*





Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu


*

*

Bệnh Viện Dã Chiến số 3 của Mẽo, 1966, Sài Gòn. Ông Sếp của Gấu, Trưởng Đài VTD, được 1 anh MP Mẽo đưa vô đây, sau khi ăn mìn VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh (1965). Anh MP này, hay lên Đài gọi điện thoại cho gia đình.
Gấu được mấy anh cảnh sát Ngụy khiêng lên xe cứu thương, đưa vô bệnh viện Đô Thành, đường Lê Lợi.
Khi ông Tổng Giám Đốc Bưu Điện ghé thăm Gấu, thấy cái tay bốc mùi, bèn phán, cho nó vô ngay Grall [còn gọi nhà thương Đồn Đất, của hải quân Pháp].
Còn ông Thạch cũng được gia đình đưa vô Grall trước đó đâu một, hai ngày. Gấu đếch có tiền đóng, nhờ ông TGD ra lệnh cho phát ngân viên Bưu Điện OK, đóng cho nó, trừ dần vô lương!

Bệnh Viện Dã Chiến số 3 của Mẽo, 1966, Sài Gòn. Ông Sếp của Gấu, Trưởng Đài VTD, được 1 anh MP Mẽo đưa vô đây, sau khi ăn mìn VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh (1965). Anh MP này, hay lên Đài gọi điện thoại cho gia đình.
Gấu được mấy anh cảnh sát Ngụy khiêng lên xe cứu thương, đưa vô bệnh viện Đô Thành, đường Lê Lợi.
Khi ông Tổng Giám Đốc Bưu Điện ghé thăm Gấu, thấy cái tay bốc mùi, bèn phán, cho nó vô ngay Grall [còn gọi nhà thương Đồn Đất, của hải quân Pháp].
Còn ông Thạch cũng được gia đình đưa vô Grall trước đó đâu một, hai ngày. Gấu đếch có tiền đóng, nhờ ông TGD ra lệnh cho phát ngân viên Bưu Điện OK, đóng cho nó, trừ dần vô lương!


**

“Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản”, là 1 trong những cuốn sách, đọc, “đầu tay”, tiếng Tẩy, thời mới lớn Của Gấu, tại Sài Gòn.
Nhớ, chỉ 1 câu trong đó, của Dos, nếu Thượng Đế đếch có thì mọi chuyện đều được phép, và Sartre coi đây là điểm xuất phát, “point de depart”, của chủ nghĩa hiện sinh.

Còn cuốn của Rilke, mua, về nhà mới biết, mua rồi!

Ấy là vì khi đứng ở tiệm sách, lật đúng cái đoạn em nữ thi sĩ Nga, Marina Tsvétaiéva, người tình của cả hai nhà thơ, 1 Nga, 1 Đức [Pasternak & Rilke], viết 1 cái thư cho Rilke - vài tháng sau đó, ông ngỏm vì bịnh - để hỏi 1 câu thật ngớ ngẩn, và cũng thật thê lương:

Rilke, thực sự anh là ai? Đức đếch phải, Lang bạt kỳ hồ, du mục, bohême, cũng đếch phải. Áo, Autriche, thì chưa phải [bởi vì Áo thì có rồi, còn anh sẽ trở thành, parce que l’Autriche était et que toi – tu deviens! Kỳ diệu làm sao, Toi – sans pays!
Mi đếch có xứ sở, kỳ diệu làm sao!

Cái em bướm Hà Lội, chửi Gấu, hay ho gì cái thứ tiếng Bắc Kít đó, là có thật.
Em lầm Gấu là Nam Kít, tập tành nói tiếng Bắc Kít!
Người tình, nữ thi sĩ [Bắc Kít, gặp lần về Hà Lội], nói thẳng:

Mi quá chán cái tiếng Bắc Kít mẹ đẻ của mi rồi!
“Il était las de sa langue maternelle”!

