*





Thơ mỗi ngày



Tình Buồn
Tô Hoài

Note: Thần sầu, tuyệt cú mèo, số dách...


Ghi chú trong ngày

*

NOTES ON A VOICE: W.G. SEBALD

From INTELLIGENT LIFE Magazine, Spring 2011 

The essential theme of W.G. Sebald’s books is memory: how painful it is to live with, how dangerous it can be to live without it, for both nations and individuals. The narrators of his books—of which “Austerlitz” and the four linked narratives of exile in “The Emigrants” are the most compelling—live in a state of constant reminder. Everything blends into everything else: places, people, their stories and experiences, and above all different times, which seep into each other and blur together, often in long, unmoored passages of reported speech. The narrator of “Vertigo” gives a concise account of this method: “drawing connections between events that lay far apart but which seemed to me to be of the same order”.
Sebald, born in Bavaria in 1944, spent most of his adult life as an academic in Britain. He died in Norfolk in 2001, after having a heart attack at the wheel of his car. He wrote in German, but worked closely with his English translators, Michael Hulse and Anthea Bell. In either language, his voice is mesmeric. 

Key decision: 

To invent his own hybrid form. Sebald’s main works blend travelogue and meditation, fiction with history and myth. They have a narrator who both is and is not Sebald himself: a spectral character who is sensitive, digressive and restless, compulsively peregrinating around Europe and its past. 

Strong points: 

Finding a voice to fit his preoccupations. His sentences are looping, reflexive, moving forward yet endlessly turning back on themselves. By the time he wrote “Austerlitz”, the last book he published before his death, Sebald had more or less dispensed with paragraph breaks altogether. This fluidity creates a feeling, as the character Austerlitz says of his own sense of history, that “time will not pass away, has not passed away, that I can turn back after it”—clauses that are themselves part of a much longer, circular sentence. This is a style that tries to unbury the dead through syntax. 

Golden rule: 

Obliqueness, or, as one critic put it, tact. Sebald’s prose is finely wrought yet unflashy. His punctuation is rarely more exotic than the comma; his vocabulary is unadorned. Similes are uncommon: he deals instead in a sort of luminous reality. As in style, so in content. Asked about his approach to the horrors of 20th-century history—his work circles the Nazi Holocaust as if it were a mountain—Sebald once said that his aim was to intimate “to the reader that these subjects are constant company; their presence shades every inflection of every sentence one writes”, without describing the camps and catastrophes directly. It is loss, rather than bloodshed, that his books lament. 

Favourite trick: 

Putting pictures into the text that subtly reinforce these themes. They are black-and-white, uncaptioned and unexplained—pictures of people, but also train tickets, restaurant receipts, maps and other relics. They seem to advertise the veracity of the stories they appear in, yet they are artful and calculated. The images are often poignant, at once bringing back forgotten people and confirming that they are irrevocably lost. They point up a question that is at the heart of Sebald’s work: why do we cling on to some things from the past while the rest of it escapes us? 

Role models: 

In the way it samples and fractures different subjects and stories, Sebald’s work is almost post-modern. Jorge Luis Borges is cited by some as a key influence on him. And yet his sentences are also plangently old-fashioned, sometimes reminiscent, for readers in English, of medieval periods. There are echoes of Thomas Malory and Thomas Browne and, in his dextrous weaving of complementary tales, of Ovid.

Typical sentence: 

Many of the finest are too long to cite, so this, from “The Emigrants”, will have to do: “And so they are ever returning to us, the dead.”

Vintage Classics reissue three of Sebald’s books this year: "The Emigrants",
March; "Rings of Saturn", April; "Vertigo", June


Nasa warns solar flares from 'huge space storm' will cause devastation

Exclusive: Britain could face widespread power blackouts and be left without critical communication signals for long periods of time, after the earth is hit by a once-in-a-generation “space storm”, Nasa has warned.

TIN MỚI, CHÍNH THỨC CỦA NASA

Người dịch: PHẠM VIẾT ĐÀO.

Các quan chức NASA đã chính thức thông báo, năm 2013 trái đất của chúng ta sẽ bị chấn động bởi một vụ nổ mặt trời do bởi nguyên nhân: mặt trời đã đạt tới cực đại của sự vận động nội tại của nó.

Vụ nổ này sẽ gây nên những thảm họa điện từ cho toàn thế giới. Tất cả các vệ tinh do con người phóng lên vũ trụ sẽ bị tê liệt, tất các các chuyến bay sẽ bị hủy bỏ, các máy phát điện sẽ nóng lên và toàn thế giới có khả năng sẽ chìm trong bóng tối.

Theo The Telegraph, các chuyên gia của NASA đã cho biết: Một cơn bão mặt trời siêu mạnh có khả năng gây nên những thảm họa lớn nếu con người không chuẩn bị có hình thức ứng phó.

Cơn bão mặt trời tạo nên những cơn song điện từ đến một cách bất ngờ như những tia chớp, có khả năng phá hủy bất cứ dụng cụ điện nào. Như vậy sẽ dẫn tới hệ thống an ninh của các quốc gia sẽ bị tê liệt trong một thời gian không xác định, hệ thống ngân hàng sẽ không hoạt động.

