nhận nhưng nói thêm: 500 đồng một trang viết tay nhưng anh dành cho tôi xuất bản thành sách lần đầu, khi xuất bản đương nhiên anh sẽ hưởng 10% trên giá bán cuốn sách. Từ đó, tờ Thời Tập có mục Âm Bản. Lời đề tặng ở dưới đề mục làm kinh ngạc nhiều người; anh tặng người bạn thân của anh: “Tặng Mai Thảo, óng ánh hư ngụy.”

Tôi không ngạc nhiên vì hiểu được sự việc và con người xung quanh vào thời gian ấy. Đó là những con người văn học, ráo rốt và sau cùng. “Cái còn lại chính là văn chương” như họ từng nói. Những người ấy, của một lớp và chung một chiếu, một tầng, họ không xét đoán đạo đức lẫn nhau. Người văn nghệ không có tư cách gì để xét đoán nhân cách của người khác, mà chỉ đối đãi nhau qua văn chương; nói đến nhân cách trong văn chương là phi văn chương. Óng ánh hư ngụy ở đây là chỉ nói đến văn chương mà thôi. Và khi phê phán văn chương, dù sát phạt đến đâu, không hại gì đến tình bằng hữu văn nghệ, nếu là người cùng một chiếu như giữa Mai Thảo với Thanh Tâm Tuyền. 

Để nhớ Thanh Tâm Tuyền vào ngày giỗ thứ 7 của anh, mời bạn đọc thưởng thức một bài thơ có vần, “chu kỳ âm điệu chỉ còn là hai câu thôi,” như chính tác giả viết, một bài lục bát hiếm hoi của vua thơ tự do: Thanh Tâm Tuyền.

xuân ca

Trót nghe nửa tiếng cười đùa
Xóm hoa mưa đổ hương xưa nghẹn ngào
Thuở buồn ai đẹp phương nao
Cúi đầu trinh khóc xôn xao trêu người
Yêu nhau không dám ngó trời
Trời xanh mây trắng xuân đời bỏ hoang
Hoa mai nở đón mắt nàng
Mà môi trống lạnh muôn vàn cách xa
Hôm nay muốn gió thành hoa
Muốn mây thành tóc lòng ta rũ cười
Bao giờ trọn vẹn cuộc đời
Ta ôm mây trắng cho trời mãi xanh.

(Trích trong sách Những Hàng Châu Ngọc của Huy Trâm, 1967)

Viết vào ngày giỗ thứ bảy của cây bút cơ hữu Tiền Tuyến. VL (1)
*

Nguyễn Đạt: Vĩnh biệt Thanh Tâm Tuyền

Lúc anh Tâm đi “cải tạo” tập trung, anh bảo tôi mang con Lu về nuôi: “Tôi đi học tập cải tạo, cậu mang nó về mà nuôi, ở nhà tôi chắc chả ai trông nom nó bằng cậu được. Khi nào nó đẻ, cậu giữ lại cho tôi một con.” Lu có đẻ mấy con, dưới gầm đi-văng, không hiểu sao, mấy ngày sau chẳng thấy con nào nữa, Lu thì kêu rít thảm thiết. Lúc anh Tâm “học tập cải tạo” ở miền Bắc về, con Lu bị bọn trộm đánh cắp.



*


TTT: Âm Vang Khác

*



*


Trước vụ Thiên An Môn hơn năm, Thanh Tâm Tuyền kể với tôi vừa đọc cuốn truyện tình đầu tay tuyệt vời của Nabokov, tên tiếng Anh là Mary. Tôi nói:

      - Hay là anh dịch đi, tôi nhờ ông bạn Đào Hiếu đang làm nhà xuất bản in cho anh, kiếm tí tiền còm cho vui!

      Chỉ mấy tuần sau anh đem bản dịch viết tay tới tôi, tựa sách là Tình Một Thuở, anh nói đó là một đoản ngữ trong thơ Hồ Dzếnh, tên dịch giả ghi Từ Trí, theo tôi biết đó là tên hai con trai của anh. Tôi giao liền cho Đào Hiếu nhưng gần Tết năm 89 sách mới phát hành. Giấy đen thui, tối om như mọi cuốn sách lúc đó, hình bìa cũng in màu nhưng ai đó chép lại một bức tranh của Chagall cứng ngắt, vụng về, xấu tệ. Thanh Tâm Tuyền nhìn bìa sách, lật qua đọc lời nói đầu thấy sai mấy lỗi chính tả, anh cười méo xẹo! Sau it hôm, người ta nhờ tôi chuyển cho anh tiền thù lao, nhớ đâu vài ba trăm ngàn gì đó, nay tôi không thể hình dung giá trị số tiền trong thời điểm đó thế nào, nhưng hình như anh thấy thế cũng đuợc rồi! Tết năm đó anh chạy xe đạp lên nhà, mang cho tôi hai chiếc bánh chưng. Ra giêng gặp lại, anh bảo:

      - Này, ăn có được không đó? Mấy đứa nhỏ quên bỏ muối mất!
*

Sinh Nhật

13.3.1973

Hôm nay sinh nhật anh đây. Nhận được một lúc 3 thư. Mở đọc chẳng biết cái nào trước cái nào sau. Đọc ào ào. Rồi chiều đọc lại. Coi như món quà mừng. Yên tâm vì thư không thất lạc. Mình đã là thứ thất lạc rồi, mà thư của mình thất lạc nữa thì là thất lạc của thất lạc...

