*



**

Giả như có thứ “Lời Thiết Yếu, Parole Essentielle”, tức thơ, trổi lên làm câm mẹ “Lời Thô Sơ, Parole Brute”, tức tiếng nói của đời thường, thì đó không phải thơ của vợ chồng nhà thơ Khoa Hữu.
“Mười năm rồi lại mười năm nữa” [thơ KH], sẽ có lúc, sẽ tới cái thì của nó, in time, tiếng thơ của họ lại cất lên, như 1 bi khúc cho 1 miền đất.
Làm đếch gì có câm lặng ở đây! Thứ từ ngữ “câm lặng, hố thẳm, hư vô….” là của thời hiện sinh, của những ông thầy của Thầy Đạo, như Blanchot, Heidegger… Thầy ăn không tiêu, lại nhả ra, áp dụng vào thơ NTST!
Uổng cả 1 đời, bởi là vì cũng sắp đi xa rồi, chẳng để lại được cái gì hết, vậy mà mỗi lần viết là 1 lần khệnh khạng!
Một cách nào đó, nếu có 1 vấn đề Do Thái cho 1 nhà thơ như Paul Celan, thì cũng có 1 vấn đề Ngụy, cho những nhà thơ như KH, TTT, TTY…
Cuốn sách trên, về Paul Celan, Gấu đã giới thiệu, khi còn viết cho tờ Văn Học của NMG, có trên Tin Văn. Bi giờ mới vớ được nó, ở tiệm sách cũ.

Tại sao thi sĩ, trong một thời đại khốn khổ như thế này?
(Pourquoi des poètes en temps de détresse? Holderlin)

Paul Celan

PAUL CELAN AND LANGUAGE
Paul Celan và ngôn ngữ

JACQUES DERRIDA

Nothing insures a poem against its death, because its archive can always be burned in crematory ovens or in house fires, or because, without being burned, it is simply forgotten, or not interpreted or permitted to slip into lethargy. Forgetting is always a possibility.

Chẳng có gì bảo hiểm cho một bài thơ chống lại cái chết của nó, bởi là vì hồ sơ của nó thì luôn luôn bị cháy rụi tại lò thiêu hay trong những căn nhà cháy, hay là, bởi vì giả như không bị thiêu đốt, thì giản dị bị quên lãng, hay đếch làm sao dẫn giải, hay được phép chìm vào hôn mê.
Quên lãng thì luôn luôn là 1 khả hữu.

Coetzee viết về Paul Celan:

Trong thời gian ở Bucharest sau chiến tranh, Celan trau giồi tiếng Nga và dịch Lermontov và Chekhov sang tiếng Romania. Ở Paris ông tiếp tục dịch thơ Nga, tìm thấy trong tiếng Nga 1 sự đón mừng, a welcome, chống lại căn nhà Đức, counter-Germanic home. Đặc biệt, ông đọc chăm chú, intensively, Osip Mandelstam (1891-1938). Ở Mandelstam, ông gặp, không chỉ 1 con người mà chuyện đời, life-story, ông cảm thấy, kỳ quặc, so với của riêng ông, mà còn là một hồn ma giao tiếp rất hợp với những nhu cầu sâu thẳm của ông [a ghostly interlocutor who responded to his deepest needs], người đem đến cho ông [offer], theo như lời của ông, in Celan’s words, “cái tình anh em – theo 1 nghĩa thật quí, thật trang trọng, của từ này, ‘what is brotherly – in the most reverential sense I can give that word’. Bỏ việc sáng tác ra 1 bên, ông chúi vào dịch Mandelstam qua tiếng Đức, hầu hết thời gian từ 1958 tới 1959. Những bản dịch của ông, tạo ra [constitute] một hành động lạ thường, an extraordinary act, là tạo ra 1 nơi ăn chốn ở cho 1 nhà thơ khác, inhabiting another poet, mặc dù bà vợ góa của nhà thơ, Nadezhda Mandelstam, thật hữu lý, khi phán, một tiếng khóc than quá xa nguyên tác, ‘a very far cry from the original text’.
Cái quan điểm của Mandelstam, bài thơ là đối thoại, đã rất nhiều tái tạo hình dạng của chính lý thuyết thơ của Celan, did much to reshape Celan’s own poetic theory.


