logo




Ẩn hả, nhớ chứ
Tên gián điệp yêu chúng ta
The Spy Who Loved Us
2
anan

Phạm Xuân Ẩn lên trang bìa, tờ Người Nữu Ước,
số đề ngày 23 Tháng Năm, 2005.
"Ẩn bắt tôi phải nhớ tới Graham Grenne", David Halberstam, bạn của Ẩn khi ông cùng làm với Time tại Việt Nam, nói. "Và cùng với Graham Greene, là những câu hỏi: "Trung thành, loyalty, là gì? Ái quốc là gì? Sự thực, là gì?"
Pham Xuan An was the press corps' most trusted source. He also helped plan the Tet Offensive.
PXA là nguồn tin cậy nhất của báo chí đoàn. Người soạn thảo kế hoạch Tết Mậu Thân.
Nếu đúng như thế, bây giờ chúng ta có thể hiểu tại sao trong vụ MT, Việt Cộng đã không đụng Mẽo.
Ẩn có rất nhiều bí danh: Trưởng tràng báo chí Việt Nam [Dean of the Vietnamese Press Corp], Tiếng Nói Catinat [Voice of Radio Catinat], "Tiến sĩ Tính Dục [docteur de sexologie], Sư Phụ Đảo Chánh [professeur coup d'etat], Tư Lệnh Quân Khuyển [Commander of Military Dog Training], Tiến Sĩ Cách Mạng [Ph. D. in revolutions], hay Ông Tướng Givral [General Givral].
Và Cao Bồi.
Trong một lần lèm bèm về ông bạn Cao Bồi, người đã đánh bức mật điện cho Bắc Bộ Phủ, hối, "Vô lẹ lên mà chiếm Miền Nam", Gấu tui có đưa ra giả dụ, nếu như Cao Bồi biết, sẽ xẩy ra những vụ Lò Cải Tạo, Lò Kinh Tế Mới, liệu anh có vứt bức điện vào thùng rác của lịch sử?
Kỳ cục thay, đây chính là vấn đề mấy ông quân sư quạt mo của Ngũ Giác Đài, thí dụ như Douglas J. Feith, gặp phải, qua bài viết trên tờ Người Nữu Ước [The New Yorker] số đề ngày 9 Tháng Năm 2005 liên quan tới ông ta, và cuộc chiến Iraq.
Và câu trả lời, của Feith, thay cho Cao Bồi, là: Biết đúng sẽ xẩy ra y chang như vậy, vẫn đánh bức điện.
Không hiểu tờ The New Yorker có đọc đoạn trên đây không, mà liền số sau, đi một đường đặc biệt về PXA, bạn ta!
Kỳ tới Tin Văn sẽ chuyển ngữ bài viết về cuộc đời hai mặt của Cao Bồi, tức PXA, người đã từng hoá thân thành nhân vật Quân, trongThời Gian Của Người, của Nguyễn Khải.

The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươnh [g] Chúng Ta. "Us" ở đây, còn có nghĩa là Mẽo [US]. Tít bài viết mô phỏng một tác phẩm về James Bond, The Spy Who Loved Me, câu chuyện một em mật vụ Nga mê 007, James Bond, nhân viên phản gián Anh.
Phỏng Vấn Phạm Xuân Ẩn
*

Liệu Ẩn biết, sẽ xẩy ra Lò Cải Tạo, cho những "bè bạn" của ông, sau 30 Tháng Tư?
Tôi nghĩ, Cao Bồi biết.
Một người bạn của Gấu (1), từ thời còn đi học, cũng quen biết Cao Bồi, đã kể cho Gấu nghe, những giờ phút cuối cùng Sài Gòn còn là Sài Gòn, anh ta gặp "Ông Tướng Givral" [biệt hiệu của PXA], tại Givral. Ông Tướng sửng sốt hỏi:
-Này, sao chưa chuồn?
(1) Ông bạn này, "nhà văn" trước Gấu, và tất nhiên, "nhớn hơn, nổi tiếng hơn" Gấu nhiều. Cũng muốn xì tên ra ở đây, nhưng chưa được phép!
*

"Pham Xuan An đây", phóng viên cuối cùng của Time ở Việt Nam điện cho Đại Bản Doanh New York của tờ báo vào ngày 29 Tháng Tư, 1975. "Vì tình trạng khẩn cấp, tất cả các phóng viên Mỹ đều đã được di tản. Văn phòng Sài Gòn chỉ còn một mình Pham Xuân An."
Bass: The Spy Who Loved Us

Đây là tình trạng chung, của hầu hết các văn phòng báo chí thông tấn Mẽo. Với UPI, là Trần Đại Minh, tức Minh Trắng, như Nguyễn Ngọc An [CBS] cho biết, để phân biệt với Minh Đen, sau thành Minh Chột, vì được nếm lựu đạn VC.
Gấu biết Minh Trắng, vì cùng làm UPI. Anh thực sự làm phim, cho một bộ phận cũng của UPI, nhưng có tên là TN, trụ sở ở Anh.Thành thử ở UPI, anh một mình một chợ.
Sau 30 Tháng Tư, anh đại diện UPI, bán cơ ngơi còn kẹt lại cho nhà nước mới, trong có cái máy gửi Radiophoto mà Gấu vẫn thường sử dụng. Sau này, khi Gấu làm đơn xin đi diện ODP, và được Bangkok gửi giấy báo OK, nhà nước VC mới biết Gấu làm cho Mẽo, và kêu lên, hỏi, có chôm gì của UPI không, cái máy mày vẫn gửi photo đâu? Gấu nói, cái đó phải hỏi ông Trần Đại Minh!
Gấu biết chuyện Minh đại diện UPI bán đồ cho nhà nước, khi làm nghề viết mướn ở Bưu Điện Sài Gòn, gặp anh ra gửi điện tín cho UPI, trước khi rời Việt Nam. Anh được UPI bảo lãnh. Mới đây có liên lạc, bạn cũ mừng lắm! [Anh là bạn học với tay dược sĩ làm tờ Hương Văn, và có cho đăng một mẩu hồi ký những ngày vác máy hình đi săn VC tại vùng đồng bằng sông Cửu Long]
*

