logo




[Ẩn hả? Nhớ chứ!]

8

 Có một thói quen ở Phạm Xuân Ẩn, rất giống ông Hồ, đó là thích hút thuốc lá ngoại. Với Cao Bồi [PXA], là Lucky.

 Như Gấu tui được biết, KGB, khi tuyển điệp viên hai mang người Anh, họ thường chọn mấy tay "homo". Liệu khi có cái gu “khác thường” [với ông Hồ, và Ẩn, “sang trọng”], như thế, thì hay có cái gu….phản quốc? Liệu ông bạn cũ của Gấu, vốn tự phong cho mình cái biệt danh là "docteur de sexologie" [bác sĩ chuyên về tính dục], còn có khuynh hướng "gay"?
Và cái câu của Bass, trên tờ Người Nữu Ước, "An nôn nóng chờ đợi những chỉ dẫn tiếp theo" [qua Mẽo với vợ con, được Time bốc đi trước đó], là để... hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, nghĩa là chẳng bao giờ trở về?
Và Bắc Bộ Phủ đã thừa biết điều đó, nên mệnh lệnh sau cùng, từ Bộ Chính Trị là: Mi không được phép rời xứ sở [when word came from the North Vietnamese Poliburo that he would not allowed to leave the country].

*
Bạn đọc thân mến,
Trong trường hợp bạn nghĩ rằng chúng ta vờ, bỏ quên  anh ta, thì hãy kéo Kim Philby (1) ra khỏi đám đông ở hành lang, và hãy hỏi anh đang làm gì ở đó.
"Thì mình đang làm báo". Chúng ta sẽ nghe anh ta trả lời. "Tường trình cuộc chiến".
Hãy ép buộc anh ta trả lời, anh ở phía nào. Và hãy thử tưởng tượng, liệu anh ta có dám trả lời một câu hỏi như vậy?
Bởi vì tôi chắc chắn một điều là, chính Oslov đã nói với Kim Philby vào năm 1937 tại Madrid hay ở đâu đó, rằng, hãy thay đổi giọng điệu của anh trên tờ The Times, từ ủng hộ Cộng Hòa qua ủng hộ Franco, như vậy cái vỏ bọc của anh sẽ sâu thêm...
Joseph Brodsky: Collector's Item
(1) Điệp viên hai mang người Anh, sau chạy qua Moscow
*

 Chúng ta cứ thử tưởng tượng, một me-xừ Cao Bồi, qua Mẽo, gặp lại bạn bè, sống lại không khí  Quán Chùa ngày nào...
Bởi vì, trong một lần trả lời phỏng vấn, Cao Bồi PXA cho biết, anh đã từng du học Mẽo quốc, và trú ngụ tại Quận Cam, thủ đô của người Việt tị nạn.

*

Bài viết của Brodsky mà Gấu tui trích dẫn ở trên, mở ra bằng một đề từ, là một câu châm ngôn của người Trung Hoa:
Nếu bạn ngồi thật lâu bên bờ sông, sẽ có ngày bạn thấy xác kẻ thù của bạn trôi qua.
[If you sit long on the bank of the river, you may see the body of your enemy floating by - Chinese proverb].
Câu này, như thoạt đầu Gấu hiểu, có ý muốn nói, bạn sẽ sống dai hơn là kẻ thù của bạn.
Nhưng dần dà, qua những năm tháng tù đầy, cải tạo, qua bao nhiêu tao ngộ… Gấu ngộ ra một điều là, cái xác kẻ thù trôi qua đó, chính là... Gấu.
Đây là ý nghĩa của dòng sông sau cùng mà Đường Tam Tạng phải vượt qua, trước khi tới đất Phật. Ông sư này tí nữa té xuống sông, may bước lên được bè, và nhìn ngoài lại, thấy một xác người nổi lềnh bềnh... Hỏi Đức Phật, Ngài gật gù, trả lời, xác nhà người đó!
Gấu tui như cũng đang nhìn thấy xác "kẻ thù của mình", biến thành những con chữ trôi lềnh bềnh ở trên không gian ảo!