“ Chúng tôi biết thảm họa này đang tới gần nhưng không lường được hậu quả xấu của nó gây ra đến đâu. Tất cả các hệ thống thong tin liên lạc vệ tinh sẽ bị phá hủy hoàn toàn; các vệ tinh thám không sẽ bị hư hại và hệ thống máy tính toàn thế giới sẽ bị phá hỏng. Nhiều vùng đất sẽ không có điện…” Đó là tuyên bố của Giám đốc Cơ quan nghiên cứu mặt trời của NASA: Tiến sĩ Richard Fisher.

Trong cơn bão mặt trời, nhiệt độ của mặt trời sẽ vượt quá 5.500 độ bách phân…

TIN KINH KHỦNG: CHÂU ÂU CÓ KHẢ NĂNG SẼ BỊ HỦY DIỆT VÀO NĂM 2013

Telegraph vừa đưa tin: Các nhà khoa học vừa dự đoán về một thảm họa có thể xảy ra: một vụ nổ của mặt trời vào năm 2013 tại khu vực châu Âu.

Trong một cuộc họp báo Tiến sĩ Richard Fisher đã thông báo: sẽ có vụ va chạm của những tia sóng điện từ với một mức độ không thể lường định được. Rất nhiều nhà nghiên cứu cho biết ‘ “ “ vụ nổ mặt trời “ sẽ xảy ra vào năm 2013 khi mà trái đất có thể bị tiếng nổ cực mạnh này xô vào.

“ Khu vực xảy ra vụ nổ sẽ dẫn tới bị mất điện kéo dài. Sóng điện tử này sẽ lan tỏa điên cuồng như ánh chớp…” Đó là ý kiến của Tiến sĩ Richard Fisher.

Theo các nhà khoa học Anh, vụ nổ mặt trời sẽ rất mạnh có thể phá hủy toàn bộ hệ thống thông tin và gây hậu quả khủng khiếp đối với con người; nó có sức công phá mạnh tương đương với 100 quả bom Hidrogen…

Theo các nhà khoa học thì nếu vụ nổ mặt trời này gần quả đất thì rất nhiều quốc gia sẽ bị hủy diệt. Trong một cuộc họp báo Tiến sĩ Liam Fox đã thông báo: Nước Anh, Bắc Triều Tiên, Iran có thể có khả năng hứng chịu thảm họa này.

Vào năm 2013 vụ nổ mặt trời sẽ va chạm với trái đất và rất khủng khiếp; nó sẽ hủy diệt toàn bộ các vệ tinh do con người phóng lên vũ trụ và các con tàu thám hiểm không gian.

Theo các chuyên gia NASA thì toàn bộ máy móc điện tử sẽ bị hủy hoại, hệ thống ngân hàng, bệnh viện sẽ bị tê liệt, các trạm kiểm soát không gian chỉ còn là những cục gạch…

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh vừa tuyên bố tuần tới sẽ sang gặp các chuyên gia NASA trong một cuộc hội thảo để bàn cách hạn chế thấp nhất những sự phá hoại do vụ nổ mặt trời gây ra vào năm 2013.

“Chúng tôi biết chắc rằng thảm họa này sẽ xảy ra nhưng không lường trước được sự tàn phá của nó đến đâu”- Đó là ý kiến của Tiến sĩ Richard Fisher , Giám đốc của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA khi đề cập tới cơn bão mặt trời này…

*

Hơn 1 vạn con cá mập quây kín thành một lòng chảo khổng lồ trên biển

Hình ảnh đàn cá mập hơn 1 vạn con nhìn từ trên cao xuống
Một chuyên gia về cá mập tại Florida, James Abernethy, đã chứng kiến và ghi lại được hình ảnh đàn cá mập khổng lồ này. Ông cùng đoàn chuyên gia của mình đã sử dụng trực thăng và tàu bay để chụp lại những hình ảnh hiếm có này.

Blog 360 plus


TTT
22.3.2006 – 22.3. 2011

Ba Mươi Tháng Tư Đọc Thơ Thanh Tâm Tuyền

Đầu năm 78 ở Lào Kay lần đầu tiên nhận được thư nhà, biết tin anh đi xa. (Vợ tôi viết: "Bố nuôi của Thái đã về quê ngoại sống, không còn ở Sài Gòn nữa"), tôi như chợt tỉnh sau giấc hôn thụy. Bài Nhớ Thi Sĩ viết vào lúc ấy đề tặng một thi sĩ đã mất và gửi Anh, một thi sĩ lưu lạc khi chúng tôi nghĩ chắc không còn ngày gặp lại. Trong những lời thơ vẳng trong tôi bấy giờ có cả lời thơ anh.
Thanh Tâm Tuyền: Trong Đất Trời Nhau
Tưởng niệm Mai Thảo, tạp chí Thơ số Mùa Xuân 1998].

