*











   

Mượn hoa hiến Phật!

Cánh Đồng Bất Tận  vs Dòng Sông Tật Nguyền

Trong nuớc đang xẩy ra vụ, tác phẩm mới ra lò giống tác phẩm đã và đang nổi tiếng. Ông sau nói, tôi chưa hề đọc bà trước. Ngay khi còn ở dạng bản thảo, chưa xb, ông đã được báo động, vẫn tỉnh bơ.
Thú nhất, là ông còn pha trò: Khi thằng bé nhà tui ra đời, người ta cứ biểu giống con ông hàng xóm, nhưng tui biết rõ, con tui!
Thái độ lạc quan của ông làm Gấu nhớ ra một định nghĩa sau đây: Lạc quan là người, đi làm về, nhìn cái gạt tàn, bèn chép miệng, ra vẻ mừng rỡ, bà xã mình hồi này đổi gu, hết còn hút thuốc lá, mà đổi qua xì gà rồi! [Xì gà thương hiệu Clinton_Monica, chắc thế!]
Tuy chưa được nhìn con ông, và con hàng xóm, nhưng, cứ coi như ông không đạo văn, cũng không thể chấp nhận được.
Chuyện này đã từng xẩy ra rồi, thí dụ như, với Garcia Marquez. Ông này viết được đâu được hai ba trăm trang bản thảo, đọc lại, thấy giống con ông hàng xóm, bèn vứt vô thùng rác. Và bắt đầu lại. Lần này, lấy ngay con ông hàng xóm làm mẫu, cho chắc ăn. Và... thành công! Đó là cuốn Trăm Năm Cô Đơn, đưa ông lên đài danh vọng, ẵm cả giải Nobel văn chương.
Đọc, biết ngay, từ cuốn Asalom, Asalom! của Faulkner. Nhưng cũng biết ngay, tác phẩm của ông, không phải của Faulkner. Cũng cuốn này, của Faulkner, còn được một tác giả khác chôm, và cũng biến nó thành một tác phẩm nổi tiếng. Đó là cuốn Ngôi nhà của những hồn ma, của Isabel Allende.
Đúng ra, ngay khi được báo động, là ông nhà văn phải ngay lập tức đi tìm đọc Cánh Đồng Bất Tận, và sau đó thẩy bản thảo Dòng Sông Tật Nguyền cho... ve chai!
Cho dù nó hoàn toàn do ông viết ra!
Đọc Nguyễn Ngọc Tư
Tôi hỏi, thầy Thành nào, chị cười, thầy mới về dạy trường xã mình nè, thầy hay lại nhà chơi, chưa vợ nên hay biểu chị làm mai, tưởng chuyện chi khó, con gái xứ này giỏi giang thiếu gì. Có lần, thầy thấy chị ngồi lau ống khói đèn thờ, thầy bảo, xứ này không hợp với chị, thầy nói câu nào nghĩ lại cũng trúng. Em gặp thầy một lần coi, thầy Thành nói chuyện hay lắm, thì người ta từ thành phố xuống mà. Nghe kể chuyện trên đó rồi, chị thấy sống ở đây chán thiệt, chán thí mồ đi. Gì mà ngày nào cũng giống y ngày nấy, hổng thấy thay đổi gì hết trơn."
Một mối tình
Ôi chao, đọc tới đây, tôi cứ tưởng tượng ra một "thầy Thành", không phải dân miệt này, từ đâu trôi giạt tới....
Lạ một điều, "thầy Thành" này làm Gấu nhớ tới một nhân vật của Chekhov, trong truyện ngắn "Người đàn bà với con chó" [The Lady with the Dog].

