logo


Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

Phỏng Vấn Võ Văn Kiệt
2




Chủ Nhật, 17/04/2005, 21:55 (GMT+7) 

Những đòi hỏi mới của thời cuộc
Tháng 4-1975 sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc là thời điểm thống nhất đất nước. Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải "từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái", nguyên thủ tướng - "lão tướng" Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với phóng viên tuần báo Quốc Tế (Bộ Ngoại giao) về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...
Tuổi Trẻ đăng lại bài trả lời phỏng vấn này từ tuần báo Quốc Tế (số ra ngày 31-3-2005).
* Thưa ông, thấm thoắt đã gần 30 năm kể từ ngày tiếp quản Sài Gòn, và ông là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại từ cuộc kháng chiến đó, ông có suy nghĩ gì về sự kiện này?
- Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không còn những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa. Chiến tranh đã qua cách đây ba chục năm. Chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là tôi mong chiến tranh thật sự phải thuộc về quá khứ. Một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.
* Thưa ông, "khép lại" là một khái niệm không đơn giản khi làm?
- Không gì là không làm được! "Hòa hiếu", "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người VN. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người VN chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và VN sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp.
* Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó, thưa ông?
- Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì nhìn những gì mà chúng ta nghĩ là nỗ lực. Theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao điều cần nói, biết bao việc cần làm.
* Theo ông, bây giờ việc cần làm tiếp là gì?
- Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu.
* Thưa ông, để lành được vết thương này phải có sự tham gia của mọi người Việt?
- Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa hợp. Sau 30-4-1975, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau 30 năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người VN cảm nhận được điều đó.
* Khó khăn nằm ở chỗ nào, thưa ông?
- Hồ Chủ tịch từng mong muốn khi chiến tranh chấm dứt, hòa bình lập lại sẽ đi thăm các nước để cảm ơn bè bạn quốc tế. Sau năm 1975, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Bác làm việc này. Đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và cảm ơn là việc làm phù hợp đạo lý và truyền thống VN. Nhưng về đối nội, theo tôi, đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước hay ở bên ngoài. Bản thân tôi cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ không thể không nói đến vai trò của nội các Dương Văn Minh và các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu, có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.
* Ông Minh đã tuyên bố đầu hàng?
- Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28-4-1975, ngày mà một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn. Nếu ông Minh để cho các tướng dưới quyền ông "tử thủ", chúng ta vẫn chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà nguyên vẹn, và còn biết bao sinh mạng và tài sản của người dân mình nữa. Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30-4 khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho cách mạng, đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường, và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này.
* Theo ông, từ đâu ông Minh lại có quyết định như vậy?
- Thế thắng của ta trong năm 1975 là không thể cưỡng lại được, tuy nhiên quyết định của ông Minh không chỉ dựa trên tình hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của ông. Ông Minh là vị tướng đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm, ông cũng là người sau đó đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông.
* Và, "lực lượng thứ ba" cũng đóng một vai trò đáng kể, thưa ông?
Nếu chúng ta không tự khắc phục được những lực cản, không phát huy được nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài để có được mức tăng trưởng hai con số trong những năm tới thì khoảng cách của sự tụt hậu so với khu vực, với thế giới là không thể nào thu hẹp được. Tôi muốn lưu ý rằng làm được một chiến thắng kỳ vĩ như 30-4-1975 mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng đã từng phải trả giá. Thế giới đã đi rất xa, chúng ta phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình để rồi sẽ còn bị bỏ xa hơn nữa.
- Sự xuất hiện trở lại trên chính trường của ông Minh chính là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ ba, lực lượng những người đấu tranh với Mỹ - Thiệu ngay trong lòng chế độ Sài Gòn. Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung, và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng Tổ quốc VN chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc.
* Thưa ông, ở thời điểm này nhìn lại, ông có bằng lòng với những gì chúng ta đã làm trong 30 năm qua?
- Chúng ta đều có thể vui mừng khi có một VN thống nhất, quyết tâm vượt qua nghèo đói và quyết tâm hội nhập như ngày hôm nay. Nhưng nhìn lại quá trình kể từ khi kết thúc chiến tranh thì tôi thấy tiếc. Giá như đổi mới sớm hơn thì chúng ta có thể đã không phải trải qua những năm phải trả giá đắt như giai đoạn 1975-1985.
* Bài học về những năm bỏ lỡ cơ hội này là gì, thưa ông?
- Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh xa sự tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích! Trong những năm qua, chúng ta tiếp tục giữ được sự tăng trưởng khá, đó là một thành tựu lớn. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý rằng với một nước mà GDP chỉ mới đạt trên dưới 40 tỉ USD như VN, mức tăng trưởng 6-7% chưa phải là đã đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và nhu cầu hội nhập.
* Thưa ông, trong đối ngoại chúng ta nên tiếp tục như thế nào trong giai đoạn tới?
- Những kết quả đối ngoại vừa qua, trong một chừng mực nhất định, đúng là đã góp phần mở đường để giải quyết nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội. Sau 20 năm đổi mới, chúng ta đã sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Nhưng nội dung cụ thể của những khẩu hiệu ấy là gì? Và tới đây, với một thế giới đang thay đổi từng ngày như thế này, chúng ta lựa chọn và xây dựng vai trò và vị trí của mình như thế nào là điều hết sức quan trọng.

