*








  Ghi chú trong ngày

Thứ nhất, cho đến nay, Tiền Vệ là một trong hai tờ báo mạng văn học duy nhất bằng tiếng Việt. Chỉ có hai. Tờ kia là Da Màu. Hết. Báo, thực sự là báo, theo tôi, cần có ba điều kiện chính: Một, phải được cập nhật mỗi ngày; hai, có nhiều cộng tác viên khác nhau chứ không phải chỉ có một người duy nhất (như ở các blog); và ba, bài vở phải mới chứ không phải là một dạng tập hợp từ các nguồn khác, hoặc báo in hoặc báo mạng, đâu đó (như hầu hết các tờ báo mạng hiện nay, trong cũng như ngoài nước).
Thứ hai, trong hai tờ, Tiền Vệ thuộc lớp cao niên hơn Da Màu. Và cho đến nay, có lẽ là có tuổi thọ cao nhất trong tất cả các tờ báo mạng các loại, kể cả các tờ báo chỉ tập hợp bài vở từ những nơi khác.

Source

Thầy Cuốc phán nhảm. Hoặc cố tình vờ trang Gió O của Bà Huệ, thí dụ.

Mười năm Tiền Vệ phải chỉ cho thấy, chỉ 1 truyện ngắn, chỉ 1 bài thơ, thuộc loại... hay, tiêu biểu của 10 năm, nếu không, 10 năm rồi lại 10 năm nữa, không vẫn hoàn không.
Tự bốc phét về mình, thì dễ quá!
Nếu chỉ nói về khoản này thua xa… GCC, và trang TV!
Báo thực sự là báo, phải có cái đọc được, ngửi được.
Tờ Gió O, tuy Bà Huệ có tí máu… khùng, nhưng luôn có những bài bảnh như vậy.
Hà, hà!
Ba điều kiện của 1 tờ báo mạng, như Thầy Cuốc đòi hỏi, cũng nhảm.
Blog,  như… TV, như của NL, thí dụ, do 1 người làm, nhưng đằng sau nó, là cả 1 thế giới.
Sau Trang TV là hai địa ngục Lò Thiêu & Lò Cải Tạo.
Sau Blog NL, có thể là cả 1 tương lai dịch thuật cho cả 1 nước Mít
[Hà, hà!].
Sau Hậu Vệ là gì thì ai cũng biết.
Là hai ông Trùm.
Một ông vua bịp - chỉ 1 từ, thật phổ thông như từ "lệch pha" mà cũng không biết, chỉ 1 câu trong bài viết Cái chết của tác giả của Roland Barthes, bản tiếngAnh, cũng đếch dịch nổi.
Một ông là đủ thứ ông, nào nhà biên khảo, nhà thơ, nhà dịch thuật và nhà… cớm.

Gió O, tuy không lên bài hàng ngày, nhưng mỗi lần lên bài, chắc chắn có 1 bài đọc được. Đó là sự thực, tuy Gấu "cũng" không chịu được diễn đàn này, nhất là những cơn lên đồng của Bà Huệ!
[Sorry, nhe!]

Bài vở toàn mới, không có nghĩa là toàn rác, như của Hậu Vệ.
Cả 10 năm trời dài thòng, không có lấy 1 cái truyện ngắn, 1 bài thơ, đọc được, vậy mà mới cái nỗi gì
Đây là do đám chủ trương, chứ không phải do tác giả, hay cộng tác viên, hay độc giả. Cứ giả như có 1 bài hay, thì hai đấng chủ trương cũng không nhận ra, hay, nhận ra, nhưng vứt vô thùng rác!

Những gì GCC viết về hai ông Trùm, là đều có chứng cớ.
Những người cộng tác với Hậu Vệ hẳn cũng phải biết.
Vậy mà họ vẫn viết.
Điều này cũng giải thích sự tệ hại của diễn đàn này.

Dòng dã 10 năm trời, không có lấy 1 cái truyện ngắn, bài thơ ra hồn, không có lấy 1 bài tiểu luận cho thấy tình hình văn học trong nước, ngoài nước, thế giới. Thay vì vậy, thì tố cáo hết vụ dịch loạn này, tới vụ khác, không chỉ tố cáo, mà còn tính đập bể nồi cơm nhà người, vậy mà có chi tự hào?

Hậu Vệ bảnh sao bằng Chợ Cá?
Vậy mà cũng sập tiệm, và Gấu thực sự chẳng hề mong Hậu Vệ đi theo bà chị của nó, nhưng, số trời làm sao tránh?
Hà, hà!



