*

Tribute


























J. D Salinger mất, 91 tuổi

JD Salinger dies, aged 91

Catcher in the Rye author JD Salinger has died of natural causes at his home in New Hampshire
JD Salinger, tác giả Catcher in the Rye, mất, thọ 91 tuổi
Ở Miền Nam, Catcher được Phùng Thăng dịch là Bắt Trẻ Đồng Xanh. 

Nhưng còn một tác phẩm trứ danh khác nữa, cũng có tên là Bắt Trẻ Đồng Xanh, nội dung 'mô phỏng' cái tít trên. Đó là một bài viết của Võ Phiến, về cuộc vơ vét con nít Miền Nam [đồng bằng sông Cửu Long] cho vượt Trường Sơn ra Bắc học,
sau trở về tiếp tục cuộc Trường Kỳ Kháng Chiến Chống Mỹ cứu nước.
Còn một Bắt Trẻ Đồng Xanh, nữa, là cuộc di tản trẻ con lai Mẽo, vào những ngày 30 Tháng Tư 1975. Vì lòng nhân đạo, tất nhiên, nhưng còn là do lo xa: Mấy anh Mẽo sợ VC sau này, dùng lũ trẻ bắt bí phải xùy tiền ransom ra mới cho chuộc!
Chán mớ đời!

Gấu thực sự không đọc Salinger, những ngày mới lớn. Cái cuốn tiểu thuyết làm tan nát tuổi trẻ của Gấu đúng là cuốn Kẻ Xa Lạ của Camus. Nhờ nó mà viết được cái truyện Những Con Dã Tràng, nhưng khi được ông anh khen, thì Gấu lại hoảng, bởi vì trong lời khen của ông, qua bà cụ của anh, thì hình như là một lời nhắn nhủ, theo cái kiểu "Tôi không cầu chúc anh thuận buồm xuôi gió", của HNH!
Ông anh nói với bà cụ, nó sẽ đi xa hơn DNM.
Đi xa hơn?
Muốn đi xa hơn, thì phải... đọc.
Mà đọc sách Tây cơ!
Đọc, vớ được cuốn La Nausée thế là đọc tới, đọc tưới cũng được, nghĩa là đọc bừa, từ nào không biết thì bỏ, để đó, tính sau!
Và cái câu văn trong Buồn Nôn làm Gấu cầm viết được trở lại, đọc trong lúc chờ BHD tại một quán cà phê Tầu, cà phê vợt, cà phê túi, đó là cái câu, nhớ đại khái, tôi tự hỏi tại sao lại sợ hãi một thế giới bình thường như vầy, tôi nghĩ là tôi đã khỏi bệnh.
Bệnh, là do cú đánh của Camus.
Đúng ra, là do ăn  mấy phát đạn của Meursault mà không chết!
Nhưng chỉ đến khi đọc Faulkner, mà phải đọc đúng cuốn Absalon, Absalon!, thì Gấu biết ngay, đây là tác phẩm, đây là ông Thầy mà thằng cu Gấu Bắc Kít cần!
Gấu nhận ra ngay, Colonel Sutpen là bà con của Gấu!
Có thể nói, tất cả cái phần đầu của Absalon, Absalon!, khi anh chàng sinh viên Nam Bộ khăn gói quả mướp ra Hà Nội học Đại học, và được một bà cô kêu lại gặp bà, để nghe bà kể chuyện về Miền Nam, những chuyện kể của Cô Tư thoát thai từ đó, dù Cô Tư chưa từng đọc Sartre, chẳng biết gì về hiện sinh, lại càng không biết gì về Faulkner!

Có thể nói, chính cuốn Absalon, Absalon! và tác giả của nó, mò đi kiếm Gấu, chứ không phải ngược lại!
*
January 29, 2010
Remembering Salinger: Joshua Ferris
Last night in Philadelphia, my friends and I were having dinner at Radicchio, a restaurant on the border of Old City and Northern Liberty, discussing the sudden news of J.D. Salinger’s death. We talked about “The Catcher in the Rye” and wondered what book, if any, coming in its wake, had been as galvanizing, controversial, wildly popular, and accomplished. “Iconic” was the word. “Catch-22”? “Portnoy’s Complaint”? Perhaps, maybe—but in the last twenty or thirty years? Any book of real literary chops that everyone had read the way everyone read “Catcher,” as everyone still reads “Catcher”? We agreed there probably wasn’t, and wondered further, Was that a failing of book writers, or a further sign of the faltering literary temple? The three of us being book writers, we preferred to blame anything but the book writers: the withering audience for serious novels, the dissipation of a centralized critical apparatus, the era’s technological trammeling. The allure of sunny days, for that matter. Anything but the book writers.
Soon Michael Buscio, a waiter at Radicchio, brought out our food, cautioned us that the plates were hot, and spotted “The Catcher in the Rye” sitting on the table. Buscio is a tall man with a thin, angel-fish-type face who talks with the swaggering cadences of a Goodfella. “I see you got ‘The Catcher in the Rye’ there,” he said. “That’s a good book.” He hadn’t heard about Salinger’s death. “He died today? Oh, too bad. That’s a good book.” He’d read it first in high school, and then a second time when, he said, “I got more of what it’s about. First time was for school, and I never liked to read what I had to read.” The book spoke to him, as it seems to do nearly unfailingly to everyone, in a personal way. But he wasn’t unaware of the ambiguity of interpretation. “I mean, it also turned people into assassins, you know?” he said, in reference to Mark David Chapman’s murder of John Lennon.
These days it’s hard to imagine a novel cited as motivation for murder, but such was the power of Salinger’s book. What accounts for that power is tricky to parse, but it probably doesn’t have much to do with all the qualities that make it—and “Nine Stories,” and “Franny and Zooey”—so goddam good to a writer, like the unspooling of one limpid and effortless word after another, and a lot more to do with the truth-to-power vibe, the calling-out of all the phonies and so forth, touching a nerve that first appears, with puberty, at adolescence, and whose dark magic is to remain raw and accessible forever, so that the “message” of the book, that loaded and loathsome term, is as gut-punching now as it was sixty years ago. It’s the genuine article of what the back of books call, time and time again, timeless.
Salinger’s narrator in “For Esme—With Love and Squalor,” declares his intention to tell his particular story without worrying about any discomfort he might cause, because “Nobody’s trying to please, here. More, really, to edify, to instruct.” Salinger’s genius is how well he did both at once. “Storyteller, teacher, enchanter” is how Vladimir Nabokov taxonomies the major writer, placing special emphasis on the enchanter. Salinger was an enchanter of the first order, and of a particularly rare breed. He put enchantment at the service of instruction, and vice versa, palatably. He was the American enchanter of the disenchanted.

The conversation with Buscio ended with a discussion of the Apple iPad. He was excited about it: finally something cool to hold that would store a lot of books. “For a single guy, I got a big library at home,” he said. ” ‘The Catcher in the Rye,’ ‘Fahrenheit 451,’ Sun Tze’s ‘The Art of War.’ I’ve read them all. But now I can have them all right there, you know?” That would be a shame in its way, because our conversation was the result of a paperback sitting on a table. But I hope Buscio gets his iPad, and I hope the first download he buys is “The Catcher in the Rye.” A guy could do a lot worse than reread Salinger, in whatever medium. He was a helluva writer.
The New Yorker

Như vậy là tay này không nhắc đến Kẻ Xa Lạ của Camus.
Nhưng câu hỏi ở đây, là:
Vào cái tuổi “Nổi loạn không Duyên cớ” [Rebel without a Cause, xin để ý đến từ Rebel ở đây. NQT] đó, nếu bạn vớ phải Kẻ Xa Lạ, thì liệu bạn có thể đọc luôn cả Catcher, cùng với nó, như tay này tưởng tượng ra, vào cái thời iPad?

Và đây là một câu trả lời, một cái còm, của độc giả The New Yorker:
This article was terrible. You decided to end your remembrance of J.D. Salinger by hoping you waiter gets an I-pad? Look even working class guys who hated school like Salinger! You sir sound like a phony snob.
Posted 1/29/2010, 12:31:31pm by Dylaangell12345678

Look even working class guys who hated school like Salinger!
Coi kìa, mấy anh thợ thuyền thì cũng ghét trường học như Salinger! (1)
(1)
This article was terrible. You decided to end your remembrance of J.D. Salinger by hoping you waiter gets an I-pad? Look even working class guys who hated school like Salinger!
Theo K , cau nay thieu mot dau phay : Look, even working class guys who hated school like Salinger  (Coi do, ngay ca may dan tho thuyen ghet truong hoc thay mo ma cung thich Salinger )
(ps. Salinger tuyet voi nhu vay, co lam sao ma viet bai tuong niem ve ong ay lai chuc ten boi ban mua duoc cai i-pad, hu ??? )

Tks K.
Ui chao. Dịch nhảm quá! NQT
A guy could do a lot worse than reread Salinger, in whatever medium. He was a helluva writer.
Một thằng chả có thể làm đủ thứ chuyện xấu xa tệ hại, chứ cái việc đọc lại Salinger thì nhằm nhò gì!
Như vậy, đã đọc Camus, thì bye bye Salinger!
*

Câu trên cũng dịch sai!
Chán thiệt!
Lý do là đang lo đọc Camus, Orwell, thì gặp cái cú Salinger ra đi, dịch đại, chẳng hiểu cái từ helluva nghĩa là gì nữa. (1)
Cám ơn K, và xin lỗi độc giả TV.
NQT
Gấu gặp đúng tình trạng tẩu hoả nhập ma như vầy, lần dịch một bài về một ông Tây cho talawas. Lúc đó, đang đọc mê đọc mẩn Joseph Roth! (2)
*
A guy could do a lot worse than reread Salinger, in whatever medium. He was a helluva writer.
(Anh ta) đáng ra đã có thể làm nhiều chuyện tệ hơn là đọc lại Salinger chứ, dù là đọc trên phương tiện nào cũng vậy ( sách in, mạng ảo, i-pad ....) . Ông ấy (Salinger) thật là một nhà văn tuyệt vời .
K
Câu ni chẳng ăn nhằm chi đến so sánh các nhà văn, anh Gấu đưa Camus vào làm chi vậy . Thiệt là tẩu hỏa nhập ma quá chừng rồi .
helluva : ( hell of a )