 Sau sự kiện ngày 11-9-2001, những biến cố ở Trung Đông, những cải tổ chính trị tích cực từ bên trong của các nước ASEAN như Indonesia, sau sự kiện sóng thần tàn phá ở một số nước Đông Nam Á..., tất cả cho thấy thế giới ngày nay đã trở nên gần gũi và liên hệ với nhau hơn, thật sự không còn chỗ thành công lớn cho những nỗ lực đơn độc.

 Vị trí đối ngoại của chúng ta, vì thế, không chỉ tùy thuộc vào thế, mà phải tăng tốc thêm lực và khả năng thích ứng với toàn cầu của mình. Ngoại giao tới đây, vì thế, tôi nghĩ phải có vai trò vượt lên phía trước, phải chủ động cảnh báo cho trong nước cả thách thức lẫn cơ hội, kịp thời đáp ứng những đòi hỏi mới của thời cuộc.

 * Xin cảm ơn ông.

 THẠCH ANH thực hiện

 Cảm ơn “lão tướng” Võ Văn Kiệt!

 TT - Sau khi báo Tuổi trẻ đăng bài trả lời phỏng vấn “Những đòi hỏi mới của thời cuộc” của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhiều bạn đọc đã có ý kiến đồng tình, trân trọng trước những lời tâm huyết của vị "lão tướng".  Tuổi Trẻ xin trích đăng một số ý kiến:

 Những lời tâm huyết của một người đã trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc như “lão tướng” Võ Văn Kiệt đáng để tất cả chúng ta suy ngẫm. Cái nhìn khoan dung và sự thực tâm hòa hợp là điều cần thiết nhất trong lúc này. Nguyên thủ tướng đã nói: “Muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa hợp”.

 Sự khoan dung và hòa hợp chỉ có thể có khi chúng ta thật sự coi nhau là đồng bào, khi chúng ta thực tâm lo cho dân, cho nước. Chúng tôi hiểu rằng: đằng sau tất cả những biến động của thời cuộc là tinh thần dân tộc, là nghĩa đồng bào, là sự khoan dung, độ lượng của chúng ta với chính mình và người khác. Lấy vụ kiện chất độc da cam làm ví dụ. Chúng ta đã bước đầu thực hiện sự hòa hợp ấy khi nhìn nhận nạn nhân chất độc da cam mà không phân biệt chiến tuyến.

 Chúng ta vui mừng với chiến thắng, nhưng chúng ta cũng đừng quên cái giá rất đắt mà dân tộc của chúng ta đã và đang phải trả. Hãy đau với những mất mát, với những vết thương của dân tộc mà hiện nay chúng ta đang nỗ lực hàn gắn. Để đất nước VN là một, dân tộc VN là một!

 Cảm ơn ông, “lão tướng” Võ Văn Kiệt! Cảm ơn sự thẳng thắn, dũng cảm, chân thành của ông!

 CHÂN LUẬN

 Những lời tâm huyết chờ đợi từ lâu

 Bằng những cảm nghĩ chân tình và sâu sắc, ông đã nói lên được nỗi trăn trở của hàng triệu gia đình sống ở miền Nam trong những năm tháng dài đất nước bị chia cắt, nhất là khi ông nhắc đến cuộc chiến đã kết thúc cách đây 30 năm: “...

 Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu...”, bởi vì “một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn...”. Thật vậy, hoàn cảnh lịch sử của đất nước 50 - 60 năm về trước đã khiến nhiều bộ phận trong cộng đồng dân tộc không đi cùng với nhau trên một con đường và điều này chính là nỗi đau mà hàng chục triệu người đã phải đối mặt trong những thăng trầm lịch sử đã qua.

