logo





Arthur Koestler và cú điểm trúng tử huyệt của đế quốc Cộng Sản.
Bóng Đêm Giữa Ban Ngày.
Coetzee, trong bài viết về Joseph Brodsky, đã nhắc tới một nhận định của nhà thơ Olga Sedakova, theo đó, thành tựu lớn lao nhất của Brodsky, là đã "đặt một cái dấu chấm hết ở cuối trào lưu văn học Xô Viết."
Ông làm được vậy, theo Coetzee, là do, đã lấy lại cho văn học Nga cái chất quí hiếm mà nền kỹ nghệ văn hóa Xô Viết, nhân danh chủ nghĩa lạc quan
, đã vứt vào thùng rác: Thân phận bi đát được làm người, hay, cảm nhận bi đát về đời sống, a tragic perception of life.
Nếu Brodsky là người đặt dấu chấm hết, Koestler là người dóng tiếng chuông báo tử đầu tiên cho đế quốc Cộng Sản, với Bóng Đêm Giữa Ban Ngày [1940], như David Cesarani, trong Athur Koestler: The Homeless Mind, viết: "Hiệp cuối của đế quốc Xô viết, xẩy ra vào năm 1989-1990, đã bắt đầu cùng với sự xb của cuốn "Đêm hay Ngày" [Darkness at Noon, 1940. [The final rout of the Soviet imperium in 1989-1990 began with the publication of Darkness at Noon.]
Đêm hay Ngày  là tên bản tiếng Việt đầu tiên của nó, do Phòng Thông Tin Huê Kỳ ấn hành, thời điểm 1954, cùng với vụ di cư của đồng bào miền Bắc.
Đọc Đêm hay Ngày, ngay những ngày đầu vô Nam, Gấu chỉ còn giữ được một hình ảnh của nó. Đó là khi Rubachov bị đồng chí tống vô tù, trong phòng giam, nghĩ tới những cú tra tấn sắp sửa, anh "VC" nhiều tuổi Đảng hơn cả Đảng bèn dí cái đầu điếu thuốc đang cháy bỏng vô lòng bàn tay. Đang say sưa lịm người với thú đau thương, giật mình ngó lên, chàng thấy tên lính gác đang đăm đăm nhìn bằng con mắt cú vọ, qua lỗ đầu ruồi (?), ở cửa phòng giam. Tên gác bèn nhếch mép cười khinh bỉ, đóng sập đầu ruồi, và bỏ đi.

Milosz, trong cuốn sách ABC  của ông, dưới "đầu vào" [entry] Koestler, đã n
hắc tới nhà thơ Aleksander Wat, và cuộc trò chuyện của Wat với một tay cựu Bôn-sê-vích, the old Bolshevik Steklov, liền trước khi xẩy ra cái chết của tay cựu đảng viên đáng kính này, trong nhà tù Satarov.
Theo Steklov, những tay như Rubachov thú tội, ngay cả những tội mà họ không hề phạm, không phải do tra tấn, mà là do quá tởm quá khứ đầy ứ những tội ác của họ. Và cái chuyện tự làm nhục chính họ, một lần nữa, chẳng tốn kém gì, và tra tấn là không cần thiết.
[According to Steklov, they confessed out of disgust at their own past: they each had so many crimes on their account, that it cost them nothing to demean themselves once more and torture was not necessary].

Quanh ông Kiệt có rất nhiều thông tin “tiêu cực”. Lá thư mười năm trước của ông gửi đến trung ương đảng đã là “chim mồi”, khiến nhiều nhân sĩ bị bắt. Vợ ông là trùm buôn lậu. Con ông sở hữu những cơ sở kinh tế “hoành tráng” nhất nước hiện nay. Những tài khoản bí mật ở ngân hàng nước ngoài, v.v
[Trích bài viết của Hoằng Danh, trên talawas]
Gấu tui sợ rằng, trường hợp "Thư Gửi Đảng" của mấy anh già sắp xuống lỗ cũng là cùng lý do như trên.

"Đằng sau sự bệnh hoạn của tôi, là con quỷ CS chủ nghĩa",
 
Wat đã từng tuyên bố với Milosz. Nhà phê bình Stanislaw Baranczak nhìn ở ông như sự nhập thân hiện đại của Job, "không phải bởi vì ông đau khổ hơn hàng triệu nạn nhân khác, nhưng bởi vì ông khăng khăng tìm cho ra nguồn cơn nỗi đau của mình". Như nhận ra, bằng tính cách tiên tri, chức năng thi ca của ông, trong "Thế kỷ của tôi", Wat giải thích, "làm một thi sĩ không có nghĩa là viết nên những câu thơ, mà là một cách thế đặc thù "kinh nghiệm toàn-kinh nghiệm", trong đó bao gồm những việc làm của lịch sử... "

"Chính trị", ông than thở, "là số mệnh của chúng ta. Trong cơn bão tố chính trị, chúng ta trú ẩn ở mắt bão, trên chiếc thuyền mỏng manh là thi ca...".
Nghi Lễ Trừ Tà Của Thế Kỷ

"Trong thơ miền Nam vào thời kỳ sau 1954 đã xuất hiện một nhân tố hoàn toàn mới, nhân tố đó là lịch sử."
Tô Thuỳ Yên, trả lời Phan Nhiên Hạo, trên talawas