(1) Hell of a (viết tắt, văn nói helluva) có nghĩa là tuyệt, nói theo tiếng Huế "dễ sợ" , nói theo tiếng Bắc "kinh" , "khủng" . Helluva writer : Nhà văn viết hay dễ sợ, hay khủng, hay kinh hồn!
Tks. NQT

(2)
Bu Đa, Bu Đa
Viết về ông Phật mũi lõ này, là phải cho độc giả thấy cả hai nguồn thông tin. Cứ lo thổi ống đu đủ không thôi, là tự sỉ nhục mình và coi thường độc giả.
Chứng cớ: Xin xem Blog Tin Văn
*
Gấu có một kỷ niệm khá thương đau, về ông Phật VC mũi lõ, lần talawas nhờ dịch một bài, nhân khi Phật qua đời.
Gấu lúc đó đang mê mẩn đọc Joseph Roth, bèn ngó sơ, thấy cũng ngon cơm, bèn OK, bèn dịch như máy, bèn gửi. Kết quả, bản dịch đầy lỗi, khiến talawas phải xin lỗi độc giả, và đưa một bản dịch khác thay thế!
*
Jean-Claude Pomonti
Georges Boudarel: «Tôi chỉ là một thằng ngu»
Nguyễn Quốc Trụ dịch
Nguồn

Bắt trẻ đồng xanh

 Quán Như

Bắt Trẻ Đồng Xanh và Câu Chuyện Của Dòng Sông được Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch và do nhà xuất bản Lá Bối phát hành khoảng năm 1964-65. Hai tác phẩm này một sớm một chiều được thanh niên sinh viên thời bấy giờ chào đón nồng nhiệt và, cùng với một số tác phẩm của Nhất Hạnh, đã tạo ra một không khí hứng khởi cho phòng trào về nguồn, trở lại nghiên cứu các giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam, nhất là Phật Giáo.

     Nguyên tác của Bắt Trẻ Đồng Xanh là quyển The Catcher in the Rye của J.D. Salinger đã được xuất bản lần đầu từ năm 1951, nghĩa là hơn một thập niên trước khi bản việt dịch xuất hiện. Tác phẩm được các nhà phê bình văn học trên New York Times, San Francisco Chronicle, Philadelphia Enquirer và Times khen ngợi như là một tác phẩm nổi bật nhất trong năm và nhân vật Holden Caulfield dần dần trở thành thần tượng của thanh niên Mỹ trong nhiều thế hệ. Vì Holden Caulfield chửi thề luôn miệng và có khuynh hướng chống đối lại các giá trị cổ truyền như Ki-Tô giáo, tờ báo The Christian Science Monitor và The Catholic World  chỉ trích Salinger cố tình cổ động cho một lối sống “thiếu đạo đức”. Tuy nhiên những lời chống đối yếu ớt, dựa trên tiêu chuẩn luân lý sắp sửa bị thanh niên Mỹ ruồng bỏ, không làm giảm mức độ hấp dẫn và chinh phục độc giả của The Catcher in the Rye trong một thời đại mà bị hấp lực của phong trào hướng về Đông Phương “Go East Young Men” vào các năm cuối thập niên 50. Trong vòng 3 tháng, The Catcher đã trở thành một tác phẩm bán chạy nhất trong danh sách của tờ Times và tiếp tục qua mặt của các tác giả cổ điển tài danh khác như James Jones, tác giả From Here to Eternity. The Catcher đồng thời được xuất bản ở Anh và cũng được các nhà phê bình Anh khen ngợi, mặc dù trước đó nhà xuất bản lo ngại độc giả Anh có thể có phản ứng tiêu cực vì lối văn “nói” và phương ngữ của Mỹ. Ba năm sau khi bản dịch tiếng Việt của Phùng Khánh ra đời (1965), tức là vào năm 1968, the Catcher in the Rye được xem như là một trong năm tác phẩm bán chạy nhất trong lịch sử văn chương Mỹ kể từ năm 1895. Hiện nay mỗi năm vẫn còn 250 ngàn độc giả bỏ tiền ra mua các ấn bản mới. The Catcher hiện nay được đưa vào danh sách các tác phẩm giáo khoa dành cho học sinh trung học nghiên cứu. Năm ngoái khi đứa con trai của tôi mới học lớp 9 được cô giáo bảo đọc và phê bình The Catcher, tôi có hơi ghen tỵ với nó một chút. Cũng như các thanh niên thời đó, tôi chỉ được đọc The Catcher sau khi đã học xong đại học, qua bản dịch của Phùng Khánh. Tôi cho đứa con mượn toàn bộ tác phẩm của Salinger, cùng với các tác phẩm phê bình và hồi ký của đứa con gái Salinger, bà Margaret. Tôi thú nhận là hể có ấn bản mới của The Catcher phát hành là tôi mua để trên kệ sách và hiện có ít nhất là bốn ấn bản The Catcher khác nhau. Đứa con tôi hạ một câu “You are crazy, Dad!” Nó không hiểu được mức say mê của thế hệ trẻ chúng tôi bấy giờ đối với Holden và Phoebe, và riêng tôi, tôi cám ơn Phùng Khánh rất nhiều.

    Nhân vật chính, Holden Caulfield, lấy từ tên của một cô đào chiếu bóng sau thế chiến thứ hai, Joan Caulfiel, mà Salinger xem như là người  “trong mộng”. Holden Caulfield, mới 16 tuổi, cũng như các thanh thiếu niên khác, đang trải qua cơn khủng hoảng tâm linh. Anh vừa biết tin bị đuổi khỏi trường vì thi rớt tất cả mọi môn, trừ môn Anh ngữ. Ông Hiệu Trưởng sẽ gởi thư báo tin cho cha mẹ anh vào ngày thứ Tư, ngày cuối niên khóa. Tuy nhiên Holden quyết định rời trường vào chiều thứ Bảy và lấy xe lửa về New York. Anh không thể về nhà ngay được vì sợ cha mẹ khám phá anh lại bị đuổi. Holden cảm thấy bất an, khủng hoảng và cô đơn giữa đám người mà anh gọi là những phony bastards, giả dối, kệch cỡm, lố bịch, đạo đức giả. Lang thang giữa thành phố New York, anh chợt nhớ đến mấy con vịt trong hồ Central Park vào mùa Ðông. Anh tìm cách gợi chuyện với nhiều người lạ, với người tài xế tắc-xi, lục sổ điện thoại để rủ một người mà anh mới biết đi uống rượu. Vào quán rượu với một cô bạn gáí, gây gỗ nặng lời và say lướt khướt. Tựa The Catcher in the Rye lấy từ một câu trong bài hát của Robert Burns “Nếu một người nào bắt được một người nào chạy ra từng cánh đồng lúa”.

     Tôi tưởng tượng có nhiều đứa trẻ đang chơi một trò chơi nào đó  trên một cánh đồng lúa lớn. Hàng ngàn em, hàng ngàn em đều nhỏ như nhau, không có một người lớn nào ở gần đó - trừ tôi. Công việc duy nhất của tôi là chờ sẵn ở đó và hễ khi có một em nào vô ý sẩy chân và sắp sửa rơi xuống từ vách đá, tôi đứng sẵn ở đó và dơ tay đón bắt từng em. Cả ngày tôi chỉ làm chừng nấy công việc. Tôi chỉ làm công việc bắt trẻ đồng xanh. Tôi biết đó là một điều điên rồ, nhưng đó là công việc duy nhất mà tôi thích làm!    

     Bảo vệ các em khỏi ngã xuống vách đá có nghĩa là bảo vệ sự ngây thơ thuần khiết để các em, để khi “lớn lên” các em đừng biến thành phonies như biết bao người mà Holden đã gặp. Holden rất cô đơn mặc dù sống ngay giữa thành phố không bao giờ ngủ, New York.  Holden không có người nào khả dĩ gọi là bạn thân trên đời. Khi cô em gái Phoebe thách thức Holden, yêu cầu anh cho biết tên một người mà anh thích nhất. Holden ấp a ấp úng, cuối cùng nhắc tới một người em trai đã qua đời. Khi Phoebe hỏi lớn lên anh thích làm nghề gì, Holden nhắc tới công việc điên rồ là bắt trẻ đồng xanh. ****

     Cũng như thế hệ hippies vào các năm 60, Holden không phải là người lạnh nhạt, quay mặt lại với đời sống. Trái lại anh yêu vô cùng đời sống, trang trọng và nhạy cảm đối với người khác, yêu tuổi thơ và muốn sống vô tư, tự nhiên và trung thực. Anh chống đối các hình thức trói buộc về luân lý và xã hội do chính những phonies đặt ra. Cả một thế hệ yêu cuồng sống vội, váy ngắn tóc dài không phải là một thế hệ thiếu lý tưởng hay thấy đời sống vô nghĩa, đó chỉ là một thái độ phản kháng quyết liệt lại những phonies mà họ kinh tỡm. Chính ra thế hệ hippies là những người vô cùng nhạy cảm, nhất là đối với những khổ đau của người khác. Họ bắt đầu thấy thấp thoáng anh sáng Châu Á và kỳ lạ thay, họ sống như những Phật Tử, bởi không ai có thể tự gọi mình là Phật Từ nếu không nhạy cảm với những khổ đau của người khác. Nếu không nhạy cảm với người khác, làm sao các thanh niên Mỹ vào thập niên 60 và 70 dám hy sinh chuyện học hành, sự nghiệp, cả đến mạng sống, xuống đường biểu tình chống chiến tranh, đem hoa cài trên đầu họng súng, thách thức các toán Vệ Binh Quốc Gia “Make Love, Not War”.

