*

TẠP GHI

Gấu, nhà văn
I / II

III
1 2 3




















Lần ở trại cải tạo PVC, thực sự mà nói, Gấu không có cảm tưởng đi tù. Trại thuộc một nông trường quốc doanh, ở lẫn vào với làng xóm. Tiêu chuẩn tù cao hơn dân, bởi vì ngoài khẩu phần tù, còn thêm gia đình thăm nuôi. Dân đói khủng khiếp, cứ mỗi lần lãnh khẩu phần ăn tù là trại viên thường đem cho họ. Bù lại, họ coi tù như người trong gia đình.
Lần đầu Gấu Cái lên thăm, mấy ông trại viên thân với Gấu trố mắt nhìn, hỏi, tại sao chị không mặc áo dài, tụi này thèm nhìn người thành phố trong chiếc áo dài. Gấu Cái nói, sau ngày giải phóng, đâu còn cái nào, bán hết lấy tiền mua gạo rồi.
Không có nhà hội. Hai vợ chồng chạy qua nhà dân.
Lần đó, Gấu được tha, là nhờ Joseph Huỳnh Văn. Ông thi sĩ lúc đó làm chủ nhiệm một hợp tác xã mộc.
Bèn ký một cái giấy, xác nhận, sẽ lấy trại viên Gấu làm thợ của hợp tác xã.
*
Cái tay trustie chuyên dẫn trại viên ra gặp thân nhân, mỗi lần có thăm nuôi, ở trại tù Đỗ Hải, đã từng đọc Gấu, sau này anh ta cho biết. Nhờ chút cơ duyên như vậy, anh ta đã tha, không bỏ túi số tiền trong bị cói đựng gạo, khi kiểm tra đồ thăm nuôi.

Anh ta rất mê nhà văn người Ái nhĩ Lan, Cronin, và đã từng đọc cuốn Khách Lạ Ở Thiên Đường, Gấu dịch từ tiếng Tây, từ trước 1975. Sau này mới biết, nguyên bản tiếng Anh là The Native Doctor.
Cuốn này, sau tay Đại, đầu nậu sách cho nhà xb Trẻ, order Gấu dịch một lần nữa, vẫn từ bản tiếng Tây.
Thú vị thật.
Anh ta học trường Tây. Một lần tâm sự, anh tấm tắc nhất, của Cronin, là cuốn Chìa Khoá Thiên Đường [THE KEYS OF THE KINGDOM, 1942.]
Lại thú vị thật, Gấu cũng mê nhất cuốn này, của Cronin, câu chuyện một anh chàng Hồng Mao, hay Ái Nhĩ Lan, mê một em, tình duyên lỡ dở, xin làm đệ tử Chúa, được phái qua Trung Hoa, và bèn mê Khổng Tử.


Nhà Hội miêu tả đẳng cấp trong trại tù:
Đứng đầu, là "heo", tức đám quản giáo, nhân viên trị sự, lính gác. Sau tới "urkas", một thứ quỉ, như từ những phim Star Wars chui ra, nhưng hoàn toàn có thực, thuộc phe quản giáo, được miễn lao động. Dưới urkas, tới "rắn rết", tức đám ăng ten, điểm chỉ. Dưới nữa là hủi, thành phần trộm cắp, làm bạc giả... Ở mãi dưới đáy, là tù chính trị.
[The origins of the urkas, Anne Applebaum tells us, "lay deep in the criminal underground of tsarist Russia, in the thieves' and beggars' guilds which controlled petty crime in that era].

Trại tù ở mãi tít phía bắc vĩ tuyến thứ 69, ở bên trong Arctic Circle. Trong khi Zoya khăn gói đi thăm nuôi, làm cuộc hành trình ngược Trường Sơn, về Miền Bắc [Cực], công việc của người kể chuyện: sửa soạn mùng màn, nơi Nhà Hội, để cho ông em Lev, và cô dâu trải qua tuần trăng mật. Họ đã lấy nhau 8 năm, nhưng đây là lần đầu tiên họ cùng trải qua, bên nhau, như là vợ chồng. Người kể chuyện - ông anh đau khổ - dâng hiến cô dâu chú rể một bình thuỷ vodka, hai cái đèn cầy, và sáu điếu thuốc lá, [thuốc củi, cuốn bằng giấy nhựt trình, báo Nhân Dân, tờ Người Kinh Tế rất ư là chính xác: "the state newspaper"].
Cuộc tình tay ba, mà lại ở trong trại tù như thế, tuy nhiên, đúng như Kertesz mô tả, quả là chút mặt trời, khoảnh khắc hạnh phúc, ở nơi địa ngục, làm nhẹ hẳn đi những đề tài nặng ký hơn: bụi bặm, điêu tàn, tan hoang, cằn cỗi, mục nát: cả một mớ ẩn dụ cho cái gọi là "một ngày tại tù thiên thu tại ngoại" [all metaphors for ageing, Người Kinh Tế].
Chỉ có tí tí, cái gọi là sex, ở trong cuốn sách, và khi sex tới, thì chẳng khác chi một cú sốc!