Bài nhớ thi sĩ

Nhớ Già Ung *
Gửi MT

Sáng nay thức giấc trong nhà giam
Anh nhớ những câu thơ viết thời trẻ
Bừng cháy trong lòng anh bấy lâu
u ám quạnh quẽ
Ánh lửa mênh mang buổi tình đầu
Mưa bụi rì rào
Gió náo nức mù tối
Trễ muộn mùa xuân trên miền cao
Đang lay thức rừng núi biên giới

Đã qua đã qua chuỗi ngày lạnh lẽo anh tự nhủ
Cũng qua cơn khô hạn khác thường
Tắt theo ngọn nắng chon von mê hoặc
đầu óc quái gở
Từng thiêu đốt anh trên đồi theo vào đêm
hành hạ anh đớn đau
Từ bao giờ anh đứng trân trối cô đơn
Hôn ám trời sơ khai nhìn qua song tù ngục
Hoang vu lời thơ ai reo hát cùng cỏ lá heo hút
Dẫn đưa anh về tận nẻo nguồn
chốn bình minh lẩn lút
(Bình minh bình minh anh kêu khẽ cảm động muốn khóc
Mai Mai xa Mai như hoa Mai về
tình thơ hôm nay)

Em, em có hay kẻ tội đồ biệt xứ
sớm nay về ngang cố quận
Xao xuyến ngây ngô hắn dọ hỏi bóng tối sâu thẳm
Đêm vây hãm lụn dần
Thủ thỉ mưa ru ngày khốn đốn
Em, soi bóng em hồn nhiên trên lối thời gian
Lặng lẽ anh gầy nhóm lửa tinh mơ đầm ấm.
Lào Kay 4/78
Vĩnh Phú 1/79
Thanh Tâm Tuyền, Thơ Ở Đâu Xa
 

Ghi chú của tác giả:
Già Ung: Giuseppe Ungaretti (1898-1970). Thi sĩ Ý.

Ghi chú của người sao lục:
Bài Nhớ Thi Sĩ của Thanh Tâm Tuyền, qua thi sĩ Nguyễn Hà Tuệ, còn là sĩ quan cải tạo, đã được nhạc sĩ Hồ Đăng Tín phổ nhạc, hát giữa bạn tù, tại trại Tân Lập K2.
Độc giả [Thính giả?] đầu tiên của bài thơ, là trại viên Nguyễn Chí Kham, như tác giả Nắng Hồng Phương Nam cho biết.
Trong đất trời nhau, là từ thơ Mai Thảo: Trong đất trời nhau mình vẫn gần. Biết tin anh đi xa, là để chỉ Mai Thảo đã vượt thoát. Quê ngoại là hải ngoại.
Hôn thụy, ngủ mê, như Gấu tôi được biết, là chữ của Tô Thuỳ Yên, khi chuyển từ "coma" [hôn mê] sang tiếng Việt. Trong một lần hai anh em ngồi Quán Chùa, TTT tâm đắc với từ này, và gật gù, 'luý' dịch từ này, hay thật!

*

Tại sao lại bỏ Hà Nội?’
“Tôi chán đây rồi. Sang bên ấy ở ẩn cho qua ngày.”
“Có chắc ẩn được hay không?”
“Không biết. Nhưng chắc được, ở ngay trong trường với các linh mục. Bên này nó nghi ngờ những liên lạc và hành vi của mình quá rồi.”
"Những liên lạc hành vi nào?” Đại hỏi ngạc nhiên.
“Một vài chỗ quen biết hoạt động nội thành, một vài chỗ các đảng phái khác, thư từ, sách đọc, công việc làm cũng đủ nó khó chịu, còn gì hơn?”
Tôi ngồi trên bực gạch. Đại trông thẳng mặt tôi nghiêm trang. Hắn móc túi lấy đưa cho xem một lá thư.
“Thư của người bạn ở chiến khu Trình Minh Thế.”
Tôi nhìn qua rồi trao trả Đại. Hắn vừa cất lá thư vừa nói:
“Tôi nghĩ rằng cho đến bây giờ không thể đi khác hơn được. Nó còn đúng. Mình còn phải nhắm mắt nhận lấy thân phận của giai cấp mình.”
Nó - Đại muốn nói về chủ nghĩa cộng sản. Tôi cầm lên cuốn sách của Đại để sang bên và trông vào tấm hình. Tôi nói:
“Tôi cũng nghĩ như thế nhưng tôi lại muốn nghĩ thêm chút nữa. Tôi không nghĩ đến thân phận giai cấp mình, tôi muốn nghĩ đến thân phận giai cấp khác, thân phận ngay chính giai cấp vô sản”
“Làm thế nào được khi đế quốc còn đủ nanh vuốt. Tôi không tin lực lượng thứ ba.”
“Tôi cũng không tin.”
Câu chuyện ngưng ở đấy như thường lệ.
Bếp Lửa

Chúng ta tự hỏi, cụm từ 'lực lượng thứ ba', chiến khu TMT, ở đâu ra?
Với Greene, tác giả Người Mỹ Trầm Lặng, là trên chiếc thuyền của Hùm Xám Bến Tre, trên đường về Sài Gòn.
Với TTT, tác giả Bếp Lửa

Mẩu đối thoại trên, ở Hà Nội.
Như thế chiến khu Trình Minh Thế, như được nhắc tới trong Bếp Lửa có lẽ chỉ là một cái tên phịa ra cho một vùng hậu phương, vùng kháng chiến, do Vẹm kiểm soát, so với vùng Tề?

Nhưng Trình Minh Thế, còn là một cái tên đại diện cho cái gọi là 'lực lượng thứ ba', trong Người Mỹ Trầm Lặng.