     Có tới ba lần trong The Catcher, Holden tỏ ý ‘lo lắng’ cho mấy con vịt trong hồ ở công viên Central New York. Lần thứ nhất trong khi ông giáo dạy Sử, già lụ khụ giảng luân lý, Holden lơ đãng và trong lòng băn khoăn không biết khi mặt hồ bị đóng băng, mấy con vịt đi về đâu. Không biết có ai đem xe chở mấy con vịt về một chỗ trú ẩn nào khác hay chúng phải tự bay đi như các loài di điểu khác! Hai lần sau Holden nhắc mấy con vịt với hai người tài xế tắc xi. Người tài xế thứ nhất nghi ngờ cậu bé tâm thần bất thường, xẳng giọng: “Cậu nói nhăng nói cuội gì vậy? Bộ giỡn hả?” Người tài xế thứ hai tử tế hơn, tuy nhiên lúng túng vì câu hỏi ngớ ngẩn: “Ai? Đi đâu? Ai để ý làm gì mấy chuyện lẩm cẩm như vậy!” Tuy nhiên người tài xế này sau đó bàn luận với Holden về một chuyện ngớ ngẩn khác: mấy con cá trong hồ làm gì trong mấy tháng mùa Ðông. “Chúng không đi đâu cả, chúng bị đông cứng và ở yên một chỗ cho đến hết mùa Ðông!” Câu đối thoại của hai người điên? Trên đời này mấy người có thì giờ quan tâm tới số phận của mấy con vịt và mấy con cá trong hồ vào mấy tháng mùa Ðông như Holden!

     Lúc còn trẻ luôn hăm hở xông vào con đường công danh sự nghiệp, hay mơ tưởng mấy người đẹp da trắng tóc dài, tôi cũng có kết luận tương tự khi đọc các bài thơ Đường, như bài Xuân Hiểu của Mạnh Hạo Nhiên:

Dạ lai phong vũ thanh

Hoa lạc tri đa thiểu

Đêm qua mưa gió tơi bời

Biết rằng hoa cũng có rơi ít nhiều.

(Trần Trọng Kim dịch)

     Mấy ông thi sĩ đời Đường không có chuyện gì làm sao lại lo cho mấy chùm hoa rụng đêm qua?

      Ai cũng biết các đệ tử của Phật lúc đi khất thực phải cúi nhìn xuống đất để tránh dẫm lên các côn trùng. Trong mùa mưa họ phải ở lại tịnh thất vừa để tu tập, vừa tránh đi ra ngoài đường mấy tháng mưa, mùa côn trùng bò lên sống ngổn ngang trên mặt đất. Nếu ai nghĩ Đức Phật lo lắng thái quá cho các loài côn trùng sâu bọ, sẽ còn bị “sốc” hơn nữa khi Đức Phật dạy các đệ tử trước khi uống một ly nước lạnh, phải niệm chú vãng sinh cho 64 ngàn vi sinh vật sống trong đó. Holden và người tài xế tắc-xi chỉ lo lắng cho mấy con vịt và con cá xem ra còn đở “lẩm cẩm” hơn Đức Phật! Chừng nào chưa hiểu đức “hiếu sinh’ của tư tưởng Đông Phương, hay vẫn còn đem tâm để hình hài sai khiến, nhiều người vẫn còn xem mấy chuyện này là mấy chuyện lẩm cẩm! 

     Holden dĩ nhiên không những nhạy cảm với mấy con vịt, anh cực kỳ nhạy cảm với những người chung quanh, dù biết họ là những phonies. Anh lúc nào cũng rộng rãi với bạn bè, sẵn sàng cho họ mượn những vật dụng riêng tư của mình, kể cả Stradlater, người bạn cùng phòng mà anh đã đánh lộn. Sở dĩ anh đánh nhau với tên này chỉ vì anh nghi ngờ y dở trò chim chuột sở khanh với một cô láng giềng cũ. Và cô ngày chỉ là một cô láng giềng, chớ không phải bồ bịch gì của anh.

     Khi gặp hai bà sơ ở gần nhà ga, anh đề nghị tặng hai bà sơ 10 đồng (hơn nửa số tiền mà anh có trong túi) mặc dù hai bà sơ chỉ đi nhận nhiệm sở dạy học, chớ không có đi quyên tiền. Sau đó Holden cứ ân hận mãi về chuyện anh hổn láo phà khói thuốc vào mặt hai bà sơ.

     Đêm Chủ Nhật, sau khi lẻn về thăm Phoebe, Holden gọi điện thoại cho một thầy cũ để xin ngủ nhờ một đêm. Ông là người duy nhất trong cuốn truyện mà Holden thích và kính trọng. Holden trước đó chứng kiến cảnh ông thầy săn sóc một học sinh bị một nhóm học sinh du đảng khác uy hiếp, đến nổi phải nhảy xuống lầu. Chính ông này đã tự cởi áo đắp lên người nạn nhân và mang em đến bịnh xá cấp cứu, trong khi các người khác cố tình lảng tránh. Nửa đêm khi Holden giật mình tỉnh dậy, anh cảm thấy bàn tay của ông thầy mà anh kính mến đang mân mê trán mình. Có thể ông thấy là một thứ bi-sexual pervert thứ thiệt, nhưng Holden cứ băn khoăn sợ mình có hiểu lầm thái độ của thầy không.

     Trong The Catcher, anh đã châm biếm, chế diễu, chửi thề những phonies này. Thế nhưng Holden không hề ghét bỏ mà chỉ thương hại họ. Đến cuối quyển sách, Holden hối tiếc việc anh đã kể một câu chuyện dính líu tới nhiều người. Anh còn cảm thấy “nhớ” tất cả mọi người mà anh nhắc tới trong chuyện, kể cả tên ma cô Maurice.

     Một nhà văn khác cũng nhắc đến sự thanh khiết của trẻ em là Saint-Exupéry trong The Little Prince. Tuy nhiên Hoàng Tử Bé của Saint-Exupéry đến từ một tinh cầu khác. Sự tương phản giữa hồn nhiên và “ người lớn” của Saint-Exupéry có tánh cách triết lý hơn. Đó là sự khác nhau giữa những gì cao cả và tầm thường của đời sống. “Người lớn” bị đời sống điều kiện hóa, không còn có cái nhìn trong sáng như trẻ con, mà chỉ thấy toàn những con số. Khi trẻ con mô tả một căn nhà gạch hồng, với giàn hoa phong lữ đỏ thẫm trên khung cửa sổ, có các con bồ câu đang gật gù trên mái nhà, người lớn chỉ quan tâm xem căn nhà đó trị giá bao nhiêu tiền. “Người lớn” là một người chưa bao giờ ngữi thấy mùi hoa bưởi hoa cau, chưa hề “thấy” trăng sao, chưa bao giờ nhìn rõ khuôn mặt người thân. “Người lớn” là những người mù vì không bao giờ chịu nhìn người khác và sự vật bằng tâm hồn của mình. Saint-Exupéry cũng cho Hoàng Tử Bé về quê nhà ở một tinh cầu xa bằng ẩn dụ con rắn trong vườn địa đàng, khi con người đánh mất hồn nhiên.

     Salinger, hay Holden, trái lại đang sống trong cõi ta bà, giữa thành phố New York, một thành phố tự hào là không bao giờ biết ngủ. Nhưng Holden cũng cô đơn không kém gì Saint-Exupéry trong sa mạc Sahara, nếu không muốn nói là còn cô đơn hơn. Holden hầu như không kết thân được với ai, kẻ cả cha mẹ và ngưói anh cả. Trong đời này nếu còn có người nào mà anh còn có thể thân cận được, đó là cô em Phoebe và có lẽ một người nữa, Allie, đứa em trai đã mất. Hai người đó là hy vọng cuối cùng của Holden ở cõi ta bà này.

     Phoebe là người duy nhất dám thách đố Holden và Holden phải chịu khó trả lời. Khi bị Phoebe căn vặn yêu cầu Holden cho cô biết tên một người hay một việc nào anh thích, Holden không nghĩ ra được một người nào. Cuối cùng anh phải chống chế, nhắc đến Allie, và Phoebe. Khi có ý định muốn bỏ đi một nơi thật xa, Phoebe là người duy nhất mà Holden muốn đến từ giã trước khi lên đường đi tìm giấc mộng. Và Phoebe cũng là người duy nhất làm anh khóc sướt mướt khi cô bé đưa cho anh “mượn’ tất cả tiền mà cô được cha mẹ cho trong dịp lễ giáng sinh. Có lẽ cô bé đếm tiền từng xu, từng ngày. Cô nói: “Đây, tám đồng tám mươi lăm xu”. Nhưng Phoebe đính chánh ngay: “Tám đồng sáu mưới lăm xu! Em có tiêu một ít rồi!”

     Thình lình tôi bật khóc làm nhỏ Phoebe sợ quá. Nhỏ Phoebe choàng tay và dỗ dành cho tôi nín, nhưng một khi bắt đầu khóc, không ai có thể ngừng được. Phoebe choàng tay ôm tôi và tôi cũng choàng tay ôm cô bé và một lúc lâu sau tôi mới nín khóc được.

