*


Charles Simic, The Art of Poetry No. 90

Charles Simic, Nghệ thuật Thơ

Charles Simic sinh tại Belgrade, Yugoslavia, vào ngày 9 tháng Năm, 1938. Tuổi thơ của ông như thế làm sao không mang nặng dấu ấn của cuộc xâm lăng Nazi, và một số bài thơ mãnh liệt của ông là từ hồi ức những năm đó. Trong bài "Hai con chó", thí dụ, ông nhớ lại cảnh lính Ðức đi tuần hành qua nhà ông, vào năm 1944:

Ðất rung chuyển, chết tiếp diễn…
Một con chó chạy ra đường
Làm quẩn chân lính
Một cú đá làm nó bay bổng như có cánh
Ðúng thế, đúng như tôi phán thế
Ðêm xuống. Một con chó có cánh.

Ông già của Simic bị tó vài lần, và sau cùng bỏ chạy quê hương Yugoslavia vào năm 1944 qua Ý, ở đây, ông lại bị bỏ tù. Khi được thả vào lúc chấm dứt cuộc chiến ông bố trải qua 5 năm ở Trieste, và sau đó dời đi Mẽo; chỉ tái hợp với gia đình là vợ và hai con trai vào năm 1954.
Simic học tiểu học ở Belgrade. Bà mẹ, Helen, nhiều lần toan tính bỏ chạy Yugoslavia thời kỳ hậu chiến, và cùng với mấy đứa con, bị  nhà cầm quyền CS hỏi thăm sức khoẻ. Sau cùng họ có được thông hành vào năm 1953, và bèn lập tức chuồn qua Paris liền ngay tối hôm đó bằng xe lửa. Sau nhiều lần bị trì hoãn sau cùng họ có được nhập cảnh Mẽo, và xuống thuyến qua New York vào Tháng Tám 1954.

Lần chót ông “về” Belgrade?

1982. Tôi được học bổng Fulbright và trải qua mùa hè ở đó, đi đủ thứ nơi. Thú lắm, tuy nhiên tôi cảm thấy xa lạ hơn, so với chuyến 1972. Nhiều nhà văn, nhà trí thức, nhân sĩ vẫn giả đò như là VC thuận thành, hoặc ít lắm thì cũng Mạc xịt, thành ra có nhiều chuyện phải tránh hỏi hay phê. Tôi không được phán nhảm như mình vẫn thường, và cũng thấy mệt mất 1 thời gian. Sau đó, vào những năm Milosevic thì lại khác hẳn. Những báo chí lề trái mà tôi cộng tác, thì thật là tự do, và can trường hơn cả đồng nghiệp ở Tây Phương.

Ông thường không viết thẳng về những biến cố chính trị hoặc tai ương đặc biệt nào, nhưng rõ ràng là cuộc chiến vùng Balkans mà những viễn tượng lịch sử u ám của nó là nền của những bài thơ như “Ðọc lịch sử”, và “Ðế Quốc”, cả hai đóng vào lịch sử những năm đầu thập niên 1990

Ðúng như thế. “Ðọc Lịch Sử” được viết sau 1 trận nhậu tới chỉ và đọc cả một đống sách lịch sử Tầu và Ấn. Cứ vài trang là cái có 1 cú tàn độc, một cuộc đâm chém, chiến trận, cả ngàn người chết. "Ðế Quốc" là 1 bài thơ về bà ngoại của tôi, mất năm 1948 khi tôi 10 tuổi. Bà trông nom săn sóc tôi, từ khi còn nhỏ xíu, khi bố mẹ tôi phải đi làm. Bà thường nghe đám khùng điên lèm bèm trên la dô, những đấng như Hitler, Stalin, Mussolini… Bà biết vài ngôn ngữ, còn tôi thì chẳng hiểu gì cả, và bà rất bực vì những lời dối trá của đám này. "Có gì trật với thế giới", bà ưa hỏi mọi người. Quả là 1 câu hỏi thật bảnh. Tôi tới giờ mà cũng không tìm ra câu trả lời. Có quá nhiều cuộc chiến trong cuộc đời của tôi. Có quá nhiều chết chóc, chém giết. Tôi cũng không hiểu được, như bà ngoại của tôi. Cái sự dễ dàng, và ngạo mạn, và luôn cả cái khốn nạn "đường ra trận mùa này đẹp lắm", qua đó, bao nhiêu người được đưa đi gặp cái chết của họ, vẫn luôn luôn làm tôi ngạc nhiên. Cái sự sử dụng sát nhân để làm cho thế giới tốt đẹp hơn, thí dụ, là phổ thông ở trong giới trí thức Mẽo, như thể chưa từng có tiền lệ lịch sử. Tôi luôn nghĩ về những điều này.


Ai không ưa Sartre (như tôi chẳng hạn:), hẳn khoái trá khi đọc câu này của Vargas Llosa viết về các tác phẩm của Sartre: "They have aged terribly."  Cũng trong bài này, Vargas Llosa còn viết: "There is no great art without a certain measure of unreason, because great art always expresses the whole of human experience, in which tuition, obsession, madness and fantasy play their part as well as ideas.  In Sartre's work, man seems to be made of ideas alone."  Câu này trong tập Making Waves.

Blog Gỗ Mun

Sartre là “thầy” của Llosa, khi ông còn hăm hở dấn thân, còn coi chữ là hành động, và cái cú đoạn tuyệt, là do câu phán của Sartre về tác phẩm của chính ông: Trước đứa trẻ chết đói, cuốn La Nausée chẳng là gì cả.

Tuy nhiên, cách đọc của Llosa, và của rất nhiều người về Sartre, thường bỏ qua những tác phẩm văn học thực sự của ông, thí dụ như chính cuốn La Nausée, hay như truyện ngắn Bức Tường, mà Koestler đã coi là 1 trong những tác phẩm số 1 về cuộc nội chiến Tây Ban Nha.

Những truyện ngắn của TTT, thí dụ, Cuối Ðường, là từ Bức Tường mà ra.
Sở dĩ TTT không ưa Camus, là vì đã bị ảnh hưởng của Sartre, nhà văn, với truyện ngắn thần sầu Bức Tường.
TTT cũng mê làm cách mạng, và không chịu nổi thái độ đạo đức của Camus, 1 kẻ đứng ở lưng chừng trời lo chuyện thế gian. Camus, phải đến sau cú 911, thì mới lại xuất đầu lộ diện, hào quang đầy mình!

Cả 1 trào lưu tiểu thuyết mới, là đã thoát thai từ La Nausée, từ những gì mà Sartre, bỏ dở, vì mê làm cách mạng.

Lạ nhất, là GNV phát giác ra điều này, ngay từ khi còn trẻ, và viết ra, trong bài viết về Bếp Lửa, của TTT: Bếp Lửa trong Văn Chương, 1973.

Ngay cả Sartre, phải đến cuối đời mới nhận ra điều này, khi thú nhận, trong những tác phẩm đầu đời, nếu phải giữ lại, thì chỉ 1 cuốn La Nausée!
Khủng thật!

Ðây có thể là do ngay từ hồi còn trẻ, Gấu đã quá mê cuốn này, lúc nào cũng mang theo nó, nhất là những lần ngồi đồng, chờ gặp BHD.
Mỗi lần em ra khỏi nhà, đâu có dễ!

