gau




Tiền-Phê Bình 

Xin ông cho biết ý kiến về tiểu thuyết " Tuổi 20 yêu dấu " của Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

Theo ông sao tiểu thuyết này chưa ra mắt công chúng ? 

- Tôi đã được đọc bản thảo tiểu thuyết ''Tuổi 20 yêu dấu'' của anh Thiệp

 và thấy đặt trong toàn bộ sáng tác của anh thì đây là một bước lùi.

Có lẽ đây là nguyên nhân của việc cuốn tiểu thuyết chưa được ra mắt công chúng. 

Phạm Xuân Nguyên 

[Trả lời trực tuyến trên VietNamNet] 

Những nhà văn cổ điển thế giới thường khuyên các nhà văn trẻ: nên bắt đầu từ thể loại truyện ngắn. Cho đến nay, tôi đã có khoảng hơn 50 truyện ngắn, đều "đứng vững" suốt nhiều năm qua. Ở một khía cạnh nào đấy, tôi coi truyện ngắn như những tác phẩm "luyện tập". Còn tiểu thuyết đòi hỏi dụng công hơn rất nhiều. Cũng may, cuộc sống thay đổi từng ngày và đấy là thuận lợi cho người viết. Mà viết tiểu thuyết cũng không phải nhu cầu của riêng tôi. 

- Thế nhưng một nhà phê bình văn học sau khi đọc Tuổi 20 yêu dấu đã nhận định: Tác phẩm là một bước lùi trong sự nghiệp của Nguyễn Huy Thiệp? 

- Nói như thế vừa đúng, vừa không đúng. Nếu so với các truyện ngắn tôi đã viết thì nó đúng là... một bước lùi. Nhưng cuốn tiểu thuyết này lại mở ra một thời kỳ mới của tôi, vậy thì nó là một bước tiến. Tôi mong Tuổi 20 yêu dấu sớm được xuất bản để lắng nghe dư luận. Phải lắng nghe, mới điều chỉnh mình được.

[Trích VN_Express] 

Trong phê bình, có khuynh hướng coi bản văn như là một tiền-văn-bản (pre-text) của một bản văn cứ thế mở ra mãi, mỗi lần được đọc, và chẳng bao giờ coi như là đã hoàn tất. Dù thế nào chăng nữa, đây là nói về một bản văn đã được in ra. Hình như chưa từng có trường hợp một bản thảo được đem ra phê bình, và còn đuợc tiên đoán số phận của nó trong chợ sách tới.

Nhưng đây, [vẫn hình như], không phải là hi hữu, ở Việt Nam. Trước đã có trường hợp, bản thảo thơ của một thi sĩ, giấu kỹ nơi đầu giường, chỉ bạn thân mới lôi ra khoe, vậy mà cũng bị lôi lên mặt báo để chê bai. 

Khen hả? Cũng không được phép, vì như thế là coi thường độc giả, những người không thể nào đọc nó, [chưa xuất bản lấy đâu ra đọc], để về hùa, hoặc để lắc đầu quầy quậy, về những nhận định của nhà phê bình!
Qua ba chương đã  đăng, chúng ta nhận thấy:

- Tuy hình thức thì là truyện dài, với từng chương, nhưng mỗi chương có thể tách ra - theo nghĩa, nó độc lập so với toàn truyện.

- Khác hẳn những truyện ngắn trước của NHT, vốn có tính ẩn dụ, Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu có tính trực diện, của một thứ “J’accuse” [Tôi tố cáo]. 

Bảo là lùi, là tiến, so với toàn bộ cái đã có, đều không đúng, theo nghĩa, chưa thể kết luận được, nhưng đây là một NHT “khác”.
NQT 

Sách tốt giống như con lươn con trạch... 

Những cuốn sách tốt giống như con lươn, con trạch.
Chúng tuồn qua kẽ tay của mấy anh, mấy chị công an,
khi họ tìm cách ngăn chặn không cho chúng được in ra.
Và một khi được in,
chúng tuồn khỏi cái đầu bé tí của mấy ông mấy bà phê bình
cố chụp cho chúng vài cái nón.
[Excellent books are slippery things.
They slip through the fingers of policemen who want to prevent them being published,
and once they are in print, they slip out of the categories into which
tidy-minded critics long to fix them].
Clarence Brown: Bài Tựa viết cho cuốn hồi ký của Nadezhda, vợ nhà thơ Mandelstam viết về chồng bà:
Hope Against Hope:
Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng, hay Hy Vọng Dù Không Còn Hy Vọng