Author_image
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

CHUYỂN NGỮ


Tham Khảo: Về chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Clinton

Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện với sinh viên Việt Nam, của Tổng thống Clinton, tại Đại học Hà Nội. Tiếp theo là bản dịch.

Clinton onVietnam

For Immediate Release November 17, 2000

REMARKS BY PRESIDENT Clinton

TO VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY - HANOI

3:50 P.M. (L)

THE PRESIDENT: Thank you very much, and good afternoon. I can think of no more fitting place to begin my visit at this hopeful moment in our common history than here at Hanoi National University. I was given a Vietnamese phrase; I am going to try to say it. If I mess it up, feel free to laugh at me. Xin chao cac ban.* (Applause.)


So much of the promise of this youthful nation is embodied with you. I learned that you have exchanges here with students from nearly 100 universities, from Canada to France to Korea -- and that you are now hosting more than a dozen full-time students from your partner school in the United States, the University of California.

I salute your vigorous efforts to engage the world. Of course, like students everywhere, I know you have things to think about other than your studies. For example, in September, you had to study for your classes and watch the Olympic accomplishments of Tran Hieu Ngan in Sydney. And this week you have to study and cheer Le Huynh Duc and Nguyen Hong Son in Bangkok at the football matches. (Applause.)

I am honored to be the first American President to see Hanoi, and to visit this university. But I do so conscious that the histories of our two nations are deeply intertwined in ways that are both a source of pain for generations that came before, and a source of promise for generations yet to come.

* Hello, everybody.

Two centuries ago, during the early days of the United States, we reached across the seas for partners in trade and one of the first nations we encountered was Vietnam. In fact, one of our founding fathers, Thomas Jefferson, tried to obtain rice seed from Vietnam to grow on his farm in Virginia 200 years ago. By the time World War II arrived, the United States had become a significant consumer of export from Vietnam. In 1945, at the moment of your country's birth, the words of Thomas Jefferson were chosen to be echoed in your own Declaration of Independence: "All men are created equal. The Creator has given us certain inviolable rights -- the right to life, the right to be free, the right to achieve happiness."


Of course, all of this common history, 200 years of it, has been obscured in the last few decades by the conflict we call the Vietnam War and you call the American War. You may know that in Washington, D.C., on our National Mall, there is a stark black granite wall engraved with the name of every single American who died in Vietnam. At this solemn memorial, some American veterans also refer to the "other side of the wall," the staggering sacrifice of the Vietnamese people on both sides of that conflict -- more

than three million brave soldiers and civilians.

This shared suffering has given our countries a relationship unlike any other. Because of the conflict, America is now home to one million Americans of Vietnamese ancestry. Because of the conflict, three million Americans veterans served in Vietnam, as did many journalists, embassy personnel, aid workers and others who are forever connected to your country.

Almost 20 years ago now, a group of American servicemen took the first step to reestablish contacts between the United States and Vietnam. They traveled back to Vietnam for the first time since the war, and as they walked through the streets of Hanoi, they were approached by Vietnamese citizens who had heard of their visit: Are you the American soldiers, they asked? Not sure what to expect, our veterans answered, yes, we are. And to their immense relief, their hosts simply said, welcome to Vietnam.

More veterans followed, including distinguished American veterans and heroes who serve now in the United States Congress: Senator John McCain, Senator Bob Kerrey, Senator Chuck Robb, and Senator John Kerry from Massachusetts, who is here with me today, along with a number of representatives from our Congress, some of whom are veterans of the Vietnam conflict.

When they came here, they were determined to honor those who fought without refighting the battles; to remember our history, but not to perpetuate it; to give young people like you in both our countries the chance to live in your tomorrows, not in our yesterdays. As Ambassador Pete Peterson has said so eloquently, "We cannot change the past. What we can change is the future."

Our new relationship gained strength as American veterans launched nonprofit organizations to work on behalf of the Vietnamese people, such as providing devices to people with war injuries to help them lead more normal lives. Vietnam's willingness to help us return the remains of our fallen servicemen to their families has been the biggest boost to improve ties. And there are many Americans here who have worked in that endeavor for many years now, including our Secretary of Veterans Affairs, Hershel Gober.

The desire to be reunited with a lost family member is something we all understand. It touches the hearts of Americans to know that every Sunday in Vietnam one of your most-watched television shows features families seeking viewers' help in finding loved ones they lost in the war so long ago now.

And we are grateful for the Vietnamese villagers who have helped us to find our missing and, therefore, to give their families the peace of mind that comes with knowing what actually happened to their loved ones.

No two nations have ever before done the things we are doing together to find the missing from the Vietnam conflict. Teams of Americans and Vietnamese work together, sometimes in tight and dangerous places. The Vietnamese government has offered us access to files and government information to assist our search. And, in turn, we have been able to give Vietnam almost 400,000 pages of documents that could assist in your search. On this trip, I have brought with me another 350,000 pages of documents that I hope will help Vietnamese families find out what happened to their missing loved ones.

Today, I was honored to present these to your President, Tran Duc Luong. And I told him before the year is over, America will provide another million pages of documents. We will continue to offer our help and to ask for your help as we both honor our commitment to do whatever we can for as long as it takes to achieve the fullest possible accounting of our loved ones.

Your cooperation in that mission over these last eight years has made it possible for America to support international lending to Vietnam, to resume trade between our countries, to establish formal diplomatic relations and, this year, to sign a pivotal trade agreement.

Finally, America is coming to see Vietnam as your people have asked for years -- as a country, not a war. A country with the highest literacy rate in Southeast Asia; a country whose young people just won three Gold Medals at the International Math Olympiad in Seoul; a country of gifted, hardworking entrepreneurs emerging from years of conflict and uncertainty to shape a bright future.

