jen
Trang Thiếu Nhi















 



 

Zénon, thành Citium và Cratès, khoảng năm 304 trước công nguyên, ở Athènes.

            Vì một nhúm hạt đậu


Bạn bè gọi chàng thanh niên trẻ này là “cành củi khô của Ai Cập” vì người anh xương xẩu mảnh khảnh lại có làn da sậm. Anh vừa cập bến Pirée sau một cuộc đắm tàu. Anh mất cái gì? Anh mất kiện hàng vải màu tía nhập cảng từ thành phố Phénicie. Bão biển đã cuốn trôi gia tài nhỏ bé của anh. Anh không còn một xu. Một ngày đẹp trời, anh quyết định đi tìm minh triết.

Và thế là Zénon khám phá một vài nét cao thượng nơi Socrate. Nơi các hàng sách, người ta đọc cao giọng bài vở của Socrate. Chàng trai trẻ ngưỡng phục các câu chuyện, đức độ, lòng can đảm, bài học cao quý và đời sống gương mẫu của triết gia, tóm lại, về tất cả nơi con người của Socrate. Trong thời gian sống ở Chypre, chưa bao giờ anh nghe có những nhân vật như vậy có thật ở đời.

Dần dần, anh bắt đầu làm quen với lối sống cái bang, lúc nào cũng có cây gậy trong tay, dùng để đuổi những người đi trước mặt và để mở đường.

Một người bán sách nói với ông:
-    Nếu bạn thích triết lý, bạn phải đi theo ông này.
-    Đi theo ông này? Không bao giờ! Làm sao có thể đến gần một người như ông này được? Vừa xấu, vừa vô duyên, vừa dơ bẩn! Làm sao học được cái gì ở người không biết phép lịch sự là gì?

Cratès thừa hưởng ở Diogène lối nói bộc trực, thẳng thừng đốp chát vào mặt người đối diện. Dù không muốn, Zénon cũng bị cuốn hút vào con đường thu dọn rác rưới của Cratès, thu lượm những đồ phế thải của loài người, những lời nói dối, những dàn xếp vặt vãnh của họ. Chỉ trong một thời gian ngắn, Zenon bắt đầu quyến luyến Cratès. Anh thích nhất cái nhiệt tình vui sống, một dứt khoát tư tưởng, một ý chí không gì lay chuyển của ông.

Không đầy ba tháng sau, Zénon đi theo Cratès như hình với bóng. Chàng đồ đệ trẻ tuổi tự đi vào kỷ luật nghiêm khắc nhưng anh cũng không thích những lời nói khiêu khích liên tu bất tận của Cratès. Anh chẳng thích cảnh Cratès và Hipparchia làm tình ở nơi công cộng. Zénon đi theo các lớp học của Stilpon thành Mégare, một nhà hùng biện tài ba mà nhưng chẳng bao giờ hành dâm ngoài đường. Khi Cratès biết chuyện, ông kéo áo anh ta về.
Zénon nói với ông:
-    Cách hay nhất để nắm bắt các triết gia là thuyết phục họ. Nếu ông tìm cách bắt buộc tôi thì thể xác tôi ở gần ông nhưng tâm hồn tôi vẫn ở với Stilpon.

Cái con ngựa non này háu đá chăng? Cratès thấy đến lúc phải thử thách Zénon. Một buổi sáng nọ, ông ra lệnh cho anh ta phải mang một cái nồi đậu đũa đi khắp thành phố. Nhà triết gia trẻ này sẽ làm công việc hèn hạ này không?

-    Tôi sẽ không giống ai. Một tên nô lệ? Một tên gia nhân? Một tên đầu bếp bưng nồi? Nếu có ai ở trường thấy tôi như vậy thì sao? Tôi sẽ nhục suốt đời!

Nhanh chóng, Zénon giấu cái nồi trong cái áo choàng. Tại sao lại che đậy? Từ đàng xa, Cratès đã quan sát anh, ông để anh đi ít bước rồi mới tới bắt cổ anh. Khi chàng thanh niên trẻ đi ngang tầm gậy của ông, ông đập beng vào cái nồi. Nồi đậu bể tung tóe trên chân Zénon. Zénon nhục nhã. Làm sao Zénon quên được đôi chấn vấy bẩn này?

Cratès còn la: “Thằng nhà quê Phéniticien, mày có suy nghĩ không? Mày có chịu đựng cái gì khủng khiếp đâu?”

Có một tâm hồn hèn hạ trong đám triết gia xy-níc này! Zénon có làm gì họ đâu.

Từ ngày đó, Zénon rời khỏi nhóm xy-níc, anh tự xây dựng một trường phái của anh. Anh không biết anh sẽ là người đầu tiên của các triết gia phái khắc kỷ.

                Jean-Philippe de Tonnac
                    Có phải tránh xấu hổ không? Vì sao?

Nguồn gốc câu chuyện:
(...) Zénon trở thành thính giả của Cratès, ông tỏ ra rất nhiệt thành với bài học triết lý, dù rất xấu hổ trước hành vi không được mỹ tục của vị triết gia xy-níc này. Vì thế Cratès muốn chữa cho ông khỏi cái tật xấu hổ, vị triết gia đưa cho ông một cái nồi đậu, bắt ông phải bưng nồi đậu này đi ngang qua thành phố Céramique. Thấy Zénon xấu hổ tìm cách che cái nồi, ông cầm gậy đập bể nồi đậu. Vì Zénon bỏ chạy nên đậu chảy dọc theo chân ông. Cratès nói: “Thằng nhóc, vì sao lại bỏ chạy? Mày có chịu đựng cái gì khủng khiếp đâu?”

Diogène Laerce, chương VII, 3


Tiểu sử Zénon thành Citium:

Sinh ở Citium, đảo Chypre vào khoảng năm 333 trước côngnguyên, chết ở Athènes năm 263. đến Athènes năm 313, Zeon thành Citium đi học với Xénocrate, Polémon, Stilpon, Diodore Cronos và Cratès. Vào năm 300, ông bắt đầu dạy các bài vở của ông ở Portique des peintures (Stoa Poikilè – cái tên khởi đầu cho từ “Stoicisme” – phái khắc kỷ). Người ta biết đến ông như người đầu tiên gây dựng các nền tảng cho học thuyết Khắc Kỷ (có một thứ trật vừa thuần lý vừa tự nhiên của mọi sự, khái niệm “tốt” đánh giá sự thích đáng của từng cá nhân vào thứ trật này) và sự phân chia của ông về các môn lô-gic, vật lý và luân lý. Ông là tác giả của khoảng hai chục tác phẩm nhưng hầu như đã mất toàn bộ.