*

Album


**

Le 2 septembre 1967, Svetlana Allilouïeva fait la une de Paris Match. Elle vient de s’installer à Princeton, aux Etats-Unis, et ­critique sévèrement le régime soviétique. (Photo: DR)

Cháu Ngoại Xì


*

*

La petite-fille de Staline est une femme libre
Cô cháu của ông Trùm Đỏ là 1 người đàn bà tự do

Cháu ngoại của Staline

Cháu ngoại của Staline, Chrese Evans, người Mỹ, có dáng dấp rock’n’roll, bà sống trong một khu vực khiêm tốn ở Portland, Oregon, quản lý một tiệm bán đồ cổ. 

Mẹ cô sống một cuộc đời ẩn dật, bà sống ở đâu những năm cuối đời?

Ba năm cuối, bà sống trong một phòng nhỏ ở trung tâm y tế Richland Center dành cho người nghèo, các nông dân bị phá sản ở bang Wisconsin. Bà may vá rất nhiều, may cho những người cũng ở nhà già như bà. Bà bằng lòng ở đó, cuối cùng thì bà cũng được nghỉ ngơi. Mẹ tôi thay đổi địa chỉ cả đời.

Bà có chết bình an không?

Cuối tháng chín, bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị ung thư ruột già. Bệnh phát rất nhanh, nhưng cám ơn Chúa, bà ra đi bình an. Giống như cuối cùng bà đã thắng được một cuộc chiến đấu mà bà mang tận trong sâu thẳm con người mình, cuộc chiến chối bỏ con quỷ Staline mà con quỷ này lại là cha mình.

Bà có khơi ra để nói về tuổi thơ ấu, về tuổi thanh xuân của bà?

Mẹ tôi có một trí nhớ phi thường, bà nhớ rất nhiều chi tiết, từ mùi thuốc lá đến bộ râu chích chích của ông ngoại.. Bà ngoại của tôi, Nadejda Allilouea, tên ở nhà là Nadia, để lại một dấu ấn rất sâu trong lòng mẹ tôi. Bà ngoại tôi rất bứt rứt và là một người cực kỳ vị kỷ. Thân sinh bà ngoại tôi cũng chấp nhận bà bị xáo trộn tâm thần. Chẳng hạn, bà ngoại tôi không bao giờ ôm mẹ tôi, bởi vì bà nghĩ những người bôn sê vích chỉ có một gia đình là: đảng. Bà  thuộc giới thượng lưu, khi nào cũng nói mình không được để lộ tình cảm. Bà ngoại vẽ một khuôn trên quả tim con gái, để cho con thấy mình phải chôn các bí mật vào đây. Khi mẹ tôi lên sáu, thì bà ngoại tôi chết, người ta loan tin chính thức chết vì đau ruột dư. Khi tang lễ, Staline khóc như đứa con nít, biết chắc chắn đây là một bội phản riêng tư. Chỉ đến khi 20 tuổi, nhờ một tờ báo Anh, mẹ tôi mới biết thật ra bà ngoại Nadia dùng súng tự tử. Bà cố tôi xác nhận thông tin của tạp chí này, từ đó cuộc sống của mẹ tôi tan vỡ.

...

Báo chí có biết hai mẹ con cô về lại phương Tây?

Không, chúng tôi sống vài năm ẩn danh... Mẹ tôi theo đạo Công giáo, tôi hướng về đạo Phật. 

Bà có sống với cô ở Porland?

Một dạo. ... Sau đó, mẹ tôi về lại Wisconsin. Cho đến cuối đời, bà vẫn là người du mục.

Cuối cùng, cô còn giữ gì từ gia đình Staline, một cái tên quá nặng nề để mang?

Tôi nghĩ họ để cho tôi một ý nghĩa về một nỗi buồn nào đó, một hoài niệm man mác Nga. Nếu để một bên các sách lịch sử, các sự thật, các nói dối, các tranh luận, thì tôi sẽ nói điều làm cho tôi chấn động là tính hung ác của ông bà tôi đối với con cái họ. Tôi không có tính này, nhưng tôi nghĩ cha mẹ bắt buộc phải săn sóc con cái và nghĩ đến tương lai của chúng.

Cô có chút nào mặc cảm tội lỗi?

Chúng tôi xem mình như nạn nhân. Cứ xem bên ngoại của tôi. Bên ngoại tôi bị Staline diệt hết: Bà ngoại Nadia tự tử, hai anh của bà bị bắt năm 1938, còn cô em của bà ngoại (mẹ mẹ tôi rất thương) bị bắt sau đó và chẳng bao giờ thoát trại Goulag để trở về. Staline đã làm tan nát lòng mẹ tôi lúc mẹ tôi 16 tuổi, ông trục xuất người đàn ông mẹ tôi yêu điên cuồng. Mẹ tôi lặp đi lặp lại hoài: «Ông đã phá hủy đời mẹ.» Bà có câu nói mẫu: «Bất cứ đi đâu, tôi luôn luôn là tù nhân chính trị của cha tôi. » 

Người ta có cảm tưởng cô được thoát, nhưng ngược lại...

Bạn không thể nào thay đổi được quá khứ. Tôi, tôi hiểu công việc của tôi trên hành tinh này là săn sóc mẹ tôi và yêu thương bà không điều kiện, để tuổi già của bà chữa được phần nào tuổi thơ của bà.
........... 

Đọc bài phỏng vấn này, nhói lên một thương cảm và kính phục cho con gái và cháu ngoại của Staline, những người có một lương tâm cực kỳ sâu đậm. Họ không đồng lõa với cái ác, họ âm thầm chịu đựng số phận. Mẹ theo đạo Công giáo, con đạo Phật, rốt cùng chỉ có cái thiện mới làm cho tâm hồn họ được bình an.
Đọc bài phỏng vấn này không thể không liên tưởng đến câu chuyện Lời con can cha trong Mạnh Thường Quân truyện... Để của cải, để đau khổ cũng chỉ để hai, ba đời, không thể để dài dài được... nhưng hai, ba đời này đối với đương sự là cả một thiên thu vì người ta chỉ có một đời để sống!
Vì sao ông bà lại hung ác với con cháu: vì họ quá ích kỷ. Cũng thế với các quan ô thời nay, họ quá hung ác khi họ để lại tiền muôn bạc bể cho con cháu mà không để đức lại cho chúng, ôi, một độc ác mà thú vật dù độc ác mấy cũng không làm được, thiên nhiên không cho chúng cái quyền tích trử, chúng được ưu tiên hơn loài người.

Lời con khuyên cha

Điền Văn là con của Điền Anh, ít tuổi mà cực kỳ khôn ngoan, thấy cha làm quan hay vụ lợi riêng, một hôm thư thả hỏi cha:
- Con của đứa con gọi là gì?
- Là cháu.
- Cháu của đứa cháu gọi là gì?
- Là chút.
- Chút của đứa chút gọi là gì?
- Ai biết gọi là gì được?

Cha làm tướng nước Tề đã ba đời vua, giàu có ức vạn mà môn hạ không có ai là người hiền tài. Con nghe nhà quan tướng giỏi, tất có quan tướng giỏi; nhà quan văn, tất có quan văn giỏi. Nay cha mặc áo gấm mà người trong nước vẫn đói khát. Cha quên hết việc công ích hiện thời của dân, của nước, chỉ chăm chú để dành của cải cho những kẻ sau này mà cha không biết gọi nó là gì! Con trộm nghĩ như thế là quái dị lắm..

Mạnh Thường Quân truyện