Today, the United States and Vietnam open a new chapter in our relationship, at a time when people all across the world trade more, travel more, know more about and talk more with each other than ever before. Even as people take pride in their national independence, we know we are becoming more and more interdependent. The movement of people, money and ideas across borders, frankly, breeds suspicion among many good people in every country. They are worried about globalization because of its unsettling and unpredictable consequences.

Yet, globalization is not something we can hold off or turn off. It is the economic equivalent of a force of nature -- like wind or water. We can harness wind to fill a sail. We can use water to generate energy. We can work hard to protect people and property from storms and floods. But there is no point in denying the existence of wind or water, or trying to make them go away. The same is true for globalization. We can work to maximize its benefits and minimize its risks, but we cannot ignore it -- and it is

not going away.

In the last decade, as the volume of world trade has doubled, investment flows from wealthy nations to developing ones have increased by six times, from $25 billion in 1990 to more than $150 billion in 1998. Nations that have opened their economies to the international trading system have grown at least twice as fast as nations with closed economies. Your next job may well depend on foreign trade and investment. Come to think of it, since I have to leave office in about eight weeks, my next job may depend on foreign trade and investment.

Over the last 15 years, Vietnam launched its policy of Doi Moi, joined APEC and ASEAN, normalized relations with the European Union and the United States, and disbanded collective farming, freeing farmers to grow what they want and earn the fruits of their own labor. The results were impressive proof of the power of your markets and the abilities of your people. You not only conquered malnutrition, you became the world's second largest exporter of rice and achieved stronger overall economic growth.

Of course, in recent years the rate of growth has slowed and foreign investment has declined here, showing that any attempt to remain isolated from the risks of a global economy also guarantees isolation from its rewards, as well.

General Secretary Le Kha Phieu said this summer, and I quote, "We have yet to achieve the level of development commensurate with the possibilities of our country. And there is only one way to further open up the economy." So this summer, in what I believe will be seen as a pivotal step toward your future prosperity, Vietnam joined the United States in signing an historic bilateral trade agreement, building a foundation for Vietnam's entry eventually into the World Trade Organization.

Under the agreement, Vietnam will grant to its citizens, and over time to citizens of other countries, rights to import, export and distribute goods, giving the Vietnamese people expanding rights to determine their own economic destiny. Vietnam has agreed it will subject important decisions to the rule of law and the international trading system, increase the flow of information to its people, and accelerate the rise of a free economy and the private sector.

Of course, this will be good for Vietnam's foreign partners, like the United States. But it will be even better for Vietnam's own entrepreneurs, who are working hard to build businesses of their own. Under this agreement, Vietnam could be earning, according to the World Bank, another $1.5 billion each and every year from exports alone.

Both our nations were born with a Declaration of Independence. This trade agreement is a form of declaration of interdependence, a clear, unequivocal statement that prosperity in the 21st century depends upon a nation's economic engagement in the rest of the world.


This new openness is a great opportunity for you. But it does not guarantee success. What else should be done? Vietnam is such a young country, with 60 percent of your population under the age of 30, and 1.4 million new people entering your work force every year. Your leaders realize that government and state-owned businesses cannot generate 1.4 million new jobs every year. They know that the industries driving the global economy today -- computers, telecommunications, biotechnology -- these are all based on knowledge. That is why economies all over the world grow faster when young people stay in school longer, when women have the same educational opportunities that men have, when young people like you have every opportunity to explore new ideas and then to turn those ideas into your own business opportunities.

You can be -- indeed, those of you in this hall today must be -- the engine of Vietnam's future prosperity. As President Tran Duc Luong has said, the internal strength of the country is the intellect and capacity of its people.

The United States has great respect for your intellect and capacity. One of our government's largest educational exchange programs is with Vietnam. And we want to do more. Senator Kerry is right there, and I mentioned him earlier -- is leading an effort in our United States Congress, along with Senator John McCain and other veterans of the conflict here, to establish a new Vietnam Education Foundation. Once enacted, the foundation would support 100 fellowships every year, either here or in the United States, for people to study or teach science, math, technology and medicine.

We're ready to put more funding in our exchange programs now so this effort can get underway immediately. I hope some of you in this room will have a chance to take part. And I want to thank Senator Kerry for this great idea. Thank you, sir, for what you have done. (Applause.)

Let me say, as important as knowledge is, the benefits of knowledge are necessarily limited by undue restrictions on its use. We Americans believe the freedom to explore, to travel, to think, to speak, to shape decisions that affect our lives enrich the lives of individuals and nations in ways that go far beyond economics.

Now, America's record is not perfect in this area. After all, it took us almost a century to banish slavery. It took us even longer to give women the right to vote. And we are still seeking to live up to the more perfect union of our founders' dreams and the words of our Declaration of Independence and Constitution. But along the way over these 226 years -- 224 years -- we've learned some lessons. For example, we have seen that economies work better where newspapers are free to expose corruption, and independent courts can ensure that contracts are honored, that competition is robust and fair, that public officials honor the rule of law.

In our experience, guaranteeing the right to religious worship and the right to political dissent does not threaten the stability of a society. Instead, it builds people's confidence in the fairness of our institutions, and enables us to take it when a decision goes in a way we don't agree with. All this makes our country stronger in good times and bad. In our experience, young people are much more likely to have confidence in their future if they have a say in shaping it, in choosing their governmental leaders and having a government that is accountable to those it serves.

Now, let me say emphatically, we do not seek to impose these ideals, nor could we. Vietnam is an ancient and enduring country. You have proved to the world that you will make your own decisions. Only you can decide, for example, if you will continue to share Vietnam's talents and ideas with the world; if you will continue to open Vietnam so that you can enrich it with the insights of others. Only you can decide if you will continue to open your markets, open your society and strengthen the rule of law. Only you can decide how to weave individual liberties and human rights into the rich and strong fabric of Vietnamese national identity.

