*




Về Nhà

*

Phóng Sinh & Cầu An

*

Pessoa



Tuổi thiên tài


Tribute to Koestler


Kỷ niệm, kỷ niệm

A Loyal Character Dancer có một kết thúc có hậu, không ‘thê lương’: người nữ văn công, ‘tiếng hát át tiếng bom’ của TQ được cứu chuộc nhờ thơ ca, và qua nó, là mối tình thuở học trò, khi cô còn đang ở đỉnh cao của danh vọng, một Nữ Hồng Vệ Binh trung kiên, một nữ hoàng nhan sắc… Và người yêu cô, thầm lén, lẽ dĩ nhiên, là con của một tay thuộc phía kẻ thù của nhân dân. Cái đoạn 'kể trong đêm khuya' sau đây, của anh chàng si tình, là một trong những trang đẹp nhất của cuốn truyện: 

Liu entered high school in 1967, at a time when his father, an owner of a perfume company before 1949, was being denounced as a class enemy. Liu himself was a despicable "black puppy" to his schoolmates, among whom he saw Wen for the first time. They were in the same class. Like others, he was smitten by her beauty, but he never thought of approaching her. A boy from a black family was not considered worthy to be a Rep Guard. That Wen was a Red Guard cadre magnified his inferiority. Wen led the class in singing revolutionary songs, in shouting the political slogans, and in reading Quotations from Chairman Mao, their only textbook at the time. So she was real: more like the rising sun to him, and he was content to admire her from afar.
That year his father was admitted to a hospital for eye surgery. Even there, among the wards, Red Guards or Red Rebels swarmed like raging wasps. His father was ordered to stand to say his confession, blindfolded, in front of Chairman Mao picture. It was an impossible task for an invalid who was unable to see or move. So it was up to Liu to help, and first, to write the confession speech on behalf of the old man. It was a tough job for a thirteen-year-old boy, and after spending an hour with a splitting headache, he produced only two or three lines. In desperation, clutching his pen, he ran out to the street, where he saw Wen Liping walking with her father. Smiling, she greeted him, and her fingertips brushed against the pen. The golden top of the pen suddenly began to shine in the sunlight. He went back home and finished the speech with his one glittering possession in the world. Afterward, he supported his father in the hospital, standing with him like a wooden prop, not yielding to humiliation, reading for him like a robot It was a day that contained his brightest and blackest moment.
Their three years in high school flowed away like water, ending in the flood of the educated youth movement. He went to Heilongjiang Province with a group of his schoolmates. She went to Fujian by herself. It was on the day of their departure, at the Shanghai railway station, that he experienced the miracle of his life, as he held the red paper heart with her in the loyal character dance. Her fingers lifted up not only the red paper heart, but also raised him from the black puppy status to an equal footing with her.
Life in Heilongjiang was hard. The memory of that loyal character dance proved to be an unfailing light in that endless tunnel. Then the news of her marriage came, and he was devastated. Ironically, it was then that he first thought seriously about his own future, a future in which he imagined he would be able to help her. And he started to study hard.
Like others, Liu came back to Shanghai in 1978. As a result of the self-study he had done in Heilongjiang, he passed the college entrance examination and became a student at East China Normal University the same year. Though overwhelmed with his studies, he made several inquiries about her. She seemed to have withdrawn. There was no information about her. During his four years at college, never once did she return to Shanghai. After graduation, he got a job at Wenhui Daily, as a reporter covering Shanghai industry news, and he started writing poems. One day, he heard that Wenhui would run a special: story about a commune factory in Fujian Province. He approached the chief editor for the job. He did not know the name of Wen's village. Nor did he really intend to look for her. Just the idea of being somewhere close to her was enough. Indeed, there's no story without coincidences. He was shocked when he stepped into the workshop of the factory.
After the visit, he had a long talk with the manager. The manager must have guessed something, telling him that Feng was notoriously jealous, and violent. He thought a lot that night. After all those years, he still cared for her with unabated passion. There seemed to be a voice in his mind urging: Go to her. Tell her everything. It may not be too late.
But the following morning, waking up to reality, he left the village in a hurry. He was a successful reporter, with published poems and younger girlfriends. To choose a married woman with somebody else's child, one who was no longer young and beautiful-he did not have the guts to face what others might think.
Back in Shanghai, he turned in the story. It was his assignment. His boss called it poetic. "The revolutionary grinder polishing up the spirit of our society." The metaphor was often quoted. The story must have been reprinted in the Fujian local newspapers. He wondered if she had read it. He thought about writing to her, but what could he say? That was when he started to conceive the poem, which was published in Star magazine, selected as one of the best of the year.