Với một bài thơ tầm thường, chúng ta có thể sẵn sàng mang ra để bình luận hay giải thích. Nhưng nếu là một bài thơ hay, không cách gì chúng ta có thể bình luận được. Bởi vì những bài thơ hay là những bài thơ vượt ra ngoài ngôn ngữ thông thường. Nếu chúng ta dùng ngôn ngữ thông thường để nói, tức thị chúng ta đã làm hỏng bài thơ đó. Cũng tương tự như khi chúng ta coi một bức tranh, hoặc ta thấy nó đẹp hoặc không. Ta không thể nhờ một người nào đó chỉ hộ ta nó đẹp ở chỗ nào! Tôi đã thấy có vị coi tranh hỏi tranh này vẽ cái gì vậy? Và người hướng dẫn trả lời: chỗ này là người đàn bà, đây là mái tóc, dưới là cái mũi, cái miệng... Tôi nghĩ người họa sĩ thấy người khác bình luận tranh của mình như vậy, chắc chắn sẽ không vui chút nào cả! Thi sĩ cũng vậy. Hôm nay, có mặt Du Tử Lê ở đây, tốt nhất là tôi không bình luận gì về thơ Du Tử Lê. Vậy, tôi chỉ xin nói kinh nghiệm của tôi, trước đây độ mươi, hai mươi năm, tôi không thích thơ Du Tử Lê lắm. Cho đến những năm 75, 76, một bài thơ của Du Tử Lê, bài Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển, bài đó được rất nhiều người thích và chính tôi cũng đã mang ra trong một cuộc hội thảo về tại Boston, để giảng cho một số văn sĩ, thi sĩ Mỹ, hầu cho họ dịch sang tiếng Anh, xem họ có thích hay không? Đó là một bài thơ rất tiêu biểu cho tâm trạng người Việt tỵ nạn từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, và, nói rằng bao giờ tôi chết đi thì hãy đưa tôi ra biển để sóng đẩy tôi qua Thái Bình Dương, trở về Việt Nam. Đấy là một bài thơ mà tôi rất cảm động. Ý thơ rất đẹp, lập trường tốt nữa. Nhưng nếu bảo bài thơ đó tuyệt diệu hay không thì tôi thành thật nói rằng nó cũng không có gì là tuyệt diệu lắm. Đó là một bài thơ bình thường. Ai cũng có thể làm được. Tôi nghĩ cái đó không khó.

Ông Số 2 phán về bài thơ nổi cộm “lập trường tốt” của Du Tử Lê

Lần đầu tiên, GCC được đọc bài viết.

Trước nghe ba chớp ba nháng, rằng ông phán, bài thơ của DTL ai làm cũng được. Hóa ra không hẳn như thế. (1)

A Failed Poet

I'm a failed poet. Maybe every novelist wants to write poetry first, finds he can't and then tries the short story which is the most demanding form after poetry. And failing at that, only then does he take up novel writing.
W Faulkner
(Interview with Jean Stein, Lion in the Garden 238)

Tôi là 1 nhà thơ thất bại. Có lẽ mọi tiểu thuyết gia đầu tiên muốn làm thơ, thua, bèn quay qua viết truyện ngắn, bảnh nhất, sau thơ, và chỉ khi thua nữa, bèn viết tiểu thuyết. 


Life behind the Iron Curtain.
Đời sống đằng sau Bức Màn Sắt
Louis Menand đọc Bức Màn Sắt của Applebaum.

Note: Trên số The New Yorker mới, 26/11/2012, một độc giả cho biết, tờ Partisan Review “cũng” của Xịa.
Trên số NYRB mới, 22, 11, 2012, có bài viết của Anne Applebaum, Như thế nào Bức Màn Sắt “vấp ngã” [How the Iron Curtain Fell]
Có vẻ như thời điểm này, là lúc nhìn lại nó, Bức Màn Sắt?

GCC đã tính đi 1 đường về đề tài này, nhưng đụng cú đi xa gặp bạn & Em:

Cũng trong đoạn này, tác giả kể là, de Beauvoir thức suốt đêm đọc ngấu nghiến Đêm Giữa Ban Ngày, và cảm thấy rất ấn tượng, hớp hồn, 'enthrallling'.

Anne Applebaum nhận xét về nó mới khủng: Chỉ nó, và bạn của nó, là Trại Loài Vật, tránh cho Âu Châu không bị nhuộm đỏ.
Bà này mới cho ra lò Bức Màn Sắt:

Iron Curtain: The Crushing of Eastern Europe 1944-56 by Anne Applebaum
– reviewAnatol Lieven on a cold warrior's account of the creation of the Soviet bloc (1)

*

Intel Life

Cuốn “Ma Đói”, TV tính dịch hầu quí vị độc giả -đặc biệt vị độc giả “phục sát đất Bác Gấu về những giai thoại liên quan tới cái đói làm biến đổi lương tâm con người” - mua cả hai ấn bản Tẩy và Hồng Mao, nhưng cứ lần lữa hoài....

HERTA MÜLLER'S HUNGRY EYE

This novel first appeared the year Herta Müller won the Nobel prize. The qualities which bagged her that gong—poetic concision and clear-eyed honesty—are here too, taking us inside the mind of Leopold Auberg, her narrator, an ethnic German from Romania transported in 1945 to a Soviet labour camp. It's a landscape of slag and gravel, digging and deprivation, always accompanied by the "hunger angel" of the title: "everything I did was hungry," Leopold says. "Everything matched the magnitude of my hunger in length, width, height and colour."

The book is full of touches like that—sensations taking on substance and form, inert objects becoming animated and insidious. The wind can listen, and cement "flies and crawls and sticks". Although Leopold is one of many in the camp, we're always with a real individual and in a real place. Müller's great strength is concrete detail. At night the bed bugs cluster where Leopold's dribble soaks into the pillow.

The toil is unremitting, but Müller gives us light as well as dark. Leopold sees beauty in the pink streaks in a slag heap and in carpet beaters glimpsed on a drive to a brick factory. Most of all he finds consolation in memories of the ordinariness of home: "sometimes things acquire a tenderness, a monstrous tenderness we don't expect from them". It's a line that could apply to Müller's prose, always exactingly grounded by the practicalities of survival—managing a bread ration, lugging cinder blocks, or making a tasteless weed palatable. This is privation transmuted into poetry.

