*

 




Charles Simic


LOST GLOVE

Here's a woman's black glove.
It ought to mean something.
A thoughtful stranger left it
On the red mailbox at the corner. 

Three days the sky was troubled,
Then today a few snowflakes fell
On the glove, which someone,
In the meantime, had turned over,
So that its fingers could close

A little ... Not yet a fist.
So I waited, with the night coming.
Something told me not to move.

Here where flames rise from trash barrels,
And the homeless sleep standing up. 

 
Chiếc bao tay bị mất

Ðây là chiếc bao tay màu đen của một phụ nữ.
Nó phải có nghĩa gì đó.
Một người lạ mải suy nghĩ
Bỏ quên trên cái hộp thư màu đỏ ở góc đường.

Ba ngày rồi bầu trời lục đục,
Và rồi bữa nay những miểng nhỏ tuyết rơi
Lên trên cái bao tay, mà một người nào đó
Cùng lúc đó, lật nó lên,
Bởi vậy mà mấy ngón tay cụm lại, gần nhau hơn 

Một chút thôi… Chưa thành một cái nắm tay.
Bởi vậy mà Gấu đợi, cùng với đêm tới.
Một điều gì đó biểu Gấu, ngồi im, đừng bỏ đi.
Và bây giờ, những ngọn lửa bốc lên từ mấy cái thùng phuy chứa rác.
Và những kẻ không nhà ngủ đứng, kế bên. 

THE CHAIR

This chair was once a student of Euclid.

The book of his laws lay on its seat.
The schoolhouse windows were open,
So the wind turned the pages
Whispering the glorious proofs.
The sun set over the golden roofs.

Everywhere the shadows lengthened,
But Euclid kept quiet about that.

Cái ghế

Cái ghế này có thời là đệ tử của Euclid 

Cuốn sách luật của anh ta còn bỏ trên ghế.
Những cửa sổ trường học thì mở,
Bởi thế gió lật những trang sách
Thì thầm những chứng minh hiển hách.
Mặt trời vàng trên những mái nhà

Ðâu đâu những chiếc bóng thì cũng dài mãi ra.
Nhưng Euclid nín thinh về chuyện này

THE MUSEUM OPENS AT MIDNIGHT

That's why only a couple of people wait outside.
They are strangers and the shadows of columns obscure them
     even further.
The windows across the avenue are no longer lit.
Everyone else must be asleep or nearly so.
The guard will be along any moment with the keys,
Or he may have come already and unlocked the doors.
At this late hour, they keep the museum dark,
Relying on lit candles in paintings to provide the light.
The Egyptian death masks are waiting.

The statues of naked Greek goddesses
And the Dutch interiors with canopied marriage beds.
You expect the couple to keep close together, but no.
She's off to another wing where there is a show
Of black-and-white photographs of small children
And he wants to see the martyrs in their torments.

It's up to us to divine what happens next.
The woman has found a bench to sit on.
She can't see the photos, but she believes she hears
The rustle of the girls' stiff dresses
As they stir slightly before the hooded camera.

Viện Bảo Tàng Mở Cửa Nửa Ðêm

Vì vậy chỉ có vài cặp đợi bên ngoài.
Họ là những người lạ và bóng của những cái cột
làm họ lù mà lù mù thêm.
Những cửa sổ dọc con phố đều không còn ánh đèn.
Mọi người hẳn là ngủ, hoặc sắp sắp.
Người gác bảo tàng chắc sắp tới với chùm chìa khoá.
Hoặc tới rồi đang lui cui mở cửa
Vào giờ trễ muộn như thế này, họ để viện bảo tàng tối thui
Trông cậy vào mấy cây nến từ những bức tranh ban phát ánh sáng.

Những mặt nạ thần chết Ai Cập đang đợi
Những bức tượng nữ thần Hy Lạp trần truồng
Những trang trí nội thất Hà Lan với những chiếc giường hôn nhân có chân giống như chiếc ca nô
Bạn hy vọng cặp đàn ông đàn bà tiến gần đến nhau hơn, nhưng không.
Người đàn bà dời qua một cánh khác, nơi sẽ có một sô
trình bày những bức hình đen trắng của những đứa trẻ nhỏ
Còn người đàn ông thì muốn coi những kẻ tuẫn nạn đang r
ầu rĩ
Tùy chúng ta tiên đoán chuyện gì sẽ xẩy ra tiếp theo.
Người đàn bà tìm thấy một băng ghế và ngồi xuống.
Bà không nhìn thấy những bức hình, nhưng bà tin là bà nghe được
tiếng sột soạt c
ủa những chiếc áo dài cứng ngắc của những cô gái
khi chúng lết nhè nhẹ trước cái máy chiếu phim chùm đầu.


 
Như hầu hết các bài thơ của Adam Zagajewski, có lẽ bác dịch thơ của nhà thơ này là tới nhất (mặc dù tôi  không đủ năng lực tiếng Anh để kiểm chứng), khác với thơ dịch Simic, khó nuốt, (xin lỗi bác, đây chỉ là cảm nhận riêng mà thôi).
Ðộc giả TV

Thơ Simic trầm trọng hơn so với Zagajewki. Trong thơ Simic có cái quá khứ Mít. Có thể vì thế mà chúng ta thích đọc thơ Zagajewski hơn chăng?

Bài dưới đây mà chẳng trầm trọng sao?

Gấu cứ nghĩ đến 1 anh cu Gấu, của một thời vị lai, đang đọc sử Mít, và chứng kiến cái cảnh ông cụ của Gấu bị lịch sử cho đi mò tôm!

READING HISTORY

for Hans Magnus

At times, reading here
In the library,
I'm given a glimpse
Of those condemned to death
Centuries ago,
And of their executioners.
I see each pale face before me
The way a judge
Pronouncing a sentence would,
Marveling at the thought
That I do not exist yet. 

With eyes closed I can hear
The evening birds.
Soon they will be quiet
And the final night on earth
Will commence
In the fullness of its sorrow.

How vast, dark, and impenetrable
Are the early-morning skies
Of those led to their death
In a world from which I'm entirely absent,
Where I can still watch
Someone's slumped back,

Someone who is walking away from me
With his hands tied,
His graying head still on his shoulders,

Someone who
In what little remains of his life
Knows in some vague way about me,
And thinks of me as God,
As Devil.

Đọc Sử Ký

Gửi Hans Magnus

Đôi khi đọc ở đây
Tại thư viện
Tôi được đưa mắt nhìn
Những người bị kết án tử hình
Những thế kỷ đã qua
Và những đao phủ của họ
Tôi nhìn mỗi khuôn mặt nhợt nhạt
Cách ông tòa tuyên án
Lạ làm sao, là, tôi thấy mừng
Khi nghĩ rằng,
May quá, khi đó mình chưa ra đời! 

Với cặp mắt nhắm tít, tôi có thể nghe
Những con chim chiều tối
Chẳng mấy chốc, chúng sẽ mần thinh
Và đêm sau cùng trên trái đất
Sẽ bắt đầu
Trong trọn nỗi thống khổ của nó

Bao la, tối, không cách nào xuyên thủng,
Là những bầu trời sáng sớm
Của những con người bị dẫn tới cái chết của họ
Trong một thế giới mà tôi thì hoàn toàn vắng mặt
Từ cái chỗ của tôi, tôi vẫn có thể ngắm
Cái lưng lảo đảo,
Của một người nào đó,
Một người nào đó đang bước xa ra khỏi tôi
Với hai tay bị trói
Cái đầu xám của người đó thì vẫn còn trên hai vai 

Một người nào đó
Trong tí xíu thời gian còn lại của cuộc đời của mình
Biết, một cách mơ hồ về tôi
Và nghĩ về tôi, như là Thượng Đế
Như là Quỉ


Adam Zagajewski

THE SEA

Shimmering among boulders, deep blue at noon,
ominous when summoned by the west wind,
but calm at night, inclined to make amends. 

Tireless in small bays, commanding
countless hosts of crabs who march sideways
like damp veterans of the Punic Wars. 

At midnight cutters sail from port: the glare
of a single light slices the darkness,
engines quake. 

At the beach near Cefalu, on Sicily, we saw
countless heaps of trash, boxes, condoms,
cartons, a faded sign saying ANTONIO. 

In love with the earth, always drawn to shore,
sending wave after wave-and each dies
exhausted, like a Greek messenger. 

At dawn only whispers reach us,
the low murmur of pebbles cast on sand
(sensed even in the fishing town's small square).

The Mediterranean, where gods swam,
and the frigid Baltic, which I entered,
a skinny, trembling, twenty-year-old eel. 

In love with the earth, thrusting into its cities, Stockholm,
Venice, listening to tourists laugh and chatter
before returning to its dark, unmoving source. 

Your Atlantic, busy building up white dunes,
and the shy Pacific hiding in the deeps.

Light-winged gulls.
The last sailing ships, white canvas
billowing on crosses.

Slim canoes are manned by watchful hunters,
the sun rises in great silence.

Gray Baltic,
Arctic Ocean, mute,
the Ionian, world's origin and end.


Biển

Lung linh giữa những mỏm đá, xanh thẳm vào giữa trưa
đáng ngại khi gió tây vần vũ, quần tụ
nhưng yên tĩnh vào đêm, như làm hòa với tất cả.

Không chút mệt mỏi, ở những bãi biển nhỏ, ra lệnh
cho lũ cua, hằng hà sa số, diễu hành bên bờ
như những cựu binh lừ khừ của những Cuộc Chiến Punic.

Nửa đêm, đoàn thuyền một cột ra khơi: một dải ánh sáng độc nhất
cắt đêm đen
máy khua nhè nhẹ.