Your future should be in your hands, the hands of the Vietnam people. But your future is important to the rest of us, as well. For as Vietnam succeeds, it will benefit this region and your trading partners and your friends throughout the world.

We are eager to increase our cooperation with you across the board. We want to continue our work to clear land mines and unexploded ordnance. We want to strengthen our common efforts to protect the environment by phasing out leaded gasoline in Vietnam, maintaining a clean water supply, saving coral reefs and tropical forests. We want to bolster our efforts on disaster relief and prevention, including our efforts to help those suffering from the floods in the Mekong Delta. Yesterday, we presented to your government satellite imagery from our Global Disaster Information Network – images that show in great detail the latest flood levels on the Delta that can help Vietnam to rebuild.

We want to accelerate our cooperation in science, cooperation focused this month on our meeting in Singapore to study together the health and ecological effects of dioxin on the people of Vietnam and the Americans who were in Vietnam; and cooperation that we are advancing further with the Science and Technology Agreement our two countries signed just today.

We want to be your ally in the fight against killer diseases like AIDS, tuberculosis and malaria. I am glad to announce that we will nearly double our support of Vietnam's efforts to contain the AIDS crisis through education, prevention, care and treatment. We want to work with you to make Vietnam a safer place by giving you help to reduce preventable injuries -- on the streets, at home and in the workplace. We want to work with you to make the most of this trade agreement, by providing technical assistance to

assure its full and smooth implementation, in finding ways to encourage greater United States investment in your country.

We are, in short, eager to build our partnership with Vietnam. We believe it's good for both our nations. We believe the Vietnamese people have the talent to succeed in this new global age as they have in the past.

We know it because we've seen the progress you have made in this last decade. We have seen the talent and ingenuity of the Vietnamese who have come to settle in America. Vietnamese-Americans have become elected officials, judges, leaders in science and in our high-tech industry. Last year, a Vietnamese-American achieved a mathematical breakthrough that will make it easier to conduct high-quality video-conferencing. And all America took notice when Hoang Nhu Tran graduated number one in his class at the United States Air Force Academy.

Vietnamese-Americans have flourished not just because of their unique abilities and their good values, but also because they have had the opportunity to make the most of their abilities and their values. As your opportunities grow to live, to learn, to express your creativity, there will be no stopping the people of Vietnam. And you will find, I am certain, that the American people will be by your side. For in this interdependent world, we truly do have a stake in your success.

Almost 200 years ago, at the beginning of the relations between the United States and Vietnam, our two nations made many attempts to negotiate a treaty of commerce, sort of like the trade agreement that we signed today. But 200 years ago, they all failed, and no treaty was concluded. Listen to what one historian said about what happened 200 years ago, and think how many times it could have been said in the two centuries since. He said, "These efforts failed because two distant cultures were talking past each other, and the importance of each to the other was insufficient to overcome these barriers."

Let the days when we talk past each other be gone for good. Let us acknowledge our importance to one another. Let us continue to help each other heal the wounds of war, not by forgetting the bravery shown and the tragedy suffered by all sides, but by embracing the spirit of reconciliation and the courage to build better tomorrows for our children.

May our children learn from us that good people, through respectful dialogue, can discover and rediscover their common humanity, and that a painful, painful past can be redeemed in a peaceful and prosperous future.

Thank you for welcoming me and my family and our American delegation to Vietnam. Thank you for your faith in the future. Chuc cac ban suc khoe va thanh cong.*


Thank you very much.

END 4:17 P.M. (L)

* May you have health and success.


Dưới đây là toàn bài diễn văn của Tổng thống Clinton tại Đại học Hà Nội.


Tổng thống: Cám ơn các bạn rất nhiều, và chào các bạn. Với tôi, không nơi chốn nào thích hợp hơn, để bắt đầu cuộc viếng thăm của mình, vào thời điểm hy vọng của lịch sử chung cho cả hai nước, bằng ở đây, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tôi sẽ nói một câu bằng tiếng Việt; nếu tôi nói trật, các bạn tha hồ chọc quê nhé. Xin chao cac ban (Vỗ tay)

Biết bao là hứa hẹn, về một đất nước trẻ trung, ở nơi các bạn. Tôi được biết, các bạn có trao đổi với gần 100 đại học, từ Canada tới Korea – và hiện nay, các bạn là vị chủ nhà, cho trên chục sinh viên toàn thời gian, từ Đại học California.

Tôi kính chào những nỗ lực nhập vào với thế giới của các bạn. Lẽ dĩ nhiên, như sinh viên ở mọi nơi, ngoài chuyện học ra, các bạn còn để ý đến những chuyện khác nữa. Thí dụ, tháng Chín vừa qua, các bạn tuy lo học nhưng chẳng thể không theo dõi những thành tựu của Tran Hieu Ngan, tại Olympic Sydney. Và tuần lễ này, học là một chuyện, chia vui với Le Huynh Duc và Nguyen Hong Son tại cầu trường Bangkok lại là một chuyện khác nữa chứ. (Vỗ tay).

Tôi thật lấy làm vinh dự, là vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên tới Hà Nội, và thăm Đại học. Nhưng tôi cũng ý thức được một điều, rằng lịch sử hai quốc gia chúng ta đã có những xoắn xuýt thật đậm đà, theo nghĩa: đau cùng đau, từ bao thế hệ đã qua, [từ đó mở ra] cùng một nguồn hứa hẹn, cho bao thế hệ sắp tới.