Chỉ biết hôm nay sinh nhật, anh đến ngồi hai buổi ở sở. Không làm gì. Nghe những chuyện lẩm cẩm chật ních cả hai tai. Buổi sáng gặp một anh chàng làm thơ trẻ ngoài Pagode, hắn cho biết mới ngã ngửa ra là hai câu thơ "trời còn đêm nay còn mãi mãi" mà anh tưởng không có đoạn tiếp hóa ra anh đã làm một bài từ hồi nào, có đăng rồi mà quên ......

Thư gửi đảo xa


21. Sinh nhật húy nhật 

Les morts de Lofoten sont moins morts que moi (a)
Oswald L. de Milosz

Giữa trưa mệt té xỉu trên đồi
Quanh mình vẳng tiếng cuốc liên hồi
Đào huyệt chôn ư? Ơi chúng bạn
Cứ để yên xác tù nằm phơi 

Nhìn xem gương mặt hắn thanh thản
Lộng nắng bừng say chợp ngủ vùi
Người mang cầm hãm đặng bêu riếu
Hắn “cũng đành xấp ngửa theo đời
Cho hết cuộc ham mê rồ dại” [1]
Hắn tự chôn huyệt gió đáy trời.

(a)

Tous les morts sont ivres de pluie vieille et froide
Au cimetière étrange de Lofoten
L'horloge du dégel tictaque lointaine
Au coeur des cercueils pauvres de Lofoten

Et grâce aux trous creusés par le noir printemps
Les corbeaux sont gras de froide chair humaine
Et grâce au maigre vent à la voix d'enfant
Le sommeil est doux au morts de Lofoten

Je ne verrai très probablement jamais
Ni la mer ni les tombes de Lofoten
Et pourtant c'est en moi comme si j'aimais
Ce lointain coin de terre et toute sa peine

Vous disparus, vous suicidés, vous lointaines
Au cimetière étranger de Lofotene
- Le nom sonne à mon oreille étrange et doux.
Vraiment, dites-moi, dormez vous, dormez-vous ?

- Tu pourrais me conter des choses plus drôles
Beau claret dont ma coupe d'argent est pleine.
Des histoires plus charmantes et moins folles ;
Laisse-moi tranquille avec ton Lofoten.

Il fait bon. Dans le foyer doucement traine
La voix du plus mélancolique des mois.
- Ah! les morts, y compris ceux de Lofoten -
Les morts, les morts sont au fond moins morts que moi.

Oscar Vladislas de Lubicz Milosz
Éditions André Silvaire
 

Có thể, TTT đọc bài thơ này, cùng lúc với thơ Nguyễn Bắc Sơn, cùng lúc, viết thư cho đảo xa & về lại Sài Gòn từ Đà Lạt…. và, nhận ra cái ý tưởng bàng bạc giữa thơ của Oscar Milosz, và của NBS:

Tous les morts sont ivres
&

Nếu ta lỡ chết vì say rượu
Linh hồn chắc sẽ biến thành mây bay.

Đúng ý Alain, như Steiner trích dẫn làm đề tử trong cuốn mới ra lò của ông, Thơ của Tư tưởng:

Toute pensée commence par un poème.
(Every thought begins with a poem.)
Mọi tư tưởng bắt đầu bằng 1 bài thơ
-Alain: "Commentaire sur 'La Jeune Parque," 1953

Tất cả những người chết thì đều say

Tất cả những người đã chết thì đều say mưa,
[một thứ mưa] xưa, và lạnh
Ở nghĩa trang là lạ là Mạc Đĩnh Chi ở Sài Gòn
Đồng hồ băng tan tích tắc ở xa xa
Ở trái tim của những chiếc hòm nghèo nàn của Sài Gòn

Và nhờ những lỗ thủng được khoét bởi mùa xuân đen
[VC gọi là Đại Thắng Mùa Xuân, Đỉnh Cáo -
hay Cao thì cũng được - Chói Lọi]
Những con quạ mập phì vì thịt người lạnh
Và nhờ ngọn gió gầy có tiếng nói của con nít
Giấc ngủ mới mềm dịu biết bao với những người chết ở Sài Gòn

[Cái gì gì giống như “Ngã ở trên núi khi vác củi”:
Hồn dưng dưng chẳng chút oán sầu?]

Có lẽ Gấu sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy [lại]
Biển Vũng Tầu,
Không,
Những nấm mồ ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi
Cũng không.
Nhưng, rõ ràng là, ở trong thằng cu Gấu
[Thằng cu Nghệ, TTT, đúng hơn],
Mới yêu thương làm sao,
Cái nơi chốn xa xăm và tất cả nỗi khổ đau của nó.

Lũ Chúng Ta [chữ của VHC]
Mất tích, tự tử, lạc loài
Ở nơi nghĩa địa là lạ là Mạc Đĩnh Chi
-Ui chao, chỉ nội cái tên thôi mà đã dội ở nơi tai Gấu
Một cái gì là lạ và dịu dàng.
Thực sao, hãy nói cho Gấu biết, bạn ngủ ư, bạn ngủ ư?

Toa có thể kể cho moa nghe những chuyện tức cười hơn
Rượu vang thì đẹp và cái ly sành của moa thì đầy
Những chuyện thú vị, và ít khùng điên ba trợn
Hãy mặc moa với Sài Gòn của toa

[Toa ở đây là ông bạn miệt vườn, bạn quí của thằng Bắc Kít di cư là GCC] 

Trời thì đẹp. Trong bếp lửa,
Nhè nhẹ kéo dài,
Tiếng thở dài dài,
Buồn xiết bao,
Của những ngày ở Sài Gòn.
-Ui chao! những người chết, kể cả những người đã chết ở Sài Gòn,
Những người chết, những người chết, nói cho cùng,
Thì không chết bằng Gấu chết.

Đảo Xa