*

Nhân nói chuyện sông, theo như Gấu tôi hiểu và ngộ ra được, là, chẳng làm gì có một con sông Gianh nào chảy qua, giữa lòng, Hà Nội. Mà chỉ muôn đời, là con sông Hồng. Giả sử như một con sông Gianh như thế đó, thì nó cũng biến thành sông... Hồng! Mấy ông "Yankees" làm việc ở bờ sông Ta Mì, chẳng đã từng muốn biến nó thành sông Hồng, và đài Bi Bì Xèo thành Đài Phát Thanh Hà Nội? [Xin xem Nếu Đi Hết Biển].
Nói một cách khác, đúng như ông Hồ đã từng nói, nước Việt Nam là một, sông núi có thể khác đi, nhưng chân lý đó không hề thay đổi. Mấy ông VC dựa vào chân lý đó, mở ra cuộc chiến tranh thần thánh chống Mỹ, giải phóng miền nam thống nhất đất nước, là đúng theo chân lý. Nhưng có điều, mấy ông VC giấu đi một khúc, khúc đuôi, khúc hiểu ngầm, thống nhất rồi, để cho chúng ông cai quản cả nước nhé!
Đã cai quản cả nước, thì làm gì có con sông Gianh nào chảy qua Hà Nội?
Đây cũng chính là điều mà Gunter Grass nhận ra, khi ông không hề muốn thống nhất nước Đức, theo cái kiểu chỉ có một trung ương, một cái đầu, chỉ có chúng ông mới có quyền làm chủ đất nước. Ông muốn một nước Đức theo kiểu liên bang.
Đó cũng là niềm tin của người Việt Nam, từ bao đời,  khi họ gọi Đàng Trong, Đàng Ngoài. Vẫn một nước Việt Nam, nhưng đàng nào ra đàng đó. Chớ có xâm phạm!
"Cơ cấu xã hội chúng tôi không như Pháp: Paris ở một phía, phía kia là tỉnh lỵ. Chúng tôi không có thủ đô. Ngay cả Berlin cũng không ‘sáng ngời’ như Paris, Luân đôn, hay Varsovie. Chúng tôi có quá nhiều thủ đô, quá nhiều trung tâm. Đó là tình trạng chia cắt của nước Đức sau cuộc chiến 30 năm. Đây cũng là sức mạnh của chúng tôi. Nhưng khi chúng tôi muốn bắt chước những nước láng giềng, cũng muốn một chủ nghĩa trung tâm (centralisme), câu chuyện đã không xuông xẻ. Bismack, rồi Hitler là những toan tính, cuối cùng là thảm họa. Tôi tin rằng những quốc gia láng giềng, vốn đã đau khổ vì nước Đức, họ sẽ được yên tâm hơn, nếu 80 triệu dân Đức cứ tiếp tục con đường liên bang của họ. Nhưng chẳng ai chịu nghe tôi cả!".
"Tương quan giữa tôi và nước Đức là như vậy. Nó là tổ quốc làm tôi đau, đau nhiều lắm. Theo nghĩa đó, tôi hiểu câu nói của Adorno, "Sau Auschwitz mà còn làm thơ thì thật là dã man". Đây không phải là chuyện ngăn cấm làm thơ, mà chỉ là một cảnh cáo, một hăm dọa mang tính tiên tri, giống như câu đã được viết trên tường Babylon, một "Mane, thecel, pharès" (1), để cho ai cũng phải nhìn thấy. Vẫn phải tiếp tục viết, nhưng sau Auschwitz, người ta không làm những bài thơ như trước nữa."
Grass: Ngày mai là ngày hôm qua
(1): Tiếng La tinh, có nghĩa là đếm, cân, chia. Đây là những chữ được ghi trên tường Babylone, tiên đoán số phận của Balthazar, vị vua cuối cùng của Babylone.
Nhà tiên tri Daniel đã giải thích, [bản tiếng Pháp]: Tes jours sont comptés; tu as été trouvé trop léger dans la balance; ton royaume sera partagé.
Những ngày của mi chẳng còn nhiêu. Mi quá nhẹ trên bàn cân. Vương quốc của mi sẽ bị chia sẻ.
Đúng đêm đó, thành phố “được" giải phóng, nhà vua Balthazar bị làm thịt, vuơng quốc Babylone, bị cưa đôi, giữa dân Perses và Mèdes.
Đây là Grass cảnh cáo dân Đức, đừng bao giờ quên số phận của họ.