TMT là người, là đầu mối, để Pyle liên lạc. Theo Greene, TMT là người trách nhiệm vụ nổ bom trên đường Catinat. Mìn, thuốc nổ, Pyle cung cấp.
*
Ảnh hưởng của TMT là trung tâm điểm của cái cú tạo nên tác phẩm Người Mỹ Trầm Lặng. Ông là chất xúc tác làm bật ra những "nhiệm vụ đặc biệt" của Pyle. Greene xác nhận, cả trong giả tưởng lẫn không-giả tưởng, Xịa đã ngoéo tay với Thế, cung cấp cho Thế vật liệu thực hiện những hành động đen tối, ma quỉ. Điều này khiến Liebling của tờ Người Nữu Ước bực mình, "Có sự khác biệt giữa... gọi nhân vật không ưa, tuy rất nổi cộm của mình, là một tên khốn kiếp, với cái sự kết án anh ta là một kẻ sát nhân."
Greene, trong bức thư mở ra tác phẩm, nhắc tới sự kiện TMT bị bắn sau lưng, điều này cho thấy, có thể ông đã thay đổi cái nhìn đối với TMT.

Câu nói của Đại, và Tâm lập lại, "Tôi không tin lực lượng thứ ba", "Tôi cũng không tin", trong Người Mỹ Trầm Lặng cũng có, và cũng trong một cuộc đối thoại, giữa Pyle và Fowler. Anh già Hồng Mao nghi ngờ Pyle lậm nặng với Thế, cảnh cáo:
- Chúng tôi đám thực dân thuộc địa già, Pyle, chúng tôi cũng học được một tị, về thực tại, chúng tôi học được điều này, chớ đùa với diêm quẹt. Cái gọi là Lực Lượng Thứ Ba đó, nó bò ra từ một cuốn sách, không phải từ thực tại, Tướng Thế này chỉ là một tên tướng cướp với một vài ngàn đệ tử: ông ta không phải là một nhà dân chủ quốc gia....
-Tôi không hiểu anh định nói gì, Thomas...
-Ba cái xe đạp cài bom. Chúng là một trò tiếu lâm, ngay cả đã làm cụt giò một con người. Nhưng, Pyle, đừng tin những người như Thế. Họ làm gì được, trong cái việc kéo Đông Phương ra khỏi Chủ Nghĩa Cộng Sản. Chúng tôi rành mấy thứ đó quá mà.
-Chúng tôi?
-Đám thực dân thuộc địa cũ.
-Tôi lại nghĩ, anh không chọn bên.
-... Hãy mang Phượng về Mẽo. Quên Lực Lượng Thứ Ba đi.


gau

Rừng [Kinh Dương Vương], Nguyễn Ðình Thuần, Gấu, Ðặng Phú Phong
@ Phong's [2005]

“Tôi cũng thấy vui vì tác phẩm văn chương của tôi viết trong thời chiến
được những người ở thế hệ hậu chiến thưởng thức và lấy làm phim”.

 gau

@ Văn Hóa Magazine, 2005

Lúc đầu tưởng phim Đường kiến (đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa) vi phạm bản quyền truyện Đường kiến (tác giả Kinh Dương Vương). Té ra không phải. Không phải chuyện bản quyền, vì chuyện bản quyền vừa được xí xoá bằng một ly bia nóng giữa tác giả truyện và đạo diễn phim.
Nhân vật chính trong truyện Đường kiến là một anh lính Việt Nam Cộng Hoà, nhưng trong phim Đường kiến, anh lính Việt Nam Cộng Hoà bị xoá, thay vào đó là một anh lính Mỹ.
Và tại sao là Mỹ mà không phải Việt Nam Cộng Hòa?
Vì nếu để nhân vật chính trong phim là một anh lính Ngụy như trong truyện thì không ổn, tôi chưa thấy điều này xảy ra trong văn học và phim ảnh tại nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhà Ngụy, dinh thự Ngụy thì rất tốt, nhưng văn hoá phẩm của Ngụy thì vẫn bị cấm. Còn nếu được sử dụng thì bị cắt đầu cắt đuôi cho khớp với quan điểm chính trị của Đảng, rằng đã là Ngụy, nếu không đồi trụy thì nợ máu với nhân dân. Mà nhân vật trong truyện Đường kiến không đồi trụy, không gây nợ máu với nhân dân thì… không thể chấp nhận được?
Trong khi Hồ Chí Minh đã thúc giục: “Đánh cho Mỹ cút / đánh cho Ngụy nhào”, thì có nghĩa là bộ đội CSVN đánh nhau vừa với Mỹ vừa với Ngụy, chứ đâu phải chỉ đánh nhau với Mỹ. Hay là vì thằng Mỹ sắp trở lại, còn thằng Ngụy phải vĩnh viễn biến mất, cho nên nhân vật Ngụy trong văn học của thằng Ngụy không có lý do gì láng cháng trong phim?
Nếu có nhân vật thằng Ngụy láng cháng trong phim, chẳng hạn trong phim Sống trong sợ hãi (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, kịch bản Nguyễn thị Minh Ngọc và Bùi Thạc Chuyên), thì nhân vật thằng Ngụy biến thành công cụ thảm hại để khẳng định sự tất yếu cao cả của thằng Cộng. Sau khi thằng Ngụy quỳ xuống tự xỉ vả mình trước thằng Cộng, thì cuộc hoà giải giữa thằng Ngụy và thằng Cộng mới được chấp nhận?!
Còn chuyện tại sao tác giả truyện Đường kiến lại vui vẻ với phim Đường kiến, thì Thận Nhiên nói: “Thật là kẹt, vì đây là trường hợp nhà văn phản bội nhân vật!”
Có phải khi nhà văn phản bội nhân vật là khi nhà văn tự xoá vai trò nhà văn của mình?
Đạo diễn phim và Ban tổ chức/Ban giám khảo Cánh Diều Vàng sử dụng một tác phẩm của Ngụy rồi thay nhân vật Ngụy bằng nhân vật Mỹ. Tôi gọi đây là một thái độ thôn tính hay một kiểu chính trị du kích: phủi Ngụy bợ Mỹ.
NQC