 Xin cảm ơn nguyên thủ tướng, tôi tin rằng những người VN hôm nay, dù ở hoàn cảnh nào, trong hay ngoài nước, sau khi đã đọc những lời phát biểu “tự đáy tâm can” của ông, họ sẽ cảm thấy ấm lòng khi có người nói lên những lời tâm huyết mà họ đã chờ đợi từ lâu.

 LÊ NGUYỄN (Tân Phú, TP.HCM)

 Cũng là suy nghĩ của hàng triệu người VN

 Là thế hệ sinh ra và trưởng thành trong giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc, cho nên tôi rất tâm đắc và xúc động với bài trả lời của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi trộm nghĩ những lời ông nói phải chăng chính là những suy nghĩ của hàng triệu người VN, một dân tộc có lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh chống ngoại xâm, nhưng lòng khoan dung, nhân hậu chưa bao giờ mai một.

 "Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo", ông cha ta ngày xưa đã làm được điều đó đối với thế lực xâm lăng, vậy thì cớ gì chúng ta, những hậu sinh thời nay 30 năm sau chiến tranh, không thể dang tay đón nhận những người anh em từ khắp phương trời trở về chung tay xây dựng mái nhà VN thân yêu của mình.

 HỒ QUANG TRUNG


Diễn Đàn Forum
Số 151 - tháng 5. 2005

30-4 

Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt : 

NHỮNG ĐÒI HỎI MỚI 

CỦA THỜI CUỘC 

Đầu tháng 4.2005, báo Quốc Tế (do Bộ ngoại giao Việt Nam xuất bản) đã đăng bài phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt, nguyên thủ tướng, uỷ viên Bộ chính trị ĐCSVN và bí thư Thành uỷ Sài Gòn – Chợ Lớn. Bài này đã được các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và nhiều tờ báo điện tử đăng lại toàn văn.
Sự thật, bài phỏng vấn này đã được « phát tán » khá rộng rãi trên mạng internet và dưới dạng sao chụp từ tháng 3, sau khi nó được lên khuôn trên báo Quốc Tế từ đầu tháng, nhưng giờ chót thì bị « bóc đi » theo « lệnh trên ». Theo những nguồn tin đáng tin cậy, ông Võ Văn Kiệt đã viết thư phản đối cho ông Nguyễn Khoa Điềm, uỷ viên Bộ chính trị kiêm trưởng ban Văn hoá Tư tưởng Trung ương ĐCSVN. Không rõ ông Điềm trả lời ra sao. Nhưng việc báo Quốc Tế công bố bài phỏng vấn (chậm một tháng) có thể coi là trả lời tương đối « có văn hoá », ba mươi ngày sau một quyết định vô văn hoá.
Diễn Đàn đăng dưới đây toàn văn bài phỏng vấn. Những chỗ in đậm trong các câu trả lời là do chúng tôi nhấn mạnh để lưu ý tới những lời quan trọng.
* Thưa ông, thấm thoát đã gần 30 năm kể từ ngày tiếp quản Sài Gòn, và ông là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại từ cuộc kháng chiến đó, ông có suy nghĩ gì về sự kiện này ?
- Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không còn những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa. Chiến tranh đã qua cách đây hàng chục năm. Chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là, tôi mong chiến tranh thực sự phải thuộc về quá khứ. Một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.
* Thưa ông, « khép lại » là một khái niệm không đơn giản khi làm ?
- Không gì là không làm được ! « Hoà hiếu », « khoan dung » là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy, khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hoà hợp.

 * Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó, thưa ông ?

 - Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì nhìn những gì mà chúng ta nghĩ là nỗ lực. Theo cách mà chúng ta đang làm để kỷ niệm những ngày lịch sử hiện nay, tôi e rằng chúng ta lại đang lặp lại những gì mà chúng ta đã làm trước đó. Lịch sử cũng như cuộc sống, cái đúng, cái sai nói một lần người ta hiểu ; nói hai ba lần người ta im lặng ; nhắc lại quá mức cần thiết thì có thể gây ra sự phản cảm. Trong khi đó theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao nhiêu điều cần nói, biết bao việc cần làm.

 * Theo ông bây giờ, việc cần làm tiếp là gì ?

 - Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam [lời bình của người đánh máy : và miền Bắc nữa chứ] vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu.

 * Thưa ông, để lành được vết thương này phải có sự tham gia của mọi người Việt ?

 - Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng, thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hoà hợp. Sau 30/4, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói : « Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai ». Sau 30 năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó.

 * Khó khăn nằm ở chỗ nào thưa ông ?