Ở bãi biển gần Cefalu, trên Silicy, chúng ta nhìn thấy
những đống, không đếm được, rác, lon, áo mưa
hộp giấy, một tấm biển mờ nhạt ANTONIO

Tương tư đất, luôn cuốn về bờ
từng đợt sóng, từng đợt sóng, và mỗi đợt chết
mệt nhoài,
như một vì sứ giả Hy Lạp.

Vào lúc rạng đông chỉ những tiếng nói thầm với tới chúng ta,
tiếng rù rì của những viên sỏi ở lại với bãi cát
(cảm thấy cả điều này, ở những ô vuông nhỏ của thành phố cá).

Ở Ðịa Trung Hải, nơi những vị thần bơi lội
và ở biển Baltic cứng ngắc, nơi tôi tuồn vô,
một con cá ốm nhom, run rẩy, hai muơi tuổi đời.

Ðám đuối với đất, hăm hở lấn tới tận những thành phố của nó, Stockholm,
Venice, lắng nghe những du khách cười nói
trước khi trở về với nguồn tối thui, bất động.

Ðại Tây Dương kia ơi, bận rộn dựng lên những đụn cát trắng
và Thái Bình Dương e thẹn náu ở những vực sâu.

Những con hải âu cánh nhẹ.
Ðoàn tầu sau cùng ra khơi, buồm trắng,
cuộn sóng, đan chéo nhau.

Ca nô mỏng được điều khiển bởi những tay thợ săn chăm chú
mặt trời mọc trong một im lặng lớn.

Baltic, xám
Biển Bắc, câm
Biển Ionian, khởi đầu và tận cùng thế giới
*

Giá mà có một ấn bản thơ dịch Adam của bác, tương tự như cuốn Istanbul, thì thú biết mấy!
Ðộc giả

Trong nước, có người đề nghị Gấu đi 1 tuyển tập thơ dịch.
Nghĩ không thôi, là đã thú rồi!

Trân trọng,
NQT
*


Hoàng Oanh

Từ bút hiệu Hoài Nam (*) qua Trần Dạ Từ, thưa nhà thơ, tôi biết là một khoảng cách lớn. Nhưng đó là một cái biết mơ hồ thôi. Nếu được, xin nhà thơ nói rõ cho tôi được hiểu, đâu là những sự khác biệt của hai thời kỳ này? Xin được cám ơn ông trước.

Nhà thơ Trần Dạ Từ trả lời:

Các cô cậu thiếu niên khi tới tuổi trưởng thành thường tự sửa bộ vó. Chuyện hai bút hiệu chắc cũng chỉ vậy thôi. Từ tuổi mười lăm - mười bẩy bước qua tuổi mười tám, khoảng cách là một năm. Giữa hai thời kỳ, khác biệt cũng chỉ là một từ: đã, đang, hoặc sẽ. Dăm ba năm vị thành niên, đã xong. Dăm ba chục năm được coi là trưởng thành, đang xong, sẽ xong. Hoặc sắp xong, thưa cô Hoàng Oanh. Cám ơn cô.

Người hỏi, rõ ra là thành thực, và câu hỏi, thật nghiêm túc, nhưng nhà thơ trả lời theo kiểu bông phèng, cho qua đi, có thể ông cũng không muốn nhắc lại quá khứ hạnh phúc, hay đau khổ, giữa khoảng thời gian, từ Hoài Nam qua Trần Dạ Từ.

Bởi vì đây là cả 1 vấn đề, bút hiệu. Và cùng với nó, tên nhân vật, trong tiểu thuyết, trong thơ.

Trong Thần Ðao Hồ Ðại Ðởm, hay Lãnh Nguyệt Bảo Ðao, của Kim Dung, nhân vật Ðả Biến Thiên Hạ Vô Ðịch Thủ Kim Diện Phật Miêu Nhân Phượng có mối thù bố bị Thần Ðao làm thịt, theo như thiên hạ đồn đại, và bèn “tự thổi mình” bằng cái nick trên, hy vọng Thần Ðao quê quá, từ Tây Vực bò xuống Trung Nguyên, để hai bên chơi 1 cú duel, ấn chúng võ công, và trả thù cho cha.

Gặp nhau, đấu với nhau liền tù tì mấy trận, quí tài nhau, Hồ Gia Ðao Pháp của Thần Ðao còn bảnh hơn cả Miêu Gia Kiếm Pháp. Nhưng cuối cùng chính Miêu Nhân Phượng lại giết chết Thần Ðao. Vết thương thường thôi, chỉ xước da, do Thần Ðao không nghĩ Miêu Nhân Phượng chém xuống [buổi tối hôm trước, ông đã nhờ thầy lang Diêm Cơ nói cho Miêu Nhân Phượng biết ông bố của ông ta vì sao mà chết, và không phải Thần Ðao giết], nhưng do lưỡi kiếm có thẩm thuốc độc, thành ra Thần Ðao bèn đi luôn.

Miêu Nhân Phượng cho rằng thứ thuốc độc giết được Thần Ðao thì cũng phải của bậc thầy, tức của Vua Ðộc, thế là ông bèn đi kiếm Vua Ðộc, để hỏi tội. Lúc đó, Vua Ðộc đã xuống tóc đi tu, lấy nick là “Vô Sân", hình như thế. Ông nói, không phải ta, nhưng MNP không tin bèn gõ cho ông thầy chùa một cái, rồi bỏ đi. Về nhà nhận gói quà, với cái note, nếu mi đúng là "thiên hạ vô địch thủ", thì mở gói quà này. MNP mở ra, có con rắn độc đợp cho 1 phát, xưng vù liền tù tì, nhưng kế đó, có lọ thuốc, xoa vô là hết.
MNP kể sự tích trên cho nữ đệ tử của Vô Sân, là Trình Linh Tố để từ chối chuyện cô này chữa vết thương mù mắt cho mình. Trình Linh Tố phán, khi ông đến gặp Thầy tôi, thì ông còn là Vô Sân. Sau này Thầy tôi tu lên thêm 1 bực, đổi nick là Vô Thường rồi [thí dụ vậy].

Gấu tin rằng, có 1 sự “thay đổi lớn”, giữa, Hoài Nam chuyển qua thành Trần Dạ Từ.
Có 1 khoảng cách lớn giữa "Nguyễn Quốc Trụ là thằng củ c.. nào", như Thương Sinh đã từng lên giọng, trước 1975 khi còn Miền Nam và Jennifer Tran ở hải ngoại. 

Bút hiệu không đơn giản như chuyện sửa bộ vó. Tên nhân vật trong tiểu thuyết cũng không đơn giản. Chúng đều liên quan tới cái ngã, giả và thật của người viết. Trên TV đã đi vài đường về chuyện này rồi, thí dụ, về nick Nhị của Mai Thảo. Về Tâm, trong Bếp Lửa của TTT.

Và ngay cả cái chuyện, khi bạn nhắc tới 1 bút hiệu này, Jennifer Tran, mà vờ đi bút hiệu kia, Nguyễn Quốc Trụ, là cũng có vấn đề!
[Xin lèm bèm sau].

Không phải ai cũng biết đến bút hiệu Hoài Nam của Trần Dạ Từ. Có thể nhà thơ biết, tại sao có câu hỏi này, và, thay vì trả lời thực sự vào câu hỏi, thì lại trả lời bông phèng, “sửa bộ vó”.

Gấu sợ có cả 1 "thiên tình sử" [?] ở đây, từ HN qua TDT!
Bởi vì chính vị độc giả này cũng xác nhận:
tôi biết là một khoảng cách lớn!

Tình cờ đọc 1 bài trong số Granta One Hundred của Salman Rushdie, về Heraclitus, thì Gấu mới ngộ ra, chuyện bút hiệu liên quan đến “người ta không thể tắm hai lần trong cùng 1 dòng sông”, và đây có thể là cái ý mà TDT không nói thẳng ra, mà nói me mé:
Từ tuổi mười lăm - mười bẩy bước qua tuổi mười tám, khoảng cách là một năm….

Poem of the Day–Wislawa Szymborska

Autonomy

Poem of the Day–Wislawa Szymborska

by John Higgins, Akron Beacon Journal education reporter on April 16, 2010

in Poem of the Day,Uncategorized

I thought I’d close out our mini-series on Postwar Polish Poetry with another poem by Nobel Prize winner Wislawa Szymborska about the Holothurian, or Sea Cucumber.

Autonomy

In danger the holothurian splits itself in two:
it offers one self to be devoured by the world
and in its second self escapes.

Violently it divides itself into a doom and a salvation,
into a penalty and a recompense, into what was and what will be.

In the middle of the holothurian’s body a chasm opens
and its edges immediately become alien to each other.

On the one edge, death, on the other, life.
Here despair, there, hope.

If there is a balance, the scales do not move.
If there is justice, here it is.

To die as much as necessary, without overstepping the bounds.
To grow again from a salvaged remnant.

We, too, know how to split ourselves
but only into the flesh and a broken whisper.
Into the flesh and poetry.

On one side the throat, on the other, laughter,
slight, quickly calming down.

Here a heavy heart, there non omnis moriar,
three little words only, like three little plumes ascending.

The chasm doesn’t split us.
A chasm surrounds us.

