*


 

* *
The Ruler and his henchmen: Portrait of an African kleptocracy

Trong số những nhà văn ly khai, phản kháng, đến phải lưu vong, chưa ông nào số phận thê lương như tác giả cuốn trên, Wizard of the Crow. Trở về thăm quê hương, ông bị công an mật vụ giả làm kẻ cướp phá cửa vô, hành hạ chồng và hãm hiếp vợ. (1)
 (1) On August 8, 2004, Ngũgĩ ended his exile to return to Kenya as part of a month-long tour of East Africa. On August 11, robbers broke into his apartment: they stole money and a computer, brutalised the professor, and raped his wife.
Wikipedia
*

Tạp Ghi Văn Nghệ: Hiện thực và Huyền ảo: G.G. Marquez.
Nguồn
*
Trên Người Việt, thấy có bài của ông phê bình gia Nguyễn Mạnh Trinh, viết về nhà văn "Gabo". (1)
Khổ một nỗi, cái tên của ông ta, ông này cũng viết sai.
Tên của ông ta gồm hai chữ Garcia Marquez, nghĩa là, chữ Garcia không thể viết tắt được, theo cái kiểu mà ông NMT này viết tắt.
(1) NMT là một trong những bạn văn, cũng khá thân, của Gấu, ít ra là về phía Gấu, khi nghĩ như vậy.
Thành thử, dọn cứt của bạn mình thì dù sao cũng còn thú vị hơn là dọn cứt của kẻ thù ! NQT
*
Đọc bài viết, có vẻ như ông phê bình gia, tạp ghi gia này chưa từng đọc "G.G. Marquez", thí dụ cuốn Tình Yêu Thời Thổ Tả. NMT viết:
"Tiểu thuyết nổi danh ấy của G.G. Marquez là câu chuyện tình mê đắm của hai người: Florentino Arisa và Fermina Daxa. Hai người yêu nhau và để ý đến nhau từ buổi thanh xuân. Chàng thì con nhà nghèo, con của một bà bán hàng lẻ trong khi gia đình nàng là một nhà buôn giàu có mới nổi nhờ mánh mung gian lận...."

Ai đã từng đọc cuốn này, thì đều khó mà quên được, chàng mê nàng đến điên lên, và nàng thì cũng vậy, nhưng khi họ toan tính gặp nhau lần đầu, và khi lần đó xẩy ra, khi nàng nhìn thấy chàng, thì bất thình lình, đột nhiên, nàng nhận ra sự thực: Đây đếch phải là một nửa linh hồn của mình !
Thế là nàng phán, Ê, đi chỗ khác chơi, thằng cha cù lần ! (1)

(1) Nguyên văn, qua bản dịch của Nguyễn Trung Đức, nhà xb Văn Học:
... "Trời ơi, một con người đáng thương". Flôrêntinô Arixa mỉm cười định nói điều gì, định tiếp tục theo sau cô, nhưng với một cử chỉ của bàn tay cô xóa hẳn hình ảnh của cậu trong đời mình:
-"Làm ơn, xin đừng theo tôi". Cô nói với cậu. "Hãy quên chuyện ấy đi".

Đây là một trong những xen tuyệt vời nhất của truyện. Ai đọc cũng khó mà quên. Nó là "cú đờ phút", cú sét đánh, nhưng "lật ngược", hiện tượng Chúa Sẩy Thai... , "làm sao mà quên được" !

Ôi chao viết đến đây, Gấu lại nhớ ra một thằng cù lần chạy theo em BHĐ ở nơi cổng trường Đại Học Khoa Học ngày nào !