 - Hồ Chủ tịch từng mong muốn khi chiến tranh chấm dứt, hoà bình lập lại sẽ đi thăm các nước để cảm ơn bè bạn quốc tế. Sau năm 1975, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Bác làm việc này. Đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và cảm ơn là việc làm phù hợp với đạo lý và truyền thống Việt Nam. Nhưng về đối nội, theo tôi đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện đang ở trong nước, hay ở bên ngoài. Bản thân tôi, cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ, không thể không nói đến vai trò của nội các Dương Văn Minh và các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu, có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.

 * Ông Minh đã tuyên bố đầu hàng ?

 - Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975, ngày mà một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn. Nếu ông Minh để cho các tướng dưới quyền ông « tử thủ », chúng ta vẫn chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà nguyên vẹn, và còn biết bao sinh mạng và tài sản của người dân mình nữa. Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30/4, khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho Cách mạng, đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường, và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này.

 * Theo ông, từ đâu ông Minh lại có quyết định như vậy ?

 - Thế thắng của ta trong năm 1975 là không thể cưỡng lại được, tuy nhiên, quyết định của ông Minh không chỉ dựa trên tình hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của ông. Ông Minh là vị tướng đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm, ông cũng là người, sau đó đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông.

 * Và, « Lực lượng thứ Ba » cũng đóng một vai trò đáng kể, thưa ông ?

 - Sự xuất hiện trở lại trên chính trường của ông Minh chính là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ Ba, lực lượng những người đấu tranh với Mỹ - Thiệu ngay trong lòng chế độ Sài Gòn. Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung, và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng tổ quốc của mọi người Việt Nam chúng ta trong giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc.

 * Thưa ông, ở thời điểm này nhìn lại, ông có bằng lòng với những gì chúng ta đã làm trong 30 năm qua ?

 - Chúng ta đều có thể vui mừng khi có một Việt Nam thống nhất, quyết tâm vượt qua nghèo đói và quyết tâm hội nhập như ngày hôm nay. Nhưng, nhìn lại quá trình kể từ khi kết thúc chiến tranh thì tôi thấy tiếc. Giá như đổi mới sớm hơn thì chúng ta có thể đã không phải trải qua những năm phải trả giá đắt như giai đoạn 1975-1985.

 * Bài học về những năm bỏ lỡ cơ hội này là gì, thưa ông ?

 - Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh xa sự tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích ! Trong những năm qua, chúng ta tiếp tục giữ được sự tăng trưởng khá, đó là một thành tựu lớn. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý rằng, với một nước mà GDP chỉ mới đạt trên dưới 40 tỷ USD như Việt Nam, mức tăng trưởng 6-7% chưa phải là đã đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và nhu cầu hội nhập. Nếu chúng ta không tự khắc phục được những lực cản, không phát huy được nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài, để có được mức tăng trưởng hai con số trong những năm tới, thì khoảng cách của sự tụt hậu so với khu vực, so với thế giới là không thể nào thu hẹp được. Tôi muốn lưu ý rằng, làm được một chiến thắng kỳ vĩ như 30/4/1975 mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng đã từng phải trả giá. Thế giới đã đi rất xa, chúng ta phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình để rồi sẽ còn bị bỏ xa hơn nữa.

 * Thưa ông, trong đối ngoại, chúng ta nên tiếp tục như thế nào trong giai đoạn tới ?

 - Những kết quả đối ngoại vừa qua, trong một chừng mực nhất định đúng là đã góp phần mở đường để giải quyết nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội. Sau 20 năm đổi mới, chúng ta đã sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Nhưng nội dung cụ thể của những khẩu hiệu ấy là gì ? Và tới đây, với một thế giới đang thay đổi từng ngày như thế này, chúng ta lựa chọn và xây dựng vai trò và vị trí của mình như thế nào là điều hết sức quan trọng. Sau sự kiện ngày 11/9, những biến cố ở Trung Đông, những cải tổ chính trị tích cực từ bên trong của các nước ASEAN như Indonesia, sau sự kiện sóng thần tàn phá ở một số nước Đông Nam Á... Tất cả cho thấy, thế giới ngày nay đã trở nên gần gũi và liên hệ với nhau hơn, thực sự không còn chỗ thành công lớn cho những nỗ lực đơn độc. Vị trí đối ngoại của chúng ta, vì thế, không chỉ tuỳ thuộc vào thế, mà phải tăng tốc thêm lực và khả năng thích ứng với toàn cầu của mình. Ngoại giao tới đây, vì thế, tôi nghĩ phải có vai trò vượt lên phía trước, phải chủ động cảnh báo cho trong nước cả thách thức lẫn cơ hội, kịp thời đáp ứng những đòi hỏi mới của thời cuộc.

 * Xin cảm ơn ông !