*

 




Huế của một thời

Là người Huế, không ai không cảm thấy thương cái thành phố nhỏ bé, hiền hòa, mà lại nhận chịu rất nhiều giông bão. Những cơn giông giờ không phải trời hành, mà từ lòng tham lam của người với người, đã vùi dập không biết bao nhiêu là gia đình của Huế. Đọc "Mấy Lần Thất Thủ Kinh Đô", quả thật khó mà không rơi nước mắt thương Huế tội tình. Phải chăng vì thế mà hò Huế khi nào cũng tha thiết như tiếng than của người mất nước. Đi về Huế, nhìn lại thành quách cũ, tưởng đến những thời đại một thuở vàng son, thấy ngậm ngùi cho những cuộc bể dâu, không chỉ riêng cho cung đình ngày trước, mà luôn cả cho mỗi một người Huế đã lớn lên, đã sống qua, đã xa Huế cả một đại dương.
Xin mời mọi người đọc "Huế Của Một Thời" của Võ Hương  An, một người thầy, một người anh, một người con Huế, nặng tình với Huế và với quá khứ vàng son của một thời đại đã lụi tàn.

Đặng Lệ Khánh

*

Với Huế, Gấu có tới hai kỷ niệm và đều nhức nhối, và đều đã kể ra rồi.

1

Có hai nơi, ở Việt Nam, Gấu chưa được “đi”, là Hội An, và Pleiku. Nhiều nơi chưa đi, như Qui Nhơn, thí dụ, nhưng chỉ thèm, tự hỏi, và tự trách mình, tại làm sao mà chưa “đi” Pleiku và Hội An.
Huế cũng chưa, nhưng lại có 1 kỷ niệm thật thê luơng về Huế. Lần bỏ chạy quê hương, trên đường từ Sài Gòn tới Lao Bảo, có nghỉ 1 đêm ở Huế. Buổi chiều, xe chạy trên 1 con cầu, ngó xuống, thấy xa xa, 1 anh chạy xích lô, dừng cái xế, chìa cái tay ra cho 1 anh bán ken chích cho 1 phát.
Ui chao, nhớ hoài. (1)

2

Tôi biết Trịnh Công Sơn khi anh chưa nổi tiếng, và qua Nguyễn Đình Toàn, tại một bàn cà phê ở quán Cái Chùa, đường Tự Do, Sài Gòn. Nói chưa nổi tiếng, là đối với đa số công chúng thưởng ngoạn. Cùng với đà cuộc chiến leo thang, người dân miền nam ngày càng thấm nhạc của anh.
Anh ngồi chung bàn với Toàn và tôi, nhưng cứ chốc chốc lại có một anh bạn trẻ nào đó, từ một bàn nào đó, tạt qua bàn, chỉ để nói chuyện hoặc hỏi thăm anh, và thường là về Huế, và cứ mỗi lần như vậy, anh đổi giọng nói. Khi nói với hai đứa chúng tôi, anh dùng giọng Bắc Kít. 2)

Huế, như thế, cũng là 1 nước khác, trong nước Mít. Khi TCS nói chuyện với Huế, ông không nói tiếng Mít, mà nói tiếng Huế.
Nỗi đau của Huế, như thế, là còn có những đứa con đặc Huế, như TCS, như HPNT.

Viết về Huế mà bỏ qua vết thương này, thì kể như mất một nửa tang thương, điêu tàn của 1 thời của Huế!

Hà, hà!

15.8. 2013 [16.8. SN/GCC. Bèn đi 1 đường nhớ "Huế của GCC"!]

Lại nói chuyện giọng Huệ, giọng Bắc Kít, giọng Nam Kít.

GCC mới xem 1 phim, trinh thám Hồng Mao. Endeavour. Có cả 1 series. Tay thám tử trong đó, thanh niên mới lớn, mê thơ, mê âm nhạc. Anh ta giải ra vụ án, là nhờ thơ.

Cái cảnh anh ta thố lộ tình yêu với 1 em ca sĩ, vợ của tay Bác sĩ kiêm giáo sư có liên quan tới vụ án anh ta được giao phó, làm GCC nhớ đến TCS và em ca sĩ anh làm bản nhạc Ướt Mi tặng.

Anh nhóc thám tử, ngu nga ngu ngơ mà cực kỳ thông minh, cực kỳ "nhạy", đời của anh thật là nhảm, chán, cho đến khi, nghe em ca sĩ hát, và anh ta ngộ ra rằng, có cái đẹp trong cuộc đời.
Loại phim này, mà của Anh, rất kén người coi.
Vả chăng GCC không dám kể tiếp vì sẽ làm hư hết cuốn phim.

Tuy nhiên, GCC tưởng tượng, cái lần đầu tiên anh ta nghe cô ca sĩ hát, liệu có có giống cái lần Gấu nghe giọng 1 em Bắc Kít, thí dụ cái em nữ sinh viên Bắc Kít đi du học ở Canada, hay, hay.... (3)

(3)

Thế rồi bữa đó, cô bé gọi cho Gấu.
Cô nói, cô đọc Gấu. Gấu cũng chẳng hỏi đọc ở đâu, nhưng liền đó, cô nói giọng thủ thỉ, đúng cái giọng cô con gái con ông chủ nhà xuất bản, trong Eva, người duyệt bản thảo của anh chàng đạo văn [Đọc một cái là rụng rời chân tay, “đây rồi, chàng đây rồi, đúng là chàng rồi."], nhưng khác một chút, trong giọng thủ thỉ của cô bé, là ước mơ trở thành nhà văn, chứ không phải trở thành người yêu của Gấu nhà văn, "ôi chao, làm sao, làm thế nào, ước gì cháu viết được như thế, chú viết đúng như là cháu tưởng tượng ra, cháu sẽ viết như thế…"
Gấu sướng mê tơi, nhưng chợt giật mình, hỏng rồi, hỏng rồi, có cái gì ngài ngại ở đây, phải coi chừng, coi chừng…
Vào thời gian đó, có cái trò, mấy bà mượn một cô nào đó, gọi điện thoại, tán tỉnh ông chồng của mình, và sau đó, chọc quê đấng lang quân cứ tuởng bở.
Và khi cô bé nói, nhà cô không có điện thoại, phải mượn điện thoại nhà cô bạn gọi cho Gấu, Gấu bèn nói, cô có số điện thoại của Gấu, có biết địa chỉ của Gấu, bữa nào rảnh, ghé thăm vợ chồng Gấu.

Nghe nhắc đến Gấu Cái, cô bé cúp điện thoại.

Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn của Gấu chỉ có vậy.

Rất nhiều đêm, Gấu vẫn được nghe giọng thủ thỉ của cô bé, tiếp tục câu chuyện dang dở ngày nào.
Giọng Bắc Kít. Đúng giọng Cô Hồng Con của Gấu. Đúng giọng Bông Hồng Đen của Gấu.
Đúng giọng tất cả những cô gái Bắc Kít quê hương ngày nào của Gấu.