*





Vĩnh Biệt Thầy Trần Văn Toàn

Chúng tôi được tin Giáo sư Antoine Trần Văn Toàn (sinh ngày 7.11.1931) đã từ trần ngày 13.9.2014 tạị Lille, thọ 83 tuổi. Lễ tang sẽ cử hành ngày 18.9.2014, lúc 14g30 tại nhà thờ Saint Gérard, Lambesart, sau đó là lễ an táng tại Nghĩa trang des Ormes, Lambersart. Diễn Đàn xin thành thật chia buồn cùng bà quả phụ Nelly Trần-Avermate, với chị Claire Trần Thị Liên và toàn thể tang quyến. (1)

Note: Khi Gấu mới lớn, đọc Marx, qua mấy vị Thầy, là Trần Văn Toàn, Henri Lefebvre, Nguyễn Đình Thi.
Tình cờ vô trang Diễn Đàn, thì mới biết tin Thầy mất.
Xin vĩnh biệt Thầy
NQT


Vĩnh Biệt Thầy Trần Văn Toàn

Mác Học

Nguyễn Đình Thi

Hãy để chủ nghĩa duy vật lịch sử hiện ra trước mắt anh, như một cột lửa trong đêm trường tư bản....

George Steiner: Tuyệt Bi (Absolute Tragedy)
 

Tôi đọc Nguyễn Đình Thi cùng với Henri Lefèbvre tại nhà thương hải quân Pháp tại Sài Gòn (nhà thương Grall), vào năm 1965, thời gian tôi được hưởng cả hai trái mìn claymore tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, để chào mừng người Mỹ vừa đổ bộ xuống bãi biển Đà Nẵng.
Một cách nào đó, ông là một trong những ông thầy của tôi, cả về việc viết, việc đọc, lẫn việc dịch thuật.
Nói là đọc tại nhà thương Grall cho giản tiện sự việc. Thật sự tôi đọc Nguyễn Đình Thi tại nơi làm việc, Đài Liên Lạc Vô Tuyến Điện thoại quốc tế, một đỉnh cồn trên tầng lầu trên cùng một building của người Pháp, ngay kế bên Đài Phát Thanh Sài Gòn. Đọc giữa hai lần giải phẫu. Lần thứ nhất, ngay sau vụ nổ, và một lần sau đó mấy tháng, để ‘cấy, ghép xương’ (làm greffe).
Cuốn sách của Nguyễn Đình Thi, đúng như cái tên của nó (Triết học nhập môn), là một cuốn sách vỡ lòng. Do đọc cùng lúc với cuốn của Henri Lefèbvre (hình như cuốn duy vật biện chứng pháp, le matérialisme dialectique), tôi đã có ý nghĩ, ông Ta đâu có thua gì ông Tây nổi tiếng đó; bởi vì nếu ông Tây đặt nặng ý niệm, rằng, trên đường rong ruổi, cái gọi là lý thuyết và cái gọi là thực hành (praxis), hai cái quyện vào nhau, triệt tiêu lẫn nhau để có được con người hoàn toàn, l’homme total, theo Marx; Nguyễn Đình Thi coi động/tĩnh là hai yếu tố quan trọng của duy vật biện chứng. Tĩnh là phần lý thuyết, động là phần thực hành.
Cuốn của Nguyễn Đình Thi hồi đó, được các giáo sư tại Đại Học Văn Khoa sử dụng như là sách giáo khoa, cho sinh viên năm dự bị, hay năm đầu cử nhân triết. Không hiểu, ở ngoài ấy, hồi đó, ông có được như vậy không, và liệu có thể coi, cuốn sách của ông thuộc loại "giao lưu hòa giải, xóa lằn ranh quốc-cộng"?
Nói tóm lại kinh nghiệm đầu "đọc" [hay... "độc"] Mác xít của tôi, là do hai ông thầy kể trên.
Cùng lúc đọc, viết. Truyện ngắn đầu tay của tôi, Những Ngày Ở Sài Gòn, thai nghén tại nhà thương sau khi đọc một bài thơ của một người bạn, thi sĩ Cao Thoại Châu, trên báo Văn, tiền thân tờ Văn bây giờ, của Nguyễn Xuân Hoàng. Viết tại đỉnh cồn, một tay bị băng bột, phải tựa lên thành ghế, một tay viết. Ban đêm ngủ phải nằm sát tường, để có chỗ dựa cho cánh tay băng bột. [Vậy mà cũng vác cánh tay đi chơi với ‘Cô Bé’. Thấy mọi người chăm chú nhìn, cô cười nói, họ nhầm anh với một anh lính chiến!]
Xong, gửi báo tuần báo Nghệ Thuật. Truyện được đăng, sau đó được tòa soạn nhắn xuống lấy tiền nhuận bút. Nhân thế, quen Viên Linh, liền sau đó thay Thanh Nam làm tổng thư ký. Anh xúi tôi viết tiểu luận, phê bình, điểm sách, điểm phim! [Mới đây, gặp lại, anh chìa cho tôi xem, một trong những bài điểm sách đầu tiên của tôi, là cuốn Thị Trấn Miền Tây, của Viên Linh, đăng trên báo Văn Học Sài Gòn, không phải tờ Văn Học Cali bây giờ]
Tôi nói với ông anh. Ông bảo sợ gì chuyện đó. Thì cứ viết, bằng cách giới thiệu những trào lưu văn học thế giới. Thấy tôi ngần ngại, ông bảo, Nguyễn Đình Thi cũng viết cuốn Triết Học Nhập Môn theo kiểu đó, vừa đọc, vừa dịch, vừa giới thiệu, vừa sáng tác. Đừng sợ sai, sai thì sửa. Không làm như vậy, chẳng bao giờ có tác phẩm.
Kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thi, qua ông anh, đã theo tôi suốt bao năm mê mải với mớ chữ. Tôi cứ thế giới thiệu, nào trào lưu hiện sinh [Tôi còn nhớ tên loạt bài viết cho Nghệ Tthuật: Thế nào là văn chương dấn thân?], tới những tác giả tiếp theo trào lưu hiện sinh như Roland Barthes, Gérard Genette... Tôi giới thiệu Beckett vào năm 1965 - 1966, trước khi ông được Nobel vào năm 1969.
Ra hải ngoại, vẫn ‘mửng’ đó, tôi giới thiệu Borges, Steiner, Naipaul, Said... nghĩa là vừa đọc, vừa [tập] dịch [tiếng Anh].