     Người thứ hai Holden có thể “nói chuyện” được là Allie, đứa em đã qua đời. Sau khi ngủ một đêm ở nhà ga, Holden đi dọc theo đại lộ Thứ Năm, để đến bảo tàng viện chờ em. Holden có thể đã bị trãi qua quá nhiều biến cố trong hai ngày, tinh thần của anh như một dây đàn căng thẳng quá độ. Khi băng qua đường anh có một ảo giác là anh sẽ không bao gìờ đến được lề bên kia. Anh có cảm tưởng anh càng ngày càng lún dần, lún dần và cuối cùng biến mất không còn ai thấy anh nữa. Gate, gate, para samgate. Và anh đã làm một chuyện mà từ trước tới giờ anh chưa hề làm. Khi gần tới bờ bên kia, anh “khẩn cầu” Allie: “Allie đừng để anh biến mất. Allie đừng để anh biến mất”. Và khi đến bờ bên kia, Holden nói: “Cám ơn em, Allie”. Bodhi-sattva. Khi qua được bờ bên kia, Holden ngồi xuống một băng đá và quyết định sẽ không về nhà nữa, sẽ bỏ đi một nơi thật xa, một nơi không có ai biết anh. Anh sẽ giả làm một người vừa câm vừa điếc và như thế anh sẽ không cần phải nói chuyện với bất cứ một người nào khác. Anh sẽ dành dụm tiền để xây một căn nhà gỗ ven rừng, và nếu có muốn lập gia đình, anh sẽ lấy một người đàn bà đẹp, cũng vừa câm vừa điếc khác. Và trong lúc đó chỉ có một người duy nhất trên đời mà anh muốn đến từ biệt là Phoebe.

     Đoạn cuối tả cô bé Phoebe xách va-li cũ cồng kềnh để đi theo anh về miền rừng núi Colorado là một đoạn văn tuyệt đẹp, theo tôi, còn xúc động hơn đoạn văn tả cảnh biệt ly giữa Saint-Exupéry và Hoàng Tử Bé. Phoebe giận anh vì lần đầu tiên bị Holden mắng “câm miệng lại”. Phoebe đi bên kia đường trong khi Holden đi bên này đường, hướng về phía sở thú. Nhưng hai người luôn trông chừng nhau vì sợ lạc.  Khi đến chổ có trò chơi cỡi mấy con ngựa gỗ, Phoebe hết giận anh và lên cưỡi ngựa. Trời bỗng đổ mưa như trút nước. Holden ngồi trên băng đá “Người tôi ướt đầm đìa. Nhưng tôi bất cần. Thình lình tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc.   Như trong lời hát của một bản nhạc phản chiến vào các năm 60 “It’s Happening Now”. Giả sử như một người chợt ngộ, họ có cảm giác như thế nào? Tôi nhớ trận mưa rừng Nhất Hạnh đã tả trong Nẻo Về Của Ý.

     Phùng Khánh dịch tác phẩm Câu Chuyện Của Dòng Sông của Herman Hess là điều dễ hiểu. Nhưng Bắt Trẻ Đồng Xanh? Trong câu chuyện, Holden cũng như các thanh thiếu niên mới lớn khác văng tục “không ngừng da non”, nghịch ngợm phá phách đủ mọi cách, đánh nhau. Trong hai ngày ở New York, Holden giả “người lớn” vào quán rượu, say sưa, kêu một cô gái giang hồ lên phòng vân vân… Tôi tưởng tượng nỗi bối rối của Phùng Khánh khi phải tìm một chữ để dịch các tiếng chửi thề “goddamn” “Phony bastards” “my ass”…Tôi không nghĩ Phùng Khánh chỉ muốn dịch một tác phẩm ăn khách. Bắt Trẻ Đồng Xanh không phải chỉ phản ảnh sự khủng hoảng của một thanh niên mới lớn như Holden nhưng còn phản ảnh tâm trạng bất an của thanh thiếu niên Mỹ (và Âu Châu) lúc bấy giờ. Họ dần dần đánh mất niềm tin vào những giá trị cố hữu. Giữa thập niên 50 nhờ các công trình của D.T. Suzuki, nhất là bộ Thiền Luận và các hoạt động của American Zen Centre, Phật giáo đã bắt đầu ảnh hưởng khá nhiều đến thành phần thanh niên, trí thức, khao khát đi tìm ánh sáng Phương Đông. Tác phẩm On the Road của Jack Kerouac phản ảnh phong trào thanh niên lên đường thời đó: một ba-lô trên vai, một ít tiền, đưa ngón tay cái chỉ lên trời xin quá giang đi khắp nước Mỹ, đi qua biên cương nước Mỹ, tới Ấn Độ, Tây Tạng, Sri Lanka, Nepal, Nhật và Đại Hàn để “tầm đạo và học đạo.” (Nhà văn Lưu Nhơn Nghĩa có nhắc đến một nhà sư người Đức đến Việt Nam) Đó là các thế hệ mà chúng ta quen gọi là Hippies, “Đông Du Ký”, sống hình như không có ngày mai. Đó là những “tân tăng” phản đối những qui thức xã hội Tây Phương, chống đối chú trọng quá nhiều tư hữu, kể cả tư hữu tình ái. Họ sống trong lục hoà Make Love, Not War. Trong số những “tân tăng” này, có người thọ giới, rồi cởi áo, lập gia đình, lập thiền viện, sáng tác, nghiên cứu và sau 20 năm, họ đã trở thành những nhà văn lớn, nhà thơ nổi tiếng, xuất bản những công trình nghiên cứu qui mô về đạo Phật. Họ thuộc về thế hệ thường được gọi là Beat Generation. Họ đã trở thành những sa- môn hộ pháp đắc lực trong việc truyền bá Đạo Phật trên đất Mỹ và Tây Phương. The  Catcher in the Rye không những phản ảnh cái tâm bất an của thanh niên mới lớn như Holden nhưng cũng phản ảnh cho mối bất an chung của một thế hệ bắt đầu nghi ngờ và thẩm định lại một số các giá trị Tây Phương, nhất là các tôn giáo tổ chức cổ truyền, như Ki-Tô và Do Thái giáo. Không ai lấy làm lạ khi thấy thanh niên Mỹ mê Holden, mê Salinger, mê Kerouac và mê … James Dean. Đó là thời mà Tổ Đạt-Ma xuất hiện trong các bồ tát hoá thân, đã hỏi thanh niên Mỹ: “Các cậu đưa tâm ra đây để tao an cho.”

     Salinger là một nhà văn có cuộc đời bí hiểm và khó hiểu nhất, so với những nhà văn Mỹ khác. Sau The Catcher ông viết thêm một tuyển tập truyện ngắn và một chuyện dài khác, Seymour, An Introduction và khi danh vọng đang lên như diều và tác phẩm bán chạy nhất trong lịch sử văn chương Mỹ, ông đã không xuất bản thêm một tác phẩm nào khác, hoàn toàn cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài. Có lẽ ông theo gương Tổ Đạt-Ma, ngồi diện bích từ hơn 40 năm nay trong một trang trại ở Cornish, Colorado.

     Con gái của Salinger, bà Margaret, trong Dream Catcher, gần đây đã hé lộ một vài quan niệm về sáng tác và đời sống cuả ông. Đối với ông, “viết văn là một cuộc hành trình đi tìm giác ngộ?” và ông muốn dành cả cuộc đời để thực hiện một tác phẩm lớn, và tác phẩm này không gì khác hơn là chính cuộc đời của ông. Như Rilke hay Holderlin, viết văn và làm thơ là một cách sống, một cách ở đời, không phải là một trò nhai văn nhá chữ, kể lể nhảm nhí. Và nói theo thuật ngữ của Phật Giáo, đó là một “pháp môn”. Margaret cũng tiết lộ là Salinger có lần dự định “xuất gia” thành một tỳ-kheo, đã từng làm bạn với D.T. Suzuki, từng ngồi thiền nhiều lần có lẽ dưới sự hướng dẫn của Suzuki tại thiền thất Thousand Islands. Tuy nhiên, Margaret kể, Salinger bổng nhiên đổi cách tu tập, theo một pháp môn Ấn giáo Vedanta, dưới sự hướng dẫn của tu sĩ Bà-La-Môn, Swami Nikhilananda. Trong khi Phật giáo khuyến khích sa-môn nên dành cả cuộc đời tu tập bằng cách “cát ái từ thân”, tuy nhiên không có thái độ quyết liệt về tình dục như giáo lý Vedanta. Đạo Phật cũng kính trọng phụ nữ (Ma Đằng Gia Nữ sau này cũng thành một đệ tử của Phật và là sư đệ của A Nan!), trong khi phái Vedanta xem “vàng và phụ nữ” là những trở ngại lớn lao cho việc giác ngộ. Có lẽ vì thế các nhân vật của Salinger ít “phóng túng” hơn các nghệ sĩ trong Thiền Beat sau này.