       To the memory of Halina Poswiatowska

 

Tự Trị

Gặp nguy hiểm dưa biển tự phân đôi,
Thí một nửa cho thế giới xâu xé,
Nửa kia, chuồn,
Thật hung bạo, nó xé đôi nó ra, một nửa là tận thế, một nửa là cứu chuộc
một nửa là trừng phạt, một nửa là ban thưởng
một nửa là hôm qua, một nửa là ngày mai
Ở giữa dưa biển, một lỗ nẻ nẻ ra
Và hai rìa lập tức trở thành xa lạ với nhau.
Một rìa, cái chết, một rìa, đời sống.
Ðây, chán chường; kia, hy vọng
Nếu có 1 sự thăng bằng, thì OK.
Nếu có công lý, thì là như vậy đó.
Chết như là có thể, trong hạn vi, không vượt quá lằn ranh.
Sống trở lại, từ chút cứu chuộc còn lại.
Chúng ta, cũng biết cách phân thân
Nhưng chỉ để trở thành, một bên là thịt, một bên là lời thì thầm bị bẻ gãy.
Một bên là thịt, và một bên là thơ ca.
Một bên là cổ họng, một bên là tiếng cười,
yếu ớt, tắt ngấm liền tức thì.
Ðây, trái tim nặng nề, kia, kia non omnis moriar,
chỉ ba từ nho nhỏ, như ba cái lông chim bay lên.
Lỗ nẻ không chia chúng ta
Một cái lỗ nẻ bao quanh chúng ta

            Tưởng nhớ Halina Poswiatowska

Note: Bài thơ này, Gấu đọc, lần đầu, trong The Witness of poetry, Chứng tích thơ, của Czeslaw Milosz. Khác 1 chút so với bản trên net.

Far from Home

 That morning the sky was veiled, dark –
clouds with enigmatic
Oriental faces
were in no hurry.
At noon the long blades of sunbeams
started pacing the city's rooftops
like scissors seeking victims.
Bonfires flared, smoke bowed to its masters,
while blood-the great absentee-
intoned its Gregorian chant. 

Xa Xứ Mít

Sáng nay bầu trời bị che phủ, u tối -
những đám mây với những bộ mặt Ðông Phương bí ẩn
thì cứ ỳ ra đó.
Vào buổi trưa, ánh mặt trời chém chặt mái nhà,
như những đường gươm dài truy nã nạn nhân.
Những đống lửa đốt lên, khói cúi đầu trước sư phụ của nó,
trong khi máu - kẻ vắng mặt lớn- ư ử trong 10 năm TCS.

SYRACUSE

City with the loveliest name, Syracuse;
don't let me forget the dim
antiquity of your side streets, the pouting balconies
that once caged Spanish ladies,
the way the sea breaks on Ortygia's walls.

Plato met defeat here, escaped with his life,
what can be said about us, unreal tourists.
Your cathedral rose atop a Greek temple
and still grows, but very slowly,
like the heavy pleas of beggars and widows.

At midnight fishing boats radiate
sharp light, demanding prayers
for the perished, the lonely, for you,
city abandoned on a continent's rim,
and for us, imprisoned in our travels.

SYRACUSE

Thành phố với cái tên đáng yêu nhất, Syracuse;
đừng để cho ta quên sự cổ xưa mù mờ
của những hè phố của mi,
những bao lơn trề môi,
đã một thời giam giữ những phu nhân Tây Ban Nha
cách biển đập lên những bức tường Ortygia.

Plato gặp thất bại ở đây, chạy trốn cùng với cuộc đời của ông ta,
điều gì có thể được nói về chúng ta, những du khách không thực.
Nhà thờ của mi dựng lên trên đỉnh ngôi đền Hy Lạp,
Và vẫn tiếp tục dựng lên, nhưng thật chậm,
như những lời cầu xin nặng nề của hành khất và góa phụ.

Nửa đêm, thuyền đánh cá ánh lên tia sáng nhọn hoắt,
đòi hỏi lời cầu nguyện cho những kẻ tiêu trầm, những kẻ cô đơn, và cho mi,
thành phố bỏ hoang nơi bìa đại lục,
và cho chúng ta, bị cầm tù trong những viễn du của mình.

Note: Thơ Simic trầm trọng, thơ Zagajewski thanh thoát, theo GNV.
Nhưng bài thơ viết về năm ra đời của ông, 1938, mà chẳng thú sao?

Nineteen Thirty-Eight

That was the year the Nazis marched into Vienna,
Superman made his debut in Action Comics,
Stalin was killing off his fellow revolutionaries,
The first Dairy Queen opened in Kankakee, Ill.,
As I lay in my crib peeing in my diapers.

“You must have been a beautiful baby,” Bing Crosby sang.
A pilot the newspapers called Wrong Way Corrigan
Took off from New York heading for California
And landed instead in Ireland, as I watched my mother
Take a breast out of her blue robe and come closer.

There was a hurricane that September causing a movie theater
At Westhampton Beach to be lifted out to sea.
People worried the world was about to end.
A fish believed to have been extinct for seventy million years
Came up in a fishing net off the coast of South Africa.

I lay in my crib as the days got shorter and colder,
And the first heavy snow fell in the night.
Making everything very quiet in my room.
I believe I heard myself cry for a long, long time.

Một Chín Ba Tám

Đó là năm binh đoàn Nazi tiến vào Vienna,
Siêu nhân lần đầu xuất hiện trên báo hình Action Comics,
Stalin làm thịt cựu chiến hữu,
Tiệm Dairy Queen khai trương tại Kankakee, Ill.,
Còn tớ thì nằm trong máng cỏ, tè ướt đẫm tã.

“Mi hẳn sẽ là 1 đứa bé cực đẹp”, ca sĩ Bing Crosby thổi tớ.
Một viên phi công mấy tờ báo gọi là “Corrigan Lầm Đường”
cất cánh tại New York, nhắm California
nhưng lại hạ cánh tại Ireland,
trong lúc tớ ngắm nghía bà mẹ của tớ lấy cái vú đầy ứ sữa ra khỏi áo
và đưa nó xuống gần miệng tớ.

Có một trận bão khủng vào Tháng Chín,
nhấc lên cả 1 rạp hát ở Westhampton Beach và thẩy xuống biển.
Dân chúng lo lắng sắp tận thế.
Một chú cá tuyệt chủng từ 70 triệu năm về trước,
bèn xuất hiện, và lọt lưới 1 anh thuyền chài ở phía bên ngoài bờ biển Nam Phi.

Tớ nằm trong máng cỏ trong khi ngày tháng cứ thế kéo dài lê thê,
ngày một ngắn hơn, và lạnh hơn.
Và một trận tuyết nặng nề đầu tiên sẽ rơi xuống đêm nay.
Làm mọi thứ trong căn phòng của tớ càng thêm im ắng.
Và tớ nhớ là, tớ đã khóc, đã khóc, một thời gian thật lâu.

CHC: Thay mặt độc giả Sóng, thành thật cảm ơn anh Đỗ Quý Toàn và xin anh cho độc giả đọc lại một bài thơ của anh. Bài gì có câu: “hai đứa ngồi đó như hai hòn bi” ấy. Tưởng cũng nên hỏi anh xuất xứ bài này.

          ĐQT: Bài này được nhiều người biết vì anh Phạm Duy phổ nhạc hay quá xá. Vì anh mà nhiều người gọi tôi là “thi sĩ hai hòn bi”.  Viết vào khoảng năm 1959 in lần đầu trên báo Ngàn Khơi khoảng 1960-1961. Ngày đám hỏi tụi tôi, năm 1964, tôi đọc cho bạn bè nghe. Anh Phạm Duy có ở đó, bảo đưa anh đem về. Một tuần sau anh gặp tôi ở đường Lê Lợi dừng lại hát cho tôi nghe liền. Nghe chị Thái Thanh hát ở Đêm Màu Hồng đã lắm.

Gấu đã kể về, cả thành phố Sài Gòn có 1 dạo khổ vì “hai hòn bi” của nhà thơ, sáng nào cũng ra rả trên Ðài Phát Thanh Sài Gòn. (1) Bây giờ lại lôi ra để mà làm khổ độc giả TV nữa, thì kỳ quá. Nhưng, cũng chỉ là tình cờ, Gấu đọc bài viết của Charles Simic, điểm 1 tập thơ của Elizabeth Bishop, trên số báo NYRB, 27 Tháng 4, 2006, ông có trích dẫn một bài thơ của Bishop, xem ra có thể so sánh với bài “hai hòn bi”, ở cái vẻ tự nhiên của nó, nhưng với 1 độc giả tinh ý, thì một bên là giả đò, một bên là thực sự.

It is marvelous to wake up
    together
At the same minute; marvelous to
    hear
The rain begin suddenly all over
    the roof,
To feel the air suddenly clear
As if electricity had passed
    through it .
From a black mesh of wires in the
    sky.
All over the roof the rain hisses,
And below, the light falling of
    kisses.

An electrical storm is coming or
     moving away;
It is the prickling air that wakes
     us up.
If lightning struck the house now,
    it would run
From the four blue china balls on
    top
Down the roof and down the rods
   all around us,
And we imagine dreamily
How the whole house caught in a
   bird-cage of lightning
Would be quite delightful rather
   than frightening;

And from the same simplified
   point of view
Of night and lying flat on one's
   back
All things might change equally
   easily,
Since always to warn us there
   must be these black
Electrical wires dangling.
Without surprise
The world might change to
   something quite different,
As the air changes or the
    lightning comes without our blinking,
Change as the kisses are changing
without our thinking.

Simic phán:

Ðiều mà Bishop mê nhất trong thơ là tính tự nhiên của giọng thơ. “Phải thật có tài mới làm cho nó thật tự nhiên”, bà  nói. Bà không hề sợ nghe có vẻ sến, và tin vào những từ bình thường, để làm ra thứ thơ siêu phàm.

[What she most admired in poetry was the naturalness of tone. "It takes great skill to make it seem natural," she said. She was never afraid of sounding flat, trusting ordinary words to make sublime poetry].