Mo Yan Blowback

The AP tells us that Nobel laureate Herta Muller “wanted to cry” when she heard Mo Yan had received the award, though is silent on why.
Hãng AP cho biết, Muller muốn khóc khi nghe tin MY được Nobel, nhưng im lặng về tại sao bà muốn khóc

Michael
November 26, 2012 at 3:08 pm

That’s ok, when we heard that Herta Muller had won the Nobel, we wanted to cry, too.
Cũng OK thôi, khi chúng ta nghe tin Muller được Nobel, chúng ta cũng muốn khóc vậy

Fiction
Bull
by Mo Yan
November 26, 2012

CHARLOTTE BRONTE'S SILENT REVOLT

November 24, 2012

Is “Anna Karenina” a Love Story?

Liệu, “Kha Lệ Ninh”, chuyện tình?
Có chuyện tình ở đó, nhưng đúng hơn, hậu quả cực khủng của nó. Và đó mới là điều mà Tolstoy quan tâm.
I suppose that there’s a love story here, but what really interested Tolstoy wasn’t love, per se, but its extreme consequences.



 

*

Bài Ai điếu Bà Vợ Góa nhà thơ Mandelstam của Brodsky, lần đầu ra mắt độc giả, March 5, 1981:

*

Tôi [Brodsky] gặp bà lần chót vào bữa 30 tháng Năm, 1972, tại nhà bếp của bà, tại Moscow. Lúc đó cũng xế chiều, và bà ngồi, hút thuốc, tại một góc bếp, trong bóng tối của cái tủ đựng chén dĩa in đậm lên tường. Đậm đến nỗi, người ta chỉ nhìn thấy đốm đỏ của điếu thuốc, và hai con mắt sáng rực của bà. Cái còn lại - một thân hình mỏng manh, run rẩy dưới chiếc khăn choàng, đôi cánh tay, khuôn mặt bầu dục nhợt nhạt, mái tóc xám mầu tro, tất cả đều bị bóng tối nuốt sạch. Bà giống như chút còn lại của một đám lửa lớn, đốm than hồng làm bạn bỏng tay, nếu đụng vô.

It's the possession of this prism supplied to her by the best Russian poetry of the twentieth century, and not the uniqueness of the size of her grief, that makes Nadezhda Mandelstam's statement about her piece of reality unchallengeable. It's an abominable fallacy that suffering makes for greater art. Suffering blinds deafens, ruins, and often kills. Osip Mandelstam was a great poet before the revolution. So was Anna Akhmatova, so was Marina Tsvetaeva. They would have become what they became even if none of the historical events that befell Russia in this century had taken place: because they were gifted. Basically, talent doesn't need history.
Would Nadezhda Mandelstam have become what she became had it not been for the Revolution and all the rest that followed? Probably not, for she met her future husband in 1919. But the question itself is immaterial; it leads us into the murky domains of the law of probability and of historical determinism. After all, she became what she became not because of what took place in Russia in this century but rather in spite of it. A casuist's finger will surely point out that from the point of view of historical determinism "in spite of is synonymous with '"because." So much then for historical determinism, if it gets so mindful about the semantics of some human "in spite of."  

Chính vì sở hữu một lăng kính như thế – nó đã được trao cho bà, bởi nền thi ca số một của thế kỷ 20 của Nga, chứ không phải do tầm vóc nỗi đau duy nhất mà bà đã chịu đựng -  khiến cho khẳng định của bà về thực tại, là không thể nói ngược lại được.Thật là một giả tưởng quái đản, khi cho rằng có đau khổ mới có nghệ thuật lớn. Đau khổ làm cho người ta mù lòa, điếc lác, tàn hại, và thường khi, sát nhân. Osip Mandelstam là nhà thơ vĩ đại “trước” cách mạng. Cũng vậy, là Akhmatova. Cũng vậy, là Marina Tsvetaeva. Họ sẽ vẫn là họ, đếch cần đến cái cuộc cách mạng đó, đếch cần dù chỉ một biến cố lịch sử đó giáng lên đầu dân Nga: Bởi vì họ là thiên bẩm. Cơ bản mà nói, tài năng đếch cần lịch sử.
Liệu Nadezhda Mandelstam trở thành như là bà bây giờ, là do Cách Mạng, và tất cả những gì tiếp theo sau nó? Có lẽ không phải như vậy, bởi vì bà gặp người chồng của mình vào năm 1910. Nhưng một câu hỏi như thế, tự thân nó, là không thích hợp; nó dẫn chúng ta tới những vùng đất mờ ảo, của trò xác xuất - rằng chuyện như thế có thể xẩy ra - và tới thuyết tất định về lịch sử. Nói cho cùng, bà trở thành như bà ngày nay, không phải bởi vì những gì đã xẩy ra ở Nga, trong thế kỷ này, mà đúng ra là, bất chấp những chuyện đó. Ngón tay trỏ của một tên ngụy biện chắc hẳn sẽ vạch ra rằng, theo quan điểm của thuyết tất định lịch sử, thì "bất chấp" đồng nghĩa với "bởi vì". Rút cục ra, tất định thuyết về lịch sử thì cũng chỉ có vậy, nhưng ví bằng, nó quan tâm một tí, tới “cái gọi là con người”, nằm ở trong ngữ nghĩa của từ 'bất chấp'...".
 