*
*

*

Vớ được cuốn trên, tại một tiệm sách ở Mường Luổng!
Ấn bản 2009, của tác phẩm đầu tay, 1962, của ‘thi sĩ của chuyện điệp viên' của thời kỳ chiến tranh lạnh
.
Gấu có mấy cuốn, trên, rồi, cả bản tiếng Anh, lẫn tiếng Pháp, vì cứ lăm le dịch, hoài.
Nhưng cuốn mới nhất, quả là thần sầu, vì có thêm, bài viết của tay làm cái bìa, và của chính tác giả, về cuốn đầu tay của ông

Gấu có tí kỷ niệm, chung với Mai Thảo, hồi còn Quán Chùa, về Len Deighton, qua nhân vật đóng vai chính trong cuốn truyện trên, Michael Caine.

Khán giả ghiền xi nê tại miền nam trước 1975, nhất là lớp người như tôi, làm sao không biết tới Ngài Michael Caine cho được cơ chứ! Không chỉ vì ông đóng phim "hay", mà còn vì đề tài những phim ông đóng. Người viết còn nhớ, đã từng trải qua gần một buổi sáng, bên ly cà phê nguội ngắt vì mải nói chuyện, với một "ông bạn", cũng dân ghiền xi nê, và cũng ghiền những phim trinh thám, và cũng mê cách đóng trò điệp viên lù khù của Michael Caine. Ông bạn nhà văn đàn anh... Mai Thảo!
Vào thập niên 1950, Michael Caine đã là một diễn viên điện ảnh, nhưng phải đợi tới phim "Hồ Sơ Ipcress", xuất hiện năm 1956, ông mới trở thành một diễn viên hàng đầu của Anh, một vị trí mà ông giữ mãi tới hai chục năm, với những phim nổi tiếng chẳng kém, như Đám Tang Của Tôi Tại Berlin... rồi sau đó, ông lu mờ dần, nhưng với khán giả miền nam, ông luôn luôn, và chỉ là tay điệp viên lù khù của Hồ Sơ Ipcress, và Đám Tang Của Tôi Tại Berlin.
Mai Thảo, tôi, và những khán giả ghiền xi nê tại sài Gòn những năm "đó đó", chúng tôi chỉ biết Hồ Sơ Ipcress qua cái tên tiếng Tây, là "Nguy Hiểm Tức Thời" (Danger Immédiat). Như tất cả những phim Mỹ, chúng tới miền nam Việt nam qua ngã Paris, nghĩa là đều nói tiếng Tây, đều có một cái tên Tây. Thí dụ những phim cao bồi mà khó ai có thể quên nổi như Shane, biến thành Người của những thung lũng mất tích, L’homme des vallées perdues, với anh chàng bồi lùn tịt Alan Ladd (?), High Noon: Còi xe lửa thét ba lần, với Gary Cooper – một trong những nhân vật người hùng đại diện cho nam tính của người Mẽo, còn có John Wayne, Humphrey Bogart... - và cô đào Grace Kelly, sau thành bà hoàng Monaco, và lẽ dĩ nhiên, làm sao quên nổi, bản nhạc "Do not forsake me, oh my darling" (lời Pháp, Et toi aussi, tu m’abandonnes: Cả em nữa, cũng bỏ anh sao?), với tiếng hát đầy chất người hùng chăn bò (cowboy), của Frankie Laine.