Chuyện Rilke quá tởm tiếng Đức, và coi mình đếch có quê hương, nhiều người biết. Coetzee trong 1 bài viết về ông, cũng có nói tới:

Sinh năm 1875 tại Prague, thành phố thứ ba của Đế quốc Áo Hung, Rilke tởm nước Áo và tất cả những gì có mùi Áo, all it stood for, và chạy trốn nó, ngay khi nào có thể. Một phần của nỗi tởm, là do phản ứng những năm trẻ thơ khốn khổ khốn nạn ông trải qua tại những nhà trường nhà binh. Những cảm nghĩ của ông về Đức quốc, cũng chẳng ấm áp hơn được tị nào. Sau khi lấy vợ, vào năm 1901, ông dời qua Tây, và, ngoại trừ những năm chiến tranh, ông bị kẹt trong vùng đất của Những Quyền Lực Trung Tâm, the Central Powers, do vấn đề quốc tịch, ông chẳng bao giờ trở về.
*

Chúng ta tự hỏi, giả như không bị tống ra Bắc như một anh tù, liệu, sau 1975, TTT sẽ trở về Hà Nội, Miền Bắc?
Gấu tin, ông đếch thèm về!
Ông anh khác thằng em. Thằng em cố đấm ăn xôi, trở về tới hai lần. Lần thứ ba, nếu không nhận được lời cảnh báo, khí hậu Hà Nội bi giờ không đẹp, thì Gấu vẫn còn mò về dài dài… (1)

Có thể nói, Gấu lấy Gấu Cái, là vì muốn chọn 1 quê hương cho Gấu, và lũ Gấu Con sau đó.

Thật cũng may, cuối cùng bố mẹ lại tìm thấy nhau, cho dù bố mẹ biết rất rõ, nếu cuộc đời được làm lại từ đầu, thì mọi chuyện vẫn y nguyên như vậy. Chắc là bố sẽ lo cho mẹ thêm một chút xíu, nhờ vậy mẹ sẽ bớt đi một chút, niềm tủi thân.

Con đã đọc thư chú Bảo thì biết gia đình mình ở ngoài Bắc. Đó là quê hương mà bố phải từ bỏ, theo bà Nội vào Nam, và khi chú Sĩ chết, bố tự nhủ sẽ chẳng khi nào trở về. Đấy là một phần lý do tại sao bố lấy mẹ. Bố muốn các con có một quê hương Miền Nam, các con sẽ cần tới nó như bố cần tới mẹ vậy.

Ui chao, vãi linh hồn, thực!

As a young man he liked to say he was heimatlos, homeless, without a country. He even asserted a right to decide his own origin. "We are born, so to speak, provisionally, it doesn't matter where; it is only gradually that we compose, within ourselves, our true place of origin, so that we may be born there retrospectively.”

Coetzee viết về Rilke

Khi còn trẻ, ông thích nói về mình, tôi thì không nhà, không nước. Ông còn đòi cho mình cái quyền được quyết định gốc gác của riêng  mình. "Chúng ta sinh ra, thì cứ nói, theo kiểu dự trữ, chẳng quan trọng gì cái chuyện, sinh ra ở đâu. Dần dà, bạn sẽ tạo nên, ở bên trong bạn, cái nơi chốn thực sự cội nguồn, và nếu như thế, chỉ một khi nhìn ngoái lại, bạn mới phải tự hỏi, hình như quê của mình là ở cái chỗ kia kìa, cái xứ Đoài mây trắng lắm của riêng mình đó..."

Mai Thảo có lần kể một anecdote về TTT. "Hắn" nói, bạn cầm một cây lao, quay người lại, và phóng mạnh, cây lao tới đâu thì là quá khứ của bạn tới đó, cắm xuống chỗ nào thì là đó là nơi bạn sinh ra.

Một lần, một buổi sáng sớm, chỉ có hai anh em, ngồi nhâm nhi ly cà phê tại Quán Chùa, nhắc tới Mai Thảo đời thường, TTT đưa ra nhận xét, nhớ đại khái, đàn ông sống độc thân, ở vào cái tuổi đó, rất dễ mất quân bình [Đàn bà chắc cũng vậy?], khó chịu lắm, Mai Thảo không thế.