VC có thể bắt tay với Mẽo, nhưng không thể với Ngụy, nhà văn không biên giới, nhưng Ngụy đâu phải là người, thì làm gì có nhà văn.
Ðây là chính sách của nhà nước. Không phải du kích chính trị.
Ðúng như NQC viết: Hay là vì thằng Mỹ sắp trở lại, còn thằng Ngụy phải vĩnh viễn biến mất, cho nên nhân vật Ngụy trong văn học của thằng Ngụy không có lý do gì láng cháng trong phim?
Mấy anh Mẽo phản chiến phải từ Mẽo qua VN bắt tay nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, thí dụ, rồi chụp vài pô hình kỷ niệm, chứ đâu có thì giờ mời Phan Nhật Nam cuối tuần ghé nhà tụi này chơi!
Cuối tuần ghé chơi, thì chỉ có đám WJC, và đám nhà văn VC lãnh tiền Xịa viết về Mít lưu vong!
Cái sự VC vờ nhà văn Ngụy phải được coi là cái nhục của VC, chứ đừng có nghĩ là Ngụy nhục, cũng như cái sự mê nghe nhạc Trịnh của VC, vậy.
Ðây là điều Heidegger viết ra, để xin lỗi triết gia bạn ông là Gabriel Marcel nếu Gấu không nhớ lộn: Tôi không dám đến nhà ông, vì không dám gặp bà vợ Do Thái của ông, vì cảm thấy nhục quá!

Thành thử không thể nào trút cái vụ đạo này, lên cá nhân đám làm phim, và lại càng không thể viết về thái độ của nhà văn KDV, “nhà văn phản bội nhân vật” như Thận Nhiên nhận xét được.
Tôi nghĩ KDV thật đạt, trong khi quyết định, nếu tớ có về, và nếu tớ có tình cờ gặp mấy em thì làm ly bia, là xong.

Cái “mô típ” chủ đạo của truyện ngắn của KDV đã được rất nhiều nhà văn sử dụng, nhất là mấy tay viết trinh thám, [nhờ kiến tìm ra xác chết giấu sau bức tường, thí dụ].
Liệu có thể lấy câu nói của Steiner để “trói voi bỏ rọ”: Cái sự sống sót thật đáng tởm, the unmerited scandal of survival [xì căng đan không thể xoa đầu của sự sống sót], trong đó có cả ông, nhờ ông bố khôn tổ cha, mà kịp xuống chuyến tầu chót rời Âu Châu, trước khi Nazi xâm lăngTẩy mũi lõ.

Giả như mấy tay làm phim thực sự “đạo”, thì đã không giữ nguyên cái tên truyện.
KDV bảnh thật, vì đã nhìn ra điều này, bởi vậy mà anh nói, thằng anh này phải cám ơn mấy chú em.
Chửi VC, OK, nhưng đừng chửi quá, tới cả những người có thiện tâm, thực sự mong muốn điều hòa giải.
Chúng ta cứ thử hỏi, nếu như đám làm phim không đổi tên Ngụy thành tên Mẽo, liệu có phim Ðường kiến?
NQT


Khi thực hiện phim Cuốn Theo Chiều Gió, David O. Selznick, nhà sản xuất phim tài hoa nhưng khó tính đã không hài lòng với bất cứ siêu sao nào của Hollywood đương thời để mời đóng vai Scarlett O’Hara. Hãng phim của ông đã tuyển lựa cả ngàn cô gái Mỹ cho đóng thử nhưng cũng không có kết quả. Cuối cùng vào phút chót, may thay và kịp thời (vì không thể chờ đợi thêm nữa) có người giới thiệu Vivien Leigh một nữ diễn viên Anh sống tại Luân Đôn chưa nổi tiếng, để vào vai Scarlett. Chọn diễn viên ngoại quốc đóng vai một nhân vật đã nổi tiếng trong một cuốn truyện best-seller về cuộc nội chiến Mỹ là một hành vi táo bạo và liều lĩnh, thậm chí khiêu khích, có thể đưa đến tình trạng phim bị tẩy chay. Nhưng vì nghệ thuật và muốn thực hiện một cuốn phim xứng đáng ngang bằng với biến cố lịch sử và cuốn tiểu thuyết nặng ký của Margaret Mictchell, nên D. O. Selznich—người chồng tương lai của Jennifer Jones—đã không ngần ngại. Kết quả, Cuốn Theo Chiều Gió đã trở thành tuyệt tác của điện ảnh thế giới chỉ có một không hai. Ashley Wilkes, chàng trai phong nhã Scarlett si tình, cũng do một tài tử Anh, Leslie Howard, đóng. Trong phim này cũng có cô gái điếm da trắng ở Atlanta tên Belle, một gái buôn hương có trái tim vàng.

