*

Album


Nữ văn sĩ Mẽo & Tuyệt tác thế giới

*

*

Cá Coi Trắng: Sử Thi Mẽo
Cuốn tiểu thuyết của Melville, hơn cả 1 câu chuyện săn cá voi, là viễn ảnh nước Mẽo hiện đại, giữa "volonté de puissance" và "quête du divin"

*

Tội Ác và Hình Phạt

Ở Dos, trước công lý, luôn luôn lời thú tội vượt chứng cớ, lời nói vượt hành động. Tội ác hiện hữu là để thú ra, cái ác, là để kể ra.

GCC tin rằng, sau này, sẽ có 1 cuốn tiểu thuyết, của 1 tên VC Bắc Kít, thú tội, về Tội Ác làm thịt Miền Nam!

Phải là giả tưởng mới OK.

Hiện thực chỉ là kít, thí dụ, Đêm giữa ban ngày, Bên thắng nhục. Cũng thú tội đấy, nhưng đồ dởm không à!
Bằng lời dối trá, ta nói ra sự thực, là vậy!
Hà, hà!
Atiq Rahimi là tác giả Hòn Đá Nhẫn Nhục, Syngué sabour, Pierre  de Patience, giải Goncourt 2008,  đã chuyển thành phim. Ông còn là tác giả cuốn Trời đánh ông đi, hỡi Dos, Maudit soit Dos, 2011

Atiq Rahimi: "Ecrire dans une autre langue est un plaisir"
Viết bằng một ngôn ngữ khác là một niềm vui

Ông mê Tây, mê Đầm từ thuở nào?

Vào năm 14 tuổi tôi khám phá ra Những người khốn khổ, của Hugo, qua bản dịch tiếng Ba Tư. Tại Trung tâm văn hóa Tây, tôi khám phá ra Đợt Sóng Mới, Jean-Luc Godard, Hisroshima tình tôi, và những cuốn phim của Claude Sautet mà tôi thật mê ý nghĩa nhân bản ở trong đó.

Ở xứ Afghanistan CS đó mà cũng có thể tiếp cận văn hóa Tây sao?

Đúng như vậy, mặc dù khủng bố, mặc dù kiểm duyệt. Ở chuyên khoa đại học, tôi trình bầy một đề tài về Camus, và được Thành Đoàn hỏi thăm sức khoẻ, “Cấm không được nói về đám trí thức trưởng giả”.

Viết văn bằng tiếng Tây,về nỗi đau và sự bất bình, nổi loạn, muốn “làm giặc” của một đàn bà ngồi bên cái thân hình mê man bất động của người chồng, một câu chuyện xẩy ra ở Afghanistan hay một nơi chốn nào đó…

-Có thể là do đề tài của cuốn truyện. Tiếng mẹ đẻ là thứ tiếng người ta học sự cấm đoán, điều cấm kỵ. Để nói về một thể xác người nữ, chắc chắn là phải sử dụng thứ ngôn ngữ thứ nhì, ngôn ngữ của sự thừa nhận. Viết bằng tiếng Pháp cho phép tôi thực sự xâm nhập vào bên trong những nhân vật, và nói về thân xác. Viết bằng một ngôn ngữ khác thì là một niềm vui thích, giống như làm tình.


Nữ văn sĩ Mẽo & Tuyệt tác thế giới

*

Những linh hồn chết: Sử thi của lũ ngu đần.
DTH cũng phán như thế, về cuộc chiến Mít

*

*

Trong khi chờ Gogol

Note: Bài này, tháng nào cũng hót, theo server!

Gừng càng già càng cay. Những linh hồn chết của Gogol lại sống lại với bản tiếng Anh, mới, của nhà Penguin.