Ai điếu như thế, chứ có đâu như Xứ Mít! (1)

Tuyển tập tiểu luận 30 năm của NYRB, GCC mua ngay ngày hôm sau, khi từ Cali trở về, kịp làm sao, đúng cái hẹn thử “tai nghe”, hearing, của bịnh viện.
Tại tiệm sách cũ quen thuộc, Gấu đã từng lèm bèm nhiều lần, kế cái trung tâm tạm trú đầu tiên, khi vừa tới Xứ Lạnh từ Trại Tị Nạn.
Cũng là nơi gặp lại cô bạn, sau bao nhiêu năm trời xa cách.
Hai trở ngại lớn, hai đại họa đúng hơn, với GCC, lần đi xa dối già này, là tai và răng. Răng còn đúng 1 cái. Lũ bạn khốn nạn cười khả ố, nè, có dám hôn em, với chỉ 1 cái răng không đấy?

(1)

Thanh Tâm Tuyền, căn gác xép ám khói ở toà soạn Dân Chủ, hắn hỏi xin một điếu thuốc và tôi tưởng hắn là thợ sắp chữ.

Khi viết những dòng trên, MT đinh ninh VC đã làm thịt TTT!
Y chang những dòng VP viết về nhóm Sáng Tạo trong VHTQ

Còn đây là ai điếu của TTT, cho bạn mình:

Mai Thảo gửi tới chúng tôi Đêm Giã Từ Hànội.
Tôi nhận được một bao thư dầy cộm, không địa chỉ người gửi, trong đựng xấp bản thảo đánh máy. Bút hiệu Mai Thảo hoàn toàn xa lạ với tôi.
Liếc nhìn dòng chữ đầu tiên của bài gửi, tôi giật mình kinh ngạc:

Phượng nhìn xuống vực thẳm: Hànội ở dưới ấy. 

Câu trích đề của truyện đột ngột khác thường. Nó không trích ra từ một tác phẩm khác đã có. Nó như tự trên trời rớt xuống, hay nói như Mai Thảo là câu “bắt được của trời”. Cái chiều sâu của nó làm chóng mặt.
Tưởng nên nhắc nhớ rằng ẩn dụ “vực thẳm”, cứ theo chỗ tôi biết, cho đến lúc bấy giờ chưa thấy được dùng trong văn chương Việt Nam. Phải đợi vài năm sau, khi Phạm Công Thiện xuất hiện với ảnh hưởng của Nietzsche, văn từ “hố thẳm” mới tràn lan và trở thành sáo ngữ.
Đọc hết truyện thì rõ câu trích đề là một câu ở trong truyện. Phượng là tên nhân vật.
* 

Đây là một truyện không cốt truyện.
Sự hấp dẫn bắt đọc là ở lời, giọng kể, ở ma lực của tiếng nói bắt lắng nghe – theo bước di chuyển của nhân vật giữa thành phố bỏ ngỏ trong đêm, sự vật ẩn hiện nổi chìm trong giấc kín bưng triền miên của chúng - , ở sự dồn đẩy khôn ngưôi của chữ nghĩa tưởng chừng không sao dứt tạo thành những vận tiết mê mải tới chốn nhòa tắt mọi tiếng.
Gọi Đêm Giã Từ Hànội  là truyện hay tùy bút đều được. Cứ theo ký ức cùng cảm thức của riêng tôi, trong và sau khi đọc, thì đó là một bài thơ. Thơ là thứ tiếng nói tàng ẩn trong quên lãng bất chợt vẳng dội, đòi được nghe lại (nghĩa là đọc lại, lập lại). Người ta nghĩ đến một truyện ngắn, một bài tùy bút, một quyển tiểu thuyết đã đọc, nhưng người ta nhớ đồng thời nghe và gặp lại một câu thơ, một bài thơ.

Đêm Giã Từ Hà Nội là một bài thơ thỉnh thoảng vẫn vẳng dội trong tôi mà tôi không thể nhớ toàn vẹn - tỷ như lúc này đang viết đây tôi không cách nào tìm đọc bài thơ ấy trừ cách tưởng tượng dựa vào ý ức và cảm thức còn sót đọng, trừ câu trích đề.
*

Nhớ trong buổi họp kiểm bài vở trước khi chuyển xuống nhà in, tôi đã không thể ngăn nổi mình yêu cầu các anh Hiệp, Sỹ, Tế nghe tôi đọc Đêm Giã Từ Hànội đăng trọn trong một kỳ báo, không cần lời giới thiệu. Và tôi đọc say sưa, hùng hồn liên hồi. Và các anh chịu khó ngồi nghe trên căn gác lửng tối chật của tòa báo. Anh Tế kết thúc buổi họp nói đùa "Anh làm chúng tôi mất cái thú tự mình khám phá".

Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]

Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực thẳm... dưới ấy..", câu của anh vẳng ngân như là một câu thơ. [Câu văn là một câu gắn liền trong mạch văn, tách ra khỏi mạch không ít thì nhiều cũng bất toàn. Câu thơ tách ra khỏi mạch vẫn tự đầy đủ, tự lập trên cái nền thiếu vắng nó gợi nhắc].

*
Đăng bài Anh, tôi viết lời nhắn mời anh đến chơi tòa soạn. Mai Thảo đến.
Chúng tôi thân thiết nhau ngay từ buổi gặp gỡ ấy.

Good Night, Sweet Prince!
Hamlet – Shakespeare.
Chúc Người An Giấc, Công Tử của Lòng Ta.