      Salinger từ nhỏ nghĩ mình gốc Do Thái, nhưng sau đó khám phá bên mẹ thuộc di dân Ái Nhỉ Lan Thiên Chúa giáo. Sau thế chiến thứ hai, di dân Do Thái và Ái Nhỉ Lan ở Mỹ vẫn còn bị kỳ thị nặng nề. Trong một vài khu thương mại ở Brooklyn New York, trên cửa sổ của các cửa hiệu vẫn còn trưng bày những thông báo “cấm dân Do Thái và Thiên Chúa” không được vào. Trong The Catcher, Holden nhiều lần lo lắng bị người khám phá anh không phải là người Thiên Chúa giáo. Khi anh gặp hai bà sơ, anh lo sợ hai bà sẽ hỏi về tôn giáo của anh. Ảnh hưởng của ánh sáng Ðông Phương, nhất là Phật giáo, trong các năm đầu thập niên 50 (Bắt Trẻ Đồng Xanh phát hành lần đầu năm 1951) mở cửa cho một thời kỳ mà nhiều học giả gọi là thời chuyển pháp luân lần thứ Tư, phần lớn ở Tây Phương, nhờ những nhà văn hippies này. Đây là thời kỳ Phật giáo không còn được xem như những công trình nghiên cứu kinh viện của các học giả già lụ khụ. Phật giáo hiển hiện như một đoá hoa nhiều mầu sắc rực rỡ, đầy thách thức và có sức hấp dẫn mời gọi. Các hộ pháp thường không phải là các nhà sư nghiêm trang trong chiếc áo tràng, mà là các văn nghệ sĩ On the Road. Các học giả Beat sau này đã trở thành những giáo thọ hay học giả Phật giáo nổi tiếng, như Robert Aiken và Philip Kapleau. Nhưng nhóm văn nghệ sĩ chịu ảnh hưởng của Thiền trong sáng tác đã định tính cho mối liên hệ giữa văn nghệ và Phật giáo. Các văn nghệ sĩ Beat đã mở cửa cho một nhân sinh quan mới, một lối sống ngông cuồng kiểu Hippies, nổi loạn và phá vỡ những khuôn khổ ước lệ “đạo đức giả” cùng một lối sáng tác cực kỳ phóng túng. Ba người khai sáng phong trào Beat sau này đã trở thành những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng cũng như là những vị chuyển luân pháp vương thời đại của nước Mỹ. Jack Kerouac, sau On The Road, biểu trưng “cho thế hệ thanh niên Mỹ vào thập niên 50 sống loạn cuồng trong âm nhạc và tình dục, thách đố các khuôn mẫu cũ kỷ”. Thế hệ Hippies chủ trương “Make Love, Not War” sau này cũng là thành phần chủ lực của phòng trào sinh viên phản chiến Mỹ. Đây là những Dharma Bums, tạm dịch là những Phật Tử hippies, cà nhõng, lờ quờ (chữ của sinh viên trong phong trào tranh đấu 63-66 hay dùng để đùa với nhau). Gary Snyder chủ trương vừa thực tập thiền quán vừa làm tình tập thể, sau đó cặm cụi ngồi dịch thơ Hàn San, ông sư đã khắc các bài thơ trên vách núi để vượn và khỉ đọc! Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự. Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền. Khi đến tuổi tri thiên mệnh, Snyder tổ chức một thiền thất, vẫn tiếp tục dịch thơ Hàn San và được trao giải Pulitzer về thơ năm 1974. Thi sĩ Ellen Ginsberg được xem như một Walt Witman. So với các tác phẫm của Beat, Bắt Trẻ Đồng Xanh còn quá hiền lành. Khi làm việc ở Vạn Hạnh, tôi thấy có một quảng cáo Thiền Beat, Thiền Square trên tập san Tư Tưởng. Tuy nhiên quảng cáo này biến mất ngay số sau đó và không bao giờ xuất hiện cả. Các tăng già Việt Nam ở thập niên 60, tuy “cấp tiến” về mặt hành động, nhưng cũng giống như các thiền sư dòng Thiền Square chính thống, tâm tư  chưa đủ chín mùi để chấp nhận các bồ tát hippies. Ngay cả một học giả “lão thành” của Thiền Square, Alan Watts, chỉ trích các văn nghệ sĩ Beat là quá phóng túng. So với các phẩm “mặn” như Dharma Bums, The Catcher “chay’ hơn nhiều. Holden Caulfield tuy chửi thề luôn miệng, tuy lòng có bất an, nhưng lúc nào cũng thương cảm người khác, luôn cố gắng bảo vệ chân tâm hồn nhiên trong trắng. Đến nay vẫn còn nhiều thiền sư Square, chưa chấp nhận Holden, tảng lờ như không biết đến dịch phẩm Bắt Trẻ Đồng Xanh trong sự nghiệp của Phùng Khánh. Dám bỏ công dịch tác phẩm này, Phùng Khánh ngày xưa (1965?) cũng đã “gồng” mình lắm rồi.

     Tình trạng tinh thần của thế hệ thanh niên Việt Nam vào thập niên 60, theo tôi, cũng tương tự như tâm trạng các thanh niên Mỹ mười năm trước đó. Sau khi chánh phủ Diệm bị lật đổ, phong trào đọc Thiền, nghiên cứu triết lý Thiền, thực tập Thiền, làm thơ Thiền được phát động rầm rộ. Phật Tử, nhất là những người thuộc phong trào sinh viên, văn nghệ sĩ và trí thức, rủ bỏ được một gánh nặng ngàn cân của các hình ảnh ảnh tiêu cực về Phật giáo, những nghi lễ nặng nề, những cách tu tập mê tín. Tình trạng này một phần do ý đồ của các thế lực thân thực dân, một phần do chính những người hoằng pháp không dám “đổi mới” để đủ khế cơ thu phục lòng tin của thế hệ thanh niên lúc bấy giờ. Thoát nhiên những tác phẩm với cái nhìn “đợt sóng mới” hợp với tâm thức những người trẻ, khiến đạo Phật xuất hiện như cành hoa thược dược “mỉm nụ nhiệm mầu”. Nụ nhiệm mầu đã hiện diện từ khi Ca Diếp “niêm hoa vi tiếu” nhưng chưa đủ khế thời để nở rộ trong đám thanh niên tân học. Các văn nghệ sĩ Phật Tử tụ họp trên các tờ Hải Triều Âm, Giữ Thơm Quê Mẹ, các nhà nghiên cứu trẻ trên tờ Tư Tưởng Vạn Hạnh, đó là chưa kể đến những nhà thơ đánh võ “vô chiêu” như Bùi Giáng, nói pháp mà không hề dùng pháp ngữ và pháp thoại của đạo Phật. Hay những bài thơ “hữu chiêu” của Phạm Thiên Thư nồng nàn không thua gì các bài thơ của Tô Man Sự. Trụ Vũ đã nhận xét “Hòn sỏi nào cũng thuyết Pháp Hoa Kinh”, hay như Phạm Duy “một cành củi to, một tờ lá uá, một hạt bụi mờ” cũng là Pháp. Đó là Beat Generation của Việt Nam, tuy không có loạn cuồng như các người đồng thời ở Tây Phương.

    Chị Phùng Khánh ơi, tôi không muốn kêu chị là Sư Bà, là Ni Trưởng, chỉ muốn kêu chị bằng chị Phùng Khánh. Tôi nhỏ hơn chị vài tuồi và là bạn của Phùng Thăng. Tôi rất vừa ý với lời phân ưu trên Chuyển Luân do anh Hoàng Nguyên Nhuận thảo ra. Anh Nhuận bày tỏ sự thương tiếc một người chị của thế hệ 63. Những danh xưng Sư Bà, Ni Trưởng, Hòa Thượng, Pháp Sư hay Thượng Thủ nặng nề quá, chị mang theo làm chi cho mệt. Hơn nữa một Bồ Tát hoá thân như chị không nên lẫn lộn với một số Hoà Thượng, Hội Chủ, Thượng Thủ hay Pháp Sư phonies làm gì. Để chỉ thảnh thơi, nhẹ nhàng bắt trẻ đồng xanh với cái tâm không phân biệt. Trong đời hành đạo, tôi nghĩ chị cũng có lúc gặp nhiều phony bastards như Holden đã gặp. Nhưng ai chị cũng bắt, cũng cứu. Bồ Tát mà còn phân biệt thì đâu còn Bồ Tát nữa. Đối với chị ai cũng là trẻ đồng xanh, cần bắt khi họ rơi khỏi vách đá. Chúng sanh vô biên thề nguyện độ.

     Tôi nghĩ đó là công việc duy nhất mà chị cũng như Holden muốn làm, ở bên này bờ, cũng như ở bên kia bờ. Happy Catching, chị Phùng Khánh.

 

Quán Như

Sách đọc trước khi viết:

-R. Fields. How the Swans Came to the Lake. Shambala, Colorado, 1981.

-I. Hamilton. In Seach of J.D. Salinger. Heinemann London, 1988.

-C. Ingram. In The Footsteps of Gandhi. Parallax Press, California, 1990.

-J. Kerouac. On the Road. Penguin Books, ấn bản 1991.

-J. Kerouac. The Dharma Bums. Flamingo, 1994.

-A. Saint-Exupéry. The Little Prince. Penguin Books, 1998.

-J.D, Salinger. The Catcher in the Rye, Penguin Books, ấn bản 1994.

-M. A. Salinger. Dream Catcher. Washington Square Press, New York, 2000.

-Tricycle, The Buddhist Review, Fall 1995. Fourth Anniversary edition.

Mấy ngày Chapman đứng chờ để bắn Lennon trong cặp tay lúc nào cũng có quyển Catcher in the rye là sách của JD Salinger. Catcher in the rye, đã dịch ra tiếng Việt xuất bản ở Sài Gòn thời trước giải phóng tên Việt là Bắt trẻ đồng xanh, xuất bản lần đầu năm 1951 nói về một cậu trai tên Holden Caufield là một nhân vật đang cố đi tìm vai kịch của mình trong thủa hỗn mang. Thủa hỗn mang là lúc các giá trị đang chà đạp nhau cái này lộn ngửa lên cái khác, cái khác lại úp mặt vào cái sau. Caufield là mai đang vùng vẫy để giữ dáng, là tuyết cố che chắn để khỏi vấy bùn.

 

Salinger ba chục năm nay sống cuộc sống ẩn dật không xuất bản gì thêm nữa. Catcher in the rye thì đã được dịch ra đủ các thứ tiếng và bán được hơn 60 triệu bản. Cái sự người ta yêu quý Catcher giờ nhiều người phải giấu diếm vì quyển sách này hay bị các nhân vật ưa phản kháng chống hiện tại êm đềm giả dối quy ra làm tuyên ngôn cho tinh thần của mình. Salinger là cha đẻ của Caufield, Caufield là cha đẻ của một thế hệ hippy ở Mỹ ở châu Âu là những người tiên phong trong phép thử vượt qua các quy tắc có sẵn những mặc định tốt đẹp bên ngoài hay được xã hội các nơi coi là bản lề nguyên tắc. Nhưng mà những mặc định này lấy sự tiện ích làm chủ đạo, sự áp dụng của chúng mang tính hai mặt, ép lên người khác để được yên bình cho mình. Khả dĩ nguời khác quay mặt về phía mặt trời thì thật tiện cho ta đứng sau làm mọi việc trong bóng tối.