NDT

Bạn NDT viết hơi bị nhảm về trường hợp Viven Leigh được chọn.
Trước đó, có 1 người giới thiệu em, nhưng không được chú ý. Ðến giờ chót, vẫn không tìm ra người đóng vai
Scarlett O’Hara, và đành cho quay, với 1 nhân vật tạm, đóng vai em.
Ðúng trong cái đêm quay phim đầu tiên đó, thì VL lọt vô tầm ngắm của đám săn người, vì em tò mò đến coi “thử, chơi”!
Giai thoại này thú vị lắm, G mới đọc trên tờ Ðiểm Sách London hay TLS, để lục coi, post cho độc giả TV “đọc thử, chơi”!

… dù bạn bè vẫn muốn in một cuốn thơ NĐT chơi nhưng tới nay tôi vẫn chưa gật.
NDT

Gấu nghi, NDT chưa gật, là vì biết tỏng, thơ của mình chẳng ra cái chó gì!

Chứng cớ:

Nhà thơ viết về 1 nữ thi sĩ như TMT, tuổi không thua NDT là mấy, mà kêu là “cô bé”, rồi “đọc thử chơi!”
Thi sĩ gì mà dùng từ nhảm như thế? NQT
*

Tham khảo:

… Cuối cùng, đề nghị ông Trụ nên có thái độ đúng đắn hơn khi tranh luận. Kiểu viết của ông: «không liên quan liên kiếc gì hết» vừa thiếu bình tĩnh vừa kém tự tin.
Lần sau, nếu ông tiếp tục như vậy, sẽ không ai trả lời ông.
DCT

Phúc đáp: Cụm từ "không liên quan liên kiếc" quả là bậy thật. Thành thật xin ĐCT bỏ qua cho.
NQT
Source

Những sai sót như “đọc thử chơi”, hay “một ngày”, ở một tay biên tập nhà nghề, rành rẽ tiếng Việt, thì đều nhận ra, và sẽ biên tập trước khi post. Clint Eastwood rút phim có cảnh sóng thần của ông ra khỏi Japan là vậy. Bài thơ Một Ngày đăng vào lúc này quả là một “bad taste”, nhưng 1 cách nào đó, lại gây ấn tượng mạnh hơn là giả đò đau khổ!
Hoặc đau khổ… quá chậm, như với NDT: Trước 1975, ông đâu có thèm để ý đến thời cuộc, VNCH, số phận Miền Nam như cả đám Trình Bày vốn như thế.
Liệu nhà thơ có cảm thấy tí ti ân hận, sau khi... "đi hết một đêm hoang vu"?

Về thơ.
Borges có 1 câu thật tuyệt, Gấu, mỗi lần đọc thơ của 1 tay lạ, là đều nhớ tới nó: Thơ được trao cho thi sĩ. Ðọc mấy đấng Mít Butor, NDT… toàn thứ tăm tiếng, nổi cộm của Miền Nam, G chưa tìm thấy, chỉ 1 câu của họ làm bật ra cái ý của Borges.
Ngài Mít Butor đa tài, nào sáng tác, y chang Butor, nào dịch, nào vẽ, nào làm thơ, nhưng xin thử đưa ra một bài ngửi được!

Quái đản nhất, là, Mít Butor rất thù G. Vậy mà G chẳng biết gì hết, mỗi lần gặp ở Quán Chùa là mừng mừng rỡ rỡ, chỉ đến khi ra hải ngoại, viết cho 1 tờ báo của một tay cựu giáo sư và, vì cái chuyện Gấu về VN bắt tay với VC, khiến tay này giận, bèn xì ra, mi tưởng mi là bạn thân, bạn quí của Mít Butor ư, tao hỏi xin bài cho báo, ông ta nói, ta không hề viết báo nào có thằng khốn Gấu cộng tác!
Chỉ đến lúc đó, G mới ngớ người ra, và, sau đó, được 1 văn hữu cho biết, ông Mít Butor này là dân Trung Kít, có thể còn vì vậy, nữa.
Trung Kít làm sao ưa Bắc Kít ?
Ðâu phải tự nhiên mà VP viết cả 1 bộ VHTQ chỉ để “ai điếu” nhóm Sáng Tạo!
Chỉ đến lúc đó, G mới biết ông ta là Trung Kít, vì dù quen biết lâu, nhưng không để ý đến điều này!
Mà để ý làm chó gì cơ chứ!
*

Cảm đề “Ði cho hết một đêm hoang vu”, của… GNV & Borges:

EPILOGUE
Through the years, a man peoples a space with images of provinces, kingdoms, mountains, bays, ships, islands, fishes, rooms, tools, stars, horses, and people. Shortly before his death, he discovers that the patient labyrinth of lines traces the image of his own face.
-Jorge Luis Borges
Qua năm tháng, con người phủ lên một miền không gian, với hình ảnh của những thành thị, xứ sở, sông núi,… người ngợm.
Chỉ đến khi nhận chiếc vé đi chuyến tầu suốt, thì người đó mới hiểu ra rằng, cái mê cung chậm rãi, chằng chịt những đường nét đó, vẽ nên bộ mặt của chính mình.
[Trong “Nói chuyện với Borges”, Conversations with Jorge Luis Borges, của Richard Burgin, nhà xb Avon Books]

Với NDT, có thể là bộ mặt của một ông chống VC hơi bị muộn?

