nqt
   
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

Tạp Ghi 
 




Chuyện Bên Hồ.



Trên Talawas có bài viết của nhà làm phim Đặng Nhật Minh, trích đoạn sau đây:

.. Bộ phim Bao giờ cho đến tháng Mười bắt đầu một cuộc hành trình rất dài qua màn ảnh của rất nhiều quốc gia trên thế giới, mang lại không ít thiện cảm cho đất nước Việt Nam, nền điện ảnh Việt Nam. Sau này tôi được nghe kể tại buổi chiếu đầu tiên của bộ phim tại Honolulu (Hawaii) vào tháng 11/1985 như sau: Các thuyền nhân Việt Nam ở Honolulu nghe có một bộ phim của Cộng sản Hà Nội được chiếu kéo đến đầy xung quanh rạp với những biểu ngữ phản đối. Trước giờ chiếu 15 phút cảnh sát nhận được một cú điện thoại báo tin trong rạp bị cài mìn. Lập tức khán giả được mời ra khỏi rạp. Sau một giờ rà soát, cảnh sát xác định tin kia là thất thiệt mới cho khán giả vào lại. Nhiều thuyền nhân cũng vào xem cốt để gây rối trong khi chiếu. Nhưng buổi chiếu đã kết thúc tốt đẹp trong tiếng vỗ tay và những giọt nước mắt đọng trên mi mắt của nhiều người trong đó có cả những thuyền nhân Việt Nam. Họ xúc động xem từ đầu đến cuối quên cả dự định phá rối. Ðó là những ngày căng thẳng nhất trong quan hệ Mỹ - Việt...

Bài viết của ĐNM về những ngày làm phim của ông thật tuyệt, nhưng như câu văn trên, mà người viết bài này nhấn mạnh, cho thấy, liệu có đúng đó là những ngày căng thẳng nhất trong quan hệ Mỹ Việt, hay căng thẳng nhất, giữa những người Việt, “ở” ngoài nước, về phim Việt, “của” trong nước?


Tôi nghĩ là ĐNM đã cố tình viết khác đi, về một quan hệ, giữa người Việt với người Việt, thành một quan hệ Việt Mỹ.
Ông không là người độc nhất, khi phải “nhập nhằng”, về một “chính danh” như thế.
Trường hợp sau đây, theo tôi, cũng là nhập nhằng: Khi một đại học Mỹ mời một số nhà văn trong nước viết về đề tài văn học hải ngoại, đúng ra là về nguyên nhân cuộc bỏ nước ra đi, bởi vì, do có vụ bỏ nước ra đi, mới có cái gọi là văn học VNHN; tôi nghĩ là đại học Mỹ đã quyết định đúng, khi chỉ mời những nhà văn ở trong nước tham dự đề tài trên. Những nhà văn hải ngoại, nhất là những nhà văn của miền nam trước đây chẳng có lý do nào để đòi hỏi, phải có tiếng nói của họ ở trong đó. Bởi vì hai thằng “ăn cướp” nó vào nhà mình, rồi sau đó, nó “tranh công”, “buộc tội” lẫn nhau, tao mới là thằng gây nên (sáng tạo ra) cái gọi là văn học lưu vong của người Việt hải ngoại, hà cớ gì “khổ chủ” lại cần phải có mặt?
Bởi vì, muốn viết về văn học VNHN, ngồi ở đâu mà chẳng viết được, tại sao lại cứ đòi cho được một chỗ ngồi ở... đại học Mỹ?

Trong lần gặp HNH tại Hà Nội, và được ông “tặng” bài víết về văn học hải ngoại của ông, khi đó đã xẩy ra “vụ việc” tài liệu giả, (cứ như là cú Maddox!), nhưng vụ sau thì chưa. Tôi không hiểu ông có ‘dự cảm tương lai”, và do đó, đã nẩy ra ý định,  hãy cho đăng bài viết của ông, như là một tài liệu, một tiếng nói, của người “vắng mặt”? Tôi nghĩ là có thể,  bởi vì nếu bài viết của ông đăng sau đó, khi "định mệnh đã an bài", thì thật là... chuế, cho cả ông lẫn tôi!


Tôi không hề xin, mà cũng phải hai lần mới gặp được ông, tại nhà riêng ở Hà Nội. Trong khi ngồi nói chuyện, bà HNH, trong lần mang nước trà ra đãi khách việt kiều, không hiểu có phải vô tình, hay cố ý, hỏi ông chồng, mà chắc là hỏi khách, mấy ông ở bên Úc có còn nói gì... thêm không. Ông chồng lắc đầu quầy quậy, như trách bà vợ, tại sao lại đem chuyện đó ra nói ở đây, nhưng thật sự theo tôi, là thanh minh với khách, xin lỗi ông nhé, bà vợ tôi cứ nghĩ là ai cũng biết chuyện đó, hoặc, bà vợ tôi cứ nghĩ, việt kiều thì ai cũng như ai hết....

Đặng Nhật Minh, tôi cũng hân hạnh gặp, và càng hân hạnh hơn, vì do tình cờ mà gặp ông, tại quán Rendez-vous, cùng vói mấy người bạn, mới quen, tại Hà Nội, nhân một bữa ăn sáng tại đây.

[Bài viết này, là nhân đọc bài viết của ông, mà có, “mà nhớ lại cái buổi đầu gặp HN].

[Tôi hỏi nhỏ S, tại sao ‘ẻn’ lại ’em’ với ‘mỏa’, mà ‘chú’ với ông kia....
“Ông kia” nghe được, cười, thì vẫn xưng hô như vậy, có gì lạ đâu....
Sau tôi biết, HN đã từng làm việc chung một cơ quan với ĐNM.]

S. giải thích, ‘nó’ gọi vậy, là do ‘bắt chước’ em.

S. đúng là em của tôi, về tuổi tác, cũng như về... một kỷ niệm đã thật quá xa xưa, về Hà Nội, của tôi. Anh làm tôi nhớ đến một người bạn, học cùng lớp, nhưng nhỏ tuổi hơn, tại trường Nguyễn Trãi HN, thời kỳ 1954, trước khi tôi vào Nam.

Đã đôi lần, tôi viết về một bà cô, là một “me tây”, nhờ bà mà tôi được ăn học ở Hà Nội, những ngày trước 1954. Cô tôi dáng người cao lớn, đẹp, có nhiều nét tây phương, chẳng có một chút dấu vết liên quan tới cái làng nhỏ bé ven đê sông Hồng, là làng Thanh Trì của tôi.

Tôi có lần viết, “Người ở đó không muốn bà về, nhưng nhớ gửi tiền về”. Sự thực không phải như vậy. Bà cô tôi luôn nhớ gửi tiền về, nhưng cho Bà Tư, tức người sinh ra bà [người làng chẳng xơ múi gì được]. Và cho mấy anh chị em, trong đó có chú Hoạch của tôi, mà tôi sẽ ra sau đây về ông, và những ngày cuối cùng của tôi ở Hà Nội.

Ngay từ hồi nhỏ, những ngày sống với bà, thằng bé là tôi cứ tự hỏi, làm sao bà có thể là người cùng làng, cùng máu mủ với một thằng nhỏ xấu xí cù lần như là tôi?
Không chỉ riêng bà cô tôi cao, sang, có nét tây phương, mà tất cả các con của Bà Tư đều có những nét như vậy.


S. làm tôi nhớ đến người bạn học cũ ở Nguyễn Trãi. Trở về Hà Nội, tôi đã tính đi tìm người bạn cũ đó, nhưng làm sao tìm. Rồi gặp S.



(còn tiếp)

Gấu