Lennon là một đại diện xuất sắc trong cái thế hệ lúng túng con đẻ của Caufield, on the road và leaves of grass. Hippy là một thế hệ tiến hóa về tư tưởng nhưng tha hóa về phương pháp, sự tiến hóa về tư tưởng của thế hệ này chưa chắc người đời hôm nay đã nhận ra được hết, sự tha hóa về phương pháp của họ chỉ vượt được qua những mặc định hai mặt của thời đại chứ chưa ra khỏi vòng tiền lệ của khả năng tha hóa của con người. Nói ngắn gọn lại thì cái được về tinh thần bù đắp thừa ra cái hư về phương pháp, cái net gain trong lợi ích đang tính có được là nhờ công những người như Lennon.

Khi thế hệ hippy xuống núi để về nhà để lại đằng sau những bữa tiệc đầy hoan lạc nơi mà sự thăng hoa của tư tưởng thường được khởi động bằng thuốc độc và năng lượng thô lấy từ cơ thể người khác thì cũng là lúc mà phương pháp quay lại thời tiến hóa còn tư tưởng bắt đầu xuống dốc. Lennon cũng bám lấy cô Ono và bắt đầu hát những bài ca ca ngợi chính mình. Sự hợp lưu của những dòng chảy tuy phát xuất cùng nơi nhưng luôn đi thành nhiều khung đối nghịch với cái dòng chảy chính chứa đựng nhiều phù sa tuy màu mỡ nhưng hạt nhân là bùn đen là không thể tránh khỏi. Chapman bắn Lennon là việc xấu tồi xấu tệ nhưng hạt tuyết trắng Lennon cũng nhờ Chapman mà cứ ngưng đọng mãi trong dòng sông tiểu ngạch đầy ước vọng của một thời quá khứ, chẳng bao giờ xấu đi mà còn mỗi ngày lại đẹp thêm lên trong tư tưởng của những thế hệ hippy phi truyền thống về sau này.

Bây giờ có mấy ai thèm để ý đến Paul McCartney với tiền bạc và danh xưng quý tộc đâu? Nếu có cũng chỉ khi làm nền cho Lennon, người qua cái chết bỗng hóa thành bất tử.

---

 

Tớ đọc Catcher in the rye lúc đấy chắc khoảng 17 tuổi, đến bây giờ vẫn còn say say. Có những cuốn sách có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng mình đến nỗi mà nếu chưa từng đọc chúng mình ngờ là cuộc đời có thể đã đi vòng sang hướng khác. Catcher in the rye là một trong những quyển lày. Catcher tuy lấy chủ đề lạc lối và thiên thần gẫy cánh nhưng nội dung lại hướng thiện và cầu toàn ngang với những tấm lòng cao cả, lãng mạn như cánh buồm đỏ thắm, trắc ẩn như những người khốn khổ, phiêu lưu như trên sa mạc và trong rừng thẳm hay hành trình ngày thơ ấu. Catcher chẳng dậy cho tớ được cái gì ngoài việc đánh thức một phần tư tưởng lúc đó còn đang ngủ không biết là có nên chui ra khỏi vỏ hay không. Có tiền lệ rồi nên nhắm mắt rồi lại mở ra ngay.

Tên catcher in the rye lấy từ chi tiết trong truyện khi Holden Caufield, kẻ vô kỷ luật làm gì cũng hỏng không được thầy cô nào chịu nổi doomed to live a life of failure nếu cứ theo các giá trị được xã hội công nhận mà xét, được hỏi là mong làm gì nhất trên đời, nghĩ mãi thì trả lời là mong được đứng ở bãi cỏ xanh bên bờ vực thẳm để giữ không cho bọn trẻ con bị rơi xuống đó.

Salinger có thể không định nói thế nhưng cứ theo hoàn cảnh của chú caufield mà xét rất có thể chú ta lúc đó đang mắc chứng hoang tưởng chúa trời..(God’s complex) . Khi người ta có nhiều bất an trong lòng, khi người ta không thật sự tin vào mình, khi người ta e ngại khả năng của mình có hạn, khi cuộc sống dồn đẩy người ta vào chân tường thì người ta có thể làm những việc vá trời cứu thế giới hay nói những lời đại ngôn tốt đẹp. Dù có ý thức được hay không thì những điều vĩ đại kia cũng giúp làm đối trọng giữ cho tinh thần sa sút khỏi chìm thêm hay may mắn hơn cho thế giới và nhân loại là rút tuột cái tinh thần sa sút kia lên gần với những điều tốt đẹp…Mother Theresa, Jane Goodall..chỉ là hai ví dụ về sự sợ hãi vực thẳm đẩy người ta lên chỗ cống hiến cả đời cho số đông. Cái dở hơi của cả Chapman và Caufield là đi tin rằng nếu không có bàn tay bên ngoài níu kéo lại thì tất cả con người ta sẽ đều rơi xuống hố. Về thống kê mà nói, nếu cứ để người ta vượt qua bãi cỏ đi về phía vực thẳm rồi sa chân xuống đó thì khoảng một nửa sẽ rơi xuống đó nhưng nửa còn lại sẽ vỗ cánh bay lên.

---

 

Lennon chẳng bao giờ bay lên hay rơi xuống mà dù có xuất sắc cũng sẽ mãi chỉ là đứa trẻ chạy đùa trên bãi cỏ. Giống như một vai kịch được phân, Lennon đã nói xong những lời thoại của mình. Nếu ý tưởng có gì đáng học thì chỉ cần nhớ ý tưởng, tên Lennon chỉ có vai trò label và bao gói những ý tưởng và lợi ích của một thử nghiệm tư tưởng xã hội bất thành. Bao giờ quên được tên Lennon là đã nhớ được ý tưởng thời đại mà Lennon tổng hợp lại và mang vác hộ.

---

 

Em đã đứng ở chỗ góc phố New York có biển tưởng niệm nơi Lennon bị bắn và cảm thấy lạ là chỗ đó ở ngay bên Tây công viên Central Park chẳng cách xa mấy chỗ cái ao thả vịt mà holden caufield trong catcher in the rye hay hỏi là mùa đông khi mặt ao đóng băng thì bọn vịt sẽ đi đâu. Lennon và Caufield và tớ với Chapman và Salinger và ấy thế là được nối vào nhau bằng những mối dây kỳ quặc. Cái ao vịt kia như là thế giới thu nhỏ nơi mấy người nói trên là những con vịt cứ bơi lội tung tăng trong mùa hè ấm áp và mùa thu lá vàng lá đỏ rơi ngập tràn những lối sỏi công viên. Đêm nay đọc truyện hay dả vờ của trung quốc có những nhân vật được ép vào các mặc định xã hội chính diện một cách dễ dãi, nơi cuộc sống có những kết cục có hậu giả tạo cháu không thể không hỏi là cũng như chúng ta đây, khi mùa đông đến và mặt ao đóng băng chật cứng thì những con vịt trung quốc kia sẽ đi về đâu?



I can still see him, a man of late middle age, hunched over a magazine at night, looking strangely out of place. I hope he's in a happier place now.
Watching Salinger from a distance (1)

Ở Miền Nam, Catcher được Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch là Bắt Trẻ Đồng Xanh.
*

"Tôi tưởng tượng có nhiều đứa trẻ đang chơi một trò chơi nào đó  trên một cánh đồng lúa lớn. Hàng ngàn em, hàng ngàn em đều nhỏ như nhau, không có một người lớn nào ở gần đó - trừ tôi. Công việc duy nhất của tôi là chờ sẵn ở đó và hễ khi có một em nào vô ý sẩy chân và sắp sửa rơi xuống từ vách đá, tôi đứng sẵn ở đó và dơ tay đón bắt từng em. Cả ngày tôi chỉ làm chừng nấy công việc. Tôi chỉ làm công việc bắt trẻ đồng xanh. Tôi biết đó là một điều điên rồ, nhưng đó là công việc duy nhất mà tôi thích làm!"

Salinger có thể không định nói thế nhưng cứ theo hoàn cảnh của chú Caufield mà xét rất có thể chú ta lúc đó đang mắc chứng hoang tưởng chúa trời (God’s complex). Khi người ta có nhiều bất an trong lòng, khi người ta không thật sự tin vào mình, khi người ta e ngại khả năng của mình có hạn, khi cuộc sống dồn đẩy người ta vào chân tường thì người ta có thể làm những việc vá trời, cứu thế giới hay nói những lời đại ngôn tốt đẹp. Dù có ý thức được hay không thì những điều vĩ đại kia cũng giúp làm đối trọng giữ cho tinh thần sa sút khỏi chìm thêm hay may mắn hơn cho thế giới và nhân loại là rút tuột cái tinh thần sa sút kia lên gần với những điều tốt đẹp… Mother Theresa, Jane Goodall.... chỉ là hai ví dụ về sự sợ hãi vực thẳm đẩy người ta lên chỗ cống hiến cả đời cho số đông. Cái dở hơi của cả Chapman và Caufield là đi tin rằng nếu không có bàn tay bên ngoài níu kéo lại thì tất cả con người ta sẽ đều rơi xuống hố. Về thống kê mà nói, nếu cứ để người ta vượt qua bãi cỏ đi về phía vực thẳm rồi sa chân xuống đó thì khoảng một nửa sẽ rơi xuống đó nhưng nửa còn lại sẽ vỗ cánh bay lên.