Hai thế kỷ trước đây, vào những ngày non trẻ của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, cha ông chúng tôi đã với tay quá biển rộng trời xa, tìm bạn hàng; và một trong những quốc gia đầu tiên chúng tôi lân la làm quen, là Việt Nam. Sự thực là, một trong những cha ông lập nước của chúng tôi, Thomas Jefferson, đã cố kiếm thóc giống của Việt Nam, để trồng ở trang trại của ông, tại Virginia, cách đây 200 năm. Tới thời kỳ Đệ Nhị Chiến, Hoa Kỳ là một khách hàng tiêu thụ đáng kể của ngành xuất cảng Việt Nam. Vào năm 1945, nền độc lập bắt đầu, Tuyên Ngôn Độc Lập của đất nước bạn dội lên âm hưởng những lời nói của Thomas Jefferson: "Mọi người đều bình đẳng. Nhân quyền Thượng Đế ban cho chúng ta, là không thể xâm phạm: quyền được sống, quyền được hưởng tự do, quyền được hưởng hạnh phúc".

Lẽ dĩ nhiên, trong 200 năm lịch sử có qua có lại đó, nó đã bị u tối ở mấy thập niên chót, bởi cuộc xung đột mà chúng tôi gọi là Cuộc Chiến Việt Nam, và các bạn gọi là Cuộc Chiến Hoa Kỳ. Các bạn chắc cũng biết, tại thủ đô Washington D.C. nơi National Mall, có bức tường tang tóc, khắc tên từng người Mỹ đã mất tại Việt Nam. Một vài cựu quân nhân Hoa Kỳ đã nhắc tới, mặt tang tóc khác, ở "phía bên kia của bức tường": sự hy sinh của dân tộc Việt Nam ở cả hai bên cuộc xung đột – hơn ba triệu binh sĩ can trường và thường dân.

Nỗi đau thương cùng gánh chịu đó đã đem đến cho xứ sở của chúng ta một liên hệ không dễ gì có được. Bởi vì cuộc xung đột đó mà Hoa Kỳ hiện nay trở thành mái ấm gia đình cho một triệu người Mỹ có gốc gác, tổ tiên là người Việt. Bởi vì cuộc xung đột mà ba triệu cựu quân nhân Hoa Kỳ trước đây phục vụ tại Việt Nam, cũng như rất nhiều ký giả, nhân viên tòa đại sứ, thiện nguyện viên, và bao người khác, tất cả nguyện một lòng một dạ gắn bó với xứ sở của các bạn.

Cách đây 20 năm, một nhóm quân nhân Hoa Kỳ đã bước bước chân đầu tiên, khi tái lập mối tương thân giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Họ du lịch trở lại Việt Nam, lần thứ nhất, kể từ khi chiến tranh, và trong khi dạo phố phái Hà Nội, người dân thanh lịch của thủ đô 36 phố phường đã hỏi họ: Phải chăng các bạn là lính Mỹ? Làm sao biết là thương hay còn giận, họ thành thực trả lời: ờ, ờ, chúng tôi là lính Mỹ. Và họ thở phào khi nghe lời chúc: chào mừng tới Việt Nam.

Nhiều cựu quân nhân tiếp theo nhau tới Việt Nam, trong đó có cả những người nổi tiếng, những người được coi là anh hùng của nước Mỹ, hiện nay phục vụ tại Quốc Hội Hoa Kỳ như Thượng Nghị Sĩ John McCain, TNS Bob Kerrey, TNS Chuck Robb, và TNS John Kerry thuộc tiểu bang Massachusetts, bữa nay có đi cùng với tôi, cùng với nhiều vị đại biểu khác từ Quốc Hội của chúng tôi, một vài người trong số họ là cựu quân nhân, trong cuộc xung đột Việt Nam.

Khi tới đây, họ đều nghĩ như nhau: để vinh danh những người đã chiến đấu, chứ không phải để tái đấu; để cùng ôn lại lịch sử của chúng ta, chứ không phải để dựng tượng đài đồng trụ [cho cuộc chiến]; để đem lại cho tuổi trẻ Việt Nam cũng như tuổi trẻ Hoa Kỳ có được cơ may cùng sống ngày mai, chứ không phải ngày hôm qua, của đất nước các bạn. Như Đại Sứ Pete Peterson nói, một cách đầy thuyết phục: "Chúng ta không thể thay đổi quá khứ. Điều chúng ta có thể thay đổi, là tương lai".

Liên hệ mới mẻ của chúng ta càng mạnh mẽ thêm khi những cựu quân nhân Hoa Kỳ mở ra những cơ quan vô vụ lợi nhằm phục vụ nhân dân Việt Nam, như cung cấp những thiết bị cho những người bị thương tật do chiến tranh, để giúp họ trở lại với cuộc sống bình thường. Thiện chí của Việt Nam nhằm giúp đỡ chúng tôi đưa tro cốt những quân nhân Hoa Kỳ đã ngã xuống về với gia đình của họ càng thắt chặt thân tình. Rất nhiều người Hoa Kỳ, từ nhiều năm nay, đã bỏ hết tâm can sức lực vào công việc này, trong có cả vị Bộ trưởng Cựu Chiến Binh của chúng tôi, là Hershel Gober.

Mong ước được ấp ủ những gì còn lại, của một người thân trong gia đình đã mất đi, là một điều bất cứ ai trong chúng ta cũng đều hiểu. Mỗi chủ nhật, ở Việt Nam, một trong những chương trình được nhiều người theo dõi nhất, là về cảnh tượng những gia đình cầu mong sự giúp đỡ của khán thính giả trong việc tìm kiếm những người thân yêu đã mất trong cuộc chiến: làm sao người Mỹ chúng tôi lại không xúc động, khi biết được điều này? Và chúng tôi thật biết ơn những người dân quê Việt Nam đã giúp đỡ chúng tôi tìm kiếm những người thân yêu trong gia đình đã mất tích trong khi thi hành công vụ, nhờ vậy mà chúng tôi có lại được sự bình an trong tâm hồn, vì biết được, chuyện gì sau cùng đã xẩy ra cho họ.