Cái truyện Một Mối Tình này đúng là một kỳ hoa dị thảo của "miền đất Nam Bộ", nói theo mấy ông VC. Trước đây, Gấu đọc Hình bóng cũ của Sơn Nam, đã tự biểu mình, đây là đệ nhất truyện ngắn. Nhưng phải đến Một Mối Tình, cái chất thiên tài của nơi chốn mới thật là tuyệt vời, do cái chất nữ của nó làm bật ra.
*
Của người phúc ta, chôm, chĩa, thuổng, "Những bông hoa của những người khác", "Other men's flowers", là tên một bài trên TLS, điểm cuốn "Đạo văn thực dụng", tức cẩm nang viết về nghệ thuật chôm chĩa.
[Robert Macfarlane điểm cuốn Pragmatic Plagiarism: Authorship, profit, and power, của Marylin Randall, TLS số 14 Sept, 2001]

Chôm chĩa, đạo văn... là một ngành xưa như... văn học. Nhưng quan niệm về nó thì lại thay đổi theo rất nhiều thời kỳ trong lịch sử văn học. Hãy thử coi bài thơ Hoang Địa của T.S. Eliot. Ông này 'sáng tác' nó, theo kiểu... khảm, nghĩa là cứ thấy món nào vừa ý, là bệ ngay vào tác phẩm của mình! Ngói thì của người, nhưng mái đình, mái chùa là của ta. Mặc dù vậy - hay bởi nhờ vậy - bài thơ được coi là duy nhất, unique, khi ra lò vào năm 1922. Giá như nó ra đời vào thời kỳ Lãng mạn, là lập tức bị coi là đồ ăn cắp!
Đây có thể cũng là trường hợp của Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thiên hạ bi giờ nghiêm khắc quá, cứ biểu rằng thì là Nguyễn Du thuổng của Tầu. Rằng thì là triết lý nhà Phật ở trong đó thì thuộc loại dành cho chú tiểu mới được đưa lên chùa để... ăn cắp oản! Có gì tư tuởng cao siêu ở trong đó đâu?
Đâu có phải là người xưa không biết là Nguyễn Du thuổng. Tuy nhiên, những gì mà ông thuổng đó, là...  may mắn cho chúng, và chủ nợ của ông, thì rất ư là biết ơn thiên tài Nguyễn Du: Thưa ông, không có ông là đếch thằng chó nào biết đến tui!
Chẳng thế mà Picasso dặn dò đệ tử, cứ tha hồ ăn cắp, và hỏi lại mấy ông mấy bà... ngớ ngẩn: Này, có cái gì không để cho ta và đệ tử của ta ăn cắp!
Nhưng, nói như thế, là... huề vốn! Làm sao biết, khi nào được ăn oản, khi nào bị đánh đòn?
*
Thư tín
From:
Date: Sun, 2 Jul 2006 10:04:31 EDT
Subject: Tham ong ba Gau...
To:
Toi thay DSTN co cai hay rieng cua no day ong Gau a. Theo toi khong nen day nghien tac gia  PTK.
Than,
Phúc đáp:
Tôi chưa đọc DSTN nên chưa có ý kiến, chỉ viết chung chung thôi.
Mới đọc một bài trên talawas. Sẽ trình bầy ý kiến riêng sau khi đọc tác phẩm, cả hai.
Tks
Thân
Gấu
*
Có thể nói, Gấu này là một trong những người đầu tiên "khám phá" ra, Nguyễn Ngọc Tư, theo nghĩa, đọc bà, khi bà chưa được đọc nhiều, và chưa trở thành một hiện tượng như là bây giờ.
Người chỉ cho Gấu đọc Nguyễn Ngọc Tư là Thảo Trần.
Bữa đó, bà đi chợ về, mang về theo một tờ báo chợ, thứ báo biếu, như thường thấy ở các siêu thị hải ngoại. Trong có đăng truyện ngắn Một Mối Tình. Bà còn biểu, này, đọc đi. Thấy hay quá, bèn chớp ngay lấy, post lên Tin Văn, đồng thời mail cho tờ báo hỏi về tác giả. Tòa Soạn, chắc là do cẩn thận, cho biết, đó là của một tác giả ở hải ngoại.
Chính vì thế mà khi Cánh Đồng Bất Tận nổi lên như cồn, Gấu lại... ngại, chưa dám đọc, post, để đấy, chờ, một thời gian, cho lắng dịu, rồi mới lôi ra đọc.
Như vậy mà may. Là bởi vì, có thể nói, cả hai truyện ngắn trên, Gấu đều chưa đọc.
*
Có một chi tiết thật tuyệt vời, hay mối liên hệ 'tiền định', giữa cô em gái, trong truyện Một mối tình của Nguyễn Ngọc Tư, với bà me Tây, trong truyện ngắn Hình Bóng Cũ của Sơn Nam. Cả hai đều là đào hát.
Còn một liên hệ nữa, là, cả hai đều làm Gấu này nhớ đến... Faulkner!