Tuổi trẻ chấm dứt khi chàng nhận ra sự tầm thường, khi lòng kiêu hãnh về chàng, về nàng, về tình yêu... tan vỡ ra như những chiếc bong bóng xanh xanh đỏ đỏ chàng vẫn chơi đùa hồi còn nhỏ, bằng cách nhúng đầu chiếc ống giạ vào đĩa xà phòng, rồi sau đó thổi lên trời, chúng chưa kịp bay cao đã vỡ tan; mối tình đầy những tưởng tượng, đầy những từ ngữ hoa mỹ lấy từ sách vở, từ những câu chuyện thần tiên cho đến những trang sách triết lý... đã đến lúc phải dời chỗ ẩn náu để đụng đầu với thực tế. Lúc đó, nàng nói: "Bây giờ H. hết lãng mạn rồi."
Thời Gian 
Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.
Khu Rừng Trong Đêm
*
Trước khi bỏ chạy quê hương, Gấu đã được đọc Trăm Năm Cô Đơn, bản dịch của Nguyễn Trung Đức, và đó là lần đầu làm sao mà quên được, khi làm quen Gabo.
Khi đậu thanh lọc, được chuyển qua trại chuyển tiếp Transit, ở Panat Nikhom Thái Lan, Gấu được đọc cuốn Tình Yêu Thời Thổ Tả, bản tiếng Tây, tại thư viện của phái đoàn Pháp. Thư viện này, tiểu thuyết, đa số của mấy ông Tây đi du lịch, ghé thăm Trại, bỏ lại. Gấu ngốn hết. Sau, thèm đọc sách phê bình, sách triết, [nhưng mà này, có bằng cử nhân Triết chưa mà đòi đọc sách Triết ?], bèn nhờ mấy cô đầm thuộc phái đoàn, làm cô giáo thiện nguyện, ra thư viện Bangkok mượn giùm. Mấy ẻn cũng hay mượn sách Tây ở đó.
Nhớ, lần nhờ mượn giùm cuốn Pour Marx của Althusser, em Đầm mang về, kèm câu, cái em Thái thủ thư nói với Ẻn, từ lúc thư viện nhập cuốn này, chưa từng có ai mượn. Đây là thằng thứ nhất !

Thú nhất là, cái tay mê gái trong Tình Yêu Thời Thổ Tả, cũng hành nghề viết mướn tại Bưu Điện, y chang Gấu !
*
Tuy nhiên, cái tít của NMT "hỏng" nhất, là ở cụm từ "Hiện thực và Huyền ảo".
Đây là do ông muốn làm mới văn học, làm mới phê bình, thay vì nói, hiện thực huyền ảo, như đa số nói, về văn chương của Garcia Marquez, thì ông nói khác đi.
Nhưng giá mà ông dám phán, [nơi] huyền ảo là hiện thực, where magic is reality, như tờ Người Kinh Tế phán, thì mới bảnh, và có thể, mới đúng, trong trường hợp Gabo.
*

Câu văn hiển hách nhất, trong Tình Yêu Thời Thổ Tả, có lẽ là câu anh chàng cù lần, sau khi bị cô gái đuổi, đi chỗ khác chơi, và nàng đi lấy chồng, còn anh chàng bèn để cả cuộc đời ra để chờ chồng nàng chết, tỏ tình lần nữa, và khi được em hỏi, anh chàng hùng dũng phán, anh vưỡn còn trinh, dù đã trải qua không biết là bao nhiêu cuộc tình !
Đọc câu đó, Gấu mới hiểu được câu của nàng Kiều, chữ trinh còn một chút này.

Ông Nguyễn Du vốn là người khiêm tốn, ông viết truyện nàng Kiều và khiêm tốn nói, mua vui vài trống canh.
Cô Kiều cũng lây tính ông, khiêm tốn nói, chữ trinh còn một chút.