Tiếp theo "Ẩn đây," là ba bản tin từ Sài Gòn, khi Quân Đội Bắc Việt đang xiết vòng vây. Rồi nguội điện [đường dây liên lạc bị ngỏm, the line went dead]. Trong năm tiếp theo, với Ân, kép độc [phóng viên độc diễn] của thời kỳ hậu chiến tranh Việt Nam tại Sài gòn, tờ Time đi vài đường “Gân Gà Giã Biệt, The Last Grim Goodbye”, “Những Kẻ Thắng: Những Người Làm Nên Chiến Thắng”, và “Sài Gòn: Một Tuần Êm Ả Dưới Tay Cộng Sản”. Ân là một trong 39 phóng viên ngoại quốc làm việc với Time khi văn phòng Sài Gòn đóng cửa, và tên của anh biến mất, không còn ở đầu trang đầu của tờ Time, [disappeared from the masthead], vào ngày 10 Tháng Năm, 1976.
Được coi là một nhà phân tích chính trị sáng giá, bắt đầu với hãng tin Reuters vào thập niên 1960, và  sau đó với tờ New York Herald Tribune và The Christian Science Monitor, và, sau cùng, phóng viên của Time trong 11 năm, Phạm Xuân Ẩn có vẻ rất rành việc, và làm việc bảnh nhất, là những khi ông la cà trò chuyện giữa đồng nghiệp tại quán Givral trên con phố Catinat ngày nào. Chiều nào cũng vậy, ông đóng đô tại đây, như là một nguồn tin bảnh nhất tại Sài Gòn. Ông được gọi, bằng những cái tên như là "Thủ Lãnh Báo Chí Đoàn Việt Nam" [Dean of the Vietnamese Press Corps], và "Tiếng Nói Đài Phát Thanh Catinat" - tiếng lành đồn xa, tiếng dữ lại càng đồn xa. Với riêng mình, với một tí tự trào, ông ưa chọn cho ông một vài cái tên, thí dụ như, "bác sĩ chuyên về tính dục", "giáo sư chuyên về đảo chánh", "Chỉ Huy Trưởng Ngành Huấn Luyện Quân Khuyển", [ra ý nhắc tới chú chó chăn cừu gốc Đức vẫn thường kế bên ông], "Tiến sĩ chuyên về cách mạng", hay, thực giản dị, "Ông Tướng Givral".

Bi giờ thì chúng ta mí ngã ngửa ra rằng là, đây chỉ là một nửa những gì mà Ẩn đã làm, như là một phóng viên. Tuy cũng đã bảnh, nhưng không bảnh bằng cái nửa kia. Nước mắt chảy ngược, hay nói như "Tông Tông", hàng ngày, ăn cơm Quốc Gia, làm việc cho Mẽo, Ẩn chuyển, vô tư, đều đặn, một luồng tài liệu quân sự mật và những điện văn, được viết bằng một thứ mực vô hình. Đây là đại tác phẩm của chàng, được niêm phong, lưu trữ tại kho tình báo của Việt Nam, và chúng ta chỉ có được loại thứ phẩm, tức là thứ đã qua tay trung gian. Sử dụng một cái máy đánh chữ Hermes, Sở Tình Báo Bắc Việt đặc biệt ban, hàng đêm, chàng ngồi viết báo cáo, có khi dài cả trăm trang. Được chụp thành phim, những báo cáo của Ẩn được chuyển tới mật khu Củ Chi, đại bản doanh dưới hầm của Cộng Sản. Từ năm 1952, cứ mỗi vài tuần, Ẩn, đích thị là chàng, sẽ rời văn phòng ở Xề Gòn, lái xe chừng hai chục dậm về hướng Tây Bắc tới mật khu Hố Bò, và chui xuống hầm để lên kế hoạch, chiến lược Cộng Sản. Từ Củ Chi, những báo cáo của Ẩn được bảo vệ đến tận răng, và được khẩn trương đưa tới khu Núi Bà Đen, biên giới Cam pu chia, Phnom Penh, bay tới Guangzhou [Canton], phía nam Trung Quốc, và sau đó khẩn trương chuyển tới Bộ Chính Trị Bắc Việt. Cách viết thật sống động, và thật chi tiết, đến nỗi Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh, mỗi lần nhận tài liệu của Chú Trần Văn Trung - mật danh của Ẩn - là đều vỗ tay mừng rỡ, la lên, "Chúng ta đang ở trong Căn Phòng Chiến Tranh của Đế Quốc Mẽo", theo như những thành viên của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam.