*

 







*
Cao Tho
i Châu

 NHNG CON NGA 

Cho đến hơn mười tuổi tôi chưa một lần nhìn thấy con ngựa. 

Chỉ tới khi vào Sài Gòn, ngày đầu tiên đi ngang Nhà thờ Đức Bà tôi mới thấy con ngựa bằng xương bằng thịt đang gõ móng dòn dã kéo chiếc xe thổ mộ. 

Những năm đầu, gia đình tôi sống trong khu lao động gần đường Cách mạng tháng Tám ngày nay. Tờ mờ sáng gia đình tôi đã có chiếc đồng hồ báo thức là tiếng lóc cóc leng keng những chiếc xe thổ mộ của nhà vườn từ phía Bà Điểm chở hàng bông vào nội thành. Trời còn mờ sương, ra đứng trước nghĩa địa đô thành vắng vẻ với nỗi sợ ma kinh khiếp để đón xe ngựa với tờ giấy 1 đồng xé làm đôi, đi tới trường. Leng keng là tiếng của cái chuông đồng lúc nào cũng bóng loáng, lóc cóc là tiếng vó ngựa gọn thon thanh mảnh đều đặn nghe miết trở thành một âm thanh không thể tách rời. 

Chỉ có một cách tiếp cận ngựa đơn điệu như thế, và cũng không hề có một kỷ niệm nào dính líu tới ngựa, nhưng hôm nay khi chỉnh sửa bản thảo cho tập thơ này, bỗng nhiên tôi phát hiện ra có rất nhiều ngựa trong thơ mình “Nàng đi trong cõi đời dâu bể/. Một mình một ngựa -rớt- dây -cuơng”. Nhưng đó chỉ là một tí riêng tư về người phụ nữ lạc vào đời kẻ lang thang, không đáng kể. Một lần đi tập huấn lớp gì đó ở Mỹ Tho, vì quá chén nên khi trở mình chợt nhận ra đang nằm trên một cái sạp chợ. “Không nhớ đường ra khỏi cơn say/. Ghé vào chợ nằm dài trên thớt thịt/ Chợt bốn vó con ngựa hồng khép nép/ Sợ bị băm thành nhiều khúc đêm nay”.Một cảm giác rờn rợn giữa một cái chợ đêm vắng tanh. Rồi một lần trong bài tự họa, lại thấy “Bức danh họa con ngựa kéo xe thổ mộ/ Hai miếng da che mắt tự bao giờ”. Cũng không hiểu vì sao giấc ngủ tôi thường nhiều mộng mị, thấy ở những nơi xa lạ hoặc thành một con gì đó -t hường là ngựa, khi ấy “Ánh trăng xa ngựa thẫn thờ đứng ngắm/ Gió ầm ào trĩu nặng chiếc yên không”. Một đêm mơ thấy mình ngủ trên đèo Rù Rì “Ta mơ thấy tiếng rất nhiều ngựa con” và“Ngàn năm sầu vẫn không nguôi/ Còn nghe vó ngựa hí ngoài ải quan”. 

      Trong một lần tiễn cô bạn như một chia tay, tại một phi trường tỉnh lẻ thời còn chiến tranh, không hiểu sao bài thơ sau đấy lại có câu “Đời buồn tênh sao người không đi ngựa/ Cho tôi nghe lóc cóc trên đuờng”. Và không mơ, rõ ràng tỉnh táo khi đọc “Hán Sở tranh hùng”`, nỗi xúc động mạnh cũng không hiểu sao lại là giây phút cuối của Hạng Võ trên sông Ô Giang, Sở Bá Vương bị phanh thây, một thời lẫy lừng kết thúc bằng những phút bi tráng, thế là “Trời chiều ngút toả Ô Giang/ Chiếc yên vắng chủ ngựa sang một mình/ Trên con thuyền bé lênh đếnh/Bốn chân xếp lại buồn tênh ngựa hồng”. Là sức mạnh để chạy, phi, tung vó... mà phút giây ấy bốn chân xếp lại nằm trên con thuyền nhỏ băng qua trường giang, chẳng đáng ngậm ngùi cho khúc quanh một số phận hay sao?  

Những con ngựa trong thơ tôi thường buồn và nhiều người nói thơ tôi cũng thế. 

Và, “Ngựa hồng” như bạn đọc đang cầm nó trên tay... 

Tân An 03.05.09.
[Note: Chưa nhận tập Thơ. Trích Gió O]
Thơ Cao Thoại Châu
*

Tôi là núi sao người bỏ núi
tôi là thuyền sao người không qua sông
CTC
Một cách nào đó, thơ CTC bảnh hơn thơ DTL, theo nghĩa, không đến nỗi quỵ lụy như chàng du tử.
Ta là núi sao ngưòi bỏ núi?
Bảnh thật.
*
Ta là thuyền sao người không qua sông?
Làm nhớ Thâm Tâm, 'sao có tiếng sóng ở trong lòng'. 
Không có gì buồn chỉ thấy không vui
Đâu có cái cảnh van xin thê thảm, ăn mày tình yêu:
Em đi áo lụa mềm lưng phố
Có động lòng thương kẻ cuối đường.

DTL
Thảm nhất, đúng là cái cảnh Gấu ngày nào!