Tuồng ảo hoá đã bầy ra đấy: đầy người và vật, trong cõi thực mấp mé bờ siêu thực. Nabokov, trong một bài tiểu luận lớn, và độc đoán, coi Những Linh Hồn Chết, một thứ "Văn Đẻ Ra Đời", trong đó, những câu kệ của Gogol, giống như những câu thần chú, kêu gọi ra một thế giới, và thế giới này có thể, hoặc phát triển hoặc huỷ diệt, thì đều theo cùng một cách, là khùng điên ba trợn.
Gogol gọi, đây là một "bài thơ" (1), và theo một số đường hướng, tác phẩm tiếng Anh gần gũi nhất với nó, là The Canterbury Tales, trong đó, nhịp điệu văn không những làm tăng thêm, mà còn tạo ra cái bất ngờ khoái tỉ về chi tiết, của người và vật.
Nabokov cũng bị ảnh hưởng Gogol, trong "Nhạt Lửa" ("Feu Pâle", 1962), câu chuyện một gã khùng cứ nghĩ mình là vua. Trong một tiểu luận về Gogol (1944), dành cho những độc giả không chuyên, không rành tiếng Nga, Nabokov đã đưa ra một Gogol với một tầm nhìn lớn, nhưng luôn bám vào chi tiết. Ông nhấn mạnh tới tính mỹ học nội tại của bản văn, theo đó, nghệ phẩm không phải là phát ngôn viên của tác giả: nó muốn là chính nó, sáng tạo ra thực tại cho chính nó. Ông viết:
"Chiếc Áo Khoác" của Gogol là một cơn ác mộng tối tăm và thô kệch đã chọc những lỗ thủng đen ngòm vào dòng đời chẳng có chi là rõ ràng. Một độc giả phiến diện sẽ chỉ coi đây là một câu chuyện của một tên hề quá lố. Một độc giả "nghiêm túc", coi đây là một tố cáo chế độ thư lại ghê tởm của nước Nga. Nhưng đây là một tác phẩm không dành cho bất cứ độc giả nào không biết cười, không thèm đến phát điên, một tác phẩm làm cho mình "đau đầu". Hãy tóm lấy một độc giả có đầu óc sáng tạo: đây là một câu chuyện dành cho anh ta. Và với độc giả này, Gogol chính là một bậc kỳ tài, về phi lý. Ở đây, là nghệ thuật chống lại cái thực, là hiện thực huyền ảo, là thế giới được tái dựng lại…

NQT

(1)

Trong lời tựa, bản tiếng Việt, dịch giả Hoàng Thiếu Sơn viết rõ hơn: Puskin đã từng khuyên Gôgôn sáng tác Những linh hồn chết thành một thiên 'trường ca' - poema - Chữ "poema" đây không phải có nghĩa là một tập thơ mà là một tiểu thuyết trường thiên có tính sử thi rộng lớn. Đến khi xuất bản tác phẩm, Gôgôn cho in lên bìa chữ "poema" to hơn tên sách.
*

Why do you think Gogol interested you?

SIMENON:

Maybe because he makes characters who are just like everyday people but at the same time have what I called a few minutes ago the third dimension I am looking for. All of them have this poetic aura. But not the Oscar Wilde kind-a poetry which comes naturally, which is there, the kind Conrad has.

Theo ông, tại sao Gogol lại làm ông quan tâm?

Có thể, bởi vì ông ta tạo ra những nhân vật giống y hệt những con người hàng ngày, nhưng cùng một lúc, họ có cái, lúc nẫy tôi có nói, cái chiều thứ ba mà tôi tìm kiếm. Tất cả họ đều có cái mà tôi gọi là hào quang thơ. Không phải kiểu của Oscar Wilde - một thứ thơ đến một cách tự nhiên, cái thứ mà Conrad có. (1)

Borges có phán 1 câu, TV lập đi lập lại nhiều lần, thơ là để trao cho thi sĩ.
Nabokov cũng phán như thế, với 1 tí khác biệt, về nhà văn. Ông phán về Gogol:
Trong một tiểu luận về Gogol (1944), dành cho những độc giả không chuyên, không rành tiếng Nga, Nabokov đã đưa ra một Gogol với một tầm nhìn lớn, nhưng luôn bám vào chi tiết.