Kinh nghiệm Nguyễn Đình Thi, qua ông anh, thật là quá quí đối với tôi, một học sinh trường Việt, vốn liếng ngoại ngữ chẳng là bao, cứ thế vừa đọc, vừa học.
Nay viết ra đây, hy vọng có chút ích cho những người lớp sau.

Và tôi tự hỏi, nếu không bị ánh sáng của Đảng làm chóa mắt, biết đâu, chính Nguyễn Đình Thi mới là người ‘sáng tạo’ ra cái gọi là thơ tự do, ở Việt Nam?

Có thể nói, Kim Dung cũng là 1 đệ tử của…  Marx!
Cửu Âm và Cửu Dương cũng là từ “tĩnh/động” mà ra.

Động, là Cửu Âm, với những đòn tàn độc, ra tay trước, là thắng.
Cửu Dương, tĩnh. Nhờ ngộ ra Cửu Dương, Vô Kỵ ngồi lãnh đòn Diệt Tuyệt Sư Thái, thì không sao, mà kẻ ra đòn thì lại như hết cả hơi, sau khi ra đòn Phổ Quang Chiếu cái con mẹ gì đó, hà, hà!

Rõ nhất, là đoạn nhà sư quét dọn Tàng Kinh Các giảng giải, tại sao Phật Pháp [độ người] lại rong ruổi với Võ Công [giết người]

Nước Cờ Của Hư Trúc

Đọc Kim Dung chúng ta thấy ông vay mượn rất nhiều nguồn, nhiều người. Ngay cách mở truyện, từ một chi tiết, một sự kiện lịch sử, vốn do A. Dumas và nhận định của nhà văn Pháp này: Lịch sử chỉ là cái đinh để tôi treo tác phẩm của tôi. Nhân vật Du Thản Chi là từ Masque de fer, Mặt nạ sắt. Tính chất nghẹt thở là của Tây phương, rõ rệt nhất là từ ông vua kinh dị Hithcock Những nhân vật như Vô Kỵ, Kiều Phong, bà con với những đứa trẻ bất hạnh của Dickens. Lập luận của nhà sư già tại Tàng Kinh Các, khi giải thích tại sao Phật pháp lại giong ruổi với Võ học, xem ra như có vẻ vay mượn từ Lý thuyết (Théorie) và Thực hành (Praxis) của triết học duy vật biện chứng: Trên đường giong ruổi, Théorie và Praxis triệt tiêu lẫn nhau, quyện vào nhau, để cùng biến mất và từ đó xuất hiện, con người hoàn toàn (l'homme total), tức giấc đại mộng của Marx.


*

Trần Văn Toàn tại quê hương Phát Diệm, 2006.

TRẦN VĂN TOÀN: TRIẾT HỌC THÌ DÙNG LÀM GÌ?

Mác Học

*

Tới Ga Phần Lan

Một xô sữa, với 1 con chuột chết, ở dưới đáy.
Nabokov phán, về chủ nghĩa CS, khi đọc "Tới Ga Phần Lan", của Edmund Wilson

Nguyễn Đức Quỳnh cũng phán như thế, về Quốc vs Cộng:
Hai bát cơm, một, gạo tám thơm, trộn thuốc độc, một, gạo hẩm, trộn kít!

Tơ nhện thiên đường dệt giấc mơ.
Nguyễn Hữu Đang (1)