Ðọc hai bài thơ, đều là thơ tình, của Bishop và của Ông số 2, thì chúng ta sẽ thấy ngay, một bên làm ra vẻ tự nhiên, và một, tự nhiên.

(1)

Ông Số Hai là một thi sĩ. Thơ của ông đã từng được phổ nhạc. Không phải nhạc sĩ nào cũng được hân hạnh phổ thơ của ông. Mà phải là một thứ thầy, chuyên phổ thơ của những nhà thơ thầy.
Bạn đọc chắc là đoán ra nhà nhạc sĩ đại tài, nhất là trong cái việc phổ thơ.

Tuy nhiên đại tài hay không đại tài, vẫn có lần thất bại, và nhè đúng vào bài thơ của Ông Số Hai. Nghĩa là chẳng ai thèm nhớ cả thơ lẫn nhạc. Hai Lúa này nhớ, có một dạo, đài phát thanh Sài Gòn ngày nào cũng chơi bản nhạc phổ thơ của ông. Chuyện đó xưa lắm rồi, từ hồi ông mới bước chân vào làng, nhanh chân cũng chẳng thua Hai Lúa, [ông cùng học Nguyễn Trãi, Hà Nội, với Hai Lúa, cùng năm, chỉ không cùng lớp], mà nếu có sau HL thì cũng chỉ chừng vài tiếng, hoặc vài ngày! Nghĩa là, ông cũng thuộc vào thế hệ văn học thập niên 1960 của Sài Gòn, độc nhất, tuyệt nhất, của văn học của chúng ta, như một nhà thơ trong nước cảm thán.
Cựu trào như thế, mà cho tới bi giờ chẳng ai thèm nhớ một câu văn, một bài thơ nào của "ổng" cả!

Có lẽ chính vì vậy, khi Khi Tôi Chết Hãy Ném Thây Tôi Xuống Biển của nhà thơ Du Tử Táo nổi lên như cồn, Ông Số Hai phán, bài thơ này, ai làm mà chẳng được!

Cựu trào như thế, nhưng may mắn cho Hai Lúa, cả đời chưa từng phải nhắc tới nhà thơ lớn này một lần nào. Có lỡ gặp nhau, thì cũng đành gật đầu, hoặc kẹt lắm, bắt tay cho nó đỡ trơ, đỡ chuế, cho cả hai bên!
Vậy mà bi giờ đành phải chiếu cố tới nhà thơ, cũng là sự vạn bất đắc dĩ! 

From good to evil is one quaver
Từ tốt tới xấu là một cái run rẩy

Russian Proverb

D.M. Thomas trích dẫn, trong Solzhenitsyn, một thế kỷ ở trong ta. 

Bài thơ này, ai làm mà chẳng được.

Đúng như thế, và đây là một trong những chân lý của văn chương, theo đó, những bài thơ hay cho chúng ta cái cảm giác tuyệt vời, là, khi đọc, mình có cảm tưởng, mình thừa sức làm bài thơ như vầy. Nhưng từ "mình dư sức làm câu này", tới "bệ luôn câu này về nhà mình", là cả một... sát na!

Chỉ hơi run tay một tí thôi!

Tự Kiểm

Bỏi vì ông số 2 không cho biết những bài thơ “có lúc thét lên, nghe đọc thấy rùng mình” của ông, nội dung nó ra làm sao, phản chiến, thù hận Mỹ Nguỵ, phò VC…  khiến kiểm duyệt của VNCH không cho xb, phải in ronéo, và cái đám sinh viên bạn ông có HPNT trong đó không, thành ra độc giả cũng đành chỉ biết có vậy. Tuy nhiên những nhận xét về thơ tự do, về nhóm Sáng Tạo của ông, qua bài phỏng vấn, theo Gấu, nhảm, theo nghĩa, ba vạ, huề vốn. Ðiều này chứng tỏ ông không thể là 1 thi sĩ của cái thời của ông, như những nhà thơ của thời đó, như Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, thí dụ, và cũng không thể thuộc, cũng lớp này, nhưng làm thơ trễ hơn, như Nguyễn Xuân Thiệp, vẫn thí dụ [có thể ông này đã từng làm thơ trước khi đi tù, nhưng nhờ đi tù mà thơ nổi hẳn lên, đại khái như thế]. “Hai hòn bi” thì thời nào cũng làm được, nhưng thứ thơ “khóc thét lên, rùng cả mình”, nếu sự thực ông có làm, thì tiếc quá, vì có ai được thưởng thức đâu!

Ðể đỡ tiếc, chúng ta đành đọc Milosz: Nào, bây giờ tôi có ý định nói về kinh nghiệm thơ trong một thời gian và nơi chốn cực kỳ chi tiết, xác định. Thời gian 1939-1945. Nơi chốn: Ba Lan.

Thành thực mà nói, Gấu này chưa từng gặp 1 thi sĩ bốc phét về thơ của mình như Ông Số 2 này, thơ "nghe như thét lên, nghe rùng cả mình", cả 1 chế độ Ngụy sợ quá, kiểm duyệt, không cho xb, phải in lén bằng ronéo.
Trong khi đó thì rẻ rúng thơ của thi sĩ bạn thân của mình, và chôm thơ của thi sĩ "bạn quí" của ông ta, Ông Số 1!

Có thể có người nghĩ Gấu thù hằn ông ta! May quá, không có chuyện đó!

Cái sự chửi như "ba dòng thác cách mạng của VC”, ở trên trang TV, là 1 cú đánh chót của Gấu, gọi hứng từ đám“mafia Do Thái”, trao giải Nobel văn chương, dựa trên câu của Walter Benjamin, mọi tài liệu về văn minh là 1 tài liệu về dã man: Bởi vì chỉ có mỗi 1 cách, lôi cái đống kít ở dưới chân tượng đài văn minh dởm bốn ngàn năm văn hiến ra, quậy cho nát bấy lên, rồi bắt chước NH của NHT, nhét vô miệng đám tinh anh Mít, cả ở trong lẫn ngoài nước, may ra mới có sự thay đổi!


Tue, July 12, 2011 11:12:44 AM

Kính bác Gấu:

Tin Văn hôm nay quả có nhiều cái hay, bác làm việc ghê quá!
Bản dịch bài Hắc điểu của bác, đọc rất thấm, và "gây chấn động sâu sắc".
Như hầu hết các bài thơ của Adam Zagajewski, có lẽ bác dịch thơ của nhà thơ này là tới nhất (mặc dù tôi  không đủ năng lực tiếng Anh để kiểm chứng), khác với thơ dịch Simic, khó nuốt, (xin lỗi bác, đây chỉ là cảm nhận riêng mà thôi).
Giá mà có một ấn bản thơ dịch Adam của bác, tương tự như cuốn Istanbul, thì thú biết mấy!
Bài về các nhà văn Nga, cũng rất đáng để nghiền ngẫm.
Cám ơn bác Gấu nhiều lắm!
Kính chúc bác giữ bền sức khỏe, và viết.

Tks

Tôi cũng nghĩ mấy bài dịch thơ Adam tới nhất. Có người đề nghị in rồi.
Mấy nhà văn Nga, cũng quá cần dịch.
Ðể đối chiếu với trong nước, và tìm ra câu trả lời, tại làm sao Nga lại có những nhà văn, nhà thơ như Solz, như Akhmatova… mà Bắc Kít không có lấy 1 mống.
Many Tks
NQT

V/v Simic, tôi sẽ đi riêng 1 bài, sau. NQT


Một bài thơ đang nói: bạn là ai, bạn đang cảm nhận điều gì; tiểu thuyết đang nói: những nhân vật bịa đặt có thể là những ai, họ có thể cảm nhận điều gì. Sự khác biệt, nói rõ hơn, là như thế này: thật khó mà đưa cái tôi thực vào trong tiểu thuyết, thật khó mà lấy nó ra khỏi một bài thơ.

Tuyệt.

Sở dĩ cõi thơ Mít mít đặc, chính là vì nhà thơ Mít mất mẹ mất cái tôi rồi.
Giả đò có cái tôi, thành ra làm thơ nhạt th
ếch là vậy.
Bạn th
ử sống thật, sống hết mình coi có làm thơ ào ào không?

*

*

Lợi Nhuận Ðếch Cần Danh Dự

Mỹ Dung:

Thưa ông tôi chỉ một câu hỏi trong lá thư ngắn này. Đó là điều tôi thấy hình như các nhà văn, nhà thơ Việt Nam mình, khi lớn tuổi rồi thì không còn làm thơ được nữa? Hoặc giả họ vẫn còn làm thơ nhưng họ thấy không ưng ý nên không cho phổ biến? Nếu đúng vậy thì theo ông nguyên nhân sâu xa của nó nằm ở đâu? Trong khi tôi thấy các nhà văn nhà thơ tây phương, lớn tuổi họ vẫn sáng tác được mà có khi còn hay hơn cả thời gian còn trẻ nữa.

