nqt



Em ơi, Hà Nội, Lỗ.

Trong một bài viết đã lâu, Truyện ngắn, Tình Yêu và Chiến Tranh, [báo Văn Học, Cali, sau in lại trong Lần Cuối, Sài Gòn], tôi có nhắc tới một hình ảnh rất thú vị, của Salman Rushdie, một nhà văn Ấn viết văn bằng tiếng Anh. Bác sĩ Adam Aziz, trong cuốn Những Đứa Con Giờ Tí của ông, được gọi đi khám bịnh cho cô con gái một ông chủ đất: giữa ông và bịnh nhân là một tấm khăn trải giường trắng, trên tấm khăn có một lỗ nhòm chừng 7 inches. Ông bác sĩ kể lại, trong nhiều năm, ông cứ khám bịnh theo kiểu nhìn qua cái lỗ nhòm như thế đó, và từ những lần khám bịnh loạng quạng, cầu may, như vậy, ông tưởng tượng ra người đàn bà Ấn Độ.

 

Bài viết cũ đó của tôi, có nhắc tới một nhà văn ở trong nước, Nguyễn Huy THiệp. Mà viết về một nhà văn ở trong nước vào thời điểm đó, là rất “căng”.

Nguyễn Huy Thiệp, lại càng căng. 

Có thể nói, vào lúc đó, ông bị cả trong lẫn ngoài, cả giới nhà văn lẫn giới sử học, phạng, vì đã dám đụng tới thần tượng Nguyễn Huệ của dân tộc.

Cho phép tôi trích lại ở đây, một số nhận xét của tôi, về ông NHT, và một ông Nguyễn Huệ, của ông. Tôi sẽ nói lý do tại sao, sau.

 NQT