Quán Như đọc Catcher

Còn một tác phẩm trứ danh khác nữa, cũng có tên là Bắt Trẻ Đồng Xanh, nội dung 'mô phỏng' cái tít trên. Đó là một bài viết của Võ Phiến, về cuộc vơ vét con nít Miền Nam [đồng bằng sông Cửu Long] cho vượt Trường Sơn ra Bắc học,
sau trở về tiếp tục cuộc Trường Kỳ Kháng Chiến Chống Mỹ cứu nước.
Còn một Bắt Trẻ Đồng Xanh, nữa, là cuộc di tản trẻ con lai Mẽo, vào những ngày 30 Tháng Tư 1975. Vì lòng nhân đạo, tất nhiên, nhưng còn là do lo xa: Mấy anh Mẽo sợ VC sau này, dùng lũ trẻ bắt bí phải xùy tiền ransom ra mới cho chuộc!
Chán mớ đời!
*

L'auteur de «l'Attrape-cœurs» avait 91 ans
La mort de Jerome David Salinger
Par David Caviglioli

« Je vais émettre une opinion qui risque de paraître suspecte : l'anonymat de l'obscurité, ou, si l'on préfère, l'obscurité de l'anonymat, constitue pour un écrivain l'un des dépôts les plus précieux qui soient confiés à sa garde pendant ses années productives. »
[Tôi sẽ phán một điều xem ra thật đáng ngờ: cái ẩn danh của sự tối tăm - hay, nếu bạn thích, cái tối tăm của sự ẩn danh - nó đem đến cho nhà văn một trong những vốn liếng quí báu nhất, được giao phó cho nhà văn, trong những năm tháng phì nhiêu của người đó].

Cái sự ở ẩn, lánh đời ở Salinger xem chừng do ông đụng vào cái đề tài cấm kỵ, tuổi thơ ‘nổi loạn, giết người, ăn cướp, ăn trộm, du thủ du thực, du đãng…”. Beidegger, tác giả Phong Thần Bảng cho thấy, như rất nhiều nhà văn khác, thí dụ như Lewis Carroll, Saint-Exupéry thuộc thứ tác giả không chịu già: vài tháng sau khi Ông Hoàng Nhỏ được xuất bản, tác giả của nó, lúc đó 44 tuổi, bèn lên máy bay, làm một phi vụ thám sát [mission de reconnaissance] bên trên vùng trời Địa Trung Hải, và biến mất như nhân vật của mình… 
Camus, [Kẻ Xa Lạ] Alain-Fournier [Le Grand Maulnes]
tất cả đều chết trẻ
*
L'attrape-Salinger, par Beidegger
*

Sous des dehors légers et frivoles, seriez-vous un pessimiste ?
-Il paraît que Kafka riait en écrivant ses livres, pourtant très noirs. Moi, je m’amuse à écrire les miens, et on me dit qu’ils sont très tristes. C’est peut-être l’époque qui veut ça : on rit pour se protéger.
Beigbeder
[Với cái vẻ bề ngoài nhè nhẹ, têu tếu, ông là một gã bi quan?
-Hình như Kafka cười trong khi viết những cuốn sách của ông, mặc dù đen thui. Tôi tự nhủ mình ‘dzui thôi mà’ (1) khi viết những cuốn của tôi, và người ta nói là chúng rất buồn. Có lẽ thời của chúng ta nó muốn thế: người ta cười để tự bảo vệ]

… Ngoài những trang viết về BHD, còn lại thì đen thui!
… Đọc còn thấy vui vui, và tửng tửng, độc giả đọc xong còn muốn tìm đọc lại
Độc giả TV
Tks again.
And Happy New Year to All of U
NQT
(1)

What If… ?
Đọc cái ký mới toanh của Mr. TV, tình cờ, cùng lúc, vớ một số báo NYRB cũ, 19 July 2007, trong có bài của Anita Desai đọc A Tranquil Star: Unpublished Stories, [Ngôi sao trầm lặng: Những chuyện chưa xb], của Primo Levi, dịch từ tiếng Ý.

Anita Desai tự hỏi, liệu có thể dùng từ "playful" để nói về những tác phẩm của Primo Levi, như Sống sót Lò Thiêu, Liệu đây có phải một người ? Về cuộc đời mà ông đã trải qua, nhưng không thể nào, chẳng bao giờ bỏ lại phía sau mình.
Và bà trả lời, đúng là cái tính từ "ấn tượng", "chót", playful, mà một nhà phê bình có thể nghĩ ra được, khi "đọc" Lò Thiêu, khi đang đi trên Đại Lộ Kinh Hoàng, nhưng oái oăm thay, đọc tập truyện, quả là bà chỉ nghĩ đến "một góc trời chỉ biết rong chơi", của TCS!
Tất cả những truyện ngắn trong đó đều gợi nên cái sự rong chơi, vui đùa, cười cợt!
Ấn tượng thật!
Liệu, nếu, giả như, chú chuột giảo thử tối nay đi dự dạ tiệc? Liệu, nếu, giả như cuộc vui tối nay là một cuộc tử chiến giữa người và xe hơi?
Viết như không viết

Note: Cụm từ này, "viết như không viết", là của nhà văn Nhật Tiến, khi đọc Thảo Trần, Những Dòng Sông Chẩy Về Phía Nam, ban cho:
Nhà văn Nhật Tiến, khi đọc xong cuốn truyện ngắn Nơi Dòng Sông Chảy Về Phía Nam, mà Gấu hân hạnh thay mặt Gấu Cái, viết lời đề tặng, phán, văn như thế này, viết tự nhiên như… không viết, chữ cứ thế tà tà chảy về phiá Nam như những dòng kênh dòng lạch của Miền Nam chảy ra biển cả, mở ra giống dân lưu vong có tên là thuyền nhân sau này, thì cần gì phải ăn ké tiếng tăm của thằng cha Bắc Kỳ di cư 1954, thằng cha Gấu, nhà văn?
Nguồn
*
(1) Ui chao, lại nhớ đến Mít, với những bài, thí dụ, nhìn Tô Hoài  từ một khoảng hơi gần gần và rất gần, hay bài của “bạn thân quí của Gấu”, là thi sĩ DT Táo, viết về nhà thơ đàn em NTN, "không thích" nhân gian đành "siêu ở ẩn", tại một chốn hạnh phúc hơn! (2)
Và nhớ Brodsky, khi ông phán, cái chết là thuốc thử mầu tuyệt vời nhất, để nhận ra ‘mùi đạo đức’ ở cái đám viết lách, nhà văn nhà viếc, bạn quí bạn kiếc, bạc giả, bạn giả....
(2) siêu ở ẩn:
Nhà hài hước John Hodgman nói sau khi nghe tin Salinger qua đời: “Tôi cứ nghĩ J.D. Salinger chỉ quyết định trở nên siêu-lánh-đời.” [theo NY Times]
Da Mầu

Nhà hài hước John Hodgman nói sau khi nghe tin Salinger qua đời: “Tôi cứ nghĩ J.D. Salinger chỉ quyết định trở nên siêu-lánh-đời.”
[theo NY Times] [Trích lại từ Da Mầu]
Happy Catching, chị Phùng Khánh. Quán Như
TLS, Tháng Hai 5, J.C. người giữ mục Sổ Tay, viết về sự ra đi của nhà văn J.D. Salinger vào ngày 27 Tháng Giêng, thọ 91 tuổi, với cái tít ‘vỗ một bàn tay’. [Báo giấy].
Còn trên net:

Steiner dùng hình ảnh 'vỗ một bàn tay' để nói về cái sự rút lui của từ.

*
obituary: j.d. salinger
From The Economist print edition

SALINGER'S SPOILED CHILDREN
But he does not owe us anything more in death than he did in life

A guy could do a lot worse than reread Salinger, in whatever medium. He was a helluva writer.
(Anh ta) đáng ra đã có thể làm nhiều chuyện tệ hơn là đọc lại Salinger chứ, dù là đọc trên phương tiện nào cũng vậy ( sách in, mạng ảo, i-pad ....) . Ông ấy (Salinger) thật là một nhà văn tuyệt vời.
K
Câu ni chẳng ăn nhằm chi đến so sánh các nhà văn, anh Gấu đưa Camus vào làm chi vậy . Thiệt là tẩu hỏa nhập ma quá chừng rồi.
K
Tks

Câu văn chẳng ăn nhằm chi đến so sánh…  nhưng giữa Camus và Salinger quả có quá nhiều liên hệ.
Trên tờ Le Point, 4 Janvier, 2010 có một bài của Fréderic Beigbeder, với cái tít thật lạ, Le Misanthrope égoiste [Kẻ ghét người ích kỷ, chỉ biết có cái tôi], trong có những câu:
Người ta so sánh chưa đủ, giữa Salinger và Camus.
Sinh cách nhau sáu năm, Camus 1931, Salinger 1919, cả hai cùng đạt tới đỉnh cao về sự nổi tiếng, được nhiều người biết tới. Bắt Trẻ Đồng Xanh, 1951; Kẻ Xa Lạ, 1942. Khi Camus tử nạn xe hơi thì Salinger đã ẩn cư lánh đời tại Cornish được 7 năm: Ôm thân cây mà chết trong chiếc xe nát bấy, thì cũng đâu khác náu mình ở trong một cánh rừng: tự vắng mặt để được hiểu, s’absenter pour être compris.
Tại sao Salinger không được Nobel? Bởi vì mấy ông Hàn biết tỏng, cho nó, nó cũng đếch thèm nhận! Ta hãy thử tưởng tượng Salinger khăn đóng áo dài, xuất hiện trên bục cao nơi Viện Hàn Lâm Thụy Điển, để nhận Nobel?
Salinger đúng là một tên Camus của Mẽo!
Cùng biến mất vào năm 46 tuổi, cả hai đều nói, đời là phi lý, phải nổi loạn để tìm lại sự ngây thơ đã mất! Những cuộc kể của cả hai, về cái cuộc lữ lang thang của họ, thì cùng một dòng: đơn giản, giọng văn nói, hình ảnh hóa: “If you really want to hear about it, maman est morte”.
Sự biến mất chung cuộc của Salinger vào thứ tư, 27 Tháng Giêng 2010 là bằng chứng cho thấy thế kỷ 20 đã thực sự chấm dứt.