Nhà thơ Trần Dạ Từ trả lời:

Nhiều người khi lớn tuổi không làm thơ nữa... Đây là điều thường thấy ở bất cứ đâu. Ví dụ, thi sĩ Pháp Athur Rimbaud chỉ làm thơ trước tuổi 20 rồi ngưng. Riêng tại Việt Nam, thời nào nơi nào cũng có những thi sĩ vẫn tiếp tục làm thơ dù lớn tuổi, làm thơ ngay cả trước khi chết, và đây thường là những bài thơ bậc nhất, đặc biệt nhất của chính họ. Xin mời coi lại và sẽ thấy yên tâm:
- Ca trù/ hát nói của Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê: “Ngã lãng du thời quân thượng thiếu” và “Hồng Hồng Tuyết Tuyết.”
- Thơ Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê, “Tuổi già hạt lệ như sương.”
- Tại miền Nam VN, Vũ Hoàng Chương có “Thơ xuân Năm Thìn.” Đây là bài thơ có chữ nghĩa xúc tích, tối tân và hào hùng nhất của thi sĩ, trước khi ông bị cộng sản bắt đi tù và bị giết vào tuổi sáu mươi.
- Tại miền Bắc VN, hai nhà thơ Chế Lan Viên và Nguyễn Đình Thi trước khi từ trần đã làm thơ để lại như những di cảo lên án chủ nghĩa bánh vẽ và chế độ chuyên chế của cộng sản. Đây là những bài thơ xúc động mới lạ nhất của họ.
- Tại hải ngoại, rất dễ thấy ‘thơ hay hơn bao giờ’ của các nhà thơ tuổi sáu bó, bẩy bó: Nguyên Sa, Mai Thảo, Du Tử Lê, Phạm Công Thiện, Đỗ Quí Toàn... Đặc biệt trong phạm vi người Mỹ gốc Việt, ta thường thấy số người lớn tuổi làm thơ đông hơn là lớp người trẻ tuổi.

DTL.com

Tình cờ, GNV vớ được số báo TLS cũ, 2000, đặc biệt về văn chương Pháp, trong có bài điểm cuốn tiểu sử của Rimbaud, thời gian ông ngưng làm thơ: “Rimbaud và mắn nỳ”, “Lợi nhuận đếch cần danh dự”!

Ui chao, không lẽ những nhà thơ Mít, nhất là đám thi sĩ Miền Nam bỏ chạy ra hải ngoại, không làm thơ nữa, là vì cũng… rứa?
Nếu đúng như thế, thì chẳng thấy an tâm tí mẹ nào cả! NQT

Note: Gấu gõ Google, ra bài sau đây, ông số 2 được nhà thơ LH phỏng vấn. Post lại trên TV để "tiện đường dư luận".
Có s
ửa một số lỗi chính tả.
Ðọc, thấy khôn tổ cha!
Tự thổi bảnh hơn Gấu nhiều: Bạn đâu thấy Gấu tự thổi, ở bên ngoài trang TV?

NQT

GNV chưa 1 lần nói chuyện với Ông Số 2. Ðọc bài phỏng vấn này, thấy ông khôn quá, cả trong cái chuyện chửi VC, cũng khôn! Lạ là khôn như thế, sao lại dại đến mức cầm nhầm câu thơ của người khác? Gấu không hiểu nổi, nhưng mãi sau này thì vỡ ra: Câu thơ, câu văn thật tầm thường, [“Những người đã chết đều có thực”], nhưng kẻ nào khôn quá, là không làm sao viết ra được.
Mấy năm trước đây, Gấu có gặp một tay, học chung lớp với ông số 2, rất rành về ông. Ông này cho biết, ngay hồi còn đi học ở Hà Nội, ông số 2 đã nổi tiếng là thông minh, học giỏi rồi. Nhưng theo tôi [ông học chung với ông số 2], ông ta học giỏi để thi đậu, để ra đời có 1 địa vị, nhưng bảo để làm nhà văn nhà thơ, thì không thể.

Ðúng quá!

Cái câu của Alain khuyên học trò hàm ý đó, “đừng thành công”, ne pas réussir. Một câu tầm thường như vậy, nhưng nó phân biệt hai hạng người, một ra đời để thành công, một chọn sự thất bại. Nhà văn nhà thơ, một cách nào đó, chọn “không thành công”.

Ðây cũng là lý do tại làm sao nhà văn nhà thơ Mít, viết xong thời thanh xuân, là ngỏm. Họ đều chọn thứ khác, sau đó!

Hà, hà!

Có thể có nguời nghĩ rằng thằng cha Gấu khùng rồi, không lẽ nhà văn, nhà thơ là toàn một lũ “ratés”, thất bại, đến phải tự tử, thí dụ như Nguyễn Tất Nhiên?
Không phải như vậy. Ðây là 1 đề tài liên quan đến số phận của thơ và của thi sĩ. Họ là những người không đặt nặng sự thành đạt trong cuộc đời theo nghĩa tiền bạc, địa vị. Sống, tất nhiên, nhưng sống hơn lên một chút, quá đi một chút, theo nghĩa tinh thần, có thể nói như vậy.

Cái môn hướng đạo mà ông số 2 lúc nào cũng khoe khoang ta là 1 thành viên, có thể là 1 ví dụ có thể dùng được ở đây, như một minh họa. Theo GNV, hướng đạo dậy con người nhập cuộc, lăn xả vào cuộc sống, giúp đỡ đồng loại.... nhưng không hề dạy con người xả thân vì đồng loại. Nó rất giống rất tinh thần Taberd theo Gấu, giúp đỡ mọi người, nhưng đừng hại đến ta. Ông số 2 là 1 thí dụ điển hình của hướng đạo, theo cái nghĩa tệ nhất của nó, cuộc đời có đó, là để phục vụ ông ta!

Trước giờ Gấu chưa từng đụng với ông số 2, và cũng đã từng nghĩ, chắc là suốt đời không đụng đến ông ta. Nếu không có vụ ông cầm nhầm thơ của người khác. Nhưng cái cảm giác chán chường ông số 2, thì xẩy ra trước đó, vào thời gian mới ra ngoài này, tình cờ đọc 1 số báo Thế Kỷ 21, đọc 1 bài viết của ông, trong đó, ông la lớn, Sài Gòn có người chết đói rồi đó, ngay kế bên Chợ Bến Thành. Giọng viết giả đò thương sót, rất ư là tởm, phải nói như vậy. Sau này đọc 1 bài viết của Brodsky, trong có nói về thứ văn chương ai điếu, Gấu mới thấm.
Nhà thơ viết:  

(1) As a theme, death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam" genre is frequently used to exercise self-pity or for metaphysical trips that denote the subconscious superiority of survivor over victim, of majority (of the alive) over minority (of the dead).

Brodsky giới thiệu thơ Akhmatova

Như một đề tài, cái chết là một thứ thuốc thử màu tốt, để thử nghiệm đạo hạnh của một nhà thơ. Cái dạng văn chương ‘ai điếu’ thường được sử dụng như 1 thứ thực tập tự thương thân, hay là cho những chuyến đi siêu hình làm bật ra sự ưu việt tiềm ẩn của kẻ sống sót trên nạn nhân, của đa số (nhũng kẻ còn đang sống) trên thiểu số (những người đã chết).

Ðọc câu của Brodsky Gấu mới thấm thía cái tình cảnh dơ dáng, thảm hại của... Gấu, khi đọc thư của một nữ văn sĩ bạn văn trước 1975, trả lời lá thư cầu cứu của Gấu, khi vừa mới tới trại tị nạn, anh đi muộn quá, hết mùa vượt biển rồi.

Có thể nói, bài viết nào của ông số 2 đều bật ra cái hào sảng của 1 kẻ may mắn sống sót như thế.

Ông viết về thơ của ông mới bảnh:

Tập thơ viết về Nàng, nhưng không phải chỉ thơ tình. Có những thao thức tâm linh. Có những rung động siêu hình. Khi yêu mình hầu như thấy cả vũ trụ và mình trong vũ trụ.

          Tập thơ Đêm Việt Nam do nhóm sinh viên văn khoa in năm 1966. Những bài thơ này viết từ 1963. Khi tôi xúc động trước thời cuộc như biến cố: hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, đám tang Nhất Linh. Nhưng phần lớn các bài thơ đó viết sau khi tôi đã đi nhiều về miền quê từ vụ cứu lụt ở miền Trung năm 1964 và tiếp xúc với những đau khổ trên quê hương. Anh ruột tôi tử trận năm 1963. Những người bạn khác cũng lần lượt vào nghĩa trang Quân đội. Khoảng hè 1966, mấy bạn sinh viên tổ chức các buổi đọc thơ ở khu đất Khám Lớn, tức đại học Văn khoa, ở  đường Gia Long, hình như đó là đêm đọc thơ đầu tiên trước công chúng. Tôi nhớ có Trần Dạ Từ, Tú Kếu và tôi cùng đọc thơ. Hình như có cả Trần Tuấn Kiệt. Những bài thơ nói về nỗi đau khổ không thể ngâm nga được, cho nên chúng tôi đọc, có lúc thét lên. Có một nhà văn đàn anh, sau đó đã viết rằng: “Nghe đọc thơ, anh thấy rùng mình”. Các bạn sinh viên đề nghị in. Tất nhiên sở Kiểm duyệt không cho in, nên họ chỉ quay ronéo, Nguyễn Trung vẽ bìa và phụ bản rất đẹp.

          Cả hai tập thơ trên, tôi đều không có ý định in. Cả hai đều do anh em họ làm giúp. Sau này là tôi cũng tiếc là mình hờ hững với thơ quá. Bây giờ muốn in lại làm tài liệu cũng khó tìm hết các bài thơ mình có thể vẫn còn thích. Tôi vốn coi chuyện làm thơ là chuyện rất riêng tư. Mình không nhịn được thì phải làm thơ, chứ không phải để làm cái gì, để cho ai cả. Đăng báo thì dễ dàng. Người ta đọc báo xong thì quên ngay. Góp một bài thơ cũng như tới họp mặt với bạn bè, cho vui vậy thôi. Bây giờ ở nước ngoài thì khác. Lắm lúc muốn đọc lại thơ Tô Thùy Yên chẳng hạn, lại trách thầm tại sao cái ông “Đinh Thành Tinh” đó không in một tập thơ để mình dễ tìm. Anh chị em tản mác khắp nơi, tìm một tờ báo lắm lúc cũng khó. Như vậy tôi mong các bạn thi sĩ nên in thơ thành tập thì hơn.