Chưa hề có hai quốc gia nào, như hai nước chúng ta, nếu nói về những gì mà chúng ta đã cùng nhau làm được, trong nỗ lực tìm kiếm những người mất tích trong khi thi hành công vụ trong cuộc xung đột Việt Nam. Những đoàn nhân viên Hoa Kỳ và Việt Nam cùng nhau làm việc, đôi khi ở những nơi chốn khó khăn, nguy hiểm. Nhà cầm quyền Việt Nam cũng cho phép chúng tôi được coi những hồ sơ, hoặc có được những thông tin của nhà nước, nhằm tạo sự dễ dàng cho việc tìm kiếm. Và, để đáp lại, chúng tôi đã trao cho phía Việt Nam 400 ngàn trang tài liệu liên quan tới công cuộc tìm kiếm của quí vị. Trong chuyến đi này, tôi đã mang theo thêm 350 ngàn trang tài liệu nữa, và tôi hy vọng những tài liệu như vậy sẽ giúp những gia đình Việt Nam hiểu được chuyện gì xẩy ra cho những người thân yêu hiện còn được coi như là mất tích, của họ.

Hôm nay, tôi vinh dự được trao những tài liệu này cho vị Chủ Tịch nước của các bạn, Trần Đức Lương. Và tôi có nói với ông, trước khi hết năm nay, Hoa Kỳ sẽ cung cấp một triệu trang tài liệu khác nữa. Chúng tôi sẽ tiếp tục dâng hiến sự giúp đỡ của chúng tôi, và yêu cầu sự giúp đỡ của các bạn, và như vậy, cả hai đất nước cùng cảm thấy vinh dự, trong quyết tâm làm bất cứ điều gì mà chúng ta có thể làm, như hiện đang làm, nhằm hoàn tất tối đa công cuộc tìm kiếm những người thân yêu của chúng ta.

Sau hết, Hoa Kỳ đang tới đây, như dân chúng của các bạn đã yêu cầu trong nhiều năm, để gặp gỡ Việt Nam, như là một xứ sở, chứ không phải như là một cuộc chiến. Một xứ sở có mức độ cao nhất, nếu nói về con số những người biết đọc biết viết, ở vùng Đông Nam Á; một xứ sở có những con em trẻ trung đã đem về cho đất nước ba Huy Chương Vàng tại Kỳ Thi Toán Quốc Tế ở Seoul; một xứ sở với những doanh gia, chủ hãng cần cù, tài năng, vươn lên khỏi những năm tháng của cuộc xung đột và của bấp bênh, ngại ngần, để tạo vóc dáng cho một tương lai sáng ngời.

Hôm nay, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mở ra một chương mới, vào cái lúc mà cư dân trên mặt đất [lo] buôn bán, [thích] du lịch, [mong] hiểu biết, trò chuyện với nhau nhiều hơn, so với trước đây. Mặc dù nền độc lập vẫn luôn luôn là một niềm tự hào của bất cứ một quốc gia, dân tộc, nhưng con người ngày một thích dựa vào nhau. Cuộc chuyển động của con người [và cùng với nó], tiền bạc, tư tưởng, xuyên qua những biên cương, cứ nói thẳng ra ở đây, là có gây nghi ngờ, ngay cả ở những con người có thiện ý, tại bất cứ một xứ sở. Họ lo lắng về [hiện tượng] toàn cầu hóa [thế giới], bởi vì những hậu quả về bất ổn định, hoặc không thể tiên đoán được. Tuy nhiên, toàn cầu hóa không phải là một điều mà chúng ta có thể dãn ra, hoặc giập bỏ. Đây là sự đồng đẳng về kinh tế, giống như gió và nước, nếu nói về sức mạnh thiên nhiên. Chúng ta có thể làm cho một cánh buồm no gió. Chúng ta có thể bắt nước làm ra điện. Chúng ta làm việc cần cù, nhẫn nại để bảo vệ con người và tài sản, chống lại bão tố và lũ lụt. Nhưng làm sao có chuyện chối bỏ sự hiện hữu của gió hay của nước, hoặc cố gắng đuổi chúng đi chỗ khác chơi. Cũng hệt như vậy, với [hiện tượng] toàn cầu hóa. Chúng ta có thể làm việc, để hưởng lợi tối đa, nếu nói về thành quả, và giảm rủi ro tới mức tối thiểu, của cái gọi là toàn cầu hóa; nhưng chúng ta không thể vờ nó đi – và nó cũng không chịu cho chúng ta vờ nó đi đâu!

Trong thập niên vừa qua, khi thương vụ thế giới tăng gấp đôi, [mức] đầu tư chẩy từ những quốc gia giầu tới những quốc gia đang phát triển, đã tăng gấp sáu lần, từ 25 tỉ vào năm 1990 tới hơn 150 tỉ vào năm 1998. Những quốc gia mở cửa nền kinh tế của họ cho thông với hệ thống thương mại quốc tế, nền kinh tế của họ đã tăng trưởng ít ra là gấp đôi, nếu nói về tốc độ [tăng trưởng], so với những quốc gia đóng cửa tiệm. Công chuyện làm tới của các bạn có thể phụ thuộc rất nhiều vào buôn bán với nước ngoài, và đầu tư. Đừng lơ là điều này, bởi vì ngay tôi đây, phải rời bỏ cái bàn giấy của mình, chừng tám tuần tới, công chuyện làm tiếp theo của tôi tùy thuộc vào ngoại thương và đầu tư.

Đã hơn 15 năm, kể từ ngày Việt Nam đưa ra chính sách Đổi Mới, gia nhập khối APEC và ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Thị Trường Chung Âu Châu, và Hoa Kỳ, và bãi bỏ nông trường tập thể, để cho chủ đất tự do, muốn trồng gì thì trồng, và hưởng thu hoạch, từ chính lao động của mình. Kết quả thật đáng nể, nó cho thấy bằng chứng về sức mạnh thị trường và khả năng của dân chúng các bạn. Các bạn đâu chỉ chiến thắng nạn suy dinh dưỡng, mà còn trở thành đất nước đứng hàng thứ nhì, về xuất cảng gạo, và có được mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Lẽ dĩ nhiên, những năm mới rồi, mức độ tăng trưởng có chậm lại, và đầu tư ngoại quốc giảm xuống ở đây, điều này cho thấy: mọi toan tính nhằm tránh xa những rủi ro của kinh tế toàn cầu, là chỉ có được sự cô lập, như là phần thưởng của nó.