*

Tôi đọc ông [Sartre] lần đầu, vào mùa hè năm 1952, khi làm phụ biên tập, a copy editor, cho một tờ nhật báo, Đó là thời gian độc nhất, tôi đóng vai nhà văn nhà báo, theo cái kiểu mà nhiều người vẫn còn nghĩ về họ: một cuộc đời lãng du. Khi công việc tòa báo xong xuôi, thường là muộn, trời đã khuya, tay ký giả là tôi bèn chạy vội đến những quán, những ba, ánh đèn mờ, hay những ổ nhện, những xóm đêm, và, với một đứa trẻ 15 tuổi, thì đúng là một cuộc phiêu lưu lớn.
Và tôi đã gặp cuộc phiêu lưu thực sự, vào một buổi sáng, khi anh bạn, Carlos Ney Barrionuevo, giúi vào tay tôi cuốn Bức Tường. Những truyện ngắn ở trong đó, cùng với Buồn Nôn, và những vở kịch - Những con ruồi, Huis Clos, Một bướm đáng kính trọng, Những bàn tay bẩn - những tập đầu của bộ Những Con đường của sự tự do, và những tiểu luận của Satre đã làm cho rất nhiều người trong đám chúng tôi khám phá ra văn chương hiện đại của đầu thập niên 1950.
Chúng già đi, lão hoá, một cách thật là khủng khiếp. Ngày nay, chúng ta tìm thấy, chỉ một tí ti, cái gọi là hàng nguyên, hàng xịn, the originality, ở trong những tác phẩm đó. Sự không thể bắt nối, incommunication, sự phi lý, the absurd, được diễn tả bởi Kafka, bằng một đường hướng dữ dằn hơn, nhức nhối hơn, kỹ thuật viết từng mảng, the technique of fragmentation, thuổng của John Dos Passos, và Malraux viết những đề tài chính trị sống động như bao giờ sống động đến như thế. Ngay cả thứ bảnh nhất của Sartre, là Tuổi thơ của một ông Sếp, cũng không bén gót.
Llosa: The Mandarin
*
Như vậy, Llosa biết Sartre qua truyện ngắn Bức Tường. Gấu nhớ là, tay giáo sư triết gia khoa bảng, ĐPQ, bạn của giáo sư khoa bảng ĐTĐ, có một truyện ngắn mang hơi hướng Bức Tường.
Câu chuyện một tay làm cách mạng, bây giờ, có thể gọi, một tay khủng bố, bị bắt, bị tra tấn tới chỉ, bắt phun ra đồng bọn. Anh lắc đầu, tới một bữa, bực quá, phụt đại một địa chỉ.
Đúng cái địa chỉ cả đám đang ẩn náu!
*
Tay Llosa, hơn Gấu 1 tuổi, ông bằng tuổi TTT, đọc một số tác giả, giống Gấu. Ông cũng mê Steiner, hồi đầu, và sau này, có vẻ bực, khi Steiner muốn nổi cộm, muốn là một thứ "enfant terrible" [chữ của Llosa], của thế kỷ.
Llosa cũng quan tâm tới phong trào tiểu thuyết mới, và không cưỡng lại, ý muốn, đưa ra  ý kiến của riêng ông, về một căn cước Tẩy [French Identity], khi tờ La Nouvelle Revue Francaise đưa ra câu hỏi thăm dò dư luận:
-Ngoại trừ ba biểu tượng "rượu vang, ăn mặc đúng mốt, hight fashion, và nước hoa", liệu còn những biểu tượng khác về nước Tây?
-Bạn có đồng ý, là văn chương Tây bắt đầu thất thế, ở hải ngoại, kể từ khi xuất hiện trường phái Tiểu Thuyết Mới?
-Bạn còn hy vọng gì ở nước Tây?
Riêng câu đầu, Ian Jack có câu trả lời: Còn ba biểu tượng khác nữa, Tự Do, Bình Đẳng, Thân Ái.
Mấy ông VC áp dụng, thông minh và thiên tài, thành "logo", của nước VC: 
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Độc Lập Tự Do, Hạnh Phúc.
Cũng là noi gương Bác, thuổng Mẽo, khi viết Tuyên Ngôn Độc Lập.

Source

The Mandarin

Of all the writers of my time, there were two that I preferred above all others and to whom I was most indebted in my youth. One of them, William Faulkner, was well chosen for he is an author that any aspirant novelist should read. He is perhaps the only contemporary novelist whose work can be compared, in volume and in quality, with the great classics. The other, Sartre, was less well chosen: it is unlikely that his creative work will last and although he had a prodigious intelligence and was, on balance, an honest intellectual, his ideas and his position on issues were more often wrong than right. Of him we can say what Josep Pla said of Marcuse: that he contributed, with more talent than anyone else, to the confusion of our times.
Mario Vargas Losa 

Trong tất cả những nhà văn của thời của tôi, có hai đấng mà tôi mê nhất, mang nợ nhiều nhất, vào thời trẻ.
Một, William Faulkner, chọn đúng bong, quá bảnh, bởi ông là một tác giả mà bất cứ thằng chó nào lăm le viết văn, viết tửu thiết, cũng nên đọc! Ông có lẽ là tiểu thuyết gia đương thời độc nhất mà tác phẩm có thể so sánh, về bề dầy cũng như phẩm chất, với những đấng sư phụ cổ điển nhớn nhao, vĩ đại.
Một, Sartre, chọn lựa không khấm khá: có vẻ như tác phẩm mang tính sáng tác của ông không trường thọ, mặc dù ông thông minh có thừa, và ông, nếu có nói đi thì phải nói lại, là một tay trung thực, lương thiện, những tư tưởng và vị trí của ông, về những vấn đề, giải pháp, thì trật nhiều hơn trúng.

Về Sartre, chúng ta có thể lấy câu của Josep Pla, nói về Marcuse, để nói về ông, trúng ngay bong:
Bằng tài năng Sartre đóng góp, nhiều hơn bất cứ một ai, vào cái phần, làm nhiễu nhương thêm, cho thời của chúng ta!

Tuyệt!

Vargas Llosa: Quan Sartre [The Mandarin]

Sau khi ẵm Nobel, Llosa có viết 1 bài rất thú vị, “Ý nghĩ của tôi về văn hóa”, đăng trên tờ Letras Libres, tờ Books Dec 2010/Jan 2011, dịch qua tiếng Tây, trong đó, ông thổi một trong vị thầy sau này của ông, là Lionel Trilling, phạng Foucault và đệ tử tơi bời hoa lá. TV tính scan, post, và dịch nhưng lần lữa quên luôn.