Ðúng là giọng của 1 kẻ tự mãn. NQT

Giả như bây giờ mà chúng ta được đọc những vần thơ "có lúc thét lên, thấy rùng mình đó", nhỉ!

Không phải chỉ một ông số 2. Có thể nói, tất cả cái thứ văn học hải ngoại ngay sau 30 Tháng Tư 1975, của đám nhà văn nhà thơ Miền Nam chạy lẹ, viết về những người còn kẹt lại, và về VC, đều có cùng 1 cái “air” như thế, nhất là cái giọng viết “kẻ cả làm ra vẻ xuề xòa, đàn anh”, của ông tiên chỉ VP. Ðúng thứ văn chương ai điếu dành cho VC và luôn cả những đấng bạn văn của họ không may mắn, còn kẹt lại.

Trước 1975, GNV cũng chẳng hề có sự hiềm khích gì với VP. Ông viết, Gấu viết, chẳng ai đụng ai. Với Gấu, ông ta là 1 bậc tài tình với một số truyện ngắn, về con người, và về 1 mảnh đất Gấu gần như chẳng hề được sống ở đó. Còn những tài lạ khác của ông, tuỳ bút, phê bình gia, điểm sách gia, giới thiệu văn học nước ngoài… thực sự mà nói, đều dởm cả. Dưới cái tên Tràng Thiên, ông viết tin văn học, thực sự chỉ là những bài tóm tắt một, hay hai bài viết trên báo Tây, mà không phải thứ đặc biệt về văn học. Những gì ông giới thiệu nhóm "tiểu thuyết mới" cho thấy, ông chưa từng đọc thẳng vô tác phẩm của họ. Ông Mít Butor cũng đã từng chê Nguyễn Văn Trung như thế, nhưng lại không nhìn ra, hay vờ đi, Võ Phiến cũng thế.

Cái cảm giác chán chường VP, là cũng xẩy ra vào ngay những ngày đầu tới xứ lạnh, đọc tờ LV, thấy 1 độc giả viết cho tòa soạn, nêu thắc mắc về 1 lời phán của VP, thơ, dịch không được, không thể dịch thơ, đại khái như thế. Vị độc giả cho rằng, vẫn có thể dịch thơ, làm sao nói là không thể dịch thơ.

Trong 1 số báo sau đó, VP đi một bài viết về thơ, hình như là về bài Tống Biệt Hành, nhưng thay vì trả lời độc giả trên, thì ông nói chuyện thơ với bạn của ông, là NHN, về bài thơ TBH, và giảng giải cho cái kẻ vắng mặt, là vị độc giả, theo cái kiểu kẻ cả, mi ngu quá, lắng nghe chúng ta trò chuyện về thơ cho vỡ cái ngu ra!

Thái độ "mục hạ vô nhân" này, thấy, ở đa số những nhà văn nhà thơ Mít, ngay cả ở TDT, qua mấy câu trả lời trên DTL.com. [Thí dụ: "Cô sẽ thấy yên tâm": Coi độc giả hỏi mình như đứa con nít].

Những kẻ thù của Gấu thường chửi Gấu phách lối, cà chớn, tự thổi mình… Nhưng Gấu dám thách tất cả tụi chúng tìm ra chỉ một dòng của Gấu, có cái giọng “mất dậy” trên, ở bên ngoài trang TV.

Ngay ở TV, một số độc giả thân quí cũng nhận ra, chỉ là bông phèng, đùa cho dzui, thực sự Gấu chẳng coi Gấu có ký lô nào. Một kẻ đi qua… mấy địa ngục, chỉ muốn chết [trong địa ngục đen], khi thoát ra, làm sao mà có giọng “ai điếu” cho được, khi viết về người khác?

Ông số 2 viết về bài thơ “hai hòn bi” của ông:

CHC: Thay mặt độc giả Sóng, thành thật cảm ơn anh Đỗ Quý Toàn và xin anh cho độc giả đọc lại một bài thơ của anh. Bài gì có câu: “hai đứa ngồi đó như hai hòn bi” ấy. Tưởng cũng nên hỏi anh xuất xứ bài này.

          ĐQT: Bài này được nhiều người biết vì anh Phạm Duy phổ nhạc hay quá xá. Vì anh mà nhiều người gọi tôi là “thi sĩ hai hòn bi”.  Viết vào khoảng năm 1959 in lần đầu trên báo Ngàn Khơi khoảng 1960-1961. Ngày đám hỏi tụi tôi, năm 1964, tôi đọc cho bạn bè nghe. Anh Phạm Duy có ở đó, bảo đưa anh đem về. Một tuần sau anh gặp tôi ở đường Lê Lợi dừng lại hát cho tôi nghe liền. Nghe chị Thái Thanh hát ở Đêm Màu Hồng đã lắm.

Gấu đã kể về, cả thành phố Sài Gòn có 1 dạo khổ vì “hai hòn bi” của nhà thơ, sáng nào cũng ra rả trên Ðài Phát Thanh, Sài Gòn. Bây giờ lại lôi ra để mà làm khổ độc giả TV nữa, thì kỳ quá. Nhưng, cũng chỉ là tình cờ, Gấu đọc bài viết của Charles Simic, điểm 1 tập thơ của Elizabeth Bishop, trên số báo NYRB, 27 Tháng 4, 2006, ông có trích dẫn một bài thơ của Bishop, xem ra có thể so sánh với bài “hai hòn bi”, ở cái vẻ tự nhiên của nó, nhưng với 1 độc giả tinh ý, thì một bên là giả đò, một bên là thực sự.


Blackbird

A blackbird sat on the TV antenna,
and sang a gentle, jazzy tune.
Whom have you lost, I asked, what do you mourn?
I'm taking leave of those who've gone, the blackbird said,
I'm parting with the day (its eyes and lashes),
I mourn a girl who lived in Thrace,
you wouldn't know her.
I'm sorry for the willow, killed by frost.
I weep, since all things pass and alter and return, but always in a different form.
My narrow throat can barely hold
the grief, despair, delight, and pride
occasioned by such sweeping transformations.
A funeral cortege passes up ahead,
the same each evening, there, on the horizon's thread.
Everyone's there, I see them all and bid farewell.
I see the swords, hats, kerchiefs, and bare feet,
guns, blood, and ink. They walk slowly
and vanish in the river mist, on the right bank.
I say goodbye to them and ou and the light, and then I greet the night, since I serve her-
and black silks, black powers.

Adam Zagajewski

 Hắc điểu

Hắc điểu đậu trên cây ăng ten,
đi một đường jaz nhẹ.
Mi mất người thân nào, tôi hỏi nó, mi than khóc điều chi?
Ta nói lời vĩnh biệt với những người đã đi xa, hắc điểu trả lời.
Ta từ giã ngày (mắt, mi của nó),
ta khóc than một cô gái ở Thrace,
mi không biết cô ta đâu.
Ta buồn cho rặng liễu, bị sương mù làm thịt.
Ta khóc mọi chuyện qua đi và hóa kiếp
và trở lại, nhưng luôn luôn dưới một dạng khác.
Cái cổ họng nhỏ của ta không làm sao giữ nổi
nỗi đau thương, sự chán chường, niềm vui thích, và sự kiêu hãnh
gây ra bởi những sự đổi thay làm rơi lệ như thế.
Một đám tang đang tiến về phía trước,
Cũng một, vào mỗi chiều, ở đó, trên đường chân trời.
Mọi người thì ở đó, ta nhìn thấy tất cả, và đi một đường vĩnh biệt.
Ta nhìn thấy những cây gươm, những cái nón,
những chiếc khăn vuông trùm đầu, và chân trần,
súng, máu, và mực. Họ bước chầm chậm,
và biến mất trong sương mù, ở bên hữu ngạn.
Ta nói bye bye với họ, và mi, và ánh sáng.
Và rồi ta chào đêm, kể từ khi mà ta là tên tà lọt của Nàng -
và lụa đen, quyền lực đen.

Trận bão chót

Một số người bỏ đi
Một số khác uống, trong im lặng
Chỉ có những trận bão Tháng Tám gầm rú
[Mùa này gió biển thổi điên lên lục địa]
Như một tên điên la hét trên chiếc xe cứu thương.
Cành cây đập vào má chúng ta.
Những chếc lá alder mùi ngủ và dầu rơm
Bạn hãy lắng nghe, lắng nghe, lắng nghe.
Mùa xuân mệt mỏi thở ở dưới nước.
Bốn giờ sáng.
Tia chớp cuối cùng, cô độc,
vẽ loằng ngoằng. thật lẹ, một cái gì đó lên bầu trời.
“Không”.
Hay “Không bao giờ”.
Hay “Hãy can đảm, lửa chưa tắt”.

RECONSTRUCTION

The volcanoes, once so active,
are mostly quiet now, my friend says,
no way of telling us what they know.
And the dinosaurs, bone by bone,
may have been reconstructed,
but their stories, too, largely remain
untold, their skulls most likely full,
he says-like prehistoric black boxes –
of high-pitched, indecipherable screams.
All the theories are wrong
about what went wrong, my friend insists,
famous for being more interesting
than right. He says the volcanoes
helped the dinosaurs thrive
in the lowlands. On a tablecloth in ink
he re-creates the scene-a topography
of little volcanic disturbances
that kept Tyrannosaurus rex
and other big nuisances in check.
And then there was a turning point,
he says, a matter of vegetation
and scarcity and greed. An old story,
he calls it, as if simply affirming a fact-
the dinosaurs, when it came to food,
never knew how much was too much,
and given the size of their brains
kept doing a lot of almost forgivable
stupid things. But he's heard himself,
and seemingly amused is quick
to point out that forgiveness
wasn't even a concept yet, or a word,
still eons away from
a certain slithering and the likes of us.

