nqt
   
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

Tạp Ghi 
 




Tất cả những gì mà một nhà thơ có thể làm, ngày này, là cảnh báo!

(All a poet can do today is warn)

Trước khi mở ra "chiến dịch" Thi Giới Chống Chiến Tranh, www.Thigioichongchientranh.org  nóng ruột quá, người viết có đi một đường hỏi thăm, cớ sao giới thi văn sỡi Việt Nam mình vẫn mần thinh, coi chừng chưa kịp lên tiếng thì cuộc chiến đã chấm dứt nghe!

Và trong khi chờ đợi, giới thiệu một số nhà văn trên thế giới đã chọn bên.

Lần này, trong khi chờ đợi một tuyển tập nhà thơ Việt chống chiến tranh, xin lược dịch bài viết ngắn của Tim Kendall (Phụ trang văn học Thời Báo, London, TLS, số đề ngày 21 tháng Ba, 2003) về tuyển tập thi giới chống chiến tranh vừa mới ra lò: "101 bài thơ chống chiến tranh" (nhà xb Faber and Faber, giá 8.99 Anh kim), do Matthew Hollis và Paul Keegan biên tập, và do Andrew Motion, nhà thơ với vòng nguyệt quế (Poet Laureate), viết lời bạt.

Câu "Tất cả những gì...." của Wilfred Owen, ở bìa tuyển tập, do Motion trích dẫn. Trong lời bạt, ông cho rằng, tình hình "báo động đỏ" hiện nay cho thấy, một tuyển tập như trên có một "giá trị đặc biệt". Nhưng Tim Kendall cho rằng, tuyển tập thơ đã vờ đi (neglect) tính phức tạp, và mức độ, phạm vi (extent) của giá trị đặc biệt đó.

Theo ông, câu châm ngôn được trích dẫn, đòi hỏi, rằng, thi ca mong chúng ta nên có những thái độ khác đi (alter our attitudes) về những cuộc tranh chấp trong tương lai. Nhưng thi ca – ngay cả thi ca chiến tranh, viết dưới những sức ép kinh khiếp (appalling pressures) của... ai đó, theo kiểu Đường Ra Trận Mùa Này Đẹp Lắm, hay Trong Thơ Phải Có Thép... – cũng khó mà đáp đúng yêu cầu của những khẩu hiệu, hay chiến dịch, tuyên truyền.

Những lời cảnh báo được thâu gom thành tuyển tập kể trên, chúng chỏi nhau, theo kiểu trống đánh xuôi kèn thổi ngược hoặc ông nói gà bà nói vịt. Ấy là chưa kể, có một số bài thơ có mặt trong tuyển tập một cách hơi... kỳ kỳ. Thí dụ như bài "An Irish Airman Forsees His Death" (Một ông phi công Ái Nhĩ Lan nhìn thấy trước cái chết của mình), của Yeats, và bài "Làm Sao Giết" (How To Kill) của Keith Douglas, tuy là những bài thơ lớn, nhưng không phải thơ chống chiến tranh, trong khi hai dòng thơ trong bài "Kẻ Hòa Bình" (The Pacifist), thì đúng là một diễu cợt tốt (a good joke), đối với những người luôn chống đối việc sử dụng bạo lực, trong bất cứ tình huống nào, cứ ai tát mình má phải, là bèn chìa má trái ra, cho "người ta" vả, tiếp!

(Pale) Ebenezer Nhợt Nhạt nghĩ rằng, thật lầm, khi uýnh nhau,

Nhưng (Roaring) Bill Gầm Rú thì lại nghĩ, thật đúng, khi làm thịt thằng chả.

Tuyển tập như thế, cứ lững lờ, giữa cái diễu, và cái giết, cái diệt chủng. Có lẽ vẫn trong một lô gíc như vậy đã xúi (persuade) hai ông biên tập, sau những dòng thơ chống chiến tranh của Belloc, bèn thêm vô những dòng thường hay được trích dẫn, của Martin Niemoller, "Trước tiên họ tới vì người Do Thái" (First they came for the Jews), mặc dù những lời cảnh báo của nhà thơ này, là, đôi khi phải chấp nhận chiến tranh, như là một bắt buộc mang tính đạo đức.

Ebernezer Nhợt Nhạt không thể ngưng Lò Thiêu.

Jennifer Tran giới thiệu