Mùa hè này, Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu có nói, mà tôi trích dẫn ở đây: "Chúng tôi chưa đạt được mức phát triển đúng mức, nếu so với những khả năng có thể làm được, của đất nước chúng tôi. Và chỉ có mỗi một cách, sắp tới đây, là mở cửa kinh tế." Như vậy là, mùa hè này, như tôi tin tưởng sẽ được coi như là một trọng điểm, một bước quan trọng, tới tương lai phồn thịnh, [đó là sự kiện] Việt Nam đã cùng Hoa Kỳ ký Thương Ước Chung, đây là một sự kiện lịch sử tạo dựng cơ sở cho Việt Nam sau cùng bước vào Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế.

Theo thỏa hiệp này, Việt Nam sẽ bảo đảm cho những công dân của mình, và theo thời gian, những công dân của những quốc gia khác, quyền được nhập cảng, xuất cảng, và phân phối thực phẩm, hàng hóa, nhờ vậy người Việt có quyền tự quyết định số phận cái nồi cơm nuôi sống gia đình mình. (Nguyên văn: quyết định số phận kinh tế của riêng họ). Việt Nam đồng ý sẽ đưa ra những quyết định quan trọng về vấn đề điều hành hệ thống thương mại quốc tế, tăng lượng thông tin tới dân chúng, đẩy mạnh mức phát triển kinh tế tự do và khu vực tư nhân.

Lẽ dĩ nhiên như vậy thật là tốt, cho bạn hàng của Việt Nam, như Hoa Kỳ chẳng hạn. Nhưng như vậy cũng thật là tốt, cho chính những doanh gia người Việt, những người đã cần cù làm việc để có được công chuyện làm ăn buôn bán của riêng mình. Theo thỏa hiệp này, Việt Nam có thể sẽ có thêm 1 tỉ rưỡi thu nhập nữa, từng năm và hàng năm, riêng chỉ về mặt xuất cảng không thôi, theo như Ngân Hàng Thế Giới.

Cả hai quốc gia chúng ta đều ra đời cùng với bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Bản thương ước này là một hình thức của tuyên ngôn độc lập, một khẳng định rõ ràng, không có cách chi nhầm lẫn được, rằng phồn thịnh ở thế kỷ 21, là tùy thuộc vào sự dấn mình về mặt kinh tế của một quốc gia, vào với phần còn lại của thế giới.

Khung cửa rộng mới mẻ mở ra tương lai này, là cơ hội lớn lao đối với các bạn. Nhưng không chắc như bắp là thành công đâu! Còn phải làm gì nữa đây? Việt Nam, một xứ sở trẻ trung như thế này, 60 phần trăm cư dân của nó là dưới 30 tuổi, và mỗi năm có thêm 1 triệu 400 ngàn người mới, gia nhập lực lượng lao động. Những vị lãnh đạo đất nước các bạn nhận ra rằng, nhà nước, và những cơ sở quốc doanh không thể thoả mãn, tất cả 1 triệu 400 ngàn tân lao động viên nói trên đều có việc làm mỗi năm. Họ biết những ngành nghề kỹ nghệ đang cầm cương con ngựa kinh tế toàn cầu hiện nay, tất cả đều dựa trên tri thức – máy điện toán, viễn thông, kỹ thuật sinh học (biotechnology). Bạn càng mài đũng quần trên ghế nhà trường lâu chừng nào, nồi cơm của quốc gia càng bảo đảm chừng đó. (Nguyên văn: Điều này giải thích, những nền kinh tế trên thế giới tăng nhanh chừng nào là do những người trẻ chịu ngồi học lâu tại trường lớp chừng đó); chừng nào nữ giới có cơ hội học hành đồng đều như nam giới; chừng nào những người trẻ tuổi như các bạn có mọi cơ hội để khai phá những tư tưởng mới, rồi chuyển nó thành những cơ hội làm ăn của chính mình.

Các bạn có thể là – nói thực với các bạn, những người có mặt tại sảnh đường bữa nay: các bạn phải là – bộ máy tương lai phồn thịnh của Việt Nam. Như Chủ Tịch Trần Đức Lương đã nói, sức mạnh nội tại của đất nước, chính là sự thông minh, khả năng của những người dân của nó.

Hoa Kỳ rất kính nể sự thông minh và khả năng của các bạn. Một trong những chương trình lớn lao nhất về trao đổi học vấn của nhà cầm quyền đất nước chúng tôi, là với Việt Nam. Và chúng tôi còn muốn làm hơn thế nữa. Thượng Nghị Sĩ Kerry thì ở ngay kia kìa, và như tôi vừa mới nhắc tới ông trước đây, ông đang cầm đầu, trong một nỗ lực vận động tại Quốc Hội Hoa Kỳ, cùng với Thượng Nghị Sĩ John McCain và những cựu quân nhân trong cuộc xung đột, ở đây, nhằm thành lập một Hội Học Vấn Việt Nam mới (a new Vietnam Education Foundation). Một khi đưa vào hoạt động, hội sẽ bảo trợ 100 học bổng mỗi năm, hoặc ở đây, hoặc ở Hoa Kỳ, cho những người [muốn] nghiên cứu, hay giảng dậy khoa học, toán học, kỹ thuật học và y học.