-Stephen Dunn
The New Yorker, July 11 & 18, 2011

Ðổi mới, Tái cấu trúc

Núi lửa, có 1 thời hoạt động mạnh
Bây giờ hầu như nguội lạnh, bạn tôi nói.
Thành thử chúng không làm sao nói cho chúng ta biết, chúng biết gì.
Và những con khủng long, từng cái xương, từng cái xương,
có thể được tái cấu trúc,
nhưng những câu chuyện của chúng, thì chưa được kể ra;
những cái sọ của chúng hầu hết thì đầy ắp, bạn tôi nói –
như những hộp đen thời tiền sử -
với những tiếng la thét cực cao, không làm sao giải mã được.
Mọi lý thuyết thì đều sai lầm, bạn tôi nhấn mạnh,
chúng nổi tiếng do rất ư thích thú, hơn là do đúng. Anh nói, những núi lửa
giúp cho những con khủng long phát triển ở những vùng đất thấp.
Trên một miếng vải mực, anh tái tạo khung cảnh địa lý những nhiễu loạn của một núi lửa nhỏ,
qua đó quan sát Tyrannosaurus rex, và những phiền hà lớn khác.

Và rồi, xuất hiện đỉnh cao thời đại, bước ngoặt lịch sử
Anh bạn tôi nói, đây là vấn đề vegetation, nôm na có nghĩa là, với sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Và còn vấn đề khan hiếm, háu ăn, do đói lâu quá nữa.
Ui dào, xưa rồi Diễm ơi!
Bạn tôi nói vậy, để đơn giản vấn đề –
khủng long, khi ăn, chúng không làm sao biết, thế nào là đủ;
và nếu căn cứ vào cái sọ khổng lồ
làm sao mà chúng không gây ra toàn những chuyện ngu đần mà vẫn có thể tha thứ được.
Nhưng anh như nghe thấy mình đang nói, và thích thú phán, rằng, sự tha thứ thì chưa được coi như là 1 quan điểm,
hay, một từ, từ đời nảo đời nào,
so với đời của chúng ta.


Mỹ Dung:

Thưa ông tôi chỉ một câu hỏi trong lá thư ngắn này. Đó là điều tôi thấy hình như các nhà văn, nhà thơ Việt Nam mình, khi lớn tuổi rồi thì không còn làm thơ được nữa? Hoặc giả họ vẫn còn làm thơ nhưng họ thấy không ưng ý nên không cho phổ biến? Nếu đúng vậy thì theo ông nguyên nhân sâu xa của nó nằm ở đâu? Trong khi tôi thấy các nhà văn nhà thơ tây phương, lớn tuổi họ vẫn sáng tác được mà có khi còn hay hơn cả thời gian còn trẻ nữa.

Nhà thơ Trần Dạ Từ trả lời:

Nhiều người khi lớn tuổi không làm thơ nữa... Đây là điều thường thấy ở bất cứ đâu. Ví dụ, thi sĩ Pháp Athur Rimbaud chỉ làm thơ trước tuổi 20 rồi ngưng. Riêng tại Việt Nam, thời nào nơi nào cũng có những thi sĩ vẫn tiếp tục làm thơ dù lớn tuổi, làm thơ ngay cả trước khi chết, và đây thường là những bài thơ bậc nhất, đặc biệt nhất của chính họ. Xin mời coi lại và sẽ thấy yên tâm:
- Ca trù/ hát nói của Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê: “Ngã lãng du thời quân thượng thiếu” và “Hồng Hồng Tuyết Tuyết.”
- Thơ Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê, “Tuổi già hạt lệ như sương.”
- Tại miền Nam VN, Vũ Hoàng Chương có “Thơ xuân Năm Thìn.” Đây là bài thơ có chữ nghĩa xúc tích, tối tân và hào hùng nhất của thi sĩ, trước khi ông bị cộng sản bắt đi tù và bị giết vào tuổi sáu mươi.
- Tại miền Bắc VN, hai nhà thơ Chế Lan Viên và Nguyễn Đình Thi trước khi từ trần đã làm thơ để lại như những di cảo lên án chủ nghĩa bánh vẽ và chế độ chuyên chế của cộng sản. Đây là những bài thơ xúc động mới lạ nhất của họ.
- Tại hải ngoại, rất dễ thấy ‘thơ hay hơn bao giờ’ của các nhà thơ tuổi sáu bó, bẩy bó: Nguyên Sa, Mai Thảo, Du Tử Lê, Phạm Công Thiện, Đỗ Quí Toàn... Đặc biệt trong phạm vi người Mỹ gốc Việt, ta thường thấy số người lớn tuổi làm thơ đông hơn là lớp người trẻ tuổi.

DTL.com

Theo GNV, vị độc giả trên hỏi thẳng nhà thơ TDT, chứ không ai khác, nhưng vì lịch sự nên nói lòng vòng như thế.

Bởi là vì nhà thơ của chúng ta, sau "thuở làm thơ yêu em", là tịt ngòi luôn!

Thơ TDT, Gấu hầu như chỉ nhớ, độc nhất hai cái nhớ.
Một, là hai câu, trên tờ Nghệ Thuật, thời gian Viên Linh phụ trách. Nhớ, có lẽ là do giai thoại gắn với nó.

Hai câu thơ như sau, như Gấu còn nhớ được:

Ðứng trước gió,
Lúc lắc cho tình nhỏ thức giấc.

Một độc giả viết thư chửi tòa soạn, thơ… mất dậy. Ðây là cái cảnh nhà thơ tự sướng.
NT quá coi thường độc giả nên mới đăng thứ thơ này.

Nên nhớ, hồi đó, "nghiêm" lắm. Những tình cảnh NTH khốn khổ khốn nạn với Vòng Tay Học Trò, TH, Vết Thương Dậy Thì, TV, Mèo Ðêm, Lao Vào Lửa, là cũng mãi sau đó.

Còn cái nhớ kia, là bài thơ được Phạm Ðình Chương phổ nhạc, Người đi qua đời tôi.

Cái cách trả lời của TDT cho vị độc giả: Có thể ông biết tỏng, vị này hỏi thẳng ông, nhưng TDT sử dụng đòn giả đò, làm như không biết, hay đòn “gậy ông đập lưng ông”, bạn không nói thẳng ra thì tôi ngu gì mà trả lời thẳng, và ông đưa ra rất nhiều trường hợp, để chứng minh nhà thơ Mít lúc nào cũng làm thơ, nhưng thực sự mà nói, chẳng trường hợp nào ăn nhập đến câu trả lời, và ông cũng chẳng thèm trích dẫn một câu thơ, của những “đồng thi sĩ” hiện còn sống, cùng thời với ông, để chứng minh.

Về những bậc tiền bối như Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ… Gấu không có ý kiến. Ông thì làm thơ hát ả đào, ông thì làm thơ khóc bạn, những bài thơ được TDT trích dẫn, như thế, thì đều không liên can gì đến thơ, đến cái gọi là “yếu tính” của thơ, hay, “Why poetry matters”, như Tây phương thường gọi. Rimbeau làm thơ khi trẻ, rồi thôi, bỏ đi làm lái súng, thì kể như ông có hai cuộc đời, một đời làm thi sĩ, khi còn trẻ, và một đời làm lái buôn súng, khi lớn tuổi, hết còn tin vào thơ nữa, có thể nói như vậy.
Nhiều người khi lớn tuổi không làm thơ nữa... Đây là điều thường thấy ở bất cứ đâu”, quả có thế, nhưng không đúng với những nhà thơ thứ thiệt. Một nhà thơ thứ thiệt là làm thơ cho tới chết thì thôi không làm thơ. Cái chuyện in thơ thì lại khác.

Tuy nhiên khi TDT trích dẫn những nhà thơ VC, mà bảo rằng về già họ vẫn làm thơ, thì thật nhảm.
Chế Lan Viên, Nguyễn Ðình Thi về già, không hề làm thơ. TDT không đưa ra 1 bài thơ nào, thành ra khó nói, nhưng những bài thơ mà như Gấu này biết được của, Chế Lan Viên, khi về già làm, thí dụ bài ăn bánh vẽ, thì đó không phải là thơ, mà là sám hối, và như thế, cũng không liên quan gì đến thơ!
Ðừng lầm thơ với cái không phải là thơ.
Tại hải ngoại. Mai Thảo, cả đời "chạy trốn thơ", như TTT phán, cuối đời mới làm thơ, và là thứ thơ tự thán, và cũng là 1 trường hợp đặc biệt. Những ông khác, DTL thì “đúng là thi sĩ,” gần như chỉ có ông này là vẫn có những bài thơ hay, sau 1975.  
Còn mấy ông kia đóng vai thi sĩ, chứ ít làm thơ, lâu lâu, tất nhiên cũng són ra được 1 tí thơ, nhưng đều nhảm cả.

Có thi sĩ Mít cả một đời làm thơ, thực.
Như DTL.

Nhưng thuần là 1 thứ, thơ tán gái. Cũng 1 ông hoàng của tình yêu, như nhà thơ đàn anh của ông, là Hoàng Cầm.
Cả đời mê gái, OK.
Như GNV! (1)
Nhưng cả 1 đời chỉ dùng vào việc làm thơ tán gái, thì uổng đời quá!

(1) Bà xã NDT, lần đầu gặp Gấu, khi NDT đưa về nhà giới thiệu, nhà anh khi đó ở ngay dưới chân Ðài LL/VTD thoại/Quốc Tế, nơi Gấu làm việc, sau khi đọc Thời Gian, truyện ngắn đầu tiên viết cho Văn, còn trong dạng bản thảo, phán, anh đúng là nhà văn mê gái!