Bạn đọc 1 nhà văn thứ thiệt, là thể nào bạn cũng vớ được 1 câu, chỉ 1 câu thôi, cho biết, đây là nhà văn.

Nữ văn sĩ Mẽo & Tuyệt tác thế giới

Franz Kafka's Metamorphosis becomes Google doodle

Hóa Thân của K trở thành "doodle", của Google

*

*

Sự ra đời của 1 nhà văn: Bản thảo đầu tiên phọt ra 1 phát khỏi ngòi viết. Cái viết của ông sẽ chẳng bao giờ dữ dằn, điện giật như thế nữa.
Chẳng có ai sống hết, complètement, đời của mình, như những tên đấu bò.
Ở đâu ra cái xì tai “lý thuyết băng sơn”, “théorie de l’iceberg” đó?
Lẽ tất nhiên, từ báo chí. Tuy nhiên còn những lời cố vấn của đám Mẽo ở Paris, như Gertrude Stein, Ezra Pound… Chưa kể Flaubert của Giáo Dục Tình Cảm, L’Éducation sentimentale....
Cái giọng của cuốn tiểu thuyết thì có tí bi thảm, tragique….
Theo tôi, có mùi satire của thế hệ bỏ đi… Vẫn theo tôi [Jerome Charyn), ba cuốn Trùm của Mẽo nửa đầu thế kỷ 20 là Gatsby, Âm Thanh và Cuồng Nộ, Mặt Trời Vưỡn Mọc.

*

Nữ văn sĩ Mẽo & Tuyệt tác thế giới


*

Lolita: Tội Ác & Chuyện Thần Tiên

Chưa từng có cuốn dâm thư nào khủng như Lolita!
Những cuốn khác, cùng loại, thường là nhạt dần theo thời gian. Riêng Lolita, khác hẳn: Một trái bom nổ chậm. Có lẽ tại là vì, càng ngày, “lũ đực” [con nít, nhơn nhớn, thiếu niên, trung niên, cho tới những tên già khằn…] càng ưa làm thịt con nít, theo đà tiến bộ của kỹ thuật, với những bửu bối thần kỳ như... iPad, iPhone?

Anh Tẫu, khi dịch nó, đã chuyển cái tít thành Tình Dịch Vật & Thoái Hóa [Amour morbide & dégénéré]

Un style imagé est la marque du bon assassin:
Một văn phong hình ảnh là dấu ấn của 1 tên sát nhân bảnh tỏng.

“Il n'existe pas sur terre de volupté plus grande que de caresser une nymphette”.
Lolita, 2e partie, chap. III

Trên đời không có cái thú đê mê nào bằng ve vuốt 1 đứa con nít!
Những nhà xb lớn trên thế giới nhận xét, vào thời điểm bây giờ, không nước nào dám cho phép xb 1 cuốn như [tân] Lolita!

Cái thứ tình yêu “platonique”, lý tưởng, gồm chỉ có “contemplation”, chiêm ngưỡng, và “respect”, kính trọng, cũng làm H. sợ!
Mi đâu có thương ta. Mi thương con bé con mười một tuổi, là ta, từ đời thuở nào.
Và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!

Đáng sợ thiệt!
Đúng là... BHD!

Gấu đọc Lolita lần đầu, là không làm sao quên nổi, cái cảnh mở ra Lolita, ở bãi biển, anh già mắc dịch HH tính làm thịt "tiền thân" của Lolita, dưới sự chứng kiến của cặp mắt kiếng màu mà 1 du khách bỏ quên trên mặt cát.

Cuộc làm thịt em thất bại, vì hai ông "tiền sử" từ dưới đáy biển xuất hiện, hét toáng lên, cổ võ, "Dzô, Dzô"!

Đâu có phải tự nhiên mà cuốn sách bị cấm trong bao năm dòng dã.
Khi anh Mít dịch nó, và bây giờ còn trao giải thưởng cho bản dịch, là Gấu biết, hỏng rồi.
*

When I am going on a trip, preparing my suitcase for a summer holiday, or setting off for a hotel to write the last pages of my latest novel, when I pack my dog-eared copies of Lolita, Pale Fire, and Speak, Memory (which in my view shows Nabokov's prose at its finest), why do I feel as if I am packing a box of my medicines?