Như hầu hết các bài thơ của Adam Zagajewski, có lẽ bác dịch thơ của nhà thơ này là tới nhất (mặc dù tôi  không đủ năng lực tiếng Anh để kiểm chứng), khác với thơ dịch Simic, khó nuốt, (xin lỗi bác, đây chỉ là cảm nhận riêng mà thôi).
Ðộc giả TV

Thơ Simic trầm trọng hơn so với Zagajewki. Trong thơ Simic có cái quá khứ Mít. Có thể vì thế mà chúng ta thích đọc thơ Zagajewski hơn chăng?

Bài dưới đây mà chẳng trầm trọng sao?

Gấu cứ nghĩ đến 1 anh cu Gấu, của một thời vị lai, đang đọc sử Mít, và chứng kiến cái cảnh ông cụ của Gấu bị lịch sử cho đi mò tôm!


READING HISTORY

for Hans Magnus

At times, reading here
In the library,
I'm given a glimpse
Of those condemned to death
Centuries ago,
And of their executioners.
I see each pale face before me
The way a judge
Pronouncing a sentence would,
Marveling at the thought
That I do not exist yet. 

With eyes closed I can hear
The evening birds.
Soon they will be quiet
And the final night on earth
Will commence
In the fullness of its sorrow.

How vast, dark, and impenetrable
Are the early-morning skies
Of those led to their death
In a world from which I'm entirely absent,
Where I can still watch
Someone's slumped back,

Someone who is walking away from me
With his hands tied,
His graying head still on his shoulders,

Someone who
In what little remains of his life
Knows in some vague way about me,
And thinks of me as God,
As Devil.

Đọc Sử Ký

Gửi Hans Magnus

Đôi khi đọc ở đây
Tại thư viện
Tôi được đưa mắt nhìn
Những người bị kết án tử hình
Những thế kỷ đã qua
Và những đao phủ của họ
Tôi nhìn mỗi khuôn mặt nhợt nhạt
Cách ông tòa tuyên án
Lạ làm sao, là, tôi thấy mừng
Khi nghĩ rằng,
May quá, khi đó mình chưa ra đời! 

Với cặp mắt nhắm tít, tôi có thể nghe
Những con chim chiều tối
Chẳng mấy chốc, chúng sẽ mần thinh
Và đêm sau cùng trên trái đất
Sẽ bắt đầu
Trong trọn nỗi thống khổ của nó

Bao la, tối, không cách nào xuyên thủng,
Là những bầu trời sáng sớm
Của những con người bị dẫn tới cái chết của họ
Trong một thế giới mà tôi thì hoàn toàn vắng mặt
Từ cái chỗ của tôi, tôi vẫn có thể ngắm
Cái lưng lảo đảo,
Của một người nào đó,
Một người nào đó đang bước xa ra khỏi tôi
Với hai tay bị trói
Cái đầu xám của người đó thì vẫn còn trên hai vai 

Một người nào đó
Trong tí xíu thời gian còn lại của cuộc đời của mình
Biết, một cách mơ hồ về tôi
Và nghĩ về tôi, như là Thượng Đế
Như là Quỉ

EMPIRES

 My grandmother prophesied the end
Of your empires, O fools!
She was ironing. The radio was on.
The earth trembled beneath our feet. 

One of your heroes was giving a speech.
"Monster," she called him.
There were cheers and gun salutes for the monster.
"I could kill him with my bare hands,"
She announced to me. 

There was no need to. They were all
Going to the devil any day now
"Don't go blabbering about this to anyone."
She warned me.
And pulled my ear to make sure I understood. 

Charles Simic
 

Đế Quốc [Đỏ]

 Bà tôi tiên đoán ngày tàn của đế quốc [VC].
Ôi, lũ khùng, điên, vô lại, bất nhân…
Bà đang ủi đồ. Đài phát thanh thì đang ra rả, "Nối Vòng Tay Nhớn".
Mặt đất rung chuyển dưới chân chúng tôi. 

Một trong những anh hùng, Sáu Dân, đang diễn thuyết.
“Tên Quỉ Đỏ,” bà tôi la lên.
Có những tiếng vỗ tay, tiếng súng hoan hô chào mừng Sáu Dân.
"Ta có thể giết nó, bằng đôi tay trần của ta".
Bà tôi tuyên bố với thằng cháu của bà. 

Bà ui, đâu cần làm dzậy.
Tất cả bọn chúng thành Quỉ thành Ma thành Bọ liền tức thì mà Bà.
“Đừng có mà rỉ tai cho bất cứ ai nghe Tin Mừng đó!”
Bà tui cảnh cáo.
Và kéo tai tôi đến đỏ ửng, để tin chắc thằng cháu của bà đã hiểu.