Với PCT, theo GNV, là phát giác của ông về một giấc hôn thụy, như là bộ mặt của chính mình!

Có thể vì vậy mà ông mới thách nhà phê bình BVP, như sau đây cho thấy:

Anh lại vừa lên đường rồi, phải không? Lại làm một màn somnambule ballad mà anh từng thách tôi dịch ra tiếng Việt theo thể điệu của Federico García Lorca. Và tôi đã dịch cái tựa đề này thành "Rong khúc mộng du". Bây giờ thì chính anh lại đang thực hiện một cuộc đi chơi rong đầy tính cách mộng mị như vậy!
BVP/DM

TTT, phải đến khi đi tù VC, và, đúng vào lúc nghe tin Mai Thảo đi thoát, thì mới bừng tỉnh giấc hôn thụy.

Ruth Franklin viết, trong The Long View: Theo cái nhìn ý thức hệ của Adorno, “ăn theo” số phận nạn nhân thì thật đại nhảm, cố gắng áp đặt hài hòa nghệ thuật lên Lò Thiêu là mạo hóa, ngụy tạo, làm thơ dưới bóng của nó là biểu dương sự suy đồi của văn hóa trưởng giả. Nhưng với Adler, một kẻ sống sót Lò Thiêu, bắt đầu viết văn, làm thơ khi bị đầy vô LT, toan tính đưa [assimilate] sự ghê rợn của trại tù vào nghệ thuật, thì cần thiết – không phải chỉ vì đây là một sắc thái thiết yếu, cơ bản của tác phẩm của cuộc đời của ông, nhưng nó còn là một cách tái nắm bắt trọn kiếp nhân sinh của riêng ông, sau cơn đại họa.

“Cái bóng kế cận Hitler làm nên tôi”. Sở dĩ Steiner viết như thế, là vì xém 1 tí là ông bị Hitler tóm được và đẩy vô Lò Thiêu!

Bất cứ 1 anh chị Mít Nam nào, thoát ra được hải ngoại sau ngày 30 Tháng Tư, thì đều có thể phán như Steiner.
TMT lại càng có quyền phán như thế. Cái “tâm sự” “cưới vừa xong là anh đi”, là của TMT. Bà có quyền làm thơ ca ngợi cuộc đời thứ nhì này, nhờ quê hương thứ nhì mà có, được lắm chứ. Cái sự bực mình của NDT có cái gì bất thường, bởi vì ông không thấy gai gai khi đọc bài thơ Một Ngày, vào những ngày Sóng Thần, mà có vẻ như ông bực, vì sao bà này hạnh phúc quá! Y chang lũ đàn ông đã từng quen biết Marilyn Monroe: Men, perhaps jealous of her fame, said unkind things.
Chán thật

Ðọc đoạn BVP viết, trên đây, GNV này không hiểu, PCT thách ông ta dịch cái tít, hay là cả một bài ballad [của ai?], qua tiếng Việt, theo điệu Lorca?
Không lẽ dịch, chỉ cái tít, gồm hai từ, thành 1 điệu thơ Lorca?
Cái tít, như thế, dịch “mot-à-mot”, như thế, thì đâu có gì để khoe?
*

Theo Gấu, có một cái gì đó nối kết nhà thơ và nhà phê bình, đó là, cả hai nhìn ra cái khác thường trong cái bình thường, cái giống nhau giữa hai sự vật tưởng không chút liên hệ, và đây là điều mà Koestler nhìn thấy ở những nhà khoa học, qua tnhững khám phá, phát minh này nọ.

Michel Foucault phân biệt, Kẻ Vẫn Thế và Kẻ Khác, Le Même, LAutre, và đưa ra nhận xét:
Nhà thơ nhìn ra cái giống nhau giữa sự vật, mà “kẻ vẫn thế”, là thường nhân chúng ta, không thấy; còn Kẻ Khác, hay tên điên, là kẻ nhìn cái gì cũng giống cái gì hết!

Archimedes nhìn ra liên hệ giữa "bỏ 1 vật vô trong nước", thì, "nước dềnh lên", và từ đó khám phá ra luật tỉ trọng.
Einstein nhìn ra vật chất là 1 dạng của năng luợng, và từ đó ra công thức e = mc2, và từ đó, ra bom nguyên tử.  

Hai đấng phê bình Mít hải ngoại, một, Thầy Cuốc, mỗi lần phê bình là đưa ra 1 lời phán khủng.
Lời phán khủng này, là 1 định luật giống như bên vật lý vừa nói ở trên, nhưng tội thay, đếch có chứng minh, để bảo chứng cho nó.
VP là nhà văn thế kỷ 20. Chấm hết.
Nhà văn lưu vong viết như 1 thằng cha bị bịnh bạo dâm, hành lạc trong bất lực gì gì đó.
Nhưng Thầy không trình ra 1 đấng như thế để chúng ta chiêm ngưỡng!

Còn Thầy Phúc, mỗi lần viết phê bình là mỗi lần Thầy làm... thơ xuôi!