It is the beauty of Nabokovian prose. But what I call beauty cannot explain this. For lurking beneath the beauty in Nabokov's books there is always something sinister (he used this word in one of his titles), a whiff of tyranny. If the "timelessness" of beauty is an illusion, this is itself a reflection of Nabokov's life and times. So how have I been affected by this beauty, underwritten as it is by a Faustian pact with cruelty and evil?
Pamuk:
Cruelty, Beauty, and Time:
On Nabokov's Ada and Lolita (1)

Mỗi lần giang hồ vặt, hay, trốn đời, chuồn vô 1 căn phòng khách sạn, để "diết dzăn", là tôi bèn khiêng trên vai, Thầy của SCN, là Nabokov, là bèn nhét vô va li những cuốn tiểu thuyết, góc cuốn nào cũng xoắn lên như “Tóc chị Hoài”: Lolita, Nhạt Lửa Hãy lèm bèm đi, Hồi ức [cuốn này với tôi, bảnh nhất, về cái gọi là văn xuôi của ông].
Và cảm thấy đang sửa soạn thuốc uống hàng ngày, như Bác Sĩ gia đình ra lệnh!
Đó là cái đẹp của văn xuôi Nabokov.
Nhưng gọi như thế thì cũng đếch nói được gì.
Bởi là vì, ẩn náu ở bên dưới cái đẹp đó, luôn luôn có 1 cái gì thật tởm, "sinister" [thằng chả đã từng dùng từ này để đặt tên cho 1 tác phẩm của mình].
Hơn cả tởm, mà còn là cái gọi là “luồng gió độc tài, bạo chúa”.
Nếu “vượt thời gian” của cái đẹp là 1 ảo tưởng, thì chính nó, phản chiếu đời và thời của Nabokov.
Như thế, thì như thế nào, ra làm sao, mà tôi lại bị dính trấu, bởi cái đẹp này, như một hợp đồng với Quỷ, về sự độc ác, tà ma?

*

Âm Thanh và Cuồng Nộ: Những kẻ bị mất sạch

*

*

W. Faulkner
Sư phụ của Gấu Cà Chớn, qua bức ảnh thần sầu của Trùm chụp hình, Henri Cartier Bresson
Bài viết sau đây, mới mò ra, quên chưa dịch:

Thầy của Thầy: William Faulkner

 Bảnh hơn chúng ta

Là tên bài viết của James Campbell, trên TLS May 25, 2007, về Faulkner, nhân tuyển tập tiểu thuyết của ông vừa mới ra lò, Novels 1926-1929, gồm: Lương Lính, Muỗi, Cờ trong Bụi, Âm thanh và Cuồng nộ; 1,180 trang, Nhà xb Library of America.

Cờ trong Bụi, Flags in the Dust , là cuốn thứ ba sau hai cuốn Luơng Lính Muỗi. Bị chừng 12 nhà xb chê, sau ra lò duới cái tên Sartoris. Cuốn này Sartre cũng chê lên chê xuống, sau khi khen lấy khen để cuốn Âm Thanh và Cuồng Nộ, coi đây là nghệ thuật mà con mắt người đọc.

Nhưng chúng ta mắc nợ Faulkner, về tính sáng tạo lạ lùng, kinh ngạc của ông, theo cả cái nghĩa "lầm lạc sai sót" mà các nhà xb vin vô đó để chê Sartoris, và chỉ thời gian mới trả lời, và quyết định số phận cho nó: một đại tác phẩm.