Chúng tôi đã sẵn sàng rót thêm tiền bạc, nỗ lực vào những chương trình trao đổi của chúng tôi, và như vậy là mọi chuyện sẽ tiến hành ngay lập tức. Tôi hy vọng, một vài người trong số các bạn ở đây sẽ có cơ may tham dự vào trong đó. Và tôi muốn cám ơn Thượng Nghị Sĩ Kerry về ý tưởng lớn lao này. Cám ơn ngài, về điều ngài đã làm. (Vỗ tay).

Hãy cho tôi nói, một điều chẳng kém quan trọng so với học vấn, đó là: những lợi ích của học vấn không thể tránh khỏi bị hạn chế, do những cấm đoán thái quá, khi sử dụng nó. Chúng tôi, những người Mỹ, tin tưởng ở tự do thám hiểm, du lịch, suy nghĩ, nói năng, đưa ra quyết định, tất cả những gì ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng tôi, làm giầu có những cuộc sống của những cá nhân con người, và những quốc gia, theo những đường hướng vượt quá kinh tế.

Bây giờ, về địa hạt này, Hoa Kỳ cũng chẳng được coi là hoàn hảo. Tính ra là, chúng tôi đã phải mất hầu như cả một thế kỷ mới xóa bỏ được chế độ nô lệ. Nữ giới ở Mỹ còn phải đợi một thời gian dài hơn thế nữa, mới có quyền đi bỏ phiếu. Và chúng tôi đang cố làm sao sống, ngày một hợp với những ước mơ của những người tạo lập ra đất nước chúng tôi, ngày một hợp với những từ ở trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập, và Hiến Pháp của chúng tôi. Nhưng cả cái quãng đường dài 226 năm - 226 năm đó - chúng tôi học được một vài bài học. Thí dụ, chúng tôi nhận thấy, những nền kinh tế khấm khá hơn, một khi mà báo chí tự do khui chuyện tham nhũng, và những tòa án độc lập có thể cam đoan, rằng những hợp đồng là phải được tôn trọng; rằng cạnh tranh thì [mới có được sự] cường tráng, và [bắt buộc phải] công bằng; rằng những viên chức nhà nước phải tôn trọng luật lệ.

Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, bảo đảm quyền thờ phụng tôn giáo và quyền đối kháng chính trị không làm nguy tới sự ổn định của một xã hội. Thay vì vậy, nó còn tạo dựng sự tin cậy của dân chúng vào tính công bằng của những định chế của chúng tôi, và cho chúng tôi sử dụng tới nó, một khi không đồng ý với một quyết định nào đó. Tất cả những điều này làm cho xứ sở của chúng tôi mạnh mẽ hơn lên, ở cả những thời kỳ tốt cũng như xấu. Vẫn theo kinh nghiệm của chúng tôi, những người trẻ tuổi càng thêm tin cậy ở tương lai, nếu họ có tiếng nói trong việc tạo nên vóc dáng tương lai, trong việc lựa chọn những nhà lãnh đạo chính quyền, và có được một chính quyền phục vụ họ.

Nào bây giờ, hãy cho tôi nhấn mạnh điều này, chúng tôi không tìm cách đặt để những lý tưởng trên, làm sao chúng tôi có thể làm điều đó? Việt Nam là một xứ sở lâu đời và đã trường tồn qua bao thế kỷ. Các bạn đã chứng tỏ cho thế giới rằng các bạn sẽ đưa ra những quyết định của chính mình. Chỉ có các bạn mới có thể quyết định, thí dụ như chuyện này: liệu chúng ta có nên chia sẻ với thế giới những tài năng và lý tưởng của Việt Nam? Liệu chúng ta nên mở cửa Việt Nam, nhờ vậy, chúng ta có thể làm cho đất nước giầu có, nhờ những nhận thức, sự sáng suốt của những người khác? Chỉ có các bạn mới có thể quyết định có nên tiếp tục mở cửa thị trường, mở cửa xã hội, làm mạnh luật lệ. Chỉ có các bạn mới có thể quyết định làm thế nào đưa tự do cá nhân và nhân quyền vào trong căn cước quốc gia Việt Nam, làm cho nó giầu có, mạnh mẽ hơn lên.

Tương lai của các bạn là ở trong tay các bạn, những cánh tay của người dân Việt Nam. Nhưng tương lai của các bạn cũng quan trọng đối với đám thế giới còn lại trong đó có chúng tôi nữa đấy nhé. Bởi vì, một khi Việt Nam cứ thế mà thăng tiến, nó đem lợi ích tới cho khu vực này, cho những bạn hàng của nó, và cho bạn bè của nó trên toàn thế giới.

Chúng tôi nóng lòng gia tăng sự hợp tác của chúng tôi bên cạnh các bạn, về mọi lãnh vực. Chúng tôi muốn tiếp tục công việc của mình, là dọn sạch mìn và đạn dược chưa nổ. Chúng tôi muốn đẩy mạnh những nỗ lực của đôi bên, nhằm bảo vệ môi sinh, bằng cách từng bước hủy bỏ loại dầu gasoline có chất chì tại Việt Nam; duy trì nguồn nước sạch để cung ứng cho nhu cầu của dân chúng; bảo vệ vỉa san hô, và rừng nhiệt đới. Chúng tôi muốn cố gắng hơn nữa, về cứu trợ, và ngăn ngừa thiên tai, kể cả những cố gắng cứu trợ những nạn nhân lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu long. Hôm qua, chúng tôi đã trình bầy với nhà nước Việt Nam, hình ảnh nhìn từ vệ tinh, thuộc Mạng lưới Thông tin về Thiên tai Toàn cầu của chúng tôi – những hình ảnh thật chi tiết về mức độ trận lụt mới nhất tại vùng Đồng bằng, như vậy nó có thể giúp Việt Nam trong công cuộc tái thiết.

