logo
 SÁNG TÁC


Thơ và Bóng Đá

Note: Bài viết thật tuyệt.

Tuy nhiên, theo Gấu, thật khó mà để bóng đá bên thơ được, vì bóng đá là một nghệ thuật làm sao'chọc thủng lưới' của đối phương, đúng như định nghĩa của Fowles.
Đúng, cho tới khi có đội bóng nữ.

John Fowles, trong The Aristos: A Self-Portrait in Ideas, Poems... nhân mùa World Cup 1966, đã đưa ra nhận xét:
"Bóng đá gồm 22 cây gậy [của tên ăn mày, như các cụ thường nói], đuổi theo một cái âm hộ; cái chày của môn chơi golf là một dương vật cán bằng thép; vua và hoàng hậu trong môn cờ là Laius và Jocasta, mọi chiến thắng đều là một dạng, hoặc bài tiết hoặc xuất tinh."

Thơ chưa đạt tới độ ‘bài tiết và xuất tinh’!

Bởi vì theo Llosa, mọi xứ sở đều chơi bóng đá, đúng cái kiểu mà họ làm tình. Những mánh lới, kỹ thuật này nọ của những cầu thủ, nơi sân banh, đâu có khác chi một sự chuyển dịch (translation) vào trong môn chơi bóng đá, những trò yêu đương quái dị, khác thường, khác các giống dân khác, và những tập tục ân ái từ thuở "Hùng Vương lập nước"- thì cứ thí dụ vậy - lưu truyền từ đời này qua đời khác tới tận chúng ta bi giờ! Ông đưa ra thí dụ: Những cầu thủ Brazil mân mê trái banh thay vì đá nó. Anh ta không muốn rời nó ra, và thay vì đá trái banh vào khung thành – tức cái âm hộ - anh ta lao cả người vô theo, cùng với trái banh. Ngược hẳn với cầu thủ người Nga, buồn bã, u sầu, và hung bạo, hứa hẹn những pha bộc phát không thể nào tiên đoán được và cũng thật là đầy chất tranh luận! Mối liên hệ giữa anh ta và trái banh làm chúng ta liên tưởng tới những anh chàng yêu đương dòng Slav, với những cô bạn gái của họ: đầy thơ ca và nước mắt, và tận cùng bằng những pha bắn súng.

Khung thành là một cái âm hộ qua đó, một cầu thủ, một đội banh, một sân đất, một xứ sở, cả nhân loại, "bất thình lình xả hết sinh lực tạo giống của ‘chúng mình’ vào đó."

Và khi nghe ông Huyền Vũ, chuyên viên bình luận bóng đá trên đài phát thanh Sài Gòn ngày nào reo như muốn vỡ cái la dô: Màng trinh đội bạn đã bị thủng!, thì bất cứ một ai trong chúng ta đều cảm thấy, một cách hãnh diện, và cũng thật đầy nam tính (hay Việt tính?): Chính tớ đã làm cú đó đó!
Trước cuộc truy hoan

Xin loi TMT, nen viet la da bong hoac la da banh, chu viet "bong da " la sai van pham. Dong tu "da" phai dung truoc danh tu "bong" thi moi dung. Thi du nhu khi noi " Toi an com" chu khong ai noi "Toi com an". Sau nam 75 may anh Vem dung chu bay ba, roi minh cung bat chuoc thanh ra sai luon. Loi that mat long, thong cam nhe!
Độc giả VOA

Nhận xét thật thú vị, chưa nói sai đúng. Tiếng Việt, một khi đảo từ như vậy, nghĩa khác đi.
Gấu nhớ là lần gặp lại cô bạn nơi xứ người, cô nói, sao bao nhiêu năm rồi, mà cảm tình của anh với tôi vẫn không thay đổi?
[xin lỗi Gấu Cái, hà, hà!]
Gấu nghĩ, cô muốn nói, tình cảm, sentiment, không phải cảm tình, affection, feeling... thứ tình cảm những ngày đầu, khi mới quen biết.
TMT đi ngay sau 30 Tháng Tư, chắc là không bị ảnh hưởng gì vì cái chuyện 'mấy anh Vẹm dùng từ bậy bạ'. Ở đây, phải coi cụm từ ‘bóng đá’, như là một danh từ, để xứng hợp với thơ, một danh từ. Thành thử không thể dùng 'đá bóng' được, mà phải là 'bóng đá'!