Thanh Tâm Tuyền
2-98

[Lần đầu đăng trên Tạp Chí Thơ, số Mùa Xuân 1998]


*

*

Văn học biết gì về Giàng Búi?

*

Linda Lê vô chung kết “Goncourt” với Sóng Ngầm (1)

Linda Lê, une voix qui nous hante

*

Obs 25 & 31 Oct, 2012

Linda Lê được Nobel của Tẩy năm nay, là thế nào cũng có bài trên trang Sến: Chỗ đứng của Da Vàng, Mũi Tẹt, Nam Kít, Mặt Nạ Trắng Linda Lê ở đâu?

Hà, hà!


*

Luận & Thư từ một Ba Lan bị Nazi chiếm đóng 1942-1943

Note: Trong số tiểu luận, có 1, viết…  giùm nhà thơ ông anh của GCC: Huyền thoại về Đảo Xa, The Legend of The Island.
Tuyệt lắm, TV thể nào cũng giới thiệu!


&

Note: Bài này, tháng nào cũng hót, theo server!

Gừng càng già càng cay. Những linh hồn chết của Gogol lại sống lại với bản tiếng Anh, mới, của nhà Penguin.

Tuồng ảo hoá đã bầy ra đấy: đầy người và vật, trong cõi thực mấp mé bờ siêu thực. Nabokov, trong một bài tiểu luận lớn, và độc đoán, coi Những Linh Hồn Chết, một thứ "Văn Đẻ Ra Đời", trong đó, những câu kệ của Gogol, giống như những câu thần chú, kêu gọi ra một thế giới, và thế giới này có thể, hoặc phát triển hoặc huỷ diệt, thì đều theo cùng một cách, là khùng điên ba trợn.

Gogol gọi, đây là một "bài thơ" (1), và theo một số đường hướng, tác phẩm tiếng Anh gần gũi nhất với nó, là The Canterbury Tales, trong đó, nhịp điệu văn không những làm tăng thêm, mà còn tạo ra cái bất ngờ khoái tỉ về chi tiết, của người và vật.

Nabokov cũng bị ảnh hưởng Gogol, trong "Nhạt Lửa" ("Feu Pâle", 1962), câu chuyện một gã khùng cứ nghĩ mình là vua. Trong một tiểu luận về Gogol (1944), dành cho những độc giả không chuyên, không rành tiếng Nga, Nabokov đã đưa ra một Gogol với một tầm nhìn lớn, nhưng luôn bám vào chi tiết. Ông nhấn mạnh tới tính mỹ học nội tại của bản văn, theo đó, nghệ phẩm không phải là phát ngôn viên của tác giả: nó muốn là chính nó, sáng tạo ra thực tại cho chính nó. Ông viết:

"Chiếc Áo Khoác" của Gogol là một cơn ác mộng tối tăm và thô kệch đã chọc những lỗ thủng đen ngòm vào dòng đời chẳng có chi là rõ ràng. Một độc giả phiến diện sẽ chỉ coi đây là một câu chuyện của một tên hề quá lố. Một độc giả "nghiêm túc", coi đây là một tố cáo chế độ thư lại ghê tởm của nước Nga. Nhưng đây là một tác phẩm không dành cho bất cứ độc giả nào không biết cười, không thèm đến phát điên, một tác phẩm làm cho mình "đau đầu". Hãy tóm lấy một độc giả có đầu óc sáng tạo: đây là một câu chuyện dành cho anh ta. Và với độc giả này, Gogol chính là một bậc kỳ tài, về phi lý. Ở đây, là nghệ thuật chống lại cái thực, là hiện thực huyền ảo, là thế giới được tái dựng lại…

NQT

(1)

Trong lời tựa, bản tiếng Việt, dịch giả Hoàng Thiếu Sơn viết rõ hơn: Puskin đã từng khuyên Gôgôn sáng tác Những linh hồn chết thành một thiên 'trường ca' - poema - Chữ "poema" đây không phải có nghĩa là một tập thơ mà là một tiểu thuyết trường thiên có tính sử thi rộng lớn. Đến khi xuất bản tác phẩm, Gôgôn cho in lên bìa chữ "poema" to hơn tên sách.

Chúng ta đều chui ra từ “Chiếc Áo Khoác”.
(We have all come out of the folds of ‘The Overcoat’). 

Trong những chú giải về Sự Sa Ngã của Con Người, có một, theo đó, Cõi Phúc của Adam bị huỷ diệt, không phải bởi vì Adam vi phạm lệnh của Thượng Đế (God), nhưng là do anh mê đắm mê đuối.... Lolita, xin lỗi, BHD, xin lỗi, Eva, tuyệt phẩm sáng tạo, một toà thiên nhiên như thế đó! Cũng vậy, cõi phúc của Akaky đã bị huỷ diệt, vì sự xuất hiện của chiếc áo khoác:

“Vậy là tiêu trầm, biến vào hư không…. chẳng để lại một trò huênh hoang bắng nhắng nào, đối con người đó, [một ngày đẹp trời kia], một người khách hào hoa trong bộ dạng chiếc áo khoác bất thình lình xuất hiện, làm cuộc đời khốn khổ của anh sáng lên, chỉ một giây phút phù du; [rồi sau đó] là tai ương giáng lên đầu…”, vẫn Gogol, khi viết về cái chết của nhân vật của mình. Chính “người khách hào hoa… làm sáng ngời dù chỉ đôi phút phù du”, cái áo khoác, và Akaky “hệ lụy” vào nó (his attachment to it) đã xóa sạch cõi phúc của anh: một khi “đời thực” xuất hiện, đâu ai còn nghĩ đến “chép lại” làm chi nữa?


