*

TẠP GHI







Đọc Joan Acocella


Brilliance, Silence, Courage

By Joyce Carol Oates
Twenty-eight Artists and Two Saints: Essays
by Joan Acocella
Pantheon, 524 pp., $30.00
Joyce Carol Oates đọc Nhị thập bát tú nghệ sĩ và hai vị thánh
của Joan Acocella
NYRB số 15 Tháng Ba, 2007
Joan Acocella coi Edmund Wilson như là một nhà phê bình mẫu mực của bà, qua đó, là lòng mê văn chương, "cùng với nó, là sự chắt chiu, sự đánh giá chính đáng, và khả năng của nhà phê bình, trong cái việc tổng quát hoá, trong cái việc tuyên bố, 'tuồng ảo hóa đã bầy ra đấy' có nghĩa gì [an ability to generalize, to say what the 'scene' was]."
"Wilson biết những tài hoa, ngón nghề của mình, và mong rằng, chúng chẳng phải là những của quí, hiếm. Ông kêu gọi những tạp chí văn học Mẽo phát triển, mở mang một chủ nghĩa phê bình văn học thứ thiệt, nó sẽ chú trọng, theo cái kiểu rất ư là chuyên viên, nhà nghề, đặc biệt, tới những tư tưởng và nghệ thuật, nó không cần tới đại phê bình gia, lâu lâu lại hô lên "ơ rơ kìa", tác phẩm thiên tài đây rồi, hay phán, hãy quẳng cuốn sách này ra khỏi cửa sổ."
Bà là cây viết thường trực của tờ Người Nữu Ước và Điểm Sách Nữu Ước NRYB

Tin Văn đã từng giới thiệu bà, qua bài viết về phim Ngọa Hổ Tàng Long:
Joan Acocella cũng bị quyến rũ bởi tiếng nhạc trong phim Ngọa Hổ Tàng Long. Nó làm bà nhớ tới những phim âm nhạc tuyệt vời của Tây phương thập niên 1930. Vẫn theo tác giả, phim âm nhạc tuyệt vời sau cùng của Tây phương là "West Side Story", làm năm 1961. Nhưng những độc giả của Kim Dung chắc chắc một điều, Ngọa Hổ Tàng Long chưa đạt tới tinh thần của bản đàn do hai cao thủ chính tà hợp soạn, ở trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Ang Lee, nhà đạo diễn phim Ngọa Hổ Tàng Long, làm sao không đọc Kim Dung, và làm sao quên được cái cảnh tượng Phí Bân truy đuổi tận sát hai cao thủ chính tà là Lưu Chính Phong và Khúc Dương trưởng lão, đồng tác giả bản Tiếu Ngạo Giang Hồ, và rồi chết dưới lưỡi kiếm của Tiêu Tương Dạ Vũ. Kiếm từ hồ cầm theo tiếng đàn bật ra, kiếm tới đâu, tiếng đàn theo tới đó, khi kiếm trở lại với đàn, cũng là lúc Phí Bân biết mình trúng tử thương, nhẩy lên cao, dồn hết nội lực theo tia máu vọt ra theo vết kiếm, trông thật ghê rợn, kỳ bí! Joan Acocella đã cảm nhận được điều này, qua tiếng trống ở trong phim Ngọa Hổ Tàng Long (Drums sound, adding to the mystery).
*
Nhị thập bát tú có 9 nghệ sĩ khiêu vũ, múa [dance], còn lại là nhà văn [Italo Svevo, Stefan Zweig, Simone de Beauvoir, Primo Levi, Susan Sontag, Saul Bellow...]. Hai vị thánh là Mary Magdalene và Joan of Arc.
Trong lời mở, tác giả viết, trong khi đọc lại chúng, để làm tuyển tập, bà nhận ra chúng có cùng một đề tài: sự vất vả, khó khăn [difficulty, hardship].
Bằng hai từ đó, bà muốn nói, không phải tuổi thơ bất hạnh, nỗi đau đầu đời, vượt qua, và chuyển vô văn chương nghệ thuật, nhưng đúng hơn, nỗi đau rong ruổi cùng với làm nghệ thuật, xen đan với nhau, và bằng cách nào nghệ sĩ đối phó, deal, với nó.