Nguy Hiểm Tức Thời, Đám Tang Của Tôi, hai phim nổi tiếng do Michael đóng, đều dựa trên tác phẩm của Len Deighton, một nhà văn chuyên viết truyện điệp viên người Anh, và đề tài của ông, là về cuộc chiến tranh lạnh. Ông nổi tiếng chẳng kém gì một nhà văn Ăng Lê cũng chuyên viết truyện điệp viên là John Le Carré và đó cũng là lý do tại sao Mai Thảo và tôi cùng mê.
Chúng tôi hay ngồi uống cà phê tại quán Cái Chùa ở đường Tự Do, Sài Gòn. Sở làm của tôi gần đấy. Mỗi buổi sáng, tôi phải ghé sở thật sớm, coi có việc gì dành riêng cho tôi, mà thường là không (bởi vì "ca chính" là vào buổi trưa), bởi vậy, liền sau đó, thay vì về nhà, tôi ghé quán Cái Chùa. Còn Mai Thảo, ghé gặp tôi, là để lấy bài cho tờ Vấn Đề, hoặc để kiếm một chỗ ngồi, viết vội cho xong mấy trang fơi ơ tông, cho một nhật báo, hoặc để chờ những ông bạn khác, của cả hai, sẽ lục tục tới sau đó.
Trong nhóm Sáng Tạo, Mai Thảo là người đi ra nước ngoài sớm nhất, tuy cũng trải qua hình như là ba niên, sống "chui", trong khi chờ "dịp may". Những người kia còn ở tù, hoặc ở trong trại cải tạo. Chi tiết về những ngày sống chui, đã nhiều người kể rồi, và dù không có người kể ra, những độc giả của ông cũng đoán ra được, từ cuộc sống chui của họ. Khi người viết ra được ngoài này, ông còn sống, nhưng không có dịp gặp lại. Những ngày trước 1975, tuy thường gặp, nhưng thật khó mà là bạn thân, một phần ông đã có địa vị trong giới viết văn, một phần do "ngần ngại", ở cả hai phía.
Có thể vì các bạn ông đều ở tù, rồi cả nước ở tù, cho nên những ngày đầu, ông "chống cộng thẳng thừng", nghe nói còn tuyên bố, không thèm đọc những gì từ phía những nhà văn cộng sản. Thái độ đó có thể còn là do hình ảnh vẫn còn đọng lại mãi trong ông, khi giã từ Hà Nội: "Phượng nhìn xuống Hà Nội, vực thẳm ở dưới đó." (Đêm Giã Từ Hà Nội).
Nhưng trong thâm tâm, ông không thể nào quên thành phố đó, tôi tin như vậy.
Tôi nhớ một lần, ngồi ở quán Cái Chùa, nhân nói chuyện di cư (nghĩa là tại sao rời bỏ Hà Nội), ông cho biết, "Thì mình tính, chỉ sau hai năm là tổng tuyển cử, là thống nhất, thế là đi, biết chắc một điều, lời được hai năm."

Ngẫm nghĩ một hồi, ông gật gù, "Vậy mà lời hơn nhiều".
Tuy nói "lời", nhưng nghe thật bùi ngùi.
Lần trở lại Hà Nội, tôi được một nữ thi sĩ kể cho nghe, về lần gặp Mai Thảo, nhân chuyến ghé thăm Tiểu Sài Gòn.
"Vừa nghe tiếng nói thốt lên, ông đang thiu thiu, ngồi nhỏm dậy, hỏi:
-"Ai đó?... Lâu lắm mới được nghe giọng Hà Nội".
Người Mỹ trầm lặng

Nhưng tí kỷ niệm, với bà giáo già người Canada, những ngày đầu tới xứ lạnh, học ESL, mới thật là tuyệt.

Happy birthday, Len Deighton: we need you now more than ever

Chúc mừng sinh nhật, Len. Tụi này quá cần bạn vào lúc này.