Q: Ông muốn nói, một người phải, như Celan, thí dụ, có khả năng sống cái chết của ngôn ngữ để làm cho kinh nghiệm này thành “sống”?

Derrida:

Theo tôi, ông ta phải sống cái chết đó từ mỗi thời điểm, khoảnh khắc. Theo một vài đường hướng. Ông ta phải sống nó ở mọi nơi, một khi mà ông ta cảm thấy, rằng, cái ngôn ngữ Đức đã bị làm thịt, theo một cách nào đó, bởi lũ Nazi Đức. Lũ này đã sử dụng tiếng Đức một cách đặc biệt để hưởng lợi, trục lợi, từ đó [nước Mít là một, sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý này không bao giờ thay đổi, thí dụ]: Tiếng nói, ngôn ngữ Mít bị lũ VC thao túng, làm thịt, khi bắt phải nói thế này, thế nọ, nói khác là đi tù cải tạo mút mùa lệ thủy. Kinh nghiệm Nazi/VC là một tội ác đối với ngôn ngữ Mít/Đức. Điều được nói dưới chế độ VC/Nazi là một cái chết. Còn một cái chết khác, là đào rạch, tầm thường hóa ngôn ngữ, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Và rồi còn 1 cái chết khác nữa, một cái chết đúng ra không thể xẩy ra cho ngôn ngữ, bởi vì nó là ngôn ngữ, đó là, sự lập đi lập lại, chìm vào hôn mê, máy móc hoá, etcetera. Hành động thơ ca do đó tạo ra một hình thức tái sinh, nhà thơ là một người thường trực mắc míu với một ngôn ngữ đang chết, và anh cố làm nó tái sinh, không phải bằng cách đem cho nó một khiá cạnh, sắc thái huy hoàng, chiến thắng nào đó, nhưng mà là, làm cho nó, đôi khi, trở lại như một bóng ma [Ta về như bóng ma hờn tủi. TTY]: nhà thơ đánh thức ngôn ngữ, và như thế, anh ta thực sự làm “sống’ cái kinh nghiệm đánh thức đó, cái sự trở về lại với đời sống của ngôn ngữ, người phải luôn luôn thật cận kề với cái cái xác thân ngôn ngữ. Người phải gần gụi tới mức tối đa mà người đó có thể, với cái còn lại, tro cốt, tro than của ngôn ngữ. Tôi không muốn làm cái trò thở than, vãi linh hồn ở đây, nhưng tôi giả dụ, đề xuất rằng thì là Celan đã phải hằng hằng, liên luỷ ăn thua đủ [deal] với 1 ngôn ngữ đang trong cơn nguy nàn trở thành 1 ngôn ngữ chết. Nhà thơ là một kẻ nào đó, và kẻ này nhận ra rằng ngôn ngữ, ngôn ngữ của anh ta, ngôn ngữ mà anh ta thừa hưởng như tôi mới vừa nói, có nguy cơ lại trở thành 1 ngôn ngữ chết, và do đó, anh ta có trách nhiệm, một trách nhiệm nặng nề, là đánh thức nó dậy, làm cho nó tái sinh [tái sinh ở đây không có nghĩa tràn đầy hào quang, ân sủng theo Ky Tô giáo, nhưng mà là theo nghĩa, sự tái sinh của ngôn ngữ), không phải như là một cái bất tử, cũng không phải như là 1 cái xác đầy vinh quang [như Xác Ướp của Bác ở trong Lăng Ba Đình, thí dụ đểu!], nhưng là 1 cái xác phàm có sống có chết, mảnh mai, mỏng manh, và đôi khi, không thể giải mã, như mỗi bài thơ của Celan. Mỗi bài thơ là 1 tái sinh, một sự tái sinh khiến chúng ta có thể dấn thân vào 1 cơ thể tầm thường, yếu ớt, rất dễ bị tổn thương, và có thể, rất dễ lại chìm vào cõi mê, vào giấc hôn thụy. Tôi tin rằng, theo một đuờng hướng nào đó, tất cả những bài thơ của Celan không thể giải mã được, chúng giữ 1 cái sự không thể giải mã nào đó. Và cái sự không thể giải mã này kêu gọi một thứ "lại dẫn giải", một tái sinh, những hơi thở mới của diễn giải, hay...  diễm xưa dần, và lại điêu tàn, huỷ diệt. Chẳng có gì bảo đảm [insure: bảo hiểm] một bài thơ chống lại cái chết của nó....