*

Theo 1 nghĩa nào đó, Cái Tốt thì đơn điệu

*

It must end in the inexplicable

Bởi là vì nếu Prague là một “bà mẹ nhỏ”, thì “bà mẹ nhỏ” này có móng vuốt sắc lắm!

*

“Trong thư, em viết, có thể, em sẽ ghé thăm Prague trong tháng tới. Tôi muốn nói liền với em, đừng, hãy để cho tôi hy vọng, rằng, sẽ có 1 ngày, tôi khẩn cầu em, vào cái lúc mà tôi tận cùng, kiệt quệ, và em đến liền tức thì, nhưng lúc này, đừng, đừng”
Thư Kafka gửi Milena Jesenská, 18 Juillet 1920

Bản tiếng Tây:
Tu m’écris que tu viendras peut-être à Prague le mois prochain. J’ai presque envie de te dire : ne viens pas. Laisse-moi l’espoir que si, un jour, je te demande de venir quand je serai dans la pire détresse, tu arriveras immédiatement, mais maintenant il vaut mieux que tu ne viennes pas”

Ui chao, đọc 1 phát, thì bèn nhớ ra cái cảnh Trung Uý Kiệt chạy dưới trời Đà Lạt, mưa, ướt sũng, như con gà nuốt dây thun, run, như con thằn lằn đứt đuôi...  vô Bưu Điện, đánh 1 phát điện tín, "cầu kíu" cô học trò nhí, Oanh, "S.O.S. Au secours!" Rồi chạy ra, rồi lại chạy vô, lấy lại bức điện.

Em cũng…  vô ích, cũng nhảm, chẳng đáng, chẳng đáng!

Hà, hà!
*

Đúng buổi sáng ngày Kiệt bị quật ngã, chàng mới có quyết định đánh bức điện tín cho Oanh. Chàng đội mưa chạy đến Bưu Điện. Cơn sốt đã bập bùng bên lỗ tai như tiếng sấm. Chàng viết bức điện tín, tay run như đuôi con thằn lằn đứt. Chàng viết, chàng nhớ đúng như in chàng đã nói: S.O.S. Au secours. Bớ người ta cứu tôi với. Kiệt. Kiệt nghĩa là hết sạch, chẳng còn gì, chẳng còn tí tẹo nào. Cô nhân viên Bưu Điện vốn quen vì gặp hàng tuần, trợn mắt: Ông không điên chứ ông Kiệt? -Tôi điên chớ, rõ ràng là tôi điên đây thôi. –Ông nhất quyết gửi bức điện này?  -Chớ sao nữa, còn gì nữa. Tôi đang cần tiền, hết tiền tiêu rồi, phải kêu kiểu đó mới có tiền. Kiệt cười hộc. Chàng ra khỏi Ty Bưu Điện chạy xuống hồ lại vòng lên xin rút bức điện lại. Chàng ướt còn hơn buổi sáng đưa Oanh đi. Mưa nhòa hết cảnh vật, nhòa hết cảm xúc, ý nghĩ, và quyết định. Oanh cũng bó tay mà thôi.
-Anh coi thường em quá. Oanh ngăn xúc động, dịu dàng nói.
-Rồi em sẽ hiểu, nên để người ta coi thường mình. Kiệt trở giọng giận dữ. – Mình là cái quái gì. Anh chỉ mong mọi người coi thường anh. Được coi thường, thường hết, dễ sống. Không có ai là ghê gớm, là thiết yếu đối với ai ở đời này. Rỡn chơi vậy. Em hiểu không, nói rỡn vậy mà chơi thôi. Chẳng đáng một đồng bạc cắc. Anh đâu có thiết yếu cho em, mà em đâu có thiết yếu cho anh. (1)


Hay là cảnh chính GCC đợi BHD nơi quán cũ, chưa đầy 5 phút, đã bỏ đi!

Lần cuối cùng hẹn gặp trước khi Gấu lấy vợ: cô đang học y khoa, ở tít mãi trong Chợ Lớn. Chỗ gặp mặt là một quán Tầu ngay Chợ Đũi. Gấu vẫn thường ngồi đó, chờ cô bé đưa em đi học tại một trường kế bên, rồi ghé. Cô em gái có lần thấy, đang bữa ăn chiều như nhớ ra, kêu "chị, chị ra đây em nói cái này hay lắm: buổi sáng em thấy chị đi với anh Gấu."
Bạn bè, cô, và cô em gái vẫn gọi anh bằng cái tên đó. "Có thể bữa nào giận H. nó sẽ nói cho cả nhà nghe, nhưng cũng chẳng sao..."; Gấu ngồi chờ, cố nhớ lại những kỷ niệm cũ. Khi quá giờ hẹn 5 phút, anh bỏ đi.
Sau này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu. 

Bữa đó, mưa lớn thật. Gấu đội mưa đi ra khỏi quán. Đi khơi khơi, không chủ đích, mơ hồ hy vọng những đợt mưa xối xả trên thành phố Sài Gòn xóa sạch giùm tất cả những kỷ niệm về một cô gái
Hà Nội,
độc,

đẹp... (2)


Lolita vs BHD


Bà Viễn Phố trả lời mấy câu hỏi của tôi qua điện thoại. Rằng thì việc in sách Quê Hương Tôi trong năm 2012 với tên Tràng Thiên thay vì Võ Phiến là việc bà biết và đồng ý để cho Nhã Nam làm.