"It was the morning of my hundredth birthday." So begins Len Deighton's Billion Dollar Brain, published in 1966. Yesterday Deighton himself turned 80. Last year, the centenary of Ian Fleming saw a resurgence of interest in James Bond's creator – could it be Deighton's turn?
HarperCollins has announced that it will reprint eight of his novels this year, including The Ipcress File, Funeral in Berlin and Billion Dollar Brain, all with new introductions by the author. Quentin Tarantino has also said he is contemplating filming the Game, Set and Match trilogy, featuring Deighton's embattled British agent Bernard Samson.
Now is the perfect moment for a Deighton revival. In the current political climate, his novels – particularly his cold war spy stories – act as a refresher course in what happened last time round. Unlike John le Carré's work, they don't make for bleak or melancholic reading, and are often rather jaunty in tone. But running through them is a deep mistrust and cynicism of the powers that be. His protagonists are anti-authoritarian, laconic, past their best, bitter and seething at the absurdity of their business.

Gấu có vài kỷ niệm về tay này, cùng với Mai Thảo, và Quán Chùa, và Sài Gòn.
Đã kể ra trong Tản mạn về phim & Những ngày ở Sài Gòn

Và có một kỷ niệm về ông, những ngày mới tới xứ lạnh, đi học ESL, và bà giáo già, khi thấy Gấu cặp theo một cuốn của ông, đã nói, tôi mê tay này lắm, không ngờ lù khù, lớ ngớ, ngớ ngẩn, không rành tiếng Anh, như anh, mà cũng mê ông ta!
Quả là thế thật! Ấy là vì bà gọi Gấu lên lau cái bảng, mà Gấu ngớ ra, chẳng hiểu bà nói gì!
Len được coi là thi sĩ của những câu chuyện điệp viên.
NKTV

Trong bài viết trên Guardian, có kể những truân chuyên của tác phẩm đầu tay của ông, luôn cả cái xen mở ra The Ipcress File.

Deighton reinvented the spy thriller, bringing in a new air of authenticity and playing with its form. He added footnotes and addenda on arcane (but always interesting) aspects of espionage, and mocked the genre's conventions. His first novel, The Ipcress File, was framed as a story told by the narrator to the Minister of Defence, who is cut off sharply when he tries to elicit an elaboration of a point:

''It's going to be very difficult for me if I have to answer questions as I go along," I said. "If it's all the same to you, Minister, I'd prefer you to make a note of the questions, and ask me afterwards."
"My dear chap, not another word, I promise."
And throughout the entire explanation he never again interrupted.

In an excoriating essay written in 1964, Kingsley Amis suggested that the reason for this was that the minister had fallen asleep. But later he changed his mind somewhat: in a letter to Philip Larkin in 1985, he wrote that Deighton's work was "actually quite good if you stop worrying about what's going on".

Deighton's complex plots may be a reason why he is not more widely read today, in a world where we are impatient to cut to the chase, unmask the villain and move on to the explosive finale. Even at the time, Amis wasn't alone in being befuddled: Deighton initially submitted The Ipcress File to Jonathan Cape, Ian Fleming's publisher, but after they asked him to simplify the plot he took the manuscript to Hodder & Stoughton. Their edition became a huge bestseller, bigger than Hodder had prepared for, and Deighton went back to Cape, who published his second novel, Horse Under Water. It sold 80,000 copies in two days. Deighton was feted as the poet of the spy story, the new Fleming, the anti-Fleming, and much more besides. Soon, the film world came knocking. Harry Saltzman produced three films from Deighton's work, and Michael Caine rocketed to world fame as the bespectacled, gourmet-food-loving cockney spy Harry Palmer.

Ông ta thêm cho nó, tiểu thuyết điệp viên, những tiểu chú!
Tuyệt!
Gửi Thầy Cuốc, với Best Regards!
Gấu



 Ô nhục ư?