Gấu nhắc lại anecdote trên, ông cười, nhân đó kể câu chuyện về anh chàng học trò xóm nhà lá, ở mãi cuối lớp, không chịu nghe ông thầy giảng bài, còn chọc phá mấy người ngồi bạn cùng bàn, sẵn chiếc khăn lau bảng trong tay, ông vo tròn thành một cục, sự tức giận anh học trò khiến ông thêm sức mạnh chăng, vì cái khăn vo tròn như cục đạn bắn thẳng tới tận cuối lớp, cùng tiếng thét giận dữ của ông thầy, "Mang nó lên đây!", khiến anh học trò líu ríu làm theo, Gấu bỗng nhớ đến câu văn để đời của ông, qua miệng nhân vật Thạch:

-Em đã biết tay anh chưa ? (Chửi tục!).


*

Và cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất lấy quán cà phê làm bối cảnh hẳn là “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” của Patrick Modiano, sắp được xuất bản tại Việt Nam.
Blog NL

Tếu thật, Gấu mua cuốn trên, là cũng tính làm"chim mồi", nhằm làm sống lại cái quán ngày xưa hay ngồi với BHD mỗi buổi sáng trên đường chở em tới trường.

Gấu đã từng viết về cái quán này, thời gian làm cho ông Nhàn, chủ nhà xb Vàng Son, và còn chủ trương 1 tờ báo Thiếu Nhi, giao cho Từ Kế Tường trông coi. Gấu bèn đóng góp bài vở, và cái bài Gấu viết, là về cái quán xưa, cái gì gì, “như người xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn đánh dấu vào mạn thuyền, nơi cây gươm rớt xuống, chàng trở lại quán xưa, tìm dư âm ngày tháng cũ, dấu hài của BHD trên ngọn cỏ mờ sương…”, ái chà chà, vãi linh hồn quá sá… Ông Nhàn đọc, kêu Gấu tới, lắc đầu, báo thiếu nhi mà sao anh đi bài này!

Cái bài viết ngắn đó, Gấu lôi ra viết lại, và cho đăng trên Tập San Văn Chương, khi quen Joseph Huỳnh Văn, và Nguyễn Tử Lộc, và vì cả hai mà Gấu nhận lời viết cho tờ báo này, dù cả đám đều là bạn quí của Gấu ngày nào cả!
Gấu nhớ là Nguyễn Tử Lộc mê quá; anh gật gù, làm chủ ngòi viết được đến như thế, thì cực là bảnh.

Nguyên con cái tít, là 1 câu được tác giả dùng làm đề từ, và theo như câu này, thì  "perdue", không thể dịch là “lạc lối”, mà là, “mất mẹ nó rồi”, như cái quán ngày nào của Gấu, thuộc về  1 tuổi trẻ đếch còn, như Sài Gòn cũng đếch còn:

À la moitié du chemin de la vraie vie, nous étions environnés d'une sombre mélancolie, qu'on exprimé tant de mots railleurs et tristes, dans le café de la jeunesse perdue
Guy Debord
[Tạm dịch: Ở cái đoạn nửa đời người, chúng ta bị bao quanh bởi 1 thứ buồn buồn ảm đạm, và bèn diễn tả nó, bằng vô số là từ, tếu và buồn, ở quán cà phê tuổi trẻ đã mất]

Note: Đọc lại, thì Gấu hiểu ra, cái từ "lạc lối", tương tự "Lạc Đường" của Đào Hiếu, và có thể đây là lý do Modiano trích câu của 1 ông Mác Xị làm đề từ cuốn truyện của ông về 1 thời cà phê cũng buồn, như tuổi trẻ vậy:

Ôi tuổi trẻ quá buồn
Như bàn ghế không bày

Thơ TTT, nhớ đại khái, trong Liên Đêm, hình như vậy. (2)