Đúng ra là còn nguyên, quá cả còn nguyên, cũng được.
Đây cũng là ý của một ông sĩ quan đi cải tạo, vợ ở nhà phải thân cận Bọ để nuôi đàn con, và lo đi thăm nuôi chồng, trả lời ông bố, khi ông bố cằn nhằn.
Chỉ khi nào vợ con không lo cho mấy đứa nhỏ thì mới coi như là chẳng còn gì.
*
Tình Yêu Thời Thổ Tả, cái gì vậy cà? 
Sau khi ông con được người yêu cho phép gặp mặt, bà mẹ biết liền, bởi vì ông con trai nói không ra tiếng, đêm nằm ngủ gãi sồn sột, lăn qua lăn lại, đập mình đập mẩy, mất tiêu luôn khẩu vị. Ghê gớm hơn nữa, trong thời gian chờ đợi người yêu trả lời thư, tình trạng ông con ngày càng trở nên nguy kịch: ỉa chẩy, ói mửa… bà mẹ đưa đi bác sĩ cấp cứu, và sau cùng đành kết luận: những triệu chứng của tình yêu giống “y chang” những triệu chứng của bịnh thổ tả!
*
Ở Mỹ Châu La Tinh, thực tại biến dạng do chính trị nhiều hơn là do văn hóa. Sự thực bị bưng bít đến nỗi không còn biết đâu là sự thực. Cuối cùng chỉ còn một sự thực độc nhất, đó là lúc nào người ta cũng nói dối. Những tác phẩm của Garcia Marquez không có tương quan trực tiếp tới chính trị, nhưng chúng đề cập tới những vấn đề đại chúng bằng những ẩn dụ. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một khai triển chiết ra từ chủ nghĩa siêu thực; một chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích thực của Thế Giới Thứ Ba, tức là của những xã hội được tạo thành chỉ có “một nửa”; trong đó, cái cũ có vẻ như không thực chống lại cái mới làm người ta sợ, trong đó sự tham nhũng, thối nát công cộng của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ riêng tư của từng người dân, tất cả đều trở thành hiển nhiên. Trong thế giới tiểu thuyết của Garcia Marquez, những điều vô lý, những chuyện không thể xẩy ra, đều xẩy ra hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt. Thật hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ trụ văn chương của ông là một hệ thống bịa đặt, khép kín. Nó không được viết ở trên mảnh đất nào khác mà chính là mảnh đất chúng ta đang sống. Macondo có thực. Và đó là tính nhiệm mầu của ông.
Tình Yêu Thời Thổ Tả
Huyền ảo, quái dị, thần kỳ.... là một thể loại văn học hoàn toàn riêng rẽ, không liên quan gì đến thực tại. Nó có, nhằm thỏa mãn trí tưởng tượng, và, còn giúp con người vượt qua những hoàn cảnh giới hạn, như sinh lão bệnh tử...
Hiện thực huyền ảo là một thể loại văn học, hiện thực trước đã, rồi huyền ảo, như là tính chất của nó.
Có thể chỉ có một thứ văn học huyền ảo, nhưng có quá nhiều thứ văn chương hiện thực: hiện thực xã hội, hiện thực tư bản, hiện thực trưởng giả, hiện thực cách mạng, hiện thực phản cách mạng... và hiện thực huyền ảo.
Bài viết của NMT quá tạp, thành thử thật khó mà hiểu được tại sao ông lại đặt cho văn của Garcia Marquez là "Hiện Thực và Huyền Ảo", nhưng, có vẻ cả bài viết tụ lại ở những câu phán sau đây, chính chúng, lại phản lại ông, bởi vì "có vẻ" như ông chưa đọc G.G. Marquez". [Tôi để nguyên những lỗi chính tả của đoạn trích dẫn, dưới đây].

"Mẫu đối thoại trên là một lối nói ám chỉ một phương cách thẩm thấu văn chương tệ. Người học trò muốn biết vẽ mà không chịu học cách kẻ đường thẳng, không chịu học cách pha màu, không chịu bẩn bàn tay vào công việc ký họa. Cũng như muốn lái xe mà không chịu học cách cầm lái, muốn nhận thức cái đẹp của nghệ thuật mà không chịu ngắm nhìn suy tưởng. Cũng như những học trò của GG Marquez, muốn đọc và tìm kiếm sự tân kỳ mà không chịu tìm hiểu từ những ý thức và sự kiện bắt đấu. Cũng như đọc “Trăm năm cô đơn” mà không chịu tìm hiểu lịch sử xứ Colombie, cũng như trải qua những biên niên sử nhiều đời qua sách vở mà không chịu đối chiếu với thực tế. Và mẫu đối thoại trên đã mở cánh cửa cho tôi, đi vào thế giới của hiện thực và huyền ảo trộn lẫn... ".

