*









Thời Của Hoài: L' Age de la Nostalgie

*

Tạp Chí Văn của Tây, số Tháng Tư, 2006, là về người đẹp Sa Đéc ngày nào. Trên tờ New York Times cũng có một bài về 'ẻn', có cái hình túp lều tình ái xa xưa, được trang eVăn trong nước chiếu cố, nhưng quên không ghi chú, nơi đây hiện đang được sử dụng như là trụ sở của đội bài trừ ma tuý tỉnh Tiền Giang.
Có bài phỏng vấn nhà văn gốc Nhựt viết văn bằng tiếng Anh. Thời của hoài nhớ.

*

&

Có một thứ hoài nhớ chẳng mắc mớ gì tới Lịch Sử, mà tất cả chúng ta đều cảm thấy.
Nó là chút bồi hồi về một thời chúng ta đều ngô ngố.
Hoặc ngồ ngộ!
Nhìn hình ông, với cây đàn, Gấu bỗng nhớ cây đàn của anh chàng Kiệt, mỗi buổi tối, trước khi vô trại lính, cầm lên gẩy tưng tưng vài tiếng. Hay cây khẩu cầm cũng của chàng, khi còn bé, âm thầm thổi cho bà mẹ, chỉ sợ ông bố nghe thấy.
Và những dòng sau đây, của TTT, và của một đứa em của ông.
Trong khi ăn, Kiệt bỗng nhớ đến những ngọn gió bấc cắt da, những hạt mưa nhọn như kim châm, dúm ớt bột khô tê môi, chảy nước mắt, bát nước chè tươi bỏng rát lưỡi. Từ bát bún riêu, chàng nói về mùa màng thời tiết, về bầu trời sông nước, về đồng ruộng trái quả, về phố phường thắng cảnh và vô tình chàng tiết lộ những mảnh vụn của một thời thơ ấu và niên thiếu chẳng hề nói với ai. Oanh mở mắt to chăm chú. Kiệt lại thấy những giọt nước mắt rơi.
(Một chủ nhật khác)
*
Nguyễn Chí Kham: Ung Thư, tác phẩm đi theo cùng tác giả.
*

Thời Của Hoài và Chọn [lựa theo kiểu của] Kafka.
Cách hiểu Kafka tốt nhất, như đoạn trên [Lire, Đọc, số Tháng Tư 2006] đề nghị,
là chuyển tiểu thuyết của ông qua băng hình hoạt họa [như Vụ Án do Coka viết lời, Clod vẽ tranh]
Và nếu như thế, Thời Của Hoài còn là Thời Của Hài.
Chứng cớ 1: Những nhà phê bình trong nuớc chỉ ra là,
văn PTH ảnh hưởng Cáp Ca.
Chứng cớ 2: TalaCu.
Nhưng, Joseph K. là một anh hề buồn.
TalaCu? Cũng buồn lắm.
Không tin? Đọc tường trình Vượt Vũ Môn của Đảng VC