Note: Bài viết của Derrida, tuy ngắn, nhưng thật quan trọng, về 1 vấn nạn mà Mít gần như lơ là, tức là về ngôn ngữ Mít, sau Lò Cải Tạo.

Khi dịch "Phép Lạ Hổng", của Steiner, Gấu đã lờ mờ nhận ra điều này, và chôm 1 câu trong bài, làm đề từ cho bài điểm cuốn Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn:

For let us keep one fact clearly in mind: the German language was not innocent of the horrors of Nazism.
(Hãy minh bạch một điều: ngôn ngữ Đức không thơ ngây vô tội trước những điều ghê gớm, tởm lợm của chủ nghĩa Nazi.)

George Steiner, Phép Lạ Hổng (The Hollow Miracle)

*

Sách cũ, nhưng quá tuyệt. Cuốn của Calvino, Gấu có bản tiếng Tẩy, nay vớ được bản tiếng Anh, sẽ giới thiệu bạn đọc sau.

Cuốn của Breton, lần đầu chiêm ngưỡng!


*

*

*


*

ENCOUNTERS WITH PAUL CELAN

E. M. CIORAN

Mẹ có đau khổ không, Mẹ ơi...

Thơ Celan không dễ đọc. Gấu mua cuốn thơ vì mấy bài viết về ông, bài nào cũng thần sầu. Không thể bỏ bài nào.
Vấn nạn thơ Celan, cũng là vấn nạn không thể viết, nhất là bằng tiếng Đức, của Kafka, theo Gấu. Trong bài viết về ông, của Edmond Jabès, cũng in trong cuốn sách, Hồi ức của chữ, The Memory of Words, nguyên tác tiếng Tây, La Mémoire des Mots, (Paris: Fourbis, 1990), Jabès viết: Đằng sau ngôn ngữ Celan là tiếng vang chẳng thể nào tắt ngấm của một ngôn ngữ khác.
Nhận xét này cũng áp dụng cho Kafka, theo Gấu.

Nhưng nhận xét sau đây, của Jabès, mới thần sầu:
Stéphane Mosès ghi nhận, trong bài nghiên cứu của ông, “Trò chuyện trong núi, Conversations in the Mountains", trong bài thơ này, việc Celan sử dụng một số cảm nghĩ vay mượn từ Judeo-German [Đức-Do Thái] có thể nằm trong phần thách đố của ông, đối với đám đao phủ thủ [could well be on his part a challenge to the executioners]
Theo Jabès, không phải như vậy.

Cái sự thách đố lũ VC Đức Nazi này, thì nằm ở chỗ khác. Nó nằm ngay trong chính cái gọi là thơ, chính thơ.
The challenge to the executioner lies elsewhere. It resides in the very language of the poetry.

Tuyệt!

Tin Văn sẽ đi hết mấy bài viết về Celan, bài nào cũng ngắn.
Bởi là vì có thể, đây cũng chính là vấn nạn của thơ Mit, ngôn ngữ Mít.
Cũng chính là vết thương hình chữ S.