Source

Ngay khi cuốn của Võ Phiến được Nhã Nam in, với tên Tràng Thiên, Gấu có nhờ 1 anh bạn phôn ông VP, được bà Viễn Phố trả lời, gia đình không biết chuyện VN in sách của Võ Phiến.
Gấu nghĩ, đúng như trên, như bà trả lời bà Huệ.
Khi bà Viễn Phố trả lời điện thoại anh bạn của Gấu, là vì bà có tí ngại, và có thể cũng chẳng coi anh này ra cái chó gì cả!
Trả lời cho qua chuyện.
Anh bạn này đã có lần được VP nhắn, mời Gấu ghé nhà chơi, nhưng mải chơi quá, Gấu quên.

Bỗng nhớ tới… Brodsky, quái thế!
Ông này, đi là đi 1 lèo, và khi bị cật vấn, ông tìm đủ cách để giải thích cái vụ việc đếch trở về. Nhưng bị dồn đến chân tường, ông trả lời thật là tuyệt vời:
Cái ph
n đẹp nhất của tôi thì đã có ở đó rồi. Thơ của tôi.

Trường hợp VP, theo tôi cũng thế.
Bà vợ của ông làm hỏng hình ảnh đẹp nhất của ch
ồng mình.

Viễn Phố, Võ Phiến mà biến thành Tràng Thiên!
Hay là đi với… ma thì phải thế?

Lan man, thì nó ra chuyện KL tính mò về hát. Trường hợp bà này đẹp hơn nhiều, và bi thương hơn nhiều. Nó liên can đến tiếng hát, nhạc TCS, người chết hai lần, bài thơ tình đâm thấu tim bạn, như Szymborska phán, và như thế, nó liên quan tới Trại Cải Tạo, Trại Bỏ Đói, đến vượt biển, lưu vong nơi xứ người....

Từ từ Gấu lèm bèm tiếp!

Hà, hà!

Ngày mới qua Mẽo thì Bác Giai dịch cái tên Mẽo thành tên tiếng Mít, khi lấy Đô Xanh của Mẽo, bây giờ Bác Gái gật đầu cái chuyện VC lấy tên Tràng Thiên, thay cho Võ Phiến, để lấy Đô Đỏ của VC.

Theo bài viết của Bà Huệ, bà Viễn Phố cho biết, bản quyền sách VP đã uỷ cho đám con cháu.

Việc này mở đường cho những tác phẩm sắp xb của VP tại Việt Nam, nhưng VP, do mất trí nhớ rồi, vô can!
NMG thì cũng được VC ban cho cái giải thưởng sách hay nhất xứ Mít rồi.

*

Bao giờ ông về?
-Có thể, tôi không biết. Có lẽ. Nhưng năm nay thì không. Tôi nên về. Tôi sẽ không về. Đâu có ai cần tôi ở đó.
-Đừng nói bậy, họ sẽ không để ông một mình đâu. Họ sẽ công kênh ông trên đường phố... tới tận Moscow... Tới Petersburg... Ông sẽ cưỡi ngựa trắng, nếu ông muốn.
-Đó là điều khiến tôi không muốn về. Tôi đếch cần ai ở đó. (1)
*

Having sampled two oceans as well as continents,
I feel that I know what the globe itself must feel: there's no where to go.
Elsewhere is nothing more than a far-flung strew
of stars, burning away

Đã nếm trải hai đại dương cũng như hai lục địa
Tôi cảm thấy rằng, tôi biết được, chính trái đất này phải cảm nhận như thế nào:
Không có nơi nào để mà thoát cả.
Bất kỳ đâu đâu, có khác gì một chùm sao xa xăm tắt lịm dần. (2)


Cali Tháng Tám 2011

Bond & Cao Bồi & Gấu

Bài này tính viết lâu rồi, cứ lừng khừng, cố "kiềm chế", hay, cố "cưỡng lại", vì một vài sự kiện, có thực, liên quan tới định mệnh, quái thế, của Gấu.
Nhưng sắp đi xa rồi, viết mẹ hết ra cho nó khỏe thân.
Hà, hà!

JAMES BOND'S OFFICE FLIRTATION

Đọc cái bài này, về 1 nhân vật bị chính người đẻ ra nó lơ là, GCC bỗng nhớ đến nhân vật Hà, trong Đôi Bạn của Nhất Linh. Chỉ mãi đến khi về già, viết Viết và Đọc Tiểu thuyết, thì Nhất Linh mới nhận ra nhan sắc thầm của em Hà này, vượt hẳn Loan của Dũng!
Hà, hà!
Có tí gì tương tự với…  "Bác Gái Nhà" chăng?
Hà, hà!

DNM by MT

Note: Đây cũng 1 bài thuộc loại văn chương ai điếu, theo cái nghĩa của Brodsky, khi ông viết:

As a theme, death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam" genre is frequently used to exercise self-pity or for metaphysical trips that denote the subconscious superiority of survivor over victim, of majority (of the alive) over minority (of the dead).
Joseph Brodsky: Anna Akhmatova Poems' Introduction [The Keening Muse]
Như một đề tài, cái chết là “lửa thử vàng”, một thứ thuốc thử đạo hạnh của một nhà thơ. Cái giọng 'tưởng niệm', cái dòng văn chương ‘ai điếu’, thường được sử dụng để thực tập sự tự thương thân trách phận, hay là trong những chuyến đi siêu hình làm bật ra tính ưu việt tiềm ẩn của kẻ sống sót đối với nạn nhân, của đa số (người sống) đối với thiểu số (ngưòi chết).