Thầy viết về TMT, những dòng kiệt tác, nhưng khó mà coi là “phê văn”:

Có sự trộn lẫn của thực tại với hồi ức, của cuộc đời hằn xé với những mộng tưởng thanh xuân. Có nắng mưa, gió sóng, cùng những bụi bặm, náo động của cuộc đời. Nhưng cũng có, trong những dòng văn chân thật ấy, những khoảng thinh lặng cần thiết và ấm áp của tình người.

Về TCS:

Những sự mất mát trong đời sống đã mở mắt cho Trịnh Công Sơn thấy được cái vô thường của đời này. Nỗi ám ảnh về cái chết, về sự mất mát, về tính vô thường của đời sống, luôn luôn là một ám ảnh theo sát Trịnh Công Sơn từ những ngày anh còn khá trẻ. Có lẽ vì là một người sống ngay trong một thành phố mà lúc nào bom đạn cũng bủa vây tứ phía, được nhìn tận mặt chiến tranh, nghe và thấy cái chết một cách quá rõ nét trong cuộc đời, Trịnh Công Sơn đã có những cảm nhận sâu xa về những cái mất còn của đời sống. Cuộc chiến đã dựng lên những cận ảnh tang tóc và kinh hoàng ngay trong những thành phố mà anh đã từng sống với. Cái còn hay mất của tất cả mọi thứ, kể cả tình yêu, trong chiến tranh, cũng là một điều mà con người phải kinh nghiệm và chấp nhận. Hạnh Phúc hay Bất Hạnh. Nỗi Buồn hay Niềm Vui. Khổ Ðau hay Hoan Lạc. Tất cả chỉ là hai mặt sấp ngửa của Cuộc Ðời. Từ đó, người nhạc sĩ nhận ra rằng….
BVP

Những câu văn theo kiểu huề vốn, áp dụng cho bất cứ một ai ở Miền Nam vào thời gian đó, cũng đặng, vậy mà cũng có kẻ bắt chước, để bị nghi là đạo văn.
Chính những câu văn như vậy, có thể đã là lý do khiến Ngài Roland Barthes phán, hỡi mấy ông mấy bà tác giả huề vốn kia ơi, hãy chết hết đi cho rồi, để cho cái tên độc giả xuất hiện! 

Về PCT :

Và rồi mặt trời hôm ấy đã rớt trên hồ nước sóng sánh hơi thu trước mặt anh và tôi ở Newport Beach. A, Le soleil cou coupé.* Anh nói, nhớ lại một câu thơ loang máu hiện đại của Apollinaire. Một câu thơ tàn bạo trong hình ảnh và ấn tượng, và xuất sắc trong diễn tả tâm trạng. Còn tôi thì nói, đó là một thứ "L’Isolé Soleil" ** của Daniel Maximin mang đầy âm điệu jazz ngẫu hứng. Cái tên tiểu thuyết này, "L’Isolé Soleil" cũng tạo một hiệu ứng âm học thật đặc biệt: những âm [l] chòng chành, lung linh sóng sánh, bọc lấy những âm [z] (trong "L’Isolé" ) và [s] (trong "Soleil" ). Nó tạo nên một ấn tượng rung, một hình ảnh nhảy múa sóng sánh của mặt trời. Cuốn sách chứa đựng bi kịch, huyền thoại, lịch sử, chính trị, v.v… của các đảo xứ vùng West Indies. Nhưng, trên hết, đó là âm nhạc. Mặt trời kia, nó đang sóng sánh trên dòng nước đỏ. Đó chính là một sự điên dại dịu dàng. Và chúng ta cùng cười phá lên vì những liên tưởng đầy chất man dại của mình.
Mây vẫn đang bay ngỗ ngược trên trời. Và chim, quá nhiều chim, cũng còn bay xao xác trong mầu chiều hồng thẫm.
BVP 

Ðọc, đã con ráy, điếc con tai, mặt trời phê quá, chặt cụt luôn cái cổ của nó, và cùng những đám mây ngỗ ngược rớt xuống trên mặt hồ sóng sánh hơi thu…  ơ mà không phải, vưỡn còn ông mặt trời riêng lẻ kia kìa!
*

Gấu này đâu có gì hận thù với Thầy Phúc, và luôn cả Thầy Cuốc, độc giả TV cũng nhận ra điều này, [viết bằng cái giọng tưng tửng, mắc cười, có 1 vị còn viết mail, cho biết, đọc, không làm sao không bật cười!]
Thù hận chi đâu.

Nhưng phải viết ra, may còn kịp!
Không phải cho Gấu, tất nhiên!

Ngược hẳn lại, là cái giọng thật thâm thù, thật vô học, của những kẻ thù của Gấu, nào "có mấy NQT”, “cho xin tí xái”, “mấy lời”, “nằm gầm giường hay sao mà biết”, “thằng già bướng bỉnh, tên gấu chó… “

Lại làm một màn somnambule ballad mà anh từng thách tôi dịch ra tiếng Việt theo thể điệu của Federico García Lorca.
BVP

Một màn thì làm sao dịch ra tiếng Việt được, mà phải là từ “somnambule ballad”.
Và, nếu là cái từ này, thì làm sao dịch ra tiếng Việt theo thể điệu Lorca?


PCT ra đi


Mémoirs