Ra lò vào năm 1929, cuốn sách đòi đúng vị trí của nó trong 'thiên tài sai sót', 'thiên tài mà con mắt người đọc", và là cuốn thứ nhất được đặt để khung cảnh trong thiên đàng hoang dại, hoang đường, là miền Yoknapatawpha County. Nó còn tạo dấu ấn thật đậm đà về cái hơi thở dài thòng, là dòng văn 'bè rau muống' (1) của Faulkner: câu dài lê thê, câu nọ cuốn lấy câu kia, [long, flexible sentences constructed on a backbone of declarative phrases, often punctuated insistently by family names - three Bayard Sartoris crop up on one page without any warning that they are three separate people - and frequently wrestling with paradox]. Cái thói quen sau cùng, wrestling with paradox, khoái chơi trò vặn vẹo với nghịch ký, ở lại suốt đời, trong nghiệp văn của ông. 

(1) 'Bè rau muống', là lời chê của một độc giả khi cuốn Những Ngày ở Sài Gòn của Gấu ra lò. Tay này tên Lộc, làm manager cho UPI, lo việc văn phòng.

*

Faulkner stated many times that The Sound and the Fury was his favorite among his novels, and that Caddy was the dearest to him of his characters: "I who had three brothers and no sisters and was destined to lose my first daughter in infancy, began to write about a little girl...". As the story begins with the tender image of Caddy climbing a pear tree to look in the window of the family house at the grown-ups attending her grandmother's funeral, so it comes round to Caddy's delinquent daughter Quentin climbing down a rain pipe from the same house, to abscond with a man from a travelling street show and with money her uncle  Jason has been stealing from her. "I seed de beginnin, en now I sees de endin."

Faulkner nói đi nói lại nhiều lần, cuốn ruột của ông, là Âm Thanh và Cuồng Nộ, và cô bé Caddy là nhân vật đáng yêu nhất của ông. "Tôi, kẻ có ba anh em trai, không có chị em gái, số mệnh bắt phải mất đứa con gái đầu lòng, trong khi mẹ cháu sinh cháu, bắt đầu viết về một cô bé con..."

*

Về già, Gấu tự hỏi, hay là mình mê Faulkner, là vì cái cô bé Caddy đã nhập thân vào một Bông Hồng Đen?

*

Mi đâu có yêu thương gì ta. Mi thương một con bé con 11 tuổi, là ta từ đời thuở nào, và Hà Nội của mi ở trong con bé đó.

*

Những câu văn sau đây, là từ Faulkner mà ra: 

Niên học cuối của Lan Hương ở bậc trung học bắt đầu bằng những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm, thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một buổi sáng nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết. 

Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền. 

Mùa Thu, màu thu Hà Nội, những lá cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang nghiêm và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ, buổi sáng trong suốt không vẩn một hạt bụi, tiết trời lành lạnh người ta quên đi, rồi đột nhiên nhớ lại, và chút giá lạnh đã len vào tâm hồn; buổi chiều sẽ bất chợt trở về, những con đường sẽ im lìm và trầm lặng hơn như giấu giếm một tiếng thở dài; chúng như bị bỏ quên, trừ một hai cặp tình nhân đi lại, hoặc một hai đứa nhỏ tha thẩn… 

Để anh kể cho em nghe về một thành phố mùa thu có những hạt mưa nhỏ như những hạt bụi bay trong gió, mùa hè vàng nắng đã qua đi từ lâu cùng những buổi tắm sông, nằm trên cát nóng bỏng, nhìn thẳng vào mặt trời. (2)


**

Note: Hai số báo mới. Số nào cũng thú. Với Obs, mỗi tác phẩm lớn là 1 bài viết của 1 nhà văn nhớn, và mỗi bài viết như thế, kèm 1 vòng hoa. Thí dụ, Lord Jim của Conrad: La quête de l'honneur perdu, truy tìm danh dự đã mất. Những linh hồn chết, Les Âmes Mortes: Une épopée des imbéciles...

Tờ ML: Nữ văn sĩ Mẽo. Nhiều tác giả Gấu đọc hồi mới lớn, như Carson McCullers: Phản chiếu trong mắt vàng, thí dụ

*

*

Enrique Vila-Matas. Ulysse: Sức mạnh trần trụi của thơ ca