Chúng tôi muốn gia tăng sự hợp tác về khoa học cùng các bạn; sự hợp tác nhắm vào tháng này nhân cuộc họp của chúng ta tại Singapore, để cùng nhau nghiên cứu vấn đề sức khỏe và hậu quả về mặt sinh thái của độc chất dioxin đối với dân chúng tại Việt Nam và những người Mỹ đã từng ở đó; và sự hợp tác khoa học còn tiếp tục được đẩy mạnh sau này, qua Hiệp Ước Khoa học và Kỹ thuật được ký kết bữa nay giữa hai quốc gia.

Chúng tôi muốn là đồng minh của các bạn, trong trận chiến nhằm chống lại những chứng bệnh giết người như AIDS, bệnh lao, và sốt rét. Tôi lấy làm sung sướng thông báo, chúng tôi sẽ gia tăng hỗ trợï, nếu có thể, sẽ gấp đôi nó, trong nỗ lực cùng với Việt Nam kiềm chế hiểm họa AIDS qua các chương trình giáo dục, phòng ngừa, chăm sóc và chữa trị. Chúng tôi muốn hai bên cùng làm việc để cho đất nước của các bạn ngày một an toàn hơn, bằng cách giúp các bạn giảm thiểu những tai nạn có thể gây thương tích ở trên đường phố, ở nhà, và ở nơi làm việc. Chúng tôi muốn cùng làm việc với các bạn, nhằm đạt tới mức tốt đẹp nhất của thương ước, bằng cách cung cấp những trợ giúp kỹ thuật, nhằm bảo đảm hiệp ước sẽ cứ thế mà tiến hành thật là nhịp nhàng, cho tới khi đạt được sự viên mãn của nó, bằng cách tìm kiếm thêm nguồn đầu tư, khuyến khích nhiều người Mỹ bỏ tiền vào Việt Nam.

Nói ngắn gọn, chúng tôi hồ hởi xây dựng phần bạn hàng của mình cùng với Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng, điều này tốt, cho cả đôi bên. Chúng tôi tin tưởng người Việt có tài trong thành công, trong tiến bộ, vào cái thời đại toàn cầu hoá mới mẻ này, như họ đã từng thành công ở quá khứ.

Chúng tôi hiểu điều này, bởi vì chúng tôi đã nhìn thấy sự tiến bộ mà các bạn làm được trong thập niên vừa qua. Chúng thấy đã nhìn thấy tài năng và sự thông minh của người Việt định cư tại Mỹ. Những người Mỹ gốc Việt đã được bầu vào chức vụ những viên chức nhà nước, quan tòa, những nhà lãnh đạo trong ngành khoa học, và trong kỹ nghệ cao kỹ (high-tech) của chúng tôi. Năm ngoái, một người Mỹ gốc Việt thực hiện được một cú đột phá về toán học, khám phá này đã làm cho những buổi hội thảo được thu hình qua phương pháp video với chất lượng cao, trở nên dễ dàng hơn. Và cả nước Mỹ đã để ý tới sự kiện: thủ khoa khóa tốt nghiệp Học Viện Sĩ Quan Không Quân Hoa Kỳ, là Hoang Nhu Tran.

Những người Mỹ gốc Việt ngày càng mở mày mở mặt, không phải chỉ do những khả năng duy nhất, những giá trị tốt đẹp của họ, mà còn do họ có được cơ hội để đẩy những khả năng, những giá trị của họ, tới mức cao nhất của chúng. Cũng vậy thôi, với các bạn ở Việt Nam: một khi những cơ hội của các bạn cứ thế mà tăng, tôi muốn nói những cơ hội để sống, để học, để biểu tỏ sáng tạo, như vậy sẽ chẳng có cách chi làm cho người Việt Nam dậm chân tại chỗ. Và tôi hoàn toàn vững tâm ở điều này: rằng người Mỹ sẽ luôn luôn sát cánh với các bạn. Bởi vì trong một thế giới mà mọi người thích dựa vào nhau, làm sao không có nỗi vui của chúng tôi, trong sự thành công của các bạn?

Gần như 200 năm đã qua, ngay đầu mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, hai nước đã nhiều lần toan tính để có được một thương ước, giống như thoả ước mà chúng ta ký bây giờ. Nhưng 200 năm thất bại, chẳng đi đến một thoả ước. Hãy lắng nghe, một sử gia nói, chuyện cách đây 200 năm, và hãy suy nghĩ, biết bao lần, chuyện cũ có thể được nhắc lại, suốt hai thế kỷ; nhà sử học đã nói như thế này: "Những cố gắng đã thất bại bởi vì hai nền văn hóa cách biệt không tìm ra được điểm gặp gỡ (tạm dịch cụm từ: these efforts failed because two distant cultures were talking past each other), và sự quan trọng ‘cho nhau, vì nhau’, giữa đôi bên chưa đủ để vượt qua khỏi những rào cản."

Hãy cho qua đi những ngày đã qua. Hãy cùng nhau nhận ra sự quan trọng "cho nhau vì nhau" của chúng ta. Hãy tiếp tục giúp đỡ lẫn nhau, trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, không phải bằng cách quên đi sự can trường được bầy tỏ, hay nỗi bi thương mà ba bề bốn bên cùng gánh chịu, nhưng bằng cách ôm lấy tình hoà giải, và sự can đảm xây dựng một ngày mai tốt đẹp hơn cho con em chúng ta.

Cầu mong con em chúng ta học được từ chúng ta một điều: rằng những con người tốt, qua trân trọng đối thoại, có thể khám phá ra, và tái khám phá ra tình nhân loại chung, rằng quá khứ đau thật đau có thể là nguồn cứu chuộc, trong một tương lai hoà bình và thịnh vượng.

Cám ơn các bạn đã đón tiếp tôi, gia đình tôi, và phái đoàn Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam. Cám ơn các bạn, về niềm tin vào tương lai. Chuc cac ban suc khoe va thanh cong.

Cám ơn các bạn rất nhiều.

Jennifer Tran chuyển ngữ.