Lần đầu tiên Gấu đọc câu trên, là ngộ ra cả 1 kiếp bạn quí thời mới lớn, và quái làm sao, lại nhớ đến ông cậu, Cậu Hồng, con Bà Trẻ của Gấu.
Ông này, có tật, đưa bạn gái đi chơi, là để 1 tờ giấy 500 trên túi áo ngực, chiếc áo sơ mi thì màu trắng, để khoe.
Gấu cũng tưởng tượng ra được, 1 tờ ai điếu như trên, của bạn quí, những ngày thờ Cô Ba!

GCC đọc bài viết của MT, những ngày mới ra hải ngoại. Và nhớ liền cái chi tiết MT viết về TTT:
Thanh Tâm Tuyền, căn gác xép ám khói ở toà soạn Dân Chủ, hắn hỏi xin một điếu thuốc và tôi tưởng hắn là thợ sắp chữ.

TTT, phải đợi MT đi xa rồi, mới dám kể chuyện ông hạnh ngộ MT như thế nào, trong bài ai điếu
Theo đó suy ra thì cái vụ nhặt truyện ngắn DNM từ sọt rác một tòa soạn, chỉ là một giai thoại!

… thường được sử dụng để thực tập sự thương thân trách phận.

Ui chao, ngay từ những năm 1960, sau khi được VC cho ăn hai trái mìn Claymore, ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh ở bờ sông Sài Gòn, đếch chết, khi giữ mục điểm sách cho trang VHNT cuối tuần của nhật báo quân đội Tiền Tuyến, khi ông anh nhà thơ còn trông coi trang này, là Gấu đã ngửi ra mùi nỗi bơ vơ của bày "ngựa non, ngựa hoang, ngựa da vàng, nhược tiểu", và nhân cái chết của Y Uyên còn đang nóng hổi, Gấu bèn đi đường cảnh cáo những nhà văn nhà thơ tay súng, tay thơ - những nhà văn quân đội - rồi:

Hãy cố gắng mà sống sót cuộc chiến [tất nhiên, không phải theo kiểu bỏ chạy, hay bợ đít VC], bởi là vì, chỉ 1 khi bạn sống sót, thì bạn mới có thể đối diện với 1 cuộc chiến khác, cũng khủng chẳng kém: văn chương!

Cái cô bạn gái của ông cậu của Gấu, Cậu Hồng, con trai độc nhất của Bà Trẻ của Gấu, là một cô gái của Xóm Đội Có, Phú Nhuận.
Gấu là người tình đầu của cô. Khi Gấu rời cái xóm cũ, thì Gấu bỏ quên luôn cô, chạy theo BHD. Khi cô quen ông cậu của Gấu, bà chị gái của Cậu Hồng, tức Dì Nhật, lắc đầu, không thể để thằng Hồng lấy nó được, vì nó đã đi chơi với thằng T bao lâu rồi, ai cũng biết.
Mãi sau này, thì Gấu mới biết, cô gái bỏ ông cậu của Gấu, vì cái vụ tờ giấy bạc để trên túi áo. Cô nói với Gấu, khi gặp lại ở hải ngoại
, và cô cũng qua hai đời chồng.
Và khi nói về Gấu, cô phán, anh ấy hiền lắm. Ông chồng thứ nhì phát điên lên được. Y chang ông chồng của cô bạn, tức cô phù dâu!
Sự thực là như vậy. Gấu quen cô mà chẳng hề bao giờ có chuyện bậy bạ. Bây giờ về già nghĩ lại, thì cũng tiếc!
NKL, ông bạn học cùng thời đó, có lần hỏi Gấu, một thằng như mày, mà... tha ư?
Gấu bật cười nghĩ lại, nh
ớ lại, thì hiểu ra, cô nào cũng quá tin cậy Gấu, giả như Gấu có làm, thì cũng tin cậy mà cho, nên Gấu không dám làm!

Hà, hà!

*

Rạp Đa Kao, khi đó, là nơi Gấu hay chở em tới coi ciné.

Hồi đó, ở Phú Nhuận, sống nhờ Bà Trẻ, gia đình sống bằng cái sạp bán đồ mã não của Bà Trẻ ở Chợ Phú Nhuận.  Không còn ở hẻm Xóm Đội Có nữa, mà dời qua hẻm Nguyễn Huỳnh Đức, đằng sau Hội Đồng Xã Phú Nhuận. Em ở xóm Đội Có cũ, người quen xưa, thì cứ cải luơng như vậy cho nó tiện, vì em rất mê đọc truyện trên mấy tờ nhựt báo… Đâu có dám đưa em đi rạp gần nhà, khu Phú Nhuận, mà phải tới Rạp Đa Kao!

Bữa nào Gấu kể tiếp, sợ Gấu Cái bực!

Không phải chỉ Gấu, mà thằng em Gấu, rồi ông cậu của Gấu, đều thương cô bé này. Cô nói về thằng em đã mất của Gấu, anh S. láu hơn anh nhiều, còn ông Hồng thì cù lần quá.
Anh thì quá hiền!