Nếu đúng như NMT phán, thì Gấu này quả cũng thuộc loại thẩm thấu văn chương tệ, vì đọcTrăm Năm Cô Đơn của  Garcia Marquez mà chẳng biết một tí gì về lịch sử xứ Colombie.
*
Nếu "Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một khai triển chiết ra từ chủ nghĩa siêu thực; một chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích thực của Thế Giới Thứ Ba, tức là của những xã hội được tạo thành chỉ có “một nửa”; trong đó, cái cũ có vẻ như không thực chống lại cái mới làm người ta sợ, trong đó sự tham nhũng, thối nát công cộng của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ riêng tư của từng người dân, tất cả đều trở thành hiển nhiên. Trong thế giới tiểu thuyết của Garcia Marquez, những điều vô lý, những chuyện không thể xẩy ra, đều xẩy ra hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt. Thật hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ trụ văn chương của ông là một hệ thống bịa đặt, khép kín. Nó không được viết ở trên mảnh đất nào khác mà chính là mảnh đất chúng ta đang sống. Macondo có thực. Và đó là tính nhiệm mầu của ông," như Rushdie nhận định, thì, tới Ngugi wa Thiong'o, tại Kynia, quê hương của ông, huyền ảo chính là thực tại.
*

Hiện tượng Lê Vân, theo Gấu, một cách nào đó, vẫn nằm trong dòng "hiện thực huyền ảo", ở những xã hội chỉ có một nửa,. Nó lật ngược [lại lật ngược !] chủ nghĩa nói dối ngày nào. Thời kỳ quá độ thoát ra khỏi chủ nghĩa toàn trị ?

Nhân đây, xin post một đoạn, trong thư độc giả Tin Văn, một người Miền Nam, ở trong nước.
Đọc Lê Vân Yêu Và Sống, cháu thương dân miền Bắc quá, nếu cháu sống thời đó ở miền Bắc, cháu không biết làm sao để tránh tổn thương.
T.

Gấu trở lại đất Bắc sau hơn nửa thế kỷ, chính là vì những đau thương nhức nhối, tương tự như của độc giả Tin Văn.
Nếu không bỏ chạy đất Bắc năm 1954, liệu Gấu sống sót ?
Bà con của Gấu ở lại, liệu sống sót ?

Sống sót cái gì chứ?
Chủ nghĩa toàn trị.

Thư này có một câu khen Bác Gấu, đã tính giấu đi, nhưng lại tiếc, đành post ra ở đây, kèm lời cám ơn nồng hậu gửi tới tác giả bức mail, và toàn thể độc giả của Tin Văn ở trong nước.
Tin Văn bây giờ được trong nước đọc nhiều, đứng thứ nhì trong top 25, chỉ thua Mẽo. (1)
Trân trọng. NQT
Cháu cám ơn bác kiên trì với Tin Văn, cháu học hỏi nhiều ở web của bác lắm. T.

(1) United States/Vietnam/Canada/Australia/Unknown/Japan/Germany/European/Union France/Switzerland/
Hong Kong/Great Britain/Austria/China/Mexico/South Korea/Netherlands/CzechRepublic/
Spain/Malaysia/India/Denmark/Singapore/Poland/Paraguay.

Nhưng, liệu có thể coi hiện tượng LV tự truyện, như là một khối u tiềm ẩn, bây giờ mới bộc phát, theo suy nghĩ của Eco.
Chúng ta phải trả nợ "họa con Bọ", hậu quả của chiến thắng Miền Nam.
Còn thế giới ?
Umberto Eco:
"Nous payons toujours aujourd'hui l'effondrement de l'empire soviétique": Bây giờ chúng ta luôn còng lưng trả nợ, hậu quả sự sụp đổ đế quốc Đỏ.
*