Le misanthrope égoiste

PAR FREDERIC BEIGBEDER*

En 2007, avec Jean-Marie Périer, l'écrivain était parti sur les traces de Salinger, son « contraire ».

“If you really want to hear about it... »
“Si vous voulez vraiment que je vous dise à quoi je pensais quand je marchais dans la forêt de Cornish, New Hampshire, à la recherche de J. D. Salinger en mai 2007, alors surement la première chose, c'est« mais bon sang qu'est-ce que je fous là?» et toutes ces conneries à la Albert Camus, mais j'ai pas envie de raconter ca et tout (hommage au début de «L'attrape-coeurs », NDLR).
    (Après avoir traversé le pont couvert au-dessus de la rivière Connecticut, il fallait tourner à droite et rouler jusqu'au cimetière. Ensuite gravir à gauche des chemins de terre au milieu des sapins géants en sachant qu'au bout de cette route barrée de troncs d'arbres, en haut de la colline, derrière des clotures aux panneaux «No trespassing», dans une ferme rouge, vivait l'écrivain le plus mystérieux, le plus secret du monde.
Derrière moi la camera de Jean-Marie Perier enregistrait ma quête vaine; je savais bien que je me dégonflerais au bout du compte. D'abord parce que Salinger était un ancien militaire, peut-être armé ... Mais surtout parce que jamais je n'aurais osé déranger l'auteur de mes romans préférés. Je voulais seulement connaitre l'homme qui se cachait derrière Holden Caulfield et Seymour Glass. Je voulais savoir si Salinger était heureux dans sa tour d'ivoire au fond des bois; en vérite j'étais attiré par mon contraire.)
    On ne compare pas assez Jerome David Salinger à Albert Camus. Pourtant, les deux auteurs sont nés à six ans d'écart (Camus en 1913, Salinger en 1919) et ont atteint chacun des sommets de popularité. « L'attrape-coeurs» (1951) est sorti neuf ans après «L'étranger» (1942), ce qui fait de Holden Caulfield un petit frère de Meursault. Quand Camus meurt d'un accident de voiture, Salinger est déjà reclus à Cornish depuis sept ans. Embrasser un platane ou s'enfermer dans une forêt, le geste revient à peu près au même : s'absenter pour être compris. Pourquoi Salinger n'a-t-il jamais eu le Nobel? Parce que les jurés suédois savaient qu'il ne viendrait jamais le chercher! Salinger est le Camus américain: disparus tous deux à 46 ans (comme Baudelaire et Musset), ils nous disent que la vie est absurde, qu'il faut se révolter afin de retrouver 1'innocence perdue; leurs narrateurs racontent leur errance dans une langue simple, orale, imagée: «If you really want to hear about it, maman est morte. »
    La disparition définitive de Salinger mercredi 27 janvier 2010 est la preuve que le XXe siècle est bien terminé.....
*

*

The author (reading Catcher in the Rye) in 1952

BY RICHARD LACAYO

            TAKE THE LITTLE PAPERBACKS down from the shelf, and you can hold the collected works of J.D. Salinger-one novel, three volumes of stories-in the palm of one hand. Like some of his favorite writers the Greek poet Sappho, whom we know only from ancient fragments, or the Japanese writers of 17-syllable haiku Salinger was an author whose large reputation pivots on very little. The first of his published stories that he thought good enough to preserve in a book appeared in the New Yorker in 1948. Seventeen years later, he placed one last story there and drew down the shades.
From that day until his death on Jan. 27 at age 91 at his home in Cornish, N.H., Salinger was the hermit crab of American letters. When he emerged, it was usually to complain that somebody was poking at his shell.

            Salinger's only novel, The Catcher in the Rye, was published in 1951 and gradually achieved a status that made him cringe. For decades, the book was a universal rite of passage for adolescents, the manifesto of disenchanted youth. (Sometimes lethally so: after he killed John Lennon in 1980, Mark David Chapman said he had done it to promote the reading of Salinger's book.) Holden Caulfield, Salinger's petulant, yearning young hero, was the original angry young man, created at the very moment that American teenage culture was being born. A whole generation of rebellious youths discharged themselves into him.

            Jerome David Salinger was born in New York City on Jan. 1, 1919, to a Scottish-born mother and a Jewish food importer father. He flunked out of or ran away from a series of private schools, graduating from Valley Forge Military Academy outside Philadelphia-later the model for Caulfield's despised Pencey Prep - before drifting back to Manhattan with the general idea of becoming a writer. A promising career would be briefly derailed by a grueling slog through wartime Europe with the U.S. infantry, but by 1946 he was back in Manhattan and soon writing regularly m the New Yorker.

By the time The Catcher in the Rye was published, to generally exultant reviews and a seven-month stint on the New York Times best-seller list, Salinger had already moved past adolescent angst and on to dissatisfaction with a world he found increasingly irrelevant and intrusive. In 1953 he bought a small, Spartan house in Cornish; by the fall of that year, he had built a high wall around it.

But while Salinger lived as a recluse, he was never inclined to be a hermit. He married a 19-year-old Radcliffe student named Claire Douglas in 1955; they had two children together before divorcing in 1967. Salinger soon enticed another young woman, a Yale freshman named Joyce Maynard, to join him in exile. Her memoir, At Home in the World, provides a picture of Salinger in later life as a man preoccupied with homeopathic medicine and old Hollywood movies who wrote every day but then stored the unpublished works in a giant vault. After 10 rocky months, Salinger abruptly called things off.

Is that surprising? A long time ago, he called things off with the entire world. Salinger struggled all his long life with the contradiction between his gifts as a writer and his impulse to refuse them. It's customary to assume that the Glass children of his short stories-an intricate hybrid of show biz and spirituality, the family was his other enduring creation-make up a kind of group portrait of Salinger, each a different reflection of his character: the writer and the actor, the searcher and the researcher, the spiritual adept and the profiling schmuck. That may very well be true. He made sure we could never be sure. But here's Fanny Glass outlining the dilemma of someone like Salinger who wants to abandon the ego, the will to "succeed":

"Just because I'm so horribly conditioned to accept everybody else's values, and just because I like applause and people to rave about me, doesn't make it right. I'm ashamed of it. I'm sick of it. I'm sick of not having the courage to be an absolute nobody. I'm sick of myself and everybody else that wants to make some kind of a splash."

That's one time you know it's Salinger talking. •

TIME February 15, 2010

 

V/v Tin Van : Dung roi, nen thay doi , keo khong nhu O noi, ba tram nam sau (hihi), co nguoi di tim tac pham cua NQT chi thay toan "kit" voi "deo", "nhu kit" v.v.... thi khong biet se xep tac pham vao loai van chuong gi . Hihi .
K
[V/v Tin Văn: Đúng rồi, nên thay đổi [dẹp cái mục “Dọn” đi, cấm chửi lộn, chửi bậy, không được sử dụng những từ thô tục…] kẻo không, như O. nói, ba trăm năm sau có người đi tìm tác phẩm của NQT, chỉ thấy toàn ‘…. ', thì không biết sẽ xếp tác phẩm vào loại văn chương gì.]

V/v Bắt Trẻ Đồng Xanh.
Tờ TLS đặt vấn đề, và đề nghị độc giả giúp sức, liệu bản tiếng Anh, xb tại Anh, đã được lược bỏ những tiếng thô tục, dơ dáy…
Số TLS tuần lễ liền sau đó, Feb 12, 2010, đích thân tay biên tập ấn bản Penguin Classics, Tim Bates, phụ trách coi lại, overseeing, lần tái bản năm 1993, từ nguyên tác Mẽo: Bản hiện có của The Catcher in the Rye đã được biên tập nặng nề bởi Hamish Hamilton, vào thập niên 1950; những từ thô tục, chửi thề đã bị kiểm duyệt, và cách ăn nói theo kiểu địa phương của Mẽo của nhân vật chính trong truyện cũng được sửa cho hợp với người Anh.
Và bây giờ Penguin muốn sửa chữa tình trạng này…

“Fuck you” mà bị thiến còn  “… you’, thì làm sao fuck!

Nhưng chưa ghê bằng trường hợp Céline. Ông này khủng khiếp hơn Salinger nhiều. Trên cùng số báo có bài của Steiner: Bây giờ lại là giờ của Céline [Once again, Céline’s hour]. Đọc loáng thoáng, thấy Steiner nhắc tới một câu của Sartre, phán không lâu, khi sắp sửa đi chơi xa: Chỉ có mỗi một tên trong lũ chúng ta là sống nhăn: Céline [only one of us will endure: Céline].
Sinh thời, Céline chửi Sartre như chửi… chó:
Ta tởm mi, một tên chính trị cơ hội, một tên triết gia dởm, [second-hand philosophy].

Ui chao chửi như Mít chửi NHL!

 *

Le Grand Macabre                                
The constant voice of a pivotal writer in the history of the modern novel, who pours out inhuman tracts
GEORGE STEINER
Céline
LETTRES
Edited by Henri Godard and Jean-Paul Louis
2,034pp. Gallimard. €66.50.
9782070116041

*
Voyage au bout de la nuit
Uncovering Céline

Note: Bạn bè, thân hữu xử ép Gấu quá!