Cái câu vinh danh thơ thần sầu, là của Brodsky, và để vinh danh Akhmatova, và thời của bà:

Ở một vài giai đoạn nào đó của lịch sử, chỉ thơ mới hách xì xằng, mới bảnh tỏng, bởi vì chỉ có nó mới dám đương đầu với thực tại, bằng cách nén nó lại, thành một cái gì được ôm gọn vào trong lòng bàn tay, một điều gì đó mà cái đầu chịu thua không làm sao cất giữ được.

Điều Brodsky nói về thơ, Gấu lại nhận ra, khi áp dụng nó vào nhạc sến, những ngày tù Phạm Văn Cội, [Củ Chi], Đỗ Hòa, [Nhà Bè], và phát giác ra một điều, cái hồn của văn chương Miền Nam là ở trong một vài câu, một vài hình ảnh của nhạc sến!

Ngoài kia súng nổ đốt lửa đêm đen tầm đạn thay tiếng em!

Tuyệt, tuyệt!

Khi Gấu viết được những dòng về những ngày Mậu Thân và những trái hoả tiễn của VC, trong Những ngày ở Sài Gòn, đã nghĩ là "tuyệt bút", nhưng thua xa câu nhạc sến trên, vì cách viết của Gấu rõ ra là, "dụng công" quá, "cực" quá [tour de force], trong khi lời nhạc mới đơn giản làm sao.

Écho

Coetzee viết về Brodsky: Thi sĩ đòi cho thơ cái quyền giáo dục và cứu rỗi con người. Và nếu như thế, vị trí của ông, về vấn đề này, gần gụi với Cổ Athens, khi họ dậy nam sinh viên [không có nữ], thế chân vạc của âm nhạc [nhạc làm cho tâm hồn nhịp nhàng, hài hòa: to make the soul rythmical and harmonious], thơ, và thể dục.
Plato đạp đổ thế chân vạc, ba còn hai: nhạc nuốt thơ, và trở thành môn học chính về tâm thần và tinh thần [the principal mental/spiritual discipline].
Những quyền năng mà Brodsky phán, thuộc về thơ, có vẻ như thuộc về âm nhạc nhiều hơn, theo Coetzee. Thời gian là chốn đồng vọng, the medium, của nhạc hơn là của thơ: Chúng ta đọc thơ trên trang giấy in, nhanh cỡ nào tùy theo chúng ta thích hay không thích, trong khi chúng ta nghe nhạc, ở trong thời gian của riêng nó.
Thời gian của riêng nó, với nhạc vàng nhạc sến của Miền Nam, đúng là cái thời để yêu, để hát, và để chết!

Gấu này đã kể, về cái lần đầu nghe Tình Nhớ, của TCS, khi nó vừa mới ra lò, trong đêm khuya, khi đối diện với cái giường sắt lạnh lẽo nơi Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, và tưởng tượng ra rằng, có thể đứa em trai đã từng nằm, chính cái giường này, trước khi bỏ đi xa.
*
Bài viết thời để yêu, để hát, và để chết!, không hiểu có phải vì  biến cố 30 Tháng Tư mà đứng đầu liền tù tì hai tháng,  trong số những bài được đọc nhiều nhất.
Thừa thắng xông lên, Gấu bèn viết, về một thời để yêu, để hát, và - vì không chết - để đi tù... VC!
NKTV
*
Bài viết của TMT thật tuyệt, làm Gấu nhớ đến Hemingway. Ông khi đó, bị báo chí Mẽo coi là hết thời rồi, bèn lùi lũi chuồn về một xó ở Cu Ba, đối diện biển, và khi trở về, là cuốn Ngư ông và Biển cả. TMT bị độc giả VOA chê ỏng chê eo bài viết về Quán Chùa, về những đền thiêng VNCH bị tụi VC ngu dốt phá huỷ hết trơn hết trọi để xây Siêu Thị, bèn diện bích, nhập thất, và khi xuất hiện trình làng ‘tiếng dội về những tiếng dội’:

Cánh hồng rơi xuống vực
Tiếng dội vào nơi đâu
Người về nơi thăm thẳm
Tiếng dội trong hồn nhau.

TMT

Hai câu thơ đầu, chắc là từ ý sau đây:
Writing a book of poetry is like dropping a rose petal down the Grand Canyon and waiting for an echo.
Viết một cuốn thơ thì cũng giống như thả một cánh hồng xuống Grand Canyon, rồi đợi tiếng dội của nó.
DON MARQUIS

Cụm từ ‘tiếng dội về những tiếng dội”, Gấu thuổng của Akhmatova. Bà trước tác một chùm thơ, đặt tên chung là “Bài hát về những bài hát”, "Song about Songs" phải nói là thần sầu, trên TV đã post một số bài.
Nay nhân viết về Hoàng Cầm, tưởng cũng là một cách tưởng niệm ông, khi ông hoàng của thơ và của tình yêu, để cứu thơ và tình yêu, đành phải đầu hàng Cái Ác Bắc Kít, TV sẽ post toàn bộ, và cố gắng dịch.

Ý tưởng viết về nhạc sến của Gấu, là do đọc Akhmatova mà có, có thể nói như vậy.
Đúng ra là từ ý của Brodsky, trong bài giới thiệu tập thơ của Bà, mà khúc trên trích dẫn từ đó.

At certain periods of history it is only poetry that is capable of dealing with reality by condensing it into something graspable, something that otherwise couldn't be retained by the mind. In that sense, the whole nation took up the pen name of Akhmatova - which explain her popularity and which, more importantly enable her to speak for the nation as well as to tell it something it didn't know. She was, essentially, a poet of humanities: cherished, strained, severed. She showed these solutions first through the prism of the individual heart then through the prism of history, such as it was. This is about as much as one gets in the way of optics any way.

Ở một vài giai đoạn lịch sử chỉ có thơ là có thể trị được thực tại bằng cách nén nó lại thành 1 cái gì có thể nắm bắt được, một điều gì mà cái đầu chịu thua không thể gìn giữ. Theo nghĩa đó, cả quốc gia nâng niu bút hiệu Akhmatova - điều này giải thích tính phổ thông, đại chúng  của bà, và, quan trọng hơn, khiến bà có thể nói, nhân danh đất nước, vì đất nước, cũng như nói với đất nước, điều mà nó không biết. Cơ bản mà nói, bà là một nhà thơ nhân văn: được yêu thương, bị căng thẳng, bị chia lìa, [đấng con trai độc nhất không thèm nhìn mẹ]. Bà đưa ra những giải pháp này, đầu tiên là qua thấu kính của trái tim cá nhân và rồi sau đó, qua thấu kính của lịch sử. Ðó là tất cả những gì mà một con người có thể có được, theo đường hướng quang học.

Trong bài viết về Mai Thảo, nhân biết được cái nick Nhị, nhớ tới 1 trong những tùy bút hách nhất của ông, Tiếng Còi Trên Sông Hồng, và nhân đang đọc Fowles, nhà văn Hồng Mao, Gấu bèn chôm 1 đoạn trong một bài viết của ông.

Go on, run away, but you'd be far safer if you stayed at home.
(John Fowles trích dẫn Martial, nguyên văn: I, fugi, sed poteras tutior esse domi.)

Trong Tựa đề cho những bài thơ, Foreword to the Poems, John Fowles cho rằng cơn khủng hoảng của tiểu thuyết hiện đại, là do bản chất của nó, vốn bà con với sự dối trá. Đây là một trò chơi, một thủ thuật; nhà văn chơi trò hú tim với người đọc. Chấp nhận bịa đặt, chấp nhận những con người chẳng hề hiện hữu, những sự kiện chẳng hề xẩy ra, những tiểu thuyết gia muốn, hoặc (một chuyện) có vẻ thực, hoặc (sau cùng) sáng tỏ. Thi ca, là con đường ngược lại, hình thức bề ngoài của nó có thể chỉ là trò thủ thuật, rất ư không thực, nhưng nội dung lại cho chúng ta biết nhiều, về người viết, hơn là đối với nghệ thuật giả tưởng (tiểu thuyết). Một bài thơ đang nói: bạn là ai, bạn đang cảm nhận điều gì; tiểu thuyết đang nói: những nhân vật bịa đặt có thể là những ai, họ có thể cảm nhận điều gì. Sự khác biệt, nói rõ hơn, là như thế này: thật khó mà đưa cái tôi thực vào trong tiểu thuyết, thật khó mà lấy nó ra khỏi một bài thơ. Go on, run away... Cho dù chạy đi đâu, dù cựa quậy cỡ nào, ở nhà vẫn an toàn hơn.
Khi trở về với thơ, vào cuối đời, Mai Thảo đã ở nhà. Cái lạnh, trong thơ ông, là cái ấm, của quê hương. Của Nhị.

Theo nghĩa trên thì làm thơ chính là ở nhà, không đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.

Một bài thơ đang nói: bạn là ai, bạn đang cảm nhận điều gì; tiểu thuyết đang nói: những nhân vật bịa đặt có thể là những ai, họ có thể cảm nhận điều gì. Sự khác biệt, nói rõ hơn, là như thế này: thật khó mà đưa cái tôi thực vào trong tiểu thuyết, thật khó mà lấy nó ra khỏi một bài thơ.

Tuyệt.

Sở dĩ cõi thơ Mít mít đặc, chính là vì nhà thơ Mít mất mẹ mất cái tôi rồi.
Giả đò có cái tôi, thành ra làm thơ nhạt th
ếch là vậy.
Bạn th
ử sống thật, sống hết mình coi có làm thơ ào ào không?