Một bữa có một bà tới kiếm, tính mướn anh viết hồi ký cho "bả". Người đàn bà ôm trong mình cả một kho tàng. Đã từng là đào hát, chủ gánh, sau bỏ hết, gá nghĩa cùng một ông tây thuộc địa, một trong những người khai phá ra những cánh đồng thẳng cánh cò bay, tiền thân của những ông Hương, ông Cả trong những cuốn tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, tiền thân của những cô Ba, cô Tư trong những câu chuyện ngồi lê đôi mách, cà kê, dê ngỗng của một số tác giả Miền Nam hiện nay. Một nhân vật kiểu Faulkner, sự tàn bạo, dã man không thua, số người bị giết do ông, bởi chính ông chắc cũng không kém. Người đọc chỉ đoán lờ mờ những chi tiết "thực" đó. Chỉ lờ mờ biết được quá khứ của một Lọ Lem một bữa biến thành Công chúa Thuộc địa. "Bả" có cay đắng khi phải "bó thân về với triều đình", khi phải đồng hóa Miền Nam với chủ nghĩa thực dân khai hóa... nào ai biết được. Tất cả chỉ là những "tầng kiến giải" về một huyền thoại. Về một Hình Bóng Cũ.
Hình bóng cũ


*

Khi Faulkner được Nobel văn chương, tờ New York Times còn chửi mấy ông Tây, là đã 'khám phá', chỉ một thằng nhà quê, miệt vườn Miền Nam, và cảnh cáo độc giả khắp thế giới, đừng thấy trong truyện của anh già này toàn những cảnh loạn luân, kỳ thị da đen, anh em giết lẫn nhau, mà nghĩ rằng cả Thiên Đàng Mẽo là như vậy!

Lạ, là Nguyễn Ngọc Tư cũng bị y chang.
Bà bị đám Cộng vườn bắt làm tự kiểm, bắt làm đơn... tự nguyện xin lưu vong, bỏ xứ mà đi....
Gấu này đọc trên net, thấy, ngay đám trẻ nít, thứ con cái của bọ VC, cũng chửi bà, tại sao lại bôi đen Miền Tây Nam Bộ?
 Ở đâu ra cái cảnh đĩ dập dìu...

Viết tới đây, Gấu bỗng nhớ lần đi thăm Đồ Sơn, với một đám bạn văn VC, trong có một ông thổ địa của vùng Cảng Hải Phòng. Ông này nổi tiếng lắm, khi phách lắm, thực sự là vậy.
Ông biểu Gấu, có thời gian 'tớ' được ra đây dự trại sáng tác. Sáng sớm dậy, thấy bướm gọi nhau ơi ới, kéo nhau đi từng đoàn, cứ như là mấy em nữ sinh rủ nhau tới trường!
[Hay đi họp... Thành Đoàn?]
*
Cả một Miền Nam, chịu không nổi, chỉ một vài dòng, trong Cánh Đồng Bất Tận!
*
Sartre phán: Trước một đứa trẻ chết đói, cuốn Buồn Nôn  chẳng đáng cục kít!
Yves Berger, hình như ông này, trong một cuộc thảo luận, Văn Chương làm kít gì được? [Que peut la littérature?], đã trả lời, này Sartre, đứa trẻ chết đói ấy ở đâu, bạn có cần tớ giúp một tay, trong cái việc cứu đói đó, thì ới một tiếng, nhưng gì thì gì, bạn vưỡn phải cho tớ... viết văn!