Note: Viết như thế này, thì đúng là ô nhục!
NQT

Đâu chỉ Nick Ut?
Đây là bức hình được Pulitzer của Faas

*
Người cha ôm xác con hỏi lính VNCH: Tại sao?
Nguồn

Vào những năm mới lớn, sắp sửa bước vào đời, nghĩa là sắp sửa được chiến tranh và thần chết ngấp nghé, đánh tiếng…. Gấu đọc sách, đọc Sác, Camù… là để chạy đua với ‘lũ khốn nạn’ đó, coi mày nhanh, hay tao nhanh hơn.
Tất cả những cái đọc của Gấu, thời kỳ đó, là để tìm hiểu coi tại sao sống, tại sao chết, tại sao yêu... BHD đến như thế!
Hà, hà!
"Mỗi thời đại, con người tự chọn mình khi đứng trước tha nhân, tình yêu, và cái chết." (Sartre, Situations).
Sở dĩ đám Gấu ngày nào, mê hiện sinh, cơ cấu…vân vân và vân vân, là vì chúng liên quan trực tiếp đến đời sống của đám Gấu, liên quan đến cuộc chiến, đến.. tha nhân, đến cái chết.. đúng như Sartre phán.
Gấu đã viết ra điều này trong bài viết Một người anh:

Khi đó Dương Nghiễm Mậu, với truyện ngắn "Rượu chưa đủ", đăng trên Sáng Tạo bộ mới đang là một xôn xao trong đám chúng tôi, những đứa trẻ vẫn mơ hồ hy vọng, con đường độc nhất để thoát ra khỏi cuộc chiến, để đừng bị nó huỷ diệt một cách tức tưởi, chỉ là con đường văn chương. Khi tôi viết "Những con dã tràng", chủ yếu là để giải tỏa cơn đau do Kẻ Xa Lạ gây nên, và tuy hứa với lòng mình, đó là con đường phải chọn, nhưng chưa phải lúc này. Tôi vẫn nghĩ, phải học đã, rồi muốn gì thì muốn. Vả lại khi đó đam mê đọc mạnh hơn nhiều. Đọc hối hả, đọc ngày, đọc đêm, đọc bất cứ cái gì vướng vào mắt. Đọc như để chạy đua với chiến tranh. Hơn nữa, sách tiếng Pháp loại bỏ túi, chương trình Thông tin & Văn hóa, IC (Information & Culture), được chính phủ Pháp tài trợ cho nên giá rất rẻ, để "cạnh tranh" với văn hóa Mỹ, theo suy nghĩ của A. Malraux: người Pháp đã ra đi, nhưng nước Pháp vẫn ở lại (Anti-mémoires).
Ra hải ngoại, viết trở lại, là do đọc Steiner, khám phá Lò Thiêu, và, cùng lúc, Lò Cải Tạo.

Cái sự đọc và viết của Thầy Cuốc khác hẳn Gấu: Đọc để bịp người khác!
Cái bằng của ông ta, chỉ để làm nghề dậy học, kiếm cơm, đâu phải để làm.. nhà phê bình!
Trong suốt bao năm trời, một mình một chợ, nhà phê bình Cuốc đã khám phá ra một tài năng, hải ngoại, hay trong nước, nào chưa?
Ông ta 'moa toa', 'ừ, anh thì anh' với VP, MT, rất chịu Trần Vũ, Phạm Thị Hoài... Những người đó, đâu cần tới ông ta để được nổi tiếng?

Gấu đâu có thù oán gì ông ta, bạn ông ta, băng đảng của ông ta. Chứng cớ: Gấu đã từng ngay những ngày đầu băng đảng Hậu Vệ xuất hiện, xung phong xung phong viết bài, chỉ đến khi HNT sử dụng cái nick HN, dùng ngay Chợ Cá, cũng vừa mới mở cửa, cũng có Gấu xung phong xung phong viết bài, chơi cho một cú, khi Gấu đang ngao du ở trong nước, với em của Gấu, chỉ đến khi đó, mới ôm đầu máu chạy về cố thủ trên ngọn Tản Viên!

Cái vụ ‘bịp’ này, là có thực, không phải Gấu phịa ra. Đây là một đề tài lớn trong văn học, Gấu đã lèm bèm nhiều lần rồi. Trong số những nhà văn của Miền Nam trước 1975 có một tay, ngay từ khi còn đang đi học, đang là sinh viên, đã tính bịp: Ta sẽ trở thành nhà văn dấn thân, chết sống với cuộc chiến, có mặt trên từng cây số… Ông này cũng rất mê Malraux, và Malraux, như chúng ta